Việc sử dụng website cùng các công cụ tích hợp để đo lường hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được thói quen cũng như hiểu rõ về hành vi mua hàng của khách, từ đó tiếp tục sử dụng các công cụ marketing như Email Marketing, Tiếp thị lại…
Sau khi có một bản kế hoạch hoàn hảo, bước tiếp theo để bắt đầu kinh doanh online là xây dựng kênh bán hàng. Ngày nay, với sự phát triển của Thương mại điện tử, việc tạo nên một kênh bán hàng online không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, lựa chọn kênh bán hàng nào đem lại hiệu quả cao nhất và xây dựng chúng thế nào để thu về nhiều đơn đặt hàng?
Có rất nhiều kênh bán hàng online để bạn lựa chọn như Website, Facebook hay Instagram. Website hiện vẫn là ứng viên lâu đời và nhận được tín nhiệm cao nhất. Gần đây, việc có một fanpage bán hàng trên Facebook như là thứ “mặc nhiên phải có” đối với bất cứ một shop online nào. Bên cạnh đó, Instagram cũng hứa hẹn là cái tên đầy cạnh tranh trong lĩnh vực bán hàng online khi tỉ lệ các account tham gia kinh doanh ngày càng nhiều. Việc có hiệu quả hay không lại tùy thuộc vào mặt hàng và đối tượng khách hàng bạn nhắm đến. Tuy nhiên, website chính là kênh bạn thể hiện sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng, phù hợp với những người có định hướng kinh doanh lâu dài.
Có tới ⅓ người trên thế giới sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Điều này cho thấy xu hướng mua sắm của mọi người đã thay đổi: họ chỉ cần ngồi nhà, xem đồ và thông qua vài thao tác click chuột đơn giản đã có được món đồ trong tay. Nếu bạn xây dựng một địa chỉ mua sắm trực tuyến cho riêng mình, cơ hội để khách hàng tìm thấy đã tăng lên nhiều lần.
Việc sử dụng website cùng các công cụ tích hợp để đo lường hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được thói quen cũng như hiểu rõ về hành vi mua hàng của khách, từ đó tiếp tục sử dụng các công cụ marketing như Email Marketing, Tiếp thị lại….
Khi khách hàng thấy được địa chỉ website của bạn được ghi rõ trên bao bì hay card visit, họ sẽ đánh giá bạn chuyên nghiệp hơn là những đối thủ chưa xây dựng được website hay chỉ đơn thuần có một fanpage bán hàng trên Facebook.
Hãy cố gắng giảm bớt đi những thứ không cần thiết làm mất sự tập trung của khách hàng ra khỏi những điểm chính của website
Hãy cố gắng giảm bớt đi những thứ không cần thiết làm mất sự tập trung của khách hàng ra khỏi những điểm chính của website: quá nhiều icon mạng xã hội, các thông tin, hình ảnh, tin tức không cần thiết, mục quảng cáo quá nhiều… Mục tiêu cuối cùng của bạn là khiến họ mua hàng, để lại email hay số điện thoại, chứ không phải là trầm trồ về khả năng thiết kế website.
Font chữ sử dụng trên website nên là những font chữ phổ biến mà bất cứ máy nào cũng có để giúp website của bạn có thể hiển thị tốt nội dung cần truyền đạt. Arial, Times New Roman, Ariel, Helvetica và Verdana là những font chữ phổ biến được sử dụng trên những phương tiện báo chí mà người dùng truy cập mỗi ngày. Điều này sẽ giúp họ dễ tiếp nhận thông tin từ website của bạn và giúp họ thoải mái hơn khi đọc.
Những khoảng trắng được sắp xếp có ý đồ giúp mắt người dùng được nghỉ ngơi trong giây lát để tiếp tục tập trung vào những phần riêng biệt khác trên website.
Những Icon sẽ giúp người truy cập có thể thấy được các thông tin đang tìm kiếm khi đọc lướt qua trang web của bạn, nó sẽ giúp tăng tính năng sử dụng của website. Bạn có thể tìm thấy các biểu tượng đẹp miễn phí trên Internet. Nên nhớ, hãy sử dụng chúng hợp lý, nếu lạm dụng nó website của bạn sẽ gây khó chịu cho người truy cập.
Tốt nhất trên trang nên chỉ có một điểm nhất duy nhất. Tìm hiểu điều gì quan trọng nhất trên trang web đó và làm nổi bật điều đó. Điểm nhấn nên liên quan trực tiếp tới mục tiêu và những ưu tiên của web và mong muốn của bạn.
Đây là điều không thể bỏ qua khi thiết kế website, sự thống nhất phải được xem xét ở các thành phần của website như font chữ, góc bo tròn, độ chuyển màu hay các hình ảnh ở trong 1 trang.
Bạn cần phải cụ thể hóa ý tưởng website của mình
Bạn cần phải cụ thể hóa ý tưởng website của mình. Các vấn đề như: quy trình người mua chọn sản phẩm, cửa hàng xác nhận đơn hàng, phương thức thanh toán, giao hàng, đổi trả hàng… đều phải được thống nhất.
Một website tốt cần phải có sitemap đảm bảo được các tiêu chí: trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, giúp khách hàng dễ dàng tìm được món đồ cần thiết. Bạn nên chuẩn bị tốt các thông tin về sản phẩm cũng như có hình ảnh trung thực nhưng vẫn không kém tính thuyết phục.
Tài khoản ngân hàng dành riêng cho giao dịch website là rất cần thiết. Tài khoản này cũng sẽ là công cụ để bạn có thể kết nối với các cổng thanh toán như Banknet để người mua thanh toán trực tuyến. Bạn cũng đừng quên chuẩn bị các loại giấy phép kinh doanh để đảm bảo việc bán hàng của mình là hợp pháp.
Như xây một ngôi nhà cần một đội kiến trúc sư, thi công vững tay nghề để dựng nên, bạn xây website cũng cần một nền tảng hay công cụ để biến những ý tưởng làm website nên hình nên dạng. Nếu chưa đủ nhân lực về công nghệ, bạn hãy tận dụng những nền tảng, công cụ có sẵn như WordPress, miễn phí, dễ sử dụng và hiệu quả không hề thấp.
Cũng giống như xây nhà, nhà càng lớn lại cần khoảng đất càng rộng, quy mô website của bạn cũng cần tương xứng với lượng thông tin bạn dự định đăng tải. Bạn cũng có thể trực tiếp mua hosting ở nước ngoài hay tại Việt Nam. Đừng quên chọn lấy một tên miền ưng ý, mang thương hiệu riêng của bạn nhé!
Việc lựa chọn và xây dựng kênh bán hàng phụ thuộc rất nhiều vào mục đích của hoạt động kinh doanh, sản phẩm cũng như đối tượng khách hàng mà bạn nhắm tới. Hãy cân nhắc và đưa ra những chiến lược thực sự phù hợp.