Ở 3 bài trước của serie các bạn đã hiểu được WordPress là gì và muốn chạy được WordPress thì chúng ta phải có những yêu cầu gì đúng không nào. Trong đó có một yêu cầu quan trọng nhất đó là bạn phải có một hosting (trả phí hoặc miễn phí). Vậy hosting là gì? Sử dụng nó thế nào? Mua nó ra sao?….Tất cả các vấn đề đó mình sẽ hướng dẫn bạn ở bài viết này.
Bạn đã sẵn sàng chưa? Mình thì sẵn sàng hướng dẫn rồi đó. Ta bắt đầu nào!
Giải thích một cách đơn giản nhất thì mình xin lấy mô hình sau.
Website là một kho tổng hợp dữ liệu bao gồm:
Nếu các bạn đã học qua làm website cơ bản với HTML thì có thể thấy ta có thể xem được website của mình do mình tạo ra ngay trên máy tính vì ở máy ta đã có các tập tin đó. Nhưng nếu bạn muốn cho tất cả mọi người cùng thấy thì bạn phải tiến hành đưa nó lên một máy chủ có kết nối internet băng thông rộng, rồi mọi người truy cập vào thư mục máy chủ của website của mình thì sẽ xem được nội dung. Và cái nơi mà bạn lưu tập tin ấy chính là Hosting.
Nói tóm lại, Hosting là một nơi để bạn lưu giữ các dữ liệu của website và sau đó mọi người sẽ có thể truy cập vào máy chủ để xem các nội dung tập tin thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPS.
Nhưng nếu bạn dùng WordPress hay các mã nguồn PHP & MySQL khác thì bạn chỉ cần quan tâm đến Linux Hosting thôi nhé. Và trong serie này mình không hướng dẫn Windows Hosting.
Còn về chi tiết hơn thì bạn có thể nghiên cứu thêm trên Google nhé.
Khi bạn có host rồi thì bạn sẽ quản lý và sử dụng nó thông qua một khu vực quản trị host, hay còn gọi là Hosting Control Panel. Hiện tại có rất nhiều loại control panel để quản lý host nhưng thông thường bạn sẽ gặp nhiều nhất là một số loại này:
Nhưng nếu gặp nhiều nhất thì có cPanel vì nó dễ sử dụng, nhiều công cụ tích hợp nên thường là bạn chỉ cần nắm rõ cách sử dụng cPanel là có thể sử dụng hết các control panel khác. Tuy nó có nhiều control panel khác nhau như vậy, nhưng cách sử dụng và các chức năng trong đó cũng hoàn toàn giống nhau.
Để chạy được WordPress tốt nhất, hosting bạn phải sử dụng hệ điều hành nhân Linux và có đủ các tính năng sau.
Thông thường tất cả các hosting wordpress trả phí và miễn phí có trên mạng đều hỗ trợ những cái này nên bạn cứ yên tâm là có thể hoàn toàn chạy được
Nếu bạn muốn mua host tại Việt Nam thì chỉ cần gọi điện liên lạc với bên bán thì họ sẽ hướng dẫn bạn chi tiết.
Để mua được host tại nước ngoài thì bạn bắt buộc phải có một Credit Card (Visa/MasterCard) hoặc một tài khoản PayPal đã verify.
Trước khi mua host nước ngoài, bạn nên chuẩn bị một số thứ như sau:
Thông thường quy trình mua hosting ở tất cả các trang đều giống nhau, tức là nó chỉ bao gồm:
Bước này bạn sẽ đặt order mua host thông qua website của họ, bao gồm nhập tên miền mà bạn cần sử dụng cho gói host, các thông tin cá nhân.
Sau khi bạn làm xong bước 1 thì họ sẽ chuyển bạn đến trang thanh toán luôn, bạn cứ yên tâm mà thanh toán vì dù có thất bại thì họ sẽ trả tiền lại.
Thường là bước này họ sẽ gửi cho bạn một email và kêu là cần xác nhận rằng bạn là chủ nhân của thẻ để đảm bảo tính trung thực khi thanh toán. Lúc này bạn chỉ cần gửi họ bản scan CMND mà mình đã kêu bạn chuẩn bị ở trên.
Thông tin này sẽ được gửi qua mail của bạn và thường là bao gồm các thông tin của host như IP, username, password, Nameserver và có khi sẽ kèm theo một số hướng dẫn tùy theo nhà cung cấp. Từ đây bạn có thể bắt đầu sử dụng.