Tìm kiếm thị trường từ công cụ từ khóa của Google

Để nghiên cứu mức độ cạnh tranh của thị trường thì Google Keyword là công cụ tốt nhất. Bạn hãy đọc kết quả tìm kiếm và Google từng cái, xem xét các công ty bỏ tiền để tên họ xuất hiện ở vị trí đầu tiên, trên kết quả tìm kiếm tự nhiên. Khi bạn nghiên cứu danh sách này, bạn sẽ nhận ra một xu hướng – những cái tên website lặp đi lặp lại. Những website này sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của bạn bởi chỉ những công ty hoạt động nghiêm túc mới chịu chi tiền để được xuất hiện trong top đầu kết quả tìm kiếm.

Sai lầm lớn nhất của các công ty online khi mới bắt đầu khởi nghiệp đó là nhắm đến thị trường quá rộng. Các doanh nghiệp internet thành công là nhờ vào việc xác định được phân khúc hẹp và tập trung toàn bộ nguồn lực vào thị trường ngách này.

Tìm kiếm thị trường từ công cụ từ khóa của Google

Loại bỏ sự cạnh tranh đối đầu đầy tốn kém bằng cách xác định phân khúc một cách sáng tạo.

Vậy làm cách nào để tìm ra một thị trường ngách?

Để nhanh chóng đánh giá một ý tưởng kinh doanh tiềm năng hoặc một thị trường ngách, hãy nhìn vào những từ khóa (keyword) mà các công ty khác đang bỏ tiền ra để quảng cáo.

Dễ nhất là nhìn vào phí quảng cáo trả cho từng cú click chuột – PPC (pay-per-click). Sự cạnh tranh trên thị trường tìm kiếm (search engine) rất cao. Nếu bạn không có đủ tiền để tên công ty bạn nằm ở vị trí đầu tiên trong kết quả tìm kiếm thì bạn có nên tiếp tục nuôi ý định bước chân vào thị trường này không?

Đừng bỏ cuộc sớm thế. Nhiều nhà quảng cáo PPC đang mắc cùng cùng một sai lầm mà các nhà khởi nghiệp online thường mắc phải: họ hướng đến một thị trường quá rộng. Họ chi ra một đống tiền để tên mình được nằm đầu tiên trong kết quả tìm kiếm của những từ khóa có tính chất không tập trung vào một vấn đề cụ thể và cũng không mang lại lợi ích gì thêm.

Bạn có thể tận dụng các lợi ích của PPC với điều kiện bạn đã tìm ra một thị trường có thể sống sót được chứ không phải là sa lầy vào một doanh nghiệp online không có tiềm năng.

Sử dụng công cụ Google Adwords Keyword miễn phí để biết được số lượng tìm kiếm hằng tháng của các từ khóa, và các công ty đang bỏ ra bao nhiêu tiền để tên của họ xuất hiện trong top đầu kết quả tìm kiếm.

Để làm việc này, hãy đánh dấu vào các các mục liên quan đến thị trường ngách mà bạn đang nhắm tới. Xem xét các mục Keywords, Estimated Ad Position, Estimated Average Cost per Click, and Global Monthly Search Volume.

Phân loại những cột bạn đang tìm kiếm theo Keywords, Estimated Ad Position, Estimated Average Cost per Click, and Global Monthly Search Volume.

 Công cụ tuyệt vời để bạn đánh giá và cân nhắc lựa chọn các từ khóa hiệu quả để quảng cáo.

Google Adwords Keyword – Công cụ tuyệt vời để bạn đánh giá và cân nhắc lựa chọn các từ khóa hiệu quả để quảng cáo.

Bạn sẽ nhìn thấy một danh sách những từ khóa tương tự với những từ khóa bạn đã điền vào. Tiếp theo, bạn sẽ thấy Chi phí cho mỗi Click chuột – CPC (Cost per Click) của ba vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm. (Để xem CPC của những từ khóa ở vị trí thấp hơn, xem mục CPC bids of 25 cents)

Bạn có thể sẽ không cạnh tranh được trong thị trường nếu tất cả các từ khóa trong các lĩnh vực bạn chọn đều gần bằng $1. Nếu tất cả các công ty đều muốn trả 1 dollar cho mỗi click thì tương ứng chúng ta đang trả $100 cho mỗi khách hàng. Lúc này, hãy xem xét hai khả năng sau đây:

  1. Thị trường bão hòa. Hãy tránh xa dù cho thị trường có hấp dẫn thế nào, nhưng chi phí quá lớn và bạn cũng không có nhiều kinh nghiệm để cạnh tranh.
  2. Thị trường quá rộng để được xem là thị trường ngách ngay từ đầu. Trong trường hợp này, hãy thu hẹp ý tưởng của bạn lại để hướng tới một thị trường ngách. Hãy xem xét kỹ danh sách các “cụm” từ khóa của cùng lĩnh vực bạn đang quan tâm. Nghiên cứu sâu hơn các từ khóa này và các số liệu. Quá trình lọc này là một phần quan trọng để tìm ra thị trường ngách tiềm năng.

Bạn có thể cạnh tranh được trong thị trường này nếu:

  • Có nhiều từ khóa với giá cả hợp lý (bằng hoặc dưới $0.25) trong top ba.
  • Có nhiều từ khóa giá hợp lý ở vị trí thấp hơn nhưng vẫn là ở trang đầu.
  • Những từ khóa với mức giá hợp lý cho ta thấy ý định của người tìm kiếm – từ đó bạn có thể xác định vấn đề người dùng đang gặp phải và đang tìm cách giải quyết.
  • Cộng các kết quả tìm kiếm hàng tháng lại và được một con số đáng kể, có thể lên đến vài ngàn.

Đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đã tìm thấy một thị trường ngách đầy tiềm năng. Bạn nên tìm hiểu sự cạnh tranh của các công ty trong thị trường này trước khi quyết định có nên bước chân vào hay không.

Để nghiên cứu mức độ cạnh tranh của thị trường thì Google Keyword là công cụ tốt nhất. Bạn hãy đọc kết quả tìm kiếm và Google từng cái, xem xét các công ty bỏ tiền để tên họ xuất hiện ở vị trí đầu tiên, trên kết quả tìm kiếm tự nhiên. Khi bạn nghiên cứu danh sách này, bạn sẽ nhận ra một xu hướng – những cái tên website lặp đi lặp lại. Những website này sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của bạn bởi chỉ những công ty hoạt động nghiêm túc mới chịu chi tiền để được xuất hiện trong top đầu kết quả tìm kiếm.

Khi bạn ghé thăm những website này, bạn sẽ biết được chúng đang bán cái gì và kinh doanh ra sao.

Tốt hơn hết là bạn nên lập một bảng tính (spreadsheet) để ghi lại tất cả các thông tin này. Không cần phải ghi lại mọi chi tiết, nhưng cần ghi chú đặc điểm của từng website.

Ngay khi đã có ý tưởng kinh doanh, hãy đặt ra cho mình những câu hỏi sau:

  • Làm thế nào doanh nghiệp của mình hòa hợp được với sự cạnh tranh trong thị trường này?
  • Liệu có chỗ cho mình trong thị trường này không?
  • Có chỗ trống nào trong thị trường mà mình có thể chen chân vào không?
  • Trong thị trường này, người dùng đang chịu chi tiền hay họ chỉ muốn mọi thứ miễn phí?
  • Làm sao để website của mình tốt hơn những website kia?

Đây là một phương pháp nhanh chóng, hữu hiệu để đánh giá thị trường ngách của bạn, nhưng nó dựa trên chi phí mà các công ty có thật trên thị trường đang bỏ ra để cạnh tranh. Liệu những con số này có tránh cho bạn khỏi quyết định sai lầm nhất trong kinh doanh online không?

Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12587) - LikeAction (12787) - WriteAction (900)