Thiết kế web chuẩn schema

Sử dụng dữ liệu có cấu trúc để giúp Google hiểu nội dung trang web của bạn và bật các tính năng đặc biệt trong kết quả Tìm kiếm cho các trang của bạn

Mục lục

Thiết kế web chuẩn schema

Hiểu cách hoạt động của dữ liệu có cấu trúc

Google Tìm kiếm phải thực hiện nhiều thao tác để hiểu được nội dung của một trang. Bạn có thể giúp chúng tôi bằng cách cung cấp gợi ý rõ ràng về ý nghĩa của trang thông qua dữ liệu có cấu trúc trên trang. Dữ liệu có cấu trúc là một định dạng chuẩn để cung cấp thông tin về một trang và phân loại nội dung trang. Ví dụ: trên một trang về công thức nấu ăn, sẽ có các loại dữ liệu về nguyên liệu, thời gian nấu và nhiệt độ, lượng calo, v.v.

Google sử dụng dữ liệu có cấu trúc tìm thấy trên web để hiểu nội dung của trang cũng như thu thập dữ liệu về web và thế giới nói chung. Ví dụ: đây là đoạn dữ liệu có cấu trúc JSON-LD có thể xuất hiện trên trang công thức, trong đó mô tả tên công thức, người nghĩ ra công thức và các chi tiết khác:

Đánh giá năm sao

Google Tìm kiếm cũng sử dụng dữ liệu có cấu trúc để kích hoạt các tính năng đặc biệt và nâng cao trong kết quả tìm kiếm. Ví dụ: một trang về công thức nấu ăn có dữ liệu có cấu trúc hợp lệ sẽ đủ điều kiện xuất hiện trong kết quả tìm kiếm dạng đồ họa, như minh họa bên dưới:

Đánh giá năm sao

Vì dữ liệu có cấu trúc gắn nhãn cho từng thành phần riêng trong công thức, nên người dùng có thể tìm kiếm công thức của bạn theo nguyên liệu, lượng calo, thời gian nấu, v.v.

Dữ liệu có cấu trúc được mã hóa bằng cách sử dụng thẻ đánh dấu trên trang chứa dữ liệu đó. Dữ liệu có cấu trúc trên trang sẽ mô tả nội dung của trang đó. Bạn không nên tạo các trang trống chỉ để chứa dữ liệu có cấu trúc. Bạn cũng không nên thêm dữ liệu có cấu trúc về thông tin không hiển thị cho người dùng, ngay cả khi thông tin là chính xác. Để biết thêm nguyên tắc về kỹ thuật và chất lượng, hãy xem Nguyên tắc chung về dữ liệu có cấu trúc.

Schema là gì?

Schema hay Schema.org, Schema Markup là một đoạn code html hoặc code khai báo java script dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (structured data). Schema được tạo ra với sự hợp tác của 4 công cụ tìm kiếm nổi tiếng hiện nay là Google, Bing, Yandex và Yahoo. Schema được gắn vào website để giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết, phân loại và trả về kết quả nhanh chóng, chính xác hơn. Nếu không có Schema thì một website sẽ chỉ bao gồm các thông tin không có ngữ cảnh.

Tác động trong SEO của Schema là gì?

Việc bổ sung cấu trúc schema vào mã HTML, như đã nói, là cách đơn giản giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và giải thích nội dung trên trang một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là sử dụng schema (hay bất kì định dạng cấu trúc dữ liệu nào khác) không phải là một thủ thuật “hack” SEO hay công dụng thần thánh nào đó giúp bạn lên top trong vài ngày

John Mueller, trưởng bộ phân nghiên cứu xu hướng tiếp thị của Webmaster, cho rằng các công cụ tìm kiếm khổng lồ như Google hay Bing nên bổ sung yếu tố cấu trúc Schema vào danh sách các yếu tố xếp hạng tìm kiếm website. Nhưng không phải lúc này, đến hiện nay, Google vẫn khẳng định rằng việc sử dụng cấu trúc Schema không được sử dụng làm tín hiệu xếp hạng

Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần trên, việc cải thiện code với cấu trúc Schema giúp website của bạn xuất hiện nổi bật hơn trong SERPs, đồng thời hiển thị chi tiết về nội dung trên page, làm tăng tỉ lệ nhấp vào website, traffic là một trong những yếu tố xếp hạng được ưu tiên hàng đầu của Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác. Vì vậy, có thể khẳng định rằng Schema cũng tác động nhất định đến chiến dịch SEO.

Các loại dữ liệu có cấu trúc

Dữ liệu có cấu trúc cho sản phẩm

Hãy thêm đánh dấu vào các trang sản phẩm của bạn để Google có thể cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm trong kết quả Tìm kiếm nhiều định dạng — cả trên Google Hình ảnh. Người dùng có thể xem giá, lượng hàng có sẵn và thông tin đánh giá xếp hạng ngay trong kết quả Tìm kiếm.

Việc sử dụng thẻ đánh dấu để kích hoạt kết quả nhiều định dạng về sản phẩm sẽ giúp bạn thu hút người mua tiềm năng trong khi họ đang tìm kiếm các mặt hàng để mua trên Google Tìm kiếm hoặc tìm kiếm hình ảnh về các sản phẩm bạn bán. Hãy duy trì độ chính xác và cập nhật của thông tin sản phẩm để khách hàng của bạn tìm thấy các mặt hàng phù hợp ở thời điểm họ tìm kiếm.

Trang này giải thích cách đánh dấu thông tin sản phẩm của bạn để Google Tìm kiếm có thể hiển thị kết quả nhiều định dạng trong kết quả tìm kiếm. Khi thêm mã đánh dấu Product, sản phẩm của bạn cũng sẽ đủ điều kiện hiển thị kèm theo một huy hiệu trong Google Hình ảnh. Huy hiệu này có thể thu hút thêm nhiều người dùng nhấp vào nội dung của bạn.

Dữ liệu có cấu trúc đánh giá năm sao

Đoạn trích đánh giá là một đoạn trích ngắn từ một bài đánh giá hoặc điểm xếp hạng trên một trang web đánh giá, thường là điểm trung bình của các lượt xếp hạng do nhiều người đánh giá đưa ra. Khi Google tìm thấy các mục đánh dấu đánh giá hoặc xếp hạng hợp lệ, chúng tôi có thể hiển thị một đoạn trích chi tiết bao gồm số sao và thông tin tóm tắt khác từ bài đánh giá hoặc xếp hạng. Ngoài nội dung đánh giá, điểm xếp hạng là ý kiến đánh giá ở dạng số (chẳng hạn như 1 đến 5). Đoạn trích đánh giá có thể xuất hiện trong kết quả nhiều định dạng hoặc Bảng tri thức của Google. Bạn có thể cung cấp điểm xếp hạng cho các loại nội dung sau (và loại phụ của chúng):

Dữ liệu có cấu trúc dạng hỏi đáp

Trang Hỏi đáp là các trang web chứa dữ liệu ở định dạng câu hỏi và câu trả lời, cụ thể là một câu hỏi kèm theo câu trả lời. Đối với nội dung câu hỏi và câu trả lời, bạn có thể đánh dấu dữ liệu bằng các loại QAPage, Question và Answer trên schema.org.

Các trang được đánh dấu đúng cách sẽ đủ điều kiện hiển thị dưới dạng kết quả nhiều định dạng trên trang kết quả tìm kiếm. Kết quả nhiều định dạng này giúp trang web của bạn tiếp cận đúng người dùng trên Tìm kiếm. Sau đây là một ví dụ về kết quả mà bạn có thể thấy cho cụm từ tìm kiếm "Làm cách nào để tháo cáp bị kẹt khỏi cổng USB?" nếu trang của bạn được đánh dấu là chứa câu trả lời cho câu hỏi đó:

Ngoài việc giúp nội dung của bạn hiển thị dưới dạng kết quả nhiều định dạng như trên, việc đánh dấu trang Hỏi đáp sẽ giúp Google tạo một đoạn trích phù hợp hơn cho trang của bạn. Trong ví dụ trên, nội dung từ các câu trả lời có thể xuất hiện trong kết quả cơ bản nếu kết quả nhiều định dạng không được hiển thị.

Dữ liệu có cấu trúc bản đồ vị trí công ty cửa hàng

Khi người dùng tìm kiếm các doanh nghiệp trên Google Tìm kiếm hoặc Maps, kết quả Tìm kiếm có thể hiển thị thẻ Sơ đồ tri thức nổi bật, trong đó có chứa các chi tiết về một doanh nghiệp phù hợp với truy vấn. Khi người dùng tìm kiếm loại doanh nghiệp (ví dụ: "nhà hàng tốt nhất NYC"), họ có thể thấy một băng chuyền về các doanh nghiệp liên quan đến nội dung tìm kiếm. Thông qua dữ liệu có cấu trúc Doanh nghiệp địa phương, bạn có thể cho Google biết về giờ làm việc, các bộ phận khác nhau trong một doanh nghiệp, bài đánh giá cho doanh nghiệp của bạn và các thông tin khác. Nếu muốn giúp người dùng đặt chỗ hoặc đặt hàng trực tiếp trong kết quả Tìm kiếm, thì bạn có thể sử dụng API đặt chỗ trên Maps để cho phép đặt chỗ, thanh toán và thực hiện các thao tác khác.

Dữ liệu có cấu trúc cho video

Mọi người sử dụng Google Tìm kiếm để tìm và xem video. Mặc dù Google sẽ cố gắng tự động tìm hiểu chi tiết về video của bạn, nhưng bạn có thể cung cấp thông tin rõ ràng, chẳng hạn như phần mô tả, URL hình thu nhỏ, ngày tải lên và thời lượng, bằng cách đánh dấu video bằng thuộc tính VideoObject. Video có thể xuất hiện trong kết quả của Google Tìm kiếm, kết quả tìm kiếm video, Google Hình ảnh và Google Khám phá.

Dữ liệu có cấu trúc cho web fim

Hãy đánh dấu danh sách phim của bạn bằng dữ liệu có cấu trúc để người dùng có thể khám phá những bộ phim hấp dẫn qua Google Tìm kiếm. Bạn có thể cung cấp thông tin chi tiết về các phim này, chẳng hạn như nhan đề, đạo diễn và hình ảnh của phim. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng giao diện băng chuyền phim chỉ có trên thiết bị di động.

Dữ liệu có cấu trúc cho Logo công ty

Bạn có thể chỉ định hình ảnh mà Google Tìm kiếm nên sử dụng làm biểu trưng của công ty bạn trong kết quả tìm kiếm và Sơ đồ tri thức. Trong ví dụ bên dưới về cách sử dụng, Google Tìm kiếm sử dụng đánh dấu để nhận ra hình ảnh dùng làm biểu trưng của tổ chức. Điều này đảm bảo rằng hình ảnh đó sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm về công ty khi có thể. Thẻ đánh dấu như thế này là một tín hiệu hữu ích giúp các thuật toán Google Tìm kiếm hiển thị hình ảnh này trong Sơ đồ tri thức.

Dữ liệu có cấu trúc cho tìm kiếms

Hộp tìm kiếm liên kết trang web là một cách nhanh chóng để người dùng tìm kiếm trang web hoặc ứng dụng của bạn ngay trên trang kết quả tìm kiếm. Hộp tìm kiếm gợi ý nội dung tìm kiếm theo thời gian thực và triển khai các tính năng khác.

Google Tìm kiếm có thể tự động hiển thị hộp tìm kiếm trong phạm vi trang web của bạn khi trang xuất hiện trong kết quả tìm kiếm mà không yêu cầu bạn phải làm gì. Hộp tìm kiếm này do Google Tìm kiếm cung cấp. Tuy nhiên, bạn có thể cung cấp thông tin rõ ràng bằng cách thêm dữ liệu có cấu trúc WebSite. Khi đó, Google sẽ có thể hiểu rõ hơn về trang web của bạn.

Dữ liệu có cấu trúc cho đánh giá comment

Bài đánh giá phê bình là đoạn trích từ một bài viết đánh giá dài mà một biên tập viên đã tạo, quản lý hoặc tổng hợp cho nhà xuất bản. Các bài đánh giá phê bình xuất hiện trong kết quả Tìm kiếm dưới dạng đoạn trích từ nhà phê bình, tên của nhà phê bình và biểu tượng nhà xuất bản, giúp người đọc dễ dàng tìm thấy bài đánh giá và di chuyển đến trang web của bạn để đọc các bài đánh giá đầy đủ. Bạn có thể cung cấp bài đánh giá phê bình cho các loại nội dung sau:

Dữ liệu có cấu trúc cho web sách

Các hành động với Sách khiến Google Tìm kiếm trở thành một nơi để khám phá sách và tác giả. Người dùng cũng có thể nhanh chóng mua trực tiếp các cuốn sách mà họ tìm thấy từ kết quả Tìm kiếm. Là nhà cung cấp sách điện tử, bạn có thể cung cấp nguồn cấp dữ liệu cho Google bằng cách sử dụng giản đồ dữ liệu có cấu trúc bên dưới.

Dữ liệu có cấu trúc cho phần mềm

Hãy đánh dấu thông tin ứng dụng phần mềm trong phần nội dung của trang web để hiển thị chi tiết ứng dụng của bạn một cách rõ ràng hơn trong kết quả tìm kiếm của Google.

Dữ liệu có cấu trúc dành cho sự kiện

Trải nghiệm sự kiện trên Google giúp mọi người dễ dàng khám phá và tham dự các sự kiện thông qua kết quả của Google Tìm kiếm và các sản phẩm khác của Google, như Google Maps. Tính năng này mang lại nhiều lợi ích:

  • Kết quả giàu tính tương tác hơn: Sự kiện của bạn có thể đủ điều kiện xuất hiện trong trải nghiệm sự kiện trên Google kèm theo biểu trưng của bạn, phần mô tả sự kiện và nhiều nội dung khác.
  • Tăng cơ hội khám phá và chuyển đổi: Mọi người có cách mới để tương tác với tin sự kiện của bạn và nhấp vào trang web của bạn. Tìm hiểu xem Eventbrite đã làm thế nào để đạt được mức tăng hàng năm 100% về lưu lượng truy cập qua Google Tìm kiếm.

Có ba phương thức để giúp cho các sự kiện của bạn đủ điều kiện xuất hiện trên Google:

  • Nếu bạn sử dụng trang web của bên thứ ba để đăng sự kiện (ví dụ: bạn đăng sự kiện trên trang web bán vé hoặc mạng xã hội), hãy kiểm tra xem trang đăng sự kiện của bạn đã tham gia trải nghiệm tìm kiếm sự kiện trên Google chưa. Nếu trang này đã tích hợp với Google từ trước, hãy tiếp tục đăng các sự kiện của bạn trên trang web của họ. Bạn có thể dừng đọc ở đây.
  • Nếu bạn sử dụng một Hệ thống quản lý nội dung (CMS) (ví dụ: WordPress) và bạn không có quyền truy cập vào HTML của mình, hãy kiểm tra với CMS của bạn để xem có trình bổ trợ nào có thể thêm dữ liệu có cấu trúc vào trang web của bạn không. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Công cụ đánh dấu dữ liệu để thông báo cho Google về các sự kiện của bạn mà không cần phải chỉnh sửa HTML trên trang web của bạn.
  • Nếu bạn muốn chỉnh sửa HTML của mình, hãy sử dụng dữ liệu có cấu trúc để tích hợp trực tiếp với Google. Bạn sẽ cần phải chỉnh sửa HTML của các trang sự kiện.

Dữ liệu có cấu trúc cho đào tạo nghề

Đối với những người tìm việc và người sắp trở thành sinh viên có mong muốn trau dồi các kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng hay trường đại học, thì việc tìm chương trình đào tạo, so sánh chi phí và biết công việc nào đang có nhu cầu lớn thường khá khó khăn. Trải nghiệm đào tạo nghề trên Google Tìm kiếm giúp mọi người khám phá lộ trình phát triển sự nghiệp mới và sở hữu các kỹ năng để phục vụ công việc sau này. Hãy tìm hiểu thêm về trải nghiệm đào tạo nghề trên Google.

Bạn có thể tích hợp trải nghiệm đào tạo nghề bằng cách thêm dữ liệu có cấu trúc vào các trang web về chương trình của bạn. Dữ liệu có cấu trúc giúp Google hiểu rõ hơn nội dung trang của bạn và nhờ đó có thể hiển thị các chương trình đào tạo nghề phù hợp hơn cho người dùng. Nếu bạn mới bắt đầu sử dụng dữ liệu có cấu trúc, hãy đọc hướng dẫn của chúng tôi để hiểu cách hoạt động của dữ liệu có cấu trúc.

Dữ liệu có cấu trúc cho tuyển dụng

Bạn có thể cải thiện trải nghiệm tìm kiếm việc làm bằng cách thêm dữ liệu có cấu trúc JobPosting vào trang web tuyển dụng của mình. Việc thêm dữ liệu có cấu trúc giúp các tin tuyển dụng của bạn đủ điều kiện để xuất hiện trong một tính năng đặc biệt dành cho người dùng trong kết quả của Google Tìm kiếm. Bạn cũng có thể tích hợp với Google bằng cách sử dụng trang web việc làm của bên thứ ba.

Tuấn Graphic designer
Tuấn Graphic designer
Tuấn Graphic designer (Thiết kế đồ họa) sáng tạo, phác thảo cho các sản phẩm như: website, logo, banner, bao bì sản phẩm và tất cả những thứ liên quan đến giao diện. Mục tiêu là truyền tải thông điệp của doanh nghiệp và sản phẩm của mình đến với khách hàng. Sản phẩm có hấp dẫn, bắt mắt thì mới thu hút được nhiều người quan tâm. Xem thêm
FollowAction (13548) - LikeAction (13748) - WriteAction (479)