Có thể thấy, chat trực tuyến có thể tác động tới gần như toàn bộ quá trình ra quyết định mua hàng của một người tiêu dùng online. Tận dụng những lợi thế của chat trực tuyến để chủ động tương tác, tư vấn cho khách hàng sẽ thúc đẩy việc đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn, tăng sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng vào thương hiệu và tạo ra những giá trị bền vừng lâu dài trong lai.
Đã có rất nhiều mô hình về quy trình ra quyết định mua hàng được đưa ra từ trước tới nay, tuy nhiên, nền tảng và cốt lõi nhất vẫn là mô hình 5 giai đoạn:
Nhu cầu về một sản phẩm, dịch vụ nhất định có thể xuất phát từ bản thân khách hàng hoặc được “đánh thức” do tác động của quảng cáo (VD lướt Facebook thấy áo khoác đang khuyến mại nên quyết định mua). Ở thời điểm này, chắc chắn chat trực tuyến chưa thể tác động tới quy trình ra quyết định mua hàng.
Ở giai đoạn này, khách hàng sẽ tìm kiếm thông tin và đưa ra so sánh về sản phẩm, dịch vụ của các bên bán khác nhau.
Khi khách hàng đang tham khảo trên website của bạn, chat trực tuyến sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng, cung cấp cho họ thêm nhiều thông tin hơn, giải đáp băn khoăn và làm tăng thêm sự tin tưởng vào thương hiệu của bạn.
Tiếp tục ví dụ về việc mua chiếc áo khoác, sau khi tìm kiếm hoặc nhìn thấy quảng cáo, khách hàng vào website của bạn và tìm hiểu thông tin về sản phẩm. Chắc hẳn bạn rất tự tin, bởi website của bạn có tới hàng chục mẫu áo khoác; size số rất đa dạng phù hợp với rất nhiều dáng người; màu sắc, họa tiết vô cùng phong phú … khách hàng có thể thoái mái chọn lựa mẫu áo ưng ý cho mình. Nhưng bạn đã không nghĩ tới một thực tế là, với quá nhiều lựa chọn như vậy, khách hàng sẽ dễ bị phân vân. Hơn nữa khách mua hàng online vẫn luôn có những băn khoăn rất thường trực, chẳng hạn như chất liệu áo có tốt không, không được sờ tận tay nên không biết thực tế thế nào cả, size áo có chuẩn không, bình thường mặc size M nhưng nhìn form áo có vẻ nhỏ, có nên chọn size L không …?
Nếu khi đó, một nhân viên tư vấn xuất hiện với một lời chào thân thiện ở cửa sổ chat ngay trên website, cho khách hàng thấy “tôi là chuyên gia về sản phẩm này”, giải đáp thắc mắc, băn khoăn của khách hàng thì việc ra quyết định mua hàng chắc chắn sẽ được thúc đẩy nhanh hơn.
Đối với mua hàng trực tuyến, việc ra quyết định mua hàng không đơn giản như việc mua hàng truyền thống. Việc ra quyết định mua hàng bắt đầu từ khi khách cho hàng vào giỏ hàng (Add to cart) và thực hiện đầy đủ các bước thanh toán (Checkout) cần thiết. Chỉ khi khách hàng chọn Hoàn tất, việc mua hàng mới được coi là kết thúc. Chính bởi sự phức tạp này mà rất nhiều khách hàng đã bỏ giỏ hàng (thoát khỏi trang khi chưa thực hiện đầy đủ các bước thanh toán).
Ở giai đoạn này, nếu tư vấn viên có thể xuất hiện và hướng dẫn khách hàng thực hiện các bước thanh toán, tỷ lệ khách bỏ giỏ hàng chắc chắn sẽ giảm đáng kể.
Khách hàng sau khi mua hàng sẽ có những cảm nhận của riêng mình về sản phẩm, dịch vụ của người bán. Có những cảm nhận tốt, và có những cảm nhận không tốt, thậm chí là bực tức, khó chịu … Vậy chat trực tuyến có ảnh hưởng gì tới cảm nhận của khách hàng hay không? Câu trả lời là có. Nếu như tư vấn viên nhiệt tình, thân thiện, cung cấp nhiều thông tin hữu ích, giá trị tăng thêm cho khách hàng …. thì chắc chắn sự yêu thích, tin tưởng vào thương hiệu sẽ tăng lên. Kể cả không mua hàng, khách hàng vẫn sẽ chia sẻ thông tin, giới thiệu tới bạn bè …
Ngoài mạng xã hội, email, điện thoại, chat trực tuyến cũng là kênh tiếp nhận phản hồi của khách hàng rất tiện lợi, khách hàng sẽ không mất thời gian chờ đợi nhất là trong những trường hợp có khiếu nại, thắc mắc hay hỏi thêm các thông tin về bảo hành, đổi trả.
Có thể thấy, chat trực tuyến có thể tác động tới gần như toàn bộ quá trình ra quyết định mua hàng của một người tiêu dùng online. Tận dụng những lợi thế của chat trực tuyến để chủ động tương tác, tư vấn cho khách hàng sẽ thúc đẩy việc đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn, tăng sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng vào thương hiệu và tạo ra những giá trị bền vừng lâu dài trong lai.
Trong quy trình chăm sóc khách hàng thì bước đầu tiên là quản lý các thông tin khách hàng. Để quản lý tốt được các thông tin khách hàng, cần phải nắm được đầy đủ các yếu tố sau:
Lưu ý chỉ một sai sót nhỏ trong bước này có thể ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp.
Phân loại và lập danh sách khách hàng liên hệ giúp cho doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Từ những thông tin có trong hợp đồng, nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ biết được đâu là khách hàng mang lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp, đâu là khách hàng trung thành, khách hàng có tiềm năng lớn, khách hàng tiêu cực hay mang lại giá trị nhỏ… Từ đó có chính sách chăm sóc khách hàng tốt nhất để đạt được hiệu quả cao.
Tư vấn chăm sóc khách hàng là yếu tố quan trọng trong quy trình chăm sóc khách hàng trước bán hàng. Bời vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến việc chốt đơn của bạn. Bạn cần tư vấn đầy đủ chi tiết thông tin của các sản phẩm hay dịch vụ qua nhiều hình thức như email, workshop, hay gọi điện thoại…
Ví dụ: Khi bạn kinh doanh quần áo trẻ em thì phòng chăm sóc khách hàng có thể gửi email mỗi tháng một lần các mẫu mã, thiết kế mới nhất để khách tiện theo dõi.
Trong quá trình chăm sóc khách hàng, việc nhận được các thắc mắc hay khiếu nại từ khách là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, nhân viên chăm sóc khách hàng hãy luôn sẵn sàng chuẩn bị tinh thần để tiếp nhận thông tin, luôn giữ thái độ bình tĩnh, thân thiện để hỗ trợ các khách hàng. Nếu bạn làm tốt bước này sẽ giúp khách hàng hài lòng và nhớ đến sản phẩm thương hiệu của bạn.
Đây cũng là một bước quan trọng, giúp doanh nghiệp bán được hàng, giúp khách hàng hiểu rõ được những lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp. Lúc này, nhân viên cần phải có kỹ năng truyền đạt, hiểu rõ về sản phẩm để có thể tư vấn cho khách một cách tốt nhất, chốt đơn hàng một cách nhanh gọn lẹ.
Sau khi đã chốt được đơn hàng thành công, cần phải tiếp tục chăm sóc những khách hàng này để xây dựng mối quan hệ thân thiết, lâu dài, bền vững. Và từ đó đưa khách hàng trở thành khách hàng trung thành bằng phương pháp như: Email Marketing, SMS chúc mừng sinh nhật, các ngày lễ định kỳ, chúc Tết…
Nếu làm tốt bước này, khách hàng sẽ quay lại mua sản phẩm và thậm chí là giới thiệu cho người thân, bạn bè để sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
Mỗi nhân viên chăm sóc khách hàng phải có khả năng làm được và thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng. Làm việc với khách hàng hoàn toàn không dễ dàng. Nhân viên chăm sóc khách hàng - người phụ trách các mối quan hệ của công ty với khách hàng phải có một kiến thức phù hợp, kĩ năng và đạo đức nghề nghiệp cao.
Bạn sẽ chẳng thể lường trước được câu hỏi của khách hàng.
Vì vậy, hiểu sâu về sản phẩm công ty bạn đang cung cấp là một điều rất cần thiết. Bạn phải biết rõ đặc tính của sản phẩm, cách thức hoạt động, làm sao để sử dụng sản phẩm đúng cách, và tất cả những thông tin cơ bản khác về sản phẩm.
Đừng đánh giá thấp khách hàng của bạn.
Thông thường trải nghiệm khách hàng thiếu sự chú ý từ những người phụ trách dịch vụ khách hàng. Đó thật sự không phải là một cảm giác dễ chịu, nên hãy luôn lắng nghe khách hàng, hãy tạo sự chủ động trong cuộc hội thoại với khách hàng.
Hãy lắng nghe khách hàng và đưa ra câu trả lời kịp thời và thích hợp.
Trả lời những câu hỏi của họ bằng giọng điệu vui vẻ. Qua đó bạn có thể xây dựng một mối quan hệ tốt với khách hàng. Sử dụng từ ngữ thích hợp để khách hàng có thể có niềm tin vào sản phẩm của bạn và doanh nghiệp bạn.
Hãy dành thời gian để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.
Nếu bạn bình tĩnh lắng nghe khách hàng, bạn có thể sẽ tiết kiệm thời gian hơn vì tránh được việc hiểu nhầm ý của khách hàng. Đừng rời bỏ khách hàng quá sớm. Đó là một lỗi lầm thường xuyên có thể phá hoại ý kiến tích cực về công ty bạn.
Hãy thể hiện sự đồng cảm với khách hàng nếu bạn mong muốn hiểu họ hơn.
Khi bạn đồng cảm với các vấn đề của khách hàng, bạn sẽ giải quyết các vấn đề của họ hiệu quả hơn, và dễ dàng giới thiệu đến khách hàng giải pháp bạn đang cung cấp cho họ.
Sự thành thật mang lại lợi nhuận cho cả doanh nghiệp và khách hàng.
Nếu chỉ nói nửa sự thật, che giấu các thông tin liên quan với khách hàng thì uy tín của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hãy thành thật, ngay cả khi thông tin khách hàng cần sẽ không làm cho họ cảm thấy dễ chịu.
Mỗi khách hàng lại khác nhau nên bạn phải thật sự linh hoạt.
Ai trong chúng ta đều có những ngày vui hoặc buồn, kể cả khách hàng cũng vậy thôi. Nên đôi khi sẽ tốt hơn nếu bạn thông cảm cho họ, ngay với khách hàng đang bực bội, gắt gỏng. Hãy nhớ phải thể hiện sự quả quyết với những khách hàng không có thái độ lịch sự nhưng vẫn phải giữ bình tĩnh.
Khách hàng luôn đánh giá cao dịch vụ khách hàng có tâm.
Nhân viên chăm sóc khách hàng luôn phải thể hiện sự có tâm cao với công việc. Vì đây là những người đại diện cho bộ mặt của công ty. Khách hàng luôn đánh giá cao những nhân viên chu đáo, đặc biệt là khi nhân viên đó đang giúp họ giải quyết vấn đề.
Kiếm soát bản thân tốt khiến khách hàng luôn nhìn nhận bạn là một nhân viên chuyên nghiệp.
Hãy luôn bình tĩnh. Ngay cả khi có một số khách hàng thô lỗ, bất lịch sự, bạn vẫn phải giữ bình tĩnh. Dĩ nhiên là bạn không cần phải trở thành cái bao cát tập đấm bốc cho khách hàng. Nếu bạn đang cảm nhận thấy điều đó, một số khách hàng sẽ càng đi quá giới hạn và trở nên thô lỗ, hãy bình tĩnh nhưng phải thật quả quyết.
Đừng lo lắng khi phải nhận trách nhiệm.
Dĩ nhiên điều này khá dễ hiểu. Nếu bạn cung cấp một dịch vụ hoặc bán một sản phẩm, là đại diện của một công ty, bạn chịu trách nhiệm cho khả năng hoạt động của sản phẩm. Ngay cả khi khách hàng hiểu sai sản phẩm và làm hỏng sản phẩm, hãy giúp đỡ họ.
Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi xây dựng web bán hàng online được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.