SEO là khoản đầu tư dài hạn, các doanh nghiệp bán lẻ, thương mại điện tử cần theo dõi sát sao kết quả và các số liệu để đánh giá mức độ hiệu quả triển khai. Điều đó giúp thiết lập mục tiêu chuẩn xác, đưa ra giải pháp kịp thời và nắm bắt đúng thời điểm cần thay đổi chiến lược.
Thúc đẩy doanh số thương mại điện tử bằng social commerce. Sáng tạo nội dung chất lượng, phân tích số liệu SEO, tận dụng từ khóa liên quan thu hút truy cập... giúp doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến tăng trưởng doanh thu hiệu quả.
Hình thức mua sắm trực tuyến lên ngôi và dần thay thế kênh bán lẻ truyền thống nhờ những lợi thế về mặt công nghệ. Theo DP World, dự kiến đến năm 2023 ngành thương mại điện tử nói chung chiếm hơn 22% tổng doanh thu bán lẻ toàn cầu. Đây là tín hiệu tích cực các doanh nghiệp chủ động chuyển đổi số sớm.
Song để duy trì lợi thế cạnh tranh, mỗi đơn vị cần tận dụng các công cụ hiện hữu đúng thời điểm, phù hợp mô hình vận hành. Một trong số đó là tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO) nhằm tăng mật độ hiển thị trên các trang mạng xã hội. SEO sẽ góp phần tăng lượt truy cập và tỷ lệ mua hàng thành công, thu hút thêm khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách, doanh nghiệp bán lẻ có thể mất đi doanh số bán hàng tiềm năng, theo Tom Welbourne, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Good Marketer. Theo đó, Tom đã đưa ra một số gợi ý giúp doanh nghiệp thương mại điện tử lẫn các thương hiệu sở hữu website bán hàng trực tuyến thúc đẩy doanh số hiệu quả bằng thương mại điện tử xã hội (social commerce).
Một trong những khía cạnh quan trọng của SEO web là nội dung chất lượng sẽ giúp cải thiện xếp hạng trên công cụ tìm kiếm. Nội dung gốc phải có liên quan và hữu ích với đối tượng mục tiêu doanh nghiệp hướng đến.
Theo Tom, nội dung chất lượng là một trong những cách cải thiện khả năng hiển thị website, ứng dụng hiệu quả, giúp tăng traffic nhanh chóng. Ngoài ra để cải thiện SEO hiệu quả, việc lựa chọn các từ khóa phù hợp, nêu bật điểm mạnh và lợi thế cạnh tranh của nền tảng cũng giúp thu hút khách hàng tiềm năng.
Tuy mua sắm trực tuyến hiện thịnh hành bất kể người mua, người bán ở đâu, song nhiều người dùng vẫn nói rằng họ sẽ ưu tiên mua hàng những shop nội thành, lân cận để nhận hàng sớm, việc đổi trả cũng dễ dàng hơn nhiều. Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng thực phẩm tươi sống, nông sản, hoặc sản phẩm có hạn sử dụng ngắn ngày càng cần chú trọng SEO lân cận.
Vị Giám đốc Good Marketer cho rằng tối ưu SEO địa phương có thể giúp chạm đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn, đánh trúng tâm lý mua hàng nhanh, gần, dễ đổi trả.
"SEO địa phương thường bao gồm các bước như: thêm thương hiệu, gian hàng của bạn vào mục Google My Business - Doanh nghiệp của tôi; tạo các bài đăng trên blog hoặc mạng xã hội địa phương; tối ưu website bán hàng và ứng dụng bằng các từ khóa có liên quan đến tỉnh, thành, khu vực của bạn hoặc lân cận", Tom Welbourne liệt kê.
SEO là lĩnh vực phức tạp và không ngừng biến động. Một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp triển khai SEO thành công, hiệu quả là có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, dày dạn kinh nghiệm và tận tâm.
Tom Welbourne khuyên nếu không đủ điều kiện xây dựng đội ngũ SEO riêng, doanh nghiệp có thể cân nhắc việc kết nối với các agency chuyên về lĩnh vực này để tối ưu tính năng và hoạt động hiệu quả hơn.
Theo Tom Welbourne, nội dung là một trong những yếu tố quyết định chiến dịch thương mại xã hội thành công hay không. Mạng internet hiện nay tràn ngập thông tin và quảng cáo của các doanh nghiệp bán lẻ cả truyền thống lẫn trực tuyến. Để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần đảm bảo website hoặc ứng dụng của họ phủ sóng bởi loạt nội dung chất lượng cao.
Lazada là một trong những sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam chú trọng nội dung các kênh quảng bá, mua sắm, giải trí. Trong đó, hình thức livestream giới thiệu sản phẩm với sự góp mặt của các KOL, KOC liên tục đổi mới, được đầu tư chỉn chu, giúp tăng tỷ lệ mua hàng thành công, thu hút thêm nhiều đối tượng tiềm năng.
Nội dung ngoài mới mẻ, sớm cập nhật xu hướng còn cần được phân bố hợp lý mới giúp tăng hiệu quả quảng bá. Theo đó, ngoài trang web chính thức, thương hiệu, các nền tảng thương mại điện tử có thể tận dụng thêm những kênh đăng tải thông tin khác trên mạng xã hội, tích cực chia sẻ nội dung để tăng độ phủ sóng, chạm đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Ngày càng nhiều người dùng thiết bị di động lướt internet. Theo số liệu từ Hootsuite, tính đến tháng 1/2022, có đến 5,31 tỷ người, tương đương 67,1% dân số thế giới sử dụng điện thoại di độn. Trong đó, 192 triệu người lần đầu sử dụng mạng internet, nâng tổng số người dùng trên toàn cầu lên 4,95 tỷ.
Một báo cáo khác là State of Mobile 2022 của App Annie cũng cho thấy người dùng di động thông thường hiện dành trung bình 4 giờ 48 phút mỗi ngày để giải trí, làm việc, liên lạc và những mục đích khác. Đại dịch đã góp phần thúc đẩy ngày càng nhiều người lên mạng internet. Và thiết bị di động nhỏ gọn được họ ưa chuộng hơn các loại laptop hay máy tính bàn.
Số liệu người dùng thiết bị di động cho thấy doanh nghiệp thương mại điện tử ngoài chú trọng giao diện website cũng cần quan tâm nâng cấp, đầu tư cho ứng dụng. Ảnh: Freepik
Theo đó, ngoài việc đảm bảo website thương mại điện tử có giao diện thân thiện, dễ dùng, hút mắt, doanh nghiệp cũng cần chú trọng xây dựng ứng dụng, tối ưu hóa các công cụ trên thiết bị di động. Việc cải tiến các tính năng, tăng trải nghiệm mua sắm giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm mong muốn, tăng tỷ lệ đơn hàng thành công.
SEO là khoản đầu tư dài hạn, các doanh nghiệp bán lẻ, thương mại điện tử cần theo dõi sát sao kết quả và các số liệu để đánh giá mức độ hiệu quả triển khai. Điều đó giúp thiết lập mục tiêu chuẩn xác, đưa ra giải pháp kịp thời và nắm bắt đúng thời điểm cần thay đổi chiến lược.
Mặt khác, theo dõi SEO của đối thủ cạnh tranh cũng quan trọng không kém khi có thể giúp doanh nghiệp sớm có chiến lược "đánh phủ đầu" kịp thời, giữ vững lợi thế cạnh tranh.
Mạng xã hội ngày nay không còn dành cho cá nhân mà cả các tập thể, tổ chức và doanh nghiệp cũng có thể tận dụng, biến nó thành công cụ thúc đẩy doanh số hiệu quả. Ngoài giúp tiếp cận thêm nhiều đối tượng ở đa dạng độ tuổi, nhóm ngành, giới tính, các nền tảng mạng xã hội còn thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi phút. Nếu sử dụng đúng cách, công ty bán lẻ lẫn thương mại điện tử có thể thúc đẩy lượt truy cập vào ứng dụng, website của họ.
Các nền tảng mạng xã hội hiện nay được doanh nghiệp thương mại điện tử tích cực tận dụng để quảng bá, chạm đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Ảnh: Freepik
Mỗi nền tảng có điểm mạnh và yếu riêng. Tùy nhu cầu, đối tượng và ngành hàng, mỗi doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược social commerce và lựa chọn nền tảng sao cho phù hợp. Tại Việt Nam, hiện các sàn thương mại điện tử liên tục sử dụng Facebook, Instagram, Youtube, đặc biệt là TikTok, để quảng bá cho các chiến dịch ưu đãi, lễ hội mua sắm của mình.
Với những gợi ý từ Giám đốc Good Marketer, doanh nghiệp bán lẻ và các nền tảng thương mại điện tử có thể bắt đầu thực hiện SEO song song với social commerce để gia tăng hiệu suất, doanh số hiệu quả hơn trong tương lai.
Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.