Điều đó cũng đúng với từng rung cảm mà con ngươi trải qua mỗi ngày, bất kể là tình yêu, sự thông cảm, hờn giận, ghen tuông, tức giận, sợ hãi hay cảm xúc khác. Hơn tất cả mọi thứ, tại một khu vực nhỏ nằm trong não bộ của chúng ta được gọi là “ Hạch hạnh nhân” ngoài có tác dụng điều khiển, bên cạnh đó là những chức năng khác như sự sợ hải, lo lắng và khiếp đảm.
Hãy cùng suy nghĩ về điều này: là con người, chúng ta tận hưỡng suy nghĩ mình là một giống loài đặc biệt , ăn thức ăn nấu chín, mặc quần áo, đi làm, sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, tải nhạc về máy tính, đến phòng tập thể dục, xử lý các khung hoảng – trể hẹn, con bạn vừa bị ngã xe đạp, bạn của mình lăn ra ốm, ba mẹ qua đời .v.v.. Cuối cùng thì đó là mục đích sống của chúng ta.
Đây là điều thực tế hơn hết trong thế giới đầy áp lực của chúng ta và trong thế giới rộng lớn này, khi tin tức về de dọa khủng bố, các cuộc đảo chính, cháy rừng, động đất, lũ lụt, bạo lực và các loại thảm họa được xếp trong danh mục khác ồ ạt tấn công chúng ta mỗi ngày, kể từ khi xem thông tin buổi sáng cho đến lúc lên giường ngủ.
Càng sống chung với nhiêu áp lực, chúng ta càng sợ hãi, bất an và không chắc chắn. Chúng ta không đi xa vào thứ sáu ngày 13, chúng ta làm đổ bể cái gì đó chúng ta nghĩ ngay minh bắt đầu bị xui xẻo.
Tất nhiên, nếu được hỏi không một ai trong chúng ta sẽ trả lời như vậy, hầu hết đều đồng thanh nói không ( đừng có ngớ ngẫn như thế, đó chỉ là mê tín thôi), không phải chúng ta đang cố ý nói dối – chỉ là tiềm thức giỏi phiên dịch hành vi của chúng ta hơn rất nhiều. Trong khi hầu hết chúng ta vẫn tiếp tục bị ảnh hưỡng bởi những thứ như vậy, từng ngày trong cuộc sống của mỗi người trong chúng ta.
Hãy lấy một ví dụ : Các ba mẹ ngày nay ngày càng nhạy cảm và cảnh giác với mọi thứ liên quan đến “bệnh tật” , “an toàn”, “sức khỏe”. Không người phụ nữ nào muốn ăn thức ăn có vi khuẫn, hay đột nhiên bị viêm họng, cũng như không muốn bé Kem hay Lyly nhà mình bị lây bất cứ bệnh gì.
Vậy là phòng thí nghiệm của một công ty nọ đã đề xuất phát triển một loại thuốc kháng khuẫn đựng trong một lọ nhỏ, rất thuận tiên tên là “Pure-Al” – mà người phụ nữ có thể bỏ trong ví cầm tay và dùng ngay bằng việc Xịt trực tiếp lên tay sau một ngày làm việc mệt mỏi, khi ra khỏi căn phòng bẩn thỉu hay khi đi khỏi những khu đông đúc. Nhưng liệu Pure – Al có làm giảm nỗi sợ hãi của chúng ta đối với “bệnh tật” và thực sự “an toàn”? Làm sao các nhà Marketing của loại thuốc này biết được gì thực sự quan trọng với chúng ta? Chắc chắn, nhu cầu cơ bản của con người là cảm thấy được an toàn và được bảo vệ.
Điều đó cũng đúng với từng rung cảm mà con ngươi trải qua mỗi ngày, bất kể là tình yêu, sự thông cảm, hờn giận, ghen tuông, tức giận, sợ hãi hay cảm xúc khác. Hơn tất cả mọi thứ, tại một khu vực nhỏ nằm trong não bộ của chúng ta được gọi là “ Hạch hạnh nhân” ngoài có tác dụng điều khiển, bên cạnh đó là những chức năng khác như sự sợ hải, lo lắng và khiếp đảm.
Các công ty bằng việc gợi ra trong lòng người tiêu dùng nỗi khiếp sợ, và điều đó đã có tác dụng. Đó là những gì mà bộ não của con người nhớ đến.
Nói cách khác, Những quảng cáo này đang dọa khách hàng, khiến họ cảm thấy thất vọng, lo sợ, căng thẳng, chông chênh. Không thể phủ nhận rằng nỗi sợ hãi đã có tác động to lớn lên não bộ của chúng ta, nếu suy nghĩ đúng về điều này vốn chỉ khiến người tiêu dùng tránh xa sản phẩm.
Nhưng trên thực tế, khi các quảng cáo dựa trên nỗi sợ hãi tác động lên sự lo lắng thông thường của chúng ta, và tác động nhiều đến cảm giác bất an của con người, thì nó lại trở thành một trong những công cụ quảng cáo hữu hiệu nhất – và đáng nhớ nhất đang tồn tại.
Dự đoán, chúng ta sẽ ngày càng được tiếp xúc với nhiều công ty, nhiều chiến dịch Marketing quảng cáo dựa trên sự sợ hãi Hãy nhớ rằng, càng lo lắng cuộc sống hiện thực bao nhiêu, chúng ta càng sợ hãi, thì chúng ta càng tìm kiếm sự an toàn trong một tổ chức, thì chúng ta càng dễ bị “lừa gạt”, họ sẽ khiến chúng ta nghĩ rằng vẫn chưa đủ đâu, rằng chúng ta không chịu mua sản phẩm của họ chúng ta sẽ bị bỏ rơi theo cách nào đó. (Và có cần nhắc nhở thêm rằng bạn đang “ra đi” và bạn nên bắt đầu để mắt tới điều này hay không?)
Như George W.Bush khi được hỏi người Mỹ có thể làm gì để cống hiến cho đất nước sau nỗi sợ hải ngày 11/9, ông đã trả lời bằng một từ duy nhất “Mua Sắm”.
Đó là một vài cơ chế mà nỗi sợ hãi hoạt động, và rất nhiều công ty đã nhận ra điều này. Và chúng ta còn chưa biết nó có được hiêu quả đến như thế nào?