Vậy là bạn vừa lập nên một kênh Youtube cho riêng mình, bạn chia sẻ khắp mọi nơi và thậm chí còn đính kèm nó vào trang web lộng lẫy của mình. Cứ làm vậy đi! Nhưng bạn vẫn chưa nhận được số lượt xem mà bạn mong muốn? Mặc dù đã bỏ túi được một số lượng video nhất định, nhưng có lẽ bạn vẫn chưa nắm rõ được một trong những khía cạnh quan trọng nhất của quá trình mà bạn phải biết: Youtube Seo.
Có được thứ hạng cao là kết quả từ hai việc. Đầu tiên, bạn cần phải thu hút được mặt bằng, nhưng bạn cũng cần phải thu hút khán giả để bạn có thể có lượt xem cũng như nhiều người theo dõi hơn. Sẵn sàng để làm vậy rồi? Rất tốt, bởi vì chúng tôi có những mẹo SEO rất hay ho để giúp bạn trong lĩnh vực Youtube cũng như việc có thể thu hút người xem hơn.
Sau khi bạn tải video của mình lên Youtube, bạn sẽ được yêu cầu điền tiêu đề, lời giới thiệu cũng như là gắn thẻ cho video. Nghe có vẻ rất đơn giản nhưng đây lại chính là một trong những phần quan trọng nhất trong quá trình cho nên bạn không thể làm chuyện này một cách qua loa được. Nhưng trước tiên, còn có một số bài tập cần phải giải quyết trước:
Trước khi bạn điền vào mục tiêu đề hay giới thiệu cho video, bạn nên biết trước từ khóa và cụm từ mà bạn muốn tập trung vào là gì. Điểm dừng đầu tiên của bạn chính là tìm hiểu và sự cạnh tranh của từ khóa mà bạn đang mong muốn sử dụng. Cho dù đó là từ mẫu của Google gợi ý cho bạn hoặc từ những nơi khác thì tùy vào bạn, nhưng việc tìm kiếm này sẽ giúp cho bạn biết về độ nổi tiếng cũng như sự cạnh tranh mà bạn sắp phải đối mặt.
Bạn có bao giờ nghĩ ra từ “DIY Crafts” cho từ khóa của mình, nhưng khi đặt thì biết được là nó đã rất thịnh hành rồi? Những từ khóa ngắn gọn được hiểu là “short tail”, và bạn sẽ tìm thấy sự cạnh tranh khốc liệt nhất ở đây. Nếu như bạn nghĩ rằng video trên Youtube của bạn không thể đối đầu với những đối thủ khác trong cụm từ khóa ngắn này thì cũng đừng lo lắng quá bởi vì bạn vẫn có chọn lựa khác.
Từ khóa “long tail” cho phép bạn viết từ khóa thêm chi tiết trong khi vẫn sử dụng chữ cái đầu tiên giống như cũ. Cho nên thay vì “DIY crafts” thì bạn có thể viết thành “DIY crafts cho người mới bắt đầu”, “DIY crafts cho ngày Valentine”. Mặc dù khả năng tìm kiếm có thể ít hơn, điều đó cũng có nghĩa là có ít sự cạnh tranh hơn, có khả năng nhắm tới khách hàng cao hơn và nếu như bạn đang tìm kiếm quảng cáo thì nó sẽ ít tốn kém hơn “short tail”
Bạn nghĩ rằng bạn đã nắm chắc việc điền từ khóa cho video? Việc này có thể đúng trên Youtube nhưng chưa chắn chắn trên thanh tìm kiếm. Cách tốt nhất để biết chính là tự mình tra từ khóa mà bạn muốn trên Google. Hiểu theo một cách đơn giản, bạn nên kiểm tra xem video của bạn có xuất hiện ngay ở trang đầu của Youtube khi bạn tìm kiếm từ khóa hay không. Nếu có, cơ hội bạn xếp hạng ở trong Youtube cũng như Google sẽ cao hơn.
Những cụm từ như “Làm cách nào”, “Review”, “mở hộp”, “trên tay” đều là những từ khóa có nhiều tiềm năng khiến video xuất hiện trên trang đầu của Google, cho nên bạn sử dụng những cụm từ này là khá an toàn. Mặc dù vậy, tốt nhất bạn vẫn nên chọn lọc từ nhiều từ khóa trước khi xác định từ khóa chính thức cho mình.
Sau khi đã tìm hiểu về những từ khóa mà bạn muốn, thì đã đến lúc bạn nên áp dụng tất cả những gì mà bạn đã học một cách hiệu quả nhất.
Nội dung video của bạn chính là yếu tố quyết định cấu thành tiêu đề của video, nhưng bạn cũng cần phải có từ khóa trong phần đầu của tiêu đề. Nếu như video của bạn là về “bánh kem” thì cụm từ “Cách làm” hoặc “Làm tại nhà” sẽ có thể chèn vào đầu tiêu đề hết sức tự nhiên, nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể như vậy, điều đó còn tùy thuộc vào từ khóa của bạn.
Cách tốt nhất là nên đặt tiêu đề ngắn gọn và súc tích. Những chi tiết không quan trọng có thể được đặt dưới phần mô tả bên dưới. Chỉ cần tiêu đề của bạn vẫn hiển thị được từ khóa một cách nổi bật và dễ hiểu thì như vậy đã rất tốt rồi. Nhắc tới tiêu đề thì một hành động bạn nên thực hiện khi tải video lên Youtube là bạn nên sử dụng từ khóa của mình trong khi đặt tên file. Ví dụ như “video_huong_dan_hoc_seo.mp4” sẽ đủ.
Cũng giống như Google bots không thực sự có thể nhìn thấy hình ảnh của bạn khi duyệt trang web thì Youtube cũng sẽ không thể nào biết được nội dung của video bạn khi bạn vừa tải lên. Đối với trang web thì hình ảnh cần phải chứa alt text để công cụ tìm kiếm có thể hiểu được nội dung. Còn đối với Youtube thì phần miêu tả - đóng vai như một người phiên dịch, sẽ đảm nhận nhiệm vụ này.
Phải hết sức chú ý rằng từ khóa “long tail” sẽ có hiệu quả cao trong phần miêu tả, đặc biệt là khi “long tail” là con đường chủ yếu mà bạn đang hướng tới. Hãy nhớ rằng sự tiếp cận với chi tiết lúc đầu có thể ít được phổ biến, nhưng mà nó sẽ có hiệu quả hơn ( ít nhất là vào khoảng thời gian đầu ) Lý do vì sao? Bởi vì một phần miêu tả dài sẽ có lợi cho video của bạn khi mà nó không chỉ giúp Youtube mà còn là người xem biết thêm thông tin, điều này còn có tác động tích cực tới thứ hạng của bạn.
Thêm vào đó, phần miêu tả còn là nơi bạn có thể dẫn link tới mạng xã hội cũng như trang web của mình. Bạn có thể thỏa thích chia sẻ chúng ở đây.
Mặc dù vẫn có sự tranh luận rằng việc “gắn tag” có còn quan trọng hay không, nhưng mà đây cũng chính là một địa điểm mà bạn có thể miêu tả video của mình do Youtube cung cấp, chính vì vậy hãy biết tận dụng nó! Bạn nên sử dụng tổng hợp những tag từ đơn giản cho tới chi tiết, như vậy sẽ giúp cho video của bạn được mở rộng sự tiếp cận tới nhiều nơi hơn. Bạn cũng có thể sử dụng từ khóa short tail và long tail tại đây.
Một thủ thuật cho việc “gắn tag” khác chính là bạn luôn nên viết 20 tag cho một video, nhưng hiện nay thì thủ thuật này không còn được ưa chuộng nhiều như trước nữa. Chính bởi việc gắn tag này không có hại gì tới video hay thứ hạng của bạn, nó cũng không mang lại lợi ích gì mới. Thủ thuật hiệu quả nhất là bạn nên gắn tag đủ để miêu tả video của bạn mà thôi. Và nếu như bạn cảm giác rằng video của bạn cần tới 20 tag, thì không ai cấm bạn làm như vậy cả!
Bây giờ khi bạn đã nắm rõ nền móng những cách để có thể thu hút Youtube, thì đã đến lúc bạn nỗ lực để có thể thu hút người xem – đối tượng chính để có thể mang lại sự thành công mà bạn tìm kiếm. Sau đây là một vài mẹo nhỏ tuy rằng có thể không khiến bạn thành công một cách ngoạn mục trên Youtube SEO nhưng mà ít ra chúng có thể khiến người xem chú ý tới bạn.
Nếu như bạn đã có những cụm từ chính mà bạn muốn dành cho video của mình rồi, thì hãy đi lên Google và tra thử để kiểm tra sự cạnh tranh mà bạn đang có. Rồi bây giờ nhìn vào từng thumbnail của những video có cụm từ tương đồng đó. Bạn có tìm ra những điểm tương đồng mà những video này có hay không? Nếu bạn tìm được rồi, thì hãy làm điều ngược lại với họ.
Người xem Youtube sẽ tự động chú ý tới những gì bắt mắt, cho nên có một thumbnail nổi trội giữa một biển video đang được bày ra là một lợi thế rất lớn. Nếu như bạn nhìn thấy một màu sắc chung trong những thumbnail của video đối thủ của mình, thì hãy tạo một thumbnail trái ngược đễ dễ nhận được sự chú ý hơn. Tuy nhiên, không cần phải là cứ màu gì trái ngược thì cứ nhét vào.
Tuy sự chú ý từ lúc đầu là rất quan trọng khi bạn đang quay video, nhưng mà giữ chân người xem cho tới phút cuối cùng của video cũng là một thứ quan trọng không kém. Đã có rất nhiều người làm Youtube sa vào “hội chứng mở bài quá dài” khiến cho người xem mất hứng thú và rồi bỏ đi. Để tránh trường hợp này xảy ra, bạn cần phải nắm lấy sự chú ý của người xem trong 15 giây đầu tiên của video.
Hãy để mở bài của bạn ngắn gọn và hấp dẫn. Giới thiệu với người xem về những gì có trong video và rồi đi thẳng vào vấn đề. Bạn luôn có thể kể câu chuyện “vô cùng thú vị nhưng lại không liên quan tới video” vào lúc cuối. Mọi người xem Youtbe là để học hỏi điều gì đó không thì cũng là để giải trí, cho nên nếu như bạn không thể làm được điều nào hết trong những giây phút đầu của video thì bạn đang làm sai rồi.
Việc bạn có thể nắm bắt sự chú ý của người xem nhanh chóng không có nghĩa là họ sẽ ở lại coi tới giây phút của của video. Sự giữ chân người xem nắm vị trí rất quan trọng trong thứ hạng đánh giá video của bạn trên Youtube. Chính vì vậy mà bạn sẽ muốn mọi người xem video của bạn càng lâu càng tốt.
Một thủ thuật mà chắc bạn đã thấy một vài lần chính là người làm Youtube sẽ nói một lời giới thiệu ngắn gọn rồi sẽ nói sơ qua những gì thú vị mà họ sẽ làm hoặc kể cho bạn nghe vào cuối video.
Việc bạn nói rằng bạn sẽ hé lộ một thứ gì thú vị vào cuối video sẽ là một cơ hội tốt cho người xem có hứng thú xem video của bạn. Thủ thuật này mang lại rất nhiều sự câu dẫn hiệu quả, và có thể trở thành phần không thể thiếu trong bộ nghề Youtube của bạn.
Nếu như Youtube nhìn thấy một lượng lớn tương tác trên video của bạn thì thứ hạng video sẽ được tăng lên. Tất nhiên là bạn sẽ cần mọi người thực sự xem video của bạn để có thể đạt được việc này, nhưng bạn cũng có thể tác động gián tiếp tới vấn đề này. Đây chính là khi sự tương tác là chìa khóa của thành công.
Một điều mà bạn có thể làm là kêu gọi người xem “bấm like”, “theo dõi”, và bình luận vào video của bạn! Mặc dù việc này nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực ra nó có thể tạo sự khác biệt rất lớn. Để bắt đầu một cuộc hội thoại, hãy đặt một vài câu hỏi để người xem trả lời trong phần bình luận. Đây là video của bạn, cho nên cũng đừng ngại ngùng khi đặt câu hỏi!
Một khi bạn nhận được bình luận trong video của mình thì hãy nhớ trả lời! Hãy giữ cho cuộc hội thoại được tiếp tục bằng cách dặt câu hỏi và trả lời thường xuyên.
Muốn chỉ rõ cho người xem một điều gì khi họ đang xem video của bạn? Chú thích (annotation), cards và màn hình kết thúc (end screen) sẽ giúp bạn!
Chú thích (annotation) cho phép bạn thêm những dòng chữ tự động hiện lên trên màn hình, việc này sẽ có ích nếu như bạn muốn ghi chú vào một phần nào đó trong video của mình. Thủ thuật này cũng sẽ có lợi nếu nhu bạn muốn người xem tập trung vào một phần nào đó trong video. Những chức năng khác của chú thích bao gồm ghi chú (note), tiêu đề (title), và nhãn dán (label). Nghe có vẻ hấp dẫn chứ ha? Nhưng mà bạn sẽ không còn tận dụng được những tiện ích này lâu nữa, vì tiện ích này sẽ không còn được hoạt động từ 02/05/2017.
Cards thì không nổi bật như Chú thích (annotations) để có thể cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho người xem. Cards cũng bị giới hạn về khoản điều chỉnh. Cũng như chú thích, bạn có thể cài đặt thể loại Card và thời gian chúng xuất hiện trên màn hình, nhưng bạn không thể nào đặt chúng vào bất kì chỗ nào được. Cards bao gồm video hoặc là danh sách phát (playlist), kênh (channel), quyên góp (donation), cột vote (poll), và đường dẫn (link).
Để kết thúc những tiện ích trong video của bạn chính là màn hình kết thúc (ending screen) Cũng như tên gọi của nó, màn hình này xuất hiện vào cuối video của bạn. Bạn có thể thêm những gợi ý cho người xem để họ theo dõi kênh của bạn hoặc bạn có thể quảng cáo trang web của mình.
Màn hình này cũng chính là một nơi tuyệt vời cho bản quảng bá những video khác của bạn. Thêm mục “Video được gợi ý” (Suggested Video) vào màn hình này sẽ giúp cho người xem tiếp tuc xem những nội dung khác, cho dù đó có không phải là của bạn. Bạn còn có thể được Youtube cảm ơn bằng cách tăng hạng video của bạn nữa.
Youtube SEO dường như có vẻ hơi khó khăn, nhưng với những mẹo nhỏ ở trên thì bạn đã được chuẩn bị sẵn sàng để có thể leo chiếc thang này rồi. tư vấn dịch vụ seo web miễn phí