Thương hiệu là một tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một công ty, một sản phẩm hay dịch vu với đầy đủ các khía cạnh: mô tả nhận diện (brand identities), giá trị (brand values), thuộc tính (brand attributes), cá tính (brand personality). thương hiệu ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu-người tiêu dùng (brand-consumers relationship). Về mặt nhận diện, thương hiệu là cái tên hay dấu hiệu giúp nhận biết một sản phẩm.
Một thương hiệu thành công đánh dấu một sản phẩm là có lợi thế cạnh tranh bền vững. Microsoft, IBM, BMW, Coca Cola , Shell ...là những ví dụ điển hình về thương hiệu doanh nghiệp, Louis Vuiton, GUCCI, Dove, Tide... là những ví dụ điển hình về thương hiệu sản phẩm. Một khi mà các sản phẩm đã đạt đến mức độ hầu như không thể phân biệt được bằng tính chất, đặc điểm và lợi ích công dụng thì thương hiệu là yếu tố duy nhất tạo ra sự khác biệt.
Trước khi nói chuyện xây dựng thương hiệu ta cần tìm hiểu xem thương hiệu được hình thành như thế nào. Như chúng ta đã định nghĩa ở trên, thương hiệu là cảm nhận của khách hàng về một sản phẩm, một công ty, một dịch vụ. Cảm nhận ấy hình thành qua thời gian, điều nầy có nghĩa là một sản phẩm/dịch vụ/giải pháp mới và khách hàng chưa biết, chưa có khái niệm gì thì chưa có thể gọi là một thương hiệu.
Khách hàng hình thành cảm nhận về một sản phẩm, một công ty (và từ đó hình thành thương hiệu) qua những tương tác dưới đây:
thương hiệu là một tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một công ty, một sản phẩm hay dịch vu với đầy đủ các khía cạnh: mô tả nhận diện (brand identities), giá trị (brand values), thuộc tính (brand attributes), cá tính (brand personality). thương hiệu ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu-người tiêu dùng (brand-consumers relationship).
Về mặt nhận diện, thương hiệu là cái tên hay dấu hiệu giúp nhận biết một sản phẩm. Một thương hiệu thành công đánh dấu một sản phẩm là có lợi thế cạnh tranh bền vững. Microsoft, IBM, BMW, Coca Cola , Shell ...là những ví dụ điển hình về thương hiệu doanh nghiệp, Louis Vuiton, GUCCI, Dove, Tide... là những ví dụ điển hình về thương hiệu sản phẩm.
thương hiệu là một thành phần phi vật thể nhưng lại là một thành phần thiết yếu của một doanh nghiệp. Một khi mà các sản phẩm đã đạt đến mức độ hầu như không thể phân biệt được bằng tính chất, đặc điểm và lợi ích công dụng thì thương hiệu là yếu tố duy nhất tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm. thương hiệu nói lên sự tin tưởng và sự an toàn.
Bên Mỹ, người ta thống kê bình quân trong một ngày người tiêu dùng tiếp xúc với khoảng 6 ngàn hoạt động quảng cáo, và mỗi năm có tới hơn 25 ngàn sản phẩm mới ra đời. Sống trong một thế giới như vậy, thương hiệu là yếu tố giúp người tiêu dùng không bị lẫn lộn, nó giúp người tiêu dùng vượt qua mọi sự lựa chọn vốn ngày càng đa dạng khi mua một sản phẩm hay dịch vụ.
Nhiều người đã từng nghe về những cuộc thử nghiệm nếm Pepsi-coca và Coca-cola mà kết quả cho thấy khi nếm sản phẩm "mù" rất ít người nhận ra sự khác biệt giữa hai loại coca, nhưng khi được hỏi với sản phẩm có nhãn thì đến 65% người tiêu dùng cho là mình thích Coca-cola hơn. Đây là một trong những yếu tố chỉ định những giá trị mà chúng tôi xếp vào loại giá trị phi vật thể.
Ta có thể hình dung sự khác biệt giữa thương hiệu và sản phẩm như sau:
Nói thương hiệu là những cảm nhận, vậy làm sao nhận ra thương hiệu? Một thương hiệu mạnh thường bao gồm:
Giá trị của một thương hiệu xuất phát từ sự vượt trội về chất lượng, của lợi ích mà sản phẩm mang lại. Hãy lấy một chiếc áo hàng hiệu làm ví dụ: Trước hết sản phẩm nầy phải được thiết kế đẹp, chất lượng nguyên phụ liệu cũng như là kỹ thuật may phải làm hài lòng người mặc, và cả người không mặc cũng nhận thấy điều nầy.
Bên cạnh những giá trị hữu hình, dễ nhìn thấy, những giá trị cảm xúc vô hình đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng. Giá trị cảm xúc khó tạo ra nhưng khi đã tạo ra được rồi thì thường bền lâu. Chiếc áo nầy phải do một nhà sản xuất (hoặc nhà thiết kế) có uy tín tạo ra, mà chỉ cần nhìn vào thương hiệu thôi, ngưới ta có thể hình dung ra sự sang trọng, sự tinh tế, tính đẳng cấp, hoặc những cá tính đặc trưng của nó. Người ta mơ ước, mong muốn được sở hữu nó.
Hệ thống nhận diện bao gồm logo, tông màu, font chữ, bao bì, vật dụng, thiết kế cửa hàng... được thiết kế phù hợp góp phần làm tôn vinh những giá trị vô hình và hữu hình của sản phẩm và nhà sản xuất, giúp nhận diện thương hiệu được dễ dàng, nổi bật khi đứng cạnh những sản phẩm khác.
Dưới đây là những lợi thế của một thương hiệu mạnh trong quan hệ đối với khách hàng:
Xây dựng thương hiệu: Xác định vị trí của thương hiệu trong “não” của người tiêu dùng (người tiêu dùng sẽ nhớ gì về thương hiệu đó). Tại sao phải định vị?
Đây là bước quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu vì nếu xây dựng sai lầm nền móng thì khó có thể điều chỉnh sau này. Các chất liệu cơ bản để xây dựng nền móng bao gồm:
Sau mỗi giai đoạn truyền thông, cần có sự đo lường hiệu quả của chiến dịch truyền thông để có sự hiệu chỉnh kịp thời.
Các thông tin thường phải được thu thập bao gồm:
Yves Saint Laurent là một trong những tên tuổi dẫn đầu ngành công nghiệp thời trang Pháp thế kỷ XX, thương hiệu Yves Saint Laurent đại diện cho tư duy thời trang thập niên 60, với sự tác động và sức ảnh hưởng mãnh liệt cho đến thời đại ngày nay. Cảm hứng thời trang của nhà thiết kế Yves Saint Laurent xuất phát từ niềm đam mê nghệ thuật hàn lâm của nhà thiết kế Yves Saint Laurent.
Được thành lập vào năm 1966 bởi Michele Taddei và Renzo Zengiaro, thương hiệu Bottega Veneta, nơi ra đời của chiếc clutch Knot huyền thoại, nổi lên trên bầu trời thời trang như một ngôi sao của kỹ thuật đan da Intrecciato truyền thống từ nước Ý. Với kho tàng di sản quý báu về tay nghề chế tác da thủ công không có đối thủ, sự sáng tạo trong thiết kế và chất lượng tuyệt phẩm, đây là một trong số ít những thương hiệu không cần đính logo hào nhoáng trên mỗi chiếc túi vẫn có thể khiến người ta hãnh diện khi sở hữu.
Giorgio Armani là nhà thiết kế thời trang Ý, người đã “chỉ dạy” cho thế giới biết thế nào là “Sự tao nhã trong thời trang không phải là việc bạn được người khác chú ý, mà là cách họ nhớ đến bạn”. Giorgio cùng với đồng sự Segio Galeotti gầy dựng nên thương hiệu Armani vào năm 1975, và vào năm 2001 ông đã trở thành nhà thiết kế xuất sắc nhất thế giới đến từ kinh đô thời trang Ý. Armani là một trong những thương hiệu thời trang cao cấp quyền lực nhất trên thế giới, và có rất nhiều công ty chi nhánh trực thuộc Armani như Emporio Armani, Armani Jeans, Armani Exchange, Armani Collezioni và Casa để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu khác nhau của các phân khúc thị trường thời trang.
Được thành lập bởi ngôi sao nhạc rock thời trang Gianni Versace vào năm 1978, Versace ngày nay là một trong các đầu tàu của xu hướng thời trang cao cấp và đồng thời là một trong những thương hiệu có tầm ảnh hưởng nhất quốc tế. Gianni khởi nghiệp là một freelance designer, người luôn có một suy nghĩ nhất quán trong việc thách thức mọi giới hạn của thời trang. Những đường cắt may sắc cạnh, màu sắc chói sáng, chất liệu lạ lùng của Gianni được tích hợp với tính nghệ thuật cao cấp và tính thời thượng đương đại. Sau cái chết của ông vào năm 1997, người em gái Donatella đã một tay gánh vác vương triều từ người anh trai và đưa thương hiệu Versace lên một tầm cao mới mới phong cách sáng tạo mới lạ của mình.
Trong một ngành công nghiệp luôn phải chịu sự áp lực từ nhãn hiệu logo, các hãng thời trang phải rất cẩn thận trong việc mở rộng loại hình sản phẩm, thế nhưng Hermes lại làm rất tốt việc mở rộng này.
Thương hiệu Dolce & Gabbana được 2 nhà thiết kế thời trang người Ý là Domenico Dolce và Stefano Gabbana thành lập vào năm 1985. Đây là thương hiệu thời trang cao cấp được nhiều ngôi sao Hollywood tin dùng như Madona, Gisele Bundchen, Monica Bellucci, Isabella Rossellini…
Fendi được sáng lậo bởi Adele Casagrande ở Rome vào năm 1918. Thương hiệu này nổi tiếng với các loại phụ kiện thời trang, nước hoa và quần áo cao cấp. Ngoài ra, Frendi cũng nổi tiếng với những mẫu thiết kế bằng lông thú được áp dụng các kỹ thuật sáng tạo để những bộ trang phục nhẹ nhàng nhưng vẫn hiện đại.
Burberry được thành lập bởi Thomas Burberry vào năm 1856 tại Basingstoke, Hampshire. Đây là một trong những thương hiệu quần áo sang trọng và đem lại lợi nhuận cao. Nó sản xuất hàng loạt các sản phẩm như áo khoác, nước hoa, phụ kiện thời trang, đồ trang sức và giày dép phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Thương hiệu này cũng được Hoàng gia Anh cấp giấy chứng nhận là thương hiệu riêng của Hoàng tử Charles xứ Wales và Nữ hoàng Elizabeth II. Ngày nay, thương hiệu này được biết đến trên khắp châu Âu, Mỹ và châu Á.
Chanel luôn là thương hiệu mang tính biểu tượng, từ logo chữ “C” được công nhận trên toàn thế giới đến những dòng nước hoa cổ điển, đặc biệt là dòng Chanel No. 5 luôn được coi là huyền thoại nước hoa trong gần một thế kỷ. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của thương hiệu này.
Không mở rộng chi nhánh, Chanel vẫn đảm bảo tài sản và đứng vững trong ngành công nghiệp thời trang cao cấp. Hãng lặng lẽ mua các xưởng chuyên về kỹ thuật mà nhiều hãng thời trang khác sử dụng trong các thiết kế thời trang cao cấp của họ. Bên cạnh đó, thương hiệu này đem đến điều kiện phát triển tốt hơn cho các công ty nhỏ trong ngành công nghiệp thời trang.
Christian Dior chính là người đã tạo dựng nên thương hiệu cao cấp Dior vào năm 1947. Bộ sưu tập đầu tiên khi cho ra mắt thương hiệu, New Look, đã tạo nên một cuộc cách mạng thời trang với việc thể hiện được 90 phong cách khác nhau cho thời trang nữ giới. Bộ sưu tập tuyệt vời đến nổi từng sản phẩm một đều được đặt hàng dù khi show diễn còn chưa kết thúc, và nhiều ngày sau đó ông vẫn ngờ là mơ bởi không ngờ công chúng đón nhận bộ sưu tập của mình tích cực đến thế. Bất cứ một người phụ nữ nào khi vận lên mình sản phẩm của Dior đều sẽ trở thành một quý bà đích thực.
Nhà sáng lập Hubert de Givenchy là người Pháp gốc Ý, sinh năm 1927. Năm 17 tuổi, Givenchy rời quê nhà Beauvais đến Paris và theo học tại trường nghệ thuật École des Beaux-Arts. Trong giai đoạn hậu thế chiến II, Givenchy làm việc cho các nhà thời trang có tiếng tăm như Jacques Fath (1945), Robert Piguet và Lucien Lelong (1946). Năm 1950, ông trở thành phụ tá đầu tiên của Elsa Schiaparelli và được bổ nhiệm là giám đốc sáng tạo. Năm 1952, Givenchy thành lập thương hiệu riêng của mình tại Plaine Monceau, Paris. Ông được xem là tài năng trẻ tuổi nhất trong làng thời trang mới của Paris lúc bấy giờ.
Prada chuyên về hàng cao cấp dành cho nam giới và phụ nữ. Thương hiệu này do Mario Prada, một nhà thiết kế thời trang người Ý, đứng đầu và thành lập từ năm 1913. Prada chuyên sản xuất các phụ kiện thời trang, quần áo, bikini, áo khoác, giày dép, nước hoa, túi xách, phụ kiện tóc… Hiện này công ty này được điều hành bởi Miuccia Prada, một nhà thiết kế người Ý, cháu gái út của Mario Prada. Công ty này luôn được mọi người chú ý bởi những thiết kế sáng tạo.
Được thành lập vào năm 1854, Louis Vuitton là một cái tên tối thượng trong làng thời trang Pháp, nhắc đến Louis Vuitton là nhắc đến những phẩm chất tốt nhất mà nhân loại từng khai sinh: hoàn hảo, tinh tế, xuất sắc và phong cách. Louis Vuitton xuất thân là một nghệ nhân chế tác rương người Pháp vào thế kỷ 19 ở Paris, ông đã tạo nên những chiếc rương tinh xảo và xa hoa nhất trong lịch sử loài người.
Gucci là thương hiệu thời trang có triết lý thiết kế hiện đại và đổi mới, với tinh thần quý tộc và kỹ nghệ thủ công bậc thầy mang tính di sản của Ý