Năm mới đến với nhiều sự thay đổi. Những hành vi mua sắm mới, nhu cầu mua sắm khắc tạo nên những xu hướng mới và theo đó, yêu cầu những công nghệ mới, công cụ mới để tương thích. Những cơ hội mới sẽ đến cho những nhà bán lẻ, thương mại điện tử nào đủ mạnh dạn để tạo nên sự phù hợp và khác biệt.
Để giúp bạn hiểu được những điều cần quan tâm và cách thức những thay đổi này ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn ra sao, thì Henry Hoang, Web & SEO Director, Nắng Xanh Group sẽ chia sẻ 6 xu hướng hàng đầu trong bán lẻ, thương mại điện tử để bạn nắm bắt.
Nhu cầu của người tiêu dùng liên tục thay đổi kể từ khi loài người xuất hiện, biết dùng hàng hóa để trao đổi với nhau. Kể từ khi có con người, là khi đó có nhu cầu. Trong những năm gần đây, nổi bật nhất trong xu hướng tiêu dùng đó chính là sự tiến bộ trong việc sử dụng công nghệ ở giới Millenials- những người ở độ tuổi 16-25 trong giai đoạn hiện tại- đã bắt đầu tạo ra những hiệu ứng domino giúp định hình sâu sắc trải nghiệm mua bán lẻ ở người dùng.
Nhưng chúng ta không thể đổ lỗi cho thói quen tiêu dùng của người trẻ hiện đại. Những người Mỹ ở lứa tuổi 26-40 đã phải đối diện với phong cách tiêu dùng mới và bắt đầu học cách thích nghi. Cuộc sống của chúng ta không hẳn là theo hướng công nghệ và phụ thuộc vào họ, nhưng chúng ta cũng không thể bị tụt lại phía sau.
Và đó là điều mà các nhà bán lẻ quan tâm. Cả các nhóm tuổi này đều tạ nên tỷ lệ lớn trong sức mua. Và điều mà chúng ta cần lưu ý là định hướng cách tư duy của các nhà bán lẻ về khách hàng, tạo ra những trải nghiệm mua sắm mới.
Xu hướng đầu tiên của chúng ta đã tạo nên làn sóng quan tâm sâu sắc trong vài năm qua. Nhưng, 2016 mới là năm công nghệ này bắt nhịp với một số thông báo mới nhất của thung lũng Silicon. Điều này khiến cho chúng ta tin là, năm nay sẽ chứng kiến nhiều trải nghiệm mua sắm mới mẻ hơn.
Trí thông minh nhân tạo hiện đang bắt đầu mang đến nhiều kết quả hứa hẹn, và đã phát triển lên bước mới- các thương hiệu có thể phát triển các bot- trợ lý cho người dùng. Cũng giống như bạn sẽ biết về Siri của Apple, Cortana của Microsoft, Watson của IBM, và sự bổ sung mới nhất- Bot Engine của Facebook cho Messenger, được ra mắt vào tháng 4/2016. Google cũng thông báo về dịch vụ trợ lý ảo tại Google I/O 2016.
TechCrunch cũng lưu ý về xu hướng này, cho biết là Chatbots đã bất ngờ trở thành một điểm nhấn trong công nghệ, hứa hẹn sẽ: “ Mở ra một khả năng cung cấp giao tiếp tương tác, cá nhân hóa; giống như trò chuyện với một nhân viên dịch vụ chăm sóc khách hàng, hoặc đại diện kinh daonh; nhưng ở mức chi phí thấp hơn nhiều so với các trung tâm chăm sóc khách hàng”.
Google cũng cố gắng mang đến một góc nhìn tổng thể hơn, với công nghệ Google Assistant được thông báo vào đầu năm nay. Google miêu tả dịch vụ của họ là: “ Các trợ lý này có thể đàm thoại, tương tác được- theo hướng tương tác 2 chiều giữa bạn và Google; hiểu được ngôn ngữ của bạn và giúp cho bạn hoàn thành mọi thứ. Bạn sẽ dễ dàng mua vé xem phim trong khi vẫn tìm một nhà hàng rồi sau đó đặt xe grab tới trước khi bộ phim bắt đầu; rồi lại giúp bạn chuyển hướng đến rạp chiếu phim”.
Về cơ bản, thì việc tiếp cận của Google là để thử nghiệm, sử dụng công nghệ của họ để khiến cho tổng thể trải nghiệm của người dùng dễ dàng, nhanh chóng, liền mạch hơn.
Bỏ qua những hiểu biết phức tạp về AI hay các trải nghiệm thông minh của VR, thì có một điều thú vị mà đến giờ nhiều người dùng vẫn chưa hiểu là, VR thực chất là một trải nghiệm mua sắm. VR trước giờ được nghĩ đến như là một trải nghiệm chơi game hay một trải nghiệm TV, nhưng không phải là cho việc mua sắm.
Tuy nhiên, Virgin Holidays đã thay đổi quan niệm này. Họ thúc đẩy việc kinh doanh ở những điểm đến trọng tâm với AR trong cửa hàng. Tất cả nhắm vào những người đầu tiên, những khách hàng có thể bước vào cửa hàng và “ thử trước khi mua” bằng việc đặt các headset lên đầu và trải nghiệm kỳ nghỉ của họ.
Shopping luôn là một trải nghiệm social. Chỉ đơn giản là việc shopping, tán gẫu chuyển từ ở nơi làm việc/quán cà phê/pub trong một nhóm bạn bè qua thế giới online với số lượng thành viên lên đến hàng triệu.
Khách hàng đang bàn luận về các sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng social, khắp nơi trên internet. Và những cuộc trao đổi này đóng một vai trò quan trọng trong hành vi mua hàng của người dùng. Người dùng không chỉ dựa vào content do người dùng viết ra về sản phẩm, dịch vụ; mà họ còn chủ động tích cực tìm kiếm nó và khiến cho nó trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình mua hàng.
Trên thực tế, theo như báo cáo Google ZMOT, thì 70% khách hàng tìm kiếm trên online trước khi thực hiện mua sắm ở cửa hàng. Xu hướng này rất mạnh và vẫn phát triển nhanh chóng. Nó lớn đến nỗi khiến cho các nhà bán lẻ không thể cứ ngồi trông ngóng rằng khách hàng của họ sẽ truyền miệng về sản phẩm, dịch vụ của họ. Họ nên giữ một vai trò năng động và tích cực trong việc tạo ra xu hướng, và đảm bảo là nó được đặt đúng nơi mà khách hàng của họ cân nhắc mua hàng.
Bằng việc khiến cho hoạt động shopping mang tính social hơn, tích hợp hành động mua hàng với các câu chuyện mang tính trải nghiệm, đánh giá, review, và câu hỏi-câu trả lời vào trong trải nghiệm mua sắm online và cửa hàng, thì các nhà bán lẻ sẽ tăng cường độ nhận diện thương hiệu, kết nối với khách hàng, tạo ra các mối quan hệ vững chắc, lâu dài.
Di động đã cho thấy những dấu hiệu mạnh mẽ trong việc sử dụng ở thế giới thực- đó là bắt kịp với những tiềm năng kinh doanh mạnh mẽ, nhờ vào sự gia tăng ở giới Millenials.
Những chiến lược bán lẻ tích hợp với các thiết bị di động đang ngày càng trở nên tinh vi và điều chỉnh cho phù hợp với trải nghiệm bán lẻ tổng thể.
Trong năm nay, những nhà marketing bán lẻ sẽ cần phải tập trung nhiều hơn vào cách thức làm thế nào để tận dụng những kênh phân phối khác nhau để mang đến cho khách hàng thông điệp phù hợp vào đúng thời điểm, để giành được lợi ích cao nhất.
Các mô hình cửa hàng truyền thống sẽ tiếp tục tích hợp môi trường thông minh hơn trong năm nay. Các thương hiệu sẽ tiếp tục học cách làm thế nào tương tác phù hợp với công nghệ để tạo ra những cửa hàng mang tính kết nối- không chỉ là do một “ mô hình”, mà còn là vì lợi ích của người khách hàng trong trọng tâm của việc thiết kế.
Kết hợp với các Chatbot và công cụ hướng dẫn bán hàng được đề cập phía trên, thì các cửa hàng sẽ hiểu nhiều hơn về khách hàng ở góc độ cá nhân hóa (họ thích gì, họ muốn gì, họ mang theo gì, những gì họ duyệt..); từ đó giúp cho cửa hàng cơ nhiều cơ hội tạo trải nghiệm mua hàng tốt hơn cho khách. Tương tự như vậy, đội ngũ logistis kho sẽ đồng bộ hóa với cửa hàng theo thời gian thực, các nhu cầu trong cửa hàng.
Để chuẩn bị, các nhà bán lẻ ở mọi phân khúc cần phải tận dụng các dữ liệu theo thời gian thực và nghĩ khác về cách họ cho phép người mua sắm trải nghiệm hàng hóa, và tiêu dùng.
Các cửa hàng truyền thống trở thành một không gian trải nghiệm mạnh mẽ nơi mà người dùng có thể đắm mình trong đặc trưng của một thương hiệu nào đó. Do đó, các cửa hàng cần phải truyền tải một câu chuyện về thương hiệu có sức ảnh hưởng mạnh mẽ thông qua mỗi điểm tương tác, cung cấp nhiều cơ hội cho việc trải nghiệm sản phẩm, cũng như là tiếp cận với các chuyên gia ở thương hiệu, các giá trị bổ sung.
Nếu như trải nghiệm khách hàng được chăm sóc tốt, thì cửa hàng của bạn sẽ trở thành một mô hình media mạnh mẽ nhất theo mong muốn của bạn.
Điều này có nghĩa là cung cấp những content bổ sung, những công cụ giúp ra quyết đinh và các phần mềm thương mại, để cho bất kỳ ai tương tác với loại hình media này có thể tự tin tiếp cận và mua hàng từ bạn bất kỳ khi nào, bất kỳ nơi nào mà họ thích.
Tạm kết
Khách hàng hiện đại thì ngày càng tiếp cận với nhiều yếu tố trong trải nghiệm mua sắm. Chúng ta đã thấy rằng người mua sắm đang trở nên chủ động hơn, tích cực hơn trong việc tìm kiếm những thông tin họ cần trước khi ra quyết định mua hàng; kể cả khi là thông tin đó họ xem từ chính các nhà bán lẻ. Họ tiêu dùng trên chính các thiết bị di động của họ, tại thười điểm, tại nơi mà họ cảm thấy bị thu hút nhất. Điều này có thể khiến cho các nhà bán lẻ gặp nhiều khó khăn hơn; vì họ phải hiểu được danh sách sản phẩm mong muốn của người tiêu dùng và chọn ra phương án tiếp thị phù hợp.
Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể khiến mọi việc đơn giản hơn: “ Khách hàng thì dành thời gian nhiều hơn cho việc tìm kiếm và cân nhắc ra quyết định, trước và sau khi mua hàng”.
Các nhà bán lẻ nào có thể giúp cho người dùng làm việc này thì sẽ có cơ hội tìm thấy các khách hàng trung thành nhất, kết nối với họ nhiều nhất. Điều mà chúng ta cần biết trong năm nay là, các nhà bán lẻ cần phải thích nghi với việc đáp ứng với nhu cầu của khách hàng và kỳ vọng của họ để dẫn trước đối thủ cạnh tranh.