Web hosting

Cùng với sự phát triển lớn mạnh của ngành cung cấp dịch vụ hosting, khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn đa dạng phong phú hơn các gói dịch vụ hosting, mỗi gói dịch vụ đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Do vậy, những hiểu biết về các gói dịch vụ hosting hiện hành là điều vô cùng cần thiết.

Mục lục
  • Thế nào là một nhà cung cấp dịch vụ web hosting tốt và ngược lại?
  • Công việc kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu chọn phải một nhà cung cấp dịch vụ hosing không phù hợp hay kém chất lượng?
  • Có những loại hình dịch vụ hosting nào? Mỗi công việc kinh doanh, mỗi ngành công nghiệp thì phù hợp với loại hình dịch vụ hosting nào?

Web hosting

Không đặt giá cả làm ưu tiên hàng đầu

Đừng ham giá rẻ! Một trong những sai lầm phổ biến nhất mọi người thường mắc phải khi lựa chọn một web hosting là chọn nhà cung cấp có giá rẻ nhất. Thậm chí tệ hơn, có người còn chọn dịch vụ miễn phí. Mặc dù dịch vụ hosting miễn phí không ảnh hưởng gì lắm đối với một trang web không quan trọng, nhưng chắc chắn bạn không muốn trang web doanh nghiệp của mình được lưu trữ bằng dịch vụ web hosting miễn phí hoặc giá rẻ, đúng không?

Một nhà cung cấp dịch vụ web hosting đưa ra một mức giá rất rẻ vì họ cung cấp dịch vụ kém chất lượng - tức là thường xuyên ngừng hoạt động, thiếu tính năng quan trọng, bảo mật kém, thiếu hỗ trợ, v.v... Vì bạn có thể tìm thấy một dịch vụ web hosting tốt với giá chỉ từ 5$ đến 10$/tháng, nên đừng ham giá rẻ và chọn dịch vụ giá 0.99$. Bạn gần như sẽ chẳng nhận được gì đâu.

Nếu đặt mục tiêu giá cả làm ưu tiên hàng đầu trong việc chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ hosting, rất có thể bạn sẽ chỉ nhận được duy nhất một kết nối Internet cũng như rất ít sự hỗ trợ từ nhà cung cấp dịch vụ. Thậm chí trong nhiều trường hợp đường kết nối Internet mà bạn nhận được cũng không được bảo đảm, thường xuyên phải hoạt động hết công suất hoặc hay gặp phải các trục trặc kĩ thuật.

Hỗ trợ không có nghĩa là thêm phí

Khi quyết định chọn lựa một nhà cung cấp dịch vụ hosting, cần phải bảo đảm là bạn sẽ nhận được bản danh kê khai chi tiết các dịch vụ hỗ trợ đi kèm với gói dịch vụ hosting từ phía nhà cung cấp dịch vụ. Điều này giúp cho bạn biết rõ đâu là dịch vụ hỗ trợ miễn phí, đâu là dịch vụ hỗ trợ phải trả phí và đâu là dịch vụ hỗ trợ không được cung cấp trong gói dịch vụ hosting. Trong một số trường hợp các nhà cung cấp dịch vụ lại thường không nó rõ điều này, họ thường cố ý dấu các dịch vụ hỗ trợ miễn phí kém chất lượng dưới vỏ bọc của các dịch vụ hỗ trợ có chất lượng cao nhằm thu lợi nhuận.

Đọc các điều khoản dịch vụ

Luôn có điều gì đó không minh bạch trong các chi tiết. Trong trường hợp của các dịch vụ, thì điều khoản dịch vụ có thể là nơi phát sinh vấn đề. Tài liệu này xác định mối quan hệ của bạn với công ty cung cấp dịch vụ web hosting, và thật nhàm chán khi phải đọc nó. Hãy tìm các điều khoản xác định số tiền hoàn lại hoặc bồi thường trong thời gian dịch vụ ngừng hoạt động, chấm dứt dịch vụ, v.v... bởi vì nếu các điều khoản này không có lợi cho bạn, tất cả tốc độ và dung lượng ổ đĩa lớn mà nhà cung cấp hứa hẹn sẽ cho bạn cũng chỉ là vô ích.

Ngay cả khi bạn không chọn được dịch vụ web hosting tốt nhất ngay lập tức, cũng đừng giận bản thân. Bạn luôn có thể di chuyển trang web của mình, nếu bạn cần. Tất nhiên, tốt hơn hết là nên tránh điều này nếu có thể, vì vậy bạn nên đầu tư thêm thời gian vào việc nghiên cứu, trước khi bạn cam kết với một công ty web hosting cụ thể nào.

Hy vọng những lời khuyên trong bài viết này sẽ giúp bạn tìm thấy một web hosting tốt cho trang web của mình và ngăn những sai lầm phổ biến không xảy ra khi bạn lựa chọn nhà cung cấp.

Khách hàng nói gì về nhà cung cấp dịch vụ

Khi lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ hosting, bạn cũng nên xem xét những đánh giá của các khách hàng khác về nhà cung cấp dịch vụ đó. Nhà cung cấp dịch vụ hosting bạn có ý định chọn có thể bảo đảm chất lượng dịch vụ sẽ cung cấp cho bạn như đối với các khách hàng trước đây không? Nhà cung cấp dịch vụ hosting có khả năng cung cấp thông tin về những khách hàng trước đây của họ không?...

Có lẽ bạn đã chọn được nhà cung cấp dịch vụ web hosting dựa vào các yếu tố ở trên, nhưng cũng chẳng mất gì nếu tìm hiểu các khách hàng khác nói gì về nhà cung cấp dịch vụ đó. Đừng đọc những lời chứng thực trên trang web của nhà cung cấp bởi người dùng đưa ra lời chứng thực đó có thể không tồn tại. Những đánh giá ở những nơi khác, chẳng hạn như các diễn đàn sẽ đáng tin cậy hơn.

Như thường lệ, đừng tin tưởng các đánh giá một cách mù quáng. Tuy nhiên, nếu hàng chục người dùng nói rằng sự hỗ trợ của công ty web hosting mà bạn đã chọn là một cơn ác mộng hoặc dịch vụ thường xuyên ngừng hoạt động, chỉ cần bỏ qua công ty này và tiếp tục tìm kiếm một lựa chọn khác.

Nhà cung cấp dịch vụ phải có đội ngũ quản trị mạng có kinh nghiệm thực tế

Khi yêu cầu có hỗ trợ kĩ thuật từ phía nhà cung cấp dịch vụ hosting, nhiều khi bạn sẽ cảm thấy rất bực bội vì phải làm việc với những nhân viên dịch vụ khách hàng không có chuyên môn kĩ thuật thay vì được làm việc với những người quản trị mạng chuyên nghiệp. Do vậy, bạn nên tìm hiểu hệ thống tổ chức bộ phận hỗ trợ khách hàng của nhà cung cấp dịch vụ? Đâu là những người quản trị mạng chuyên nghiệp mà bạn cần? Phải mất bao nhiêu thời gian để có thể tiếp cận với những người quản trị mạng chuyên nghiệp?

Không nhận các tính năng bạn không cần

Một trong những cách để có được một dịch vụ web hosting tốt, trong khi không phải chọn một gói giá rẻ hay phải chi trả quá nhiều tiền là khi bạn chọn được một dịch vụ cung cấp chính xác những gì bạn cần. Ví dụ, nếu bạn phải trả thêm tiền để máy chủ email của mình được lưu trữ và không thực sự cần đến nó, bạn không nên chọn ưu đãi này. Tất nhiên, bạn không thể luôn chỉ chọn những tính năng mà mình cần, nhưng khi bạn có thể, hãy làm điều đó.

Một ví dụ khác về việc phải trả quá nhiều tiền cho dịch vụ hosting, dù không nhất thiết phải như vậy, là chọn một VPS - Virtual Private Server (Máy chủ riêng ảo), trong khi bạn thực sự không cần nó. Bạn có thể nghĩ rằng trang web của bạn sẽ phát triển theo cấp số nhân và dịch vụ hosting chia sẻ quá hạn chế đối với bạn. Nhưng nếu điều này xảy ra, hãy nâng cấp lên VPS tại thời điểm đó, chứ không phải làm ngay từ đầu.

Cảnh giác với từ Không giới hạn

Rơi vào bẫy của từ "không giới hạn" là một lỗi phổ biến khác mà người mới bắt đầu hay mắc phải. Dù "không giới hạn" nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng thực sự nó dường như quá tốt, tốt đến mức đáng ngờ. Nếu bạn được cung cấp tính năng lưu trữ không giới hạn, rất có thể đó là dịch vụ lưu trữ được chia sẻ, và sẽ làm cho trang web của bạn bị chậm.

Điều tương tự cũng áp dụng cho băng thông. Chỉ cần nghĩ điều gì sẽ xảy ra khi bạn nhận được dịch vụ không giới hạn, nhưng phải chia sẻ mọi thứ với các trang web phát trực tuyến video. Các trang này sẽ nhận được tất cả không gian ổ đĩa và băng thông, còn bạn phải chờ rất lâu để trang của mình load xong. Sẽ tốt hơn nếu bạn nhận được không gian và băng thông giới hạn (nhưng được bảo đảm), cũng như nâng cấp khi cần thiết, hơn là không giới hạn.

Nhà cung cấp dịch vụ có “sở hữu” địa chỉ IP “đen”?

Rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà không hề quan tâm tới khách hàng thật sự của mình là ai. Điều này đồng nghĩa với việc là rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting lại cho phép việc lưu trữ các website độc hại, có nội dung không lành mạnh, spammers hoặc các máy chủ chứa vô số các vấn đề về an ninh bảo mật. Do vậy, hệ thống mạng của nhiều nhà cung cấp dịch vụ có chứa rất nhiều địa chỉ IP “đen”, gây không ít ảnh hưởng xấu đến các khách hàng. Có những nhà cung cấp dịch vụ hosting “sở hữu” cả nguyên cả một lớp C các địa chỉ IP “đen” rồi sau đó, chính những địa chỉ IP này lại được cấp cho các khách hàng mới của nhà cung cấp dịch vụ.

Địa chỉ IP “đen” là các địa chỉ IP bị cấm trên mạng, là các địa chỉ của các website chuyên phát tán thư rác (spam), hoặc địa chỉ IP của các website có nội dung không lành mạnh. Một hậu quả là bất cứ email nào có xuất xứ từ địa chỉ IP “đen” sẽ không được bất kì máy chủ thư điện tử nào tiếp nhận. Điều này đồng nghĩa với việc nếu khách hàng muốn sử dụng email làm phương tiện marketing thì đáng tiếc các bức thư điện tử đó sẽ không bao giờ có thể đến đúng địa chỉ cần đến.

Do vậy khi chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ hosting bạn cũng nên kiểm tra xem nhà cung cấp dịch vụ hosting đó có “sở hữu” địa chỉ IP “đen” không bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu về địa chỉ IP “đen” như http://www.spamhaus.org/sbl/isp.lasso. Hoặc cơ sở dữ liệu về địa chỉ IP “đen” chuyên phát tán thư rác http://www.spamhaus.org/mailinglists.html

Nhà cung cấp dịch vụ phải linh hoạt trong hỗ trợ khách hàng

Nhà cung cấp dịch vụ hosting phải hiểu được tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp đối với công việc kinh doanh của khách hàng. Rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting thuê máy chủ có quản lí lại thể hỗ trợ một số các ứng dụng khác nhau nếu những ứng dụng đó không được cài đặt khi họ thiết lập máy chủ cho thuê. Vì thể bạn hãy cố gắng chọn lựa một nhà cung cấp dịch vụ hosting có khả năng hỗ trợ nhiều loại ứng dụng khác nhau.

Nhà cung cấp dịch vụ phải có trung tâm dữ liệu riêng?

Khi bạn có ý định chọn một nhà cung cấp dịch vụ hosting, phải chắc chắn một điều là nhà cung cấp dịch vụ có trung tâm dữ liệu riêng và trung tâm dữ liệu đó cũng phải được bảo đảm tính liên tục trong hoạt động và kết nối.

Hãy tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau đây từ phía nhà cung cấp dịch vụ:

  • Tổng dung lượng các kênh kết nối mạng của nhà cung cấp dịch vụ là bao nhiêu?
  • Bình quân mức độ hoạt động các kênh kết nối mạng của nhà cung cấp dịch vụ? (Bạn cần phải tìm hiểu điều này vì cho dù nhà cung cấp dịch vụ có băng thông kết nối mạng lớn đến cỡ nào nhưng nếu nó phải hoạt động hết công suất thì tất yếu tốc độ truy nhập website của bạn sẽ rất chậm.)
  • Nguồn cung cấp điện cho máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ có bảo đảm tính liên tục?
  • Nhà cung cấp dịch vụ có máy phát điện dự phòng?
  • Nhà cung cấp dịch vụ có thường xuyên kiểm tra máy phát điện dự phòng?
  • Nhà cung cấp dịch vụ thường áp dụng các giải pháp an ninh mạng nào?
  • Nhà cung cấp dịch vụ có các biện pháp bảo vệ an ninh hệ thống?
  • Nhà cung cấp dịch vụ có các hệ thống phòng chống cháy nổ?

Không nhầm lẫn sự ổn định với quy mô kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ

Nếu bạn chỉ chú ý tới quy mô kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ hosting rồi đánh đồng với chất lượng dịch vụ, mức độ an toàn và bảo mật thì là một sai lầm. Trên thực tế, rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting lớn lại đang đứng bên bờ phá sản hoặc hoạt động dưới sự bảo hộ của luật chống phá sản. Trong một số trường hợp, nhà cung cấp dịch vụ hosting lại đang trong quá trình chuyển đổi chủ sở hữu, gây rất nhiều khó khăn cho khách hàng?

Giải pháp cho vấn đề là bạn hãy thử tìm câu trả lời cho các vấn đề sau:

  • Nhà cung cấp dịch vụ hosting đã hoạt động trong ngành bao nhiêu lâu?
  • Sở hữu công ty kinh doanh dịch vụ hosting có thay đổi trong thời gian qua?
  • Công việc kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ có sinh lời, tốc độ quay vòng vốn, tái đầu tư?

Các loại web hosting phổ biến hiện nay

Hosting thuê máy chủ có hố trợ

Dịch vụ hosting thuê máy chủ có hỗ trợ cũng giống với dịch vụ hosting thuê máy chủ không có hỗ trợ, chỉ khác một điều là khách hàng nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn trong việc quản lý, bảo trì máy chủ cũng như những bảo đảm về chất lượng từ phía nhà cung cấp dịch vụ. Các dịch vụ hỗ trợ quản lý có thể bao gồm quản lý máy chủ thời gian thực, bảo hành phần cứng, thường xuyên cập nhật các bản sửa lỗi bảo mật cũng như nhiều dịch vụ hỗ trợ khác. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải cụ thể hoá các dịch vụ hỗ trợ quản lí đi kèm gói dịch vụ để tránh nhà cung cấp dịch vụ nguỵ trang gói hosting thuê máy chủ không kèm hỗ trợ thành gói hosting thuê máy chủ có hỗ trợ.

Hosting thuê địa điểm, đường truyền

Khách hàng của gói dịch vụ hosting này hoàn toàn chủ động trang bị một máy chủ đáp ứng đúng theo yêu cầu riêng, chẳng hạn khách hàng có thể mua các máy chủ từ các nhà cung cấp như DELL hay HP. Nhà cung cấp dịch vụ chỉ đóng vai trò tiếp nhận máy chủ từ khách hàng, sắp xếp vị trí đặt máy chủ, cung cấp năng lượng hoạt động và kết nối máy chủ vào hệ thống mạng. Ngược lại hoàn toàn với gói dịch vụ hosting chia sẻ, ở đây khách hàng hoàn toàn chủ động trong việc quản lý bảo trì máy chủ, nhà cung cấp dịch vụ chỉ chịu trách nhiệm đảm bảo duy trì kết nối mạng và cung cấp năng lượng hoạt động liên tục cho máy chủ. Trong một số trường hợp khách hàng sử dụng gói dịch vụ này có thể nhận được sự hỗ trợ quản lý từ nhà cung cấp dịch vụ.

Hosting thuê máy chủ không có hỗ trợ

Gói dịch vụ hosting này tương đối giống với gói dịch vụ hosting thuê địa điểm và đường truyền mạng, chỉ khác có một điểm là khách hàng phải thuê máy chủ từ nhà cung cấp dịch vụ thay vì tự trang bị. Do vậy mà giá của gói dịch vụ này thường khá cao. Bên cạnh đó, mức độ hỗ trợ mà khách hàng nhận được từ phía nhà cung cấp dịch vụ là tương đối hạn chế. Hầu hết mức độ hỗ trợ đều ở mức chung chung, do vậy khách hàng cần phải yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ cụ thể hoá mức độ hỗ trợ. Dịch vụ kiểu này có thể rất tốt đối với các ứng dụng như trò chơi trực tuyến song không đủ đảm bảo đối với các ứng dụng kinh doanh đòi hỏi sự đáp ứng nhanh và sự ổn định tuyệt đối.

Hosting chia sẻ

Hosting chia sẻ có nghĩa là nhiều khách hàng cùng chia sẻ việc sử dụng một máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ. Máy chủ dùng chung hoàn toàn sẽ do nhà cung cấp dịch vụ quản lý, khách hàng chỉ có thể quản lý tài khoản cá nhân và bảo trì website. Điểm mạnh của gói dịch vụ hosting này là giá – có thể nói giá thành của gói dịch vụ này là rẻ nhất trong các gói dịch vụ hosting hiện nay. Nhưng ngược lại cũng vì có nhiều khách hàng cùng chia sẻ tài nguyên của một máy chủ nên tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của các website. Ví dụ điển hình, nếu số lượng truy nhập vào một trong những website được lưu trên máy chủ đó tăng vọt sẽ làm chậm tốc độ truy nhập đến các website khác trên cùng máy chủ, đó là chưa kể đến các vấn đề an ninh mạng, bảo mật thông tin do dùng chung. Một điểm yếu khác của gói dịch vụ này là các khách hàng không thể cài đặt các ứng dụng cho riêng mình do không thể trực tiếp quản lý máy chủ và vì nhà cung cấp dịch vụ muốn bảo đảm một môi trường ổn định cho tất cả các khách hàng.

Tuấn Graphic designer
Tuấn Graphic designer
Tuấn Graphic designer (Thiết kế đồ họa) sáng tạo, phác thảo cho các sản phẩm như: website, logo, banner, bao bì sản phẩm và tất cả những thứ liên quan đến giao diện. Mục tiêu là truyền tải thông điệp của doanh nghiệp và sản phẩm của mình đến với khách hàng. Sản phẩm có hấp dẫn, bắt mắt thì mới thu hút được nhiều người quan tâm. Xem thêm
FollowAction (13404) - LikeAction (13604) - WriteAction (479)