Thành lập công ty

Thành lập doanh nghiệp hay thủ tục thành lập công ty đang là mối quan tâm của rất nhiều cá nhân, tổ chức khi có ý định xây dựng một cơ ngơi của riêng mình. Đây là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu một chặng đường mới cho mỗi cá nhân, tổ chức...

Mục lục

Thành lập công ty

Tên Hotline Địa chỉ
Công ty VietLicence 0901 433 131 HCM
Công ty Quốc Luật 0948 68 2349 HCM
Công ty Luật 24h 0934 675 566 Hà Nội
Công ty TOPICLAW (04) 63251730 Hà Nội
Công ty RAVOLAW 1900 6296 Hà Nội
Công ty LawKey 0967.591.128 Hà Nội
Công ty Hùng Phát 09.4888.4999 HCM
Công ty Hoàng Tân Min 0965.310.988 Hà Nội
Công ty Vạn Luật 02473 023 698 Hà Nội

Có nên thành lập công ty

Có nên thành lập công ty hay không? Lý do vì sao nên mở công ty riêng kinh doanh lại được nhiều người lựa chọn. Khi mở công ty cần lưu ý những gì? Là băn khoăn của nhiều doanh nhân khi có ý định mở 1 công ty để khởi nghiệp.

Hiện nay, việc kinh doanh rất đơn giản, chỉ cần bạn có vốn, có đam mê, có một chút kinh nghiệm cùng năng lực thì đã có thể kinh doanh lĩnh vực mình yêu thích. Vậy có nên thành lập công ty để kinh doanh hay không? Sau đây, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn 8 lý do nên mở công ty, bạn có thể tham khảo sau đó đưa ra quyết định của chính mình:

  1. Khi mở công ty, bạn có quyền quyết định, quyền quản lý, quyền làm chủ doanh nghiệp của mình.
  2. Việc mở công ty sẽ đem lại bước ngoặc lớn trong quá trình kinh doanh của chính bạn. Việc thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh có thể giúp thương hiệu, sản phẩm của bạn được nhiều người biết đến, được nhiều người tin tưởng và sử dụng, từ đó mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
  3. Mở công ty đồng nghĩa với việc mở rộng kinh doanh. Thay vì chỉ mở thêm 1 hay 2 chi nhánh bán lẻ nhỏ, bạn có thể thành lập cả một công ty chuyên kinh doanh mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ đó.
  4. Đăng ký mở công ty, tức là bạn hoạt động dưới quy định cũng như sự bảo vệ của pháp luật, quá trình kinh doanh của bạn trở nên nghiêm chỉnh và hoàn thiện từng ngày.
  5. Hơn nữa, khi mở công ty, thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp mà bạn kinh doanh sẽ được pháp luật bảo vệ. Doanh nghiệp khác không có quyền lấy thương hiệu của bạn để tiến hành kinh doanh.
  6. Thành lập công ty bạn sẽ tạo việc làm cho nhiều người khác.
  7.  Công ty của Việt Nam có tư cách pháp nhân hợp lệ sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  8. Ngoài ra, lý do cuối cùng về vấn đề tại sao phải thành lập công ty chính là việc thành lập một công ty giúp bạn thõa mãn niềm đam mê kinh doanh, trở thành một ông chủ, giám đốc chính hiệu.

Chi phí thành lập công ty

Chi phí thành lập công ty tốn bao nhiêu tiền? Cần đóng những loại thuế nào là băn khoăn chung của nhiều người khi có ý định thành lập doanh nghiệp. Thắc mắc này rất phổ biến nhưng chưa có website tư vấn nào giải thích một cách có hệ thống và chi tiết chi phí thành lập doanh nghiệp bao gồm những gì? Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết từng loại chi phí thành lập công ty phải chi ra tương ứng với từng loại thủ tục cần thực hiện từ lúc nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh đến khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty. Và các loại thuế cần phải đóng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp

Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian công sức và thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp. Chi phí thành lập công ty hết bao nhiêu tiền sẽ do nhiều yếu tố quyết định.

  • Nếu bạn thuê dịch vụ thành lập công ty thực hiện công việc gói Hoàn Thiện từ A-Z giá 5.300.000 đ đã bao gồm chữ ký số 1 năm giá 1.530.000đ Đăng ký vốn điều lệ =<10 tỷ đóng lệ phí môn bài 2.000.000đ Ký quỹ ngân hàng 1.000.000 đ thì chi phí thành lập công ty  = tối thiểu 8.300.000 đ
  • Nếu bạn thuê đơn vị dịch vụ thực hiện công việc gói Hoàn Thiện từ A-Z giá 6.260.000 đ đã bao gồm chữ ký số 3 năm giá 2.300.000 đ Đăng ký vốn điều lệ trên 10 tỷ đóng lệ phí môn bài 3.000.000đ Ký quỹ ngân hàng 1.000.000 đ thì chi phí thành lập công ty  = tối đa 10.070.000 đ

Tử đăng ký thành lập doanh nghiệp

1. Lệ phí đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đ (Đây là lệ phí quy định tại Điều 32 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp khi nộp hồ sơ thành lập công ty).

2. Lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đ (Đây là mức lệ phí phải nộp theo Thông tư 47/2019/TT-BTC).

  • Theo Luật doanh nghiệp quy định tạiĐiều 33 về Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

3. Chi phí khắc dấu tròn doanh nghiệp: 450.000 đ

  • (Lưu ý trước khi sử dụng con dấu tròn để đóng dấu hợp đồng và đóng dấu trong các giao dịch công việc thì doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu công ty lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia).

4. Chi phí mua chữ ký số khai thuế thời hạn 1 năm là 1.530.000 đ, thời hạn 3 năm là 2.300.000 đ

  • Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử dùng cho việc gửi báo cáo thuế qua mạng và gửi các loại báo cáo khác qua mạng mà không cần đến trực tiếp nơi cần nộp, chữ ký số thể hiện là dạng USB được mã hóa dùng thay cho chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật để ký tên lên tờ khai hoặc thao tác khác trên mạng nhằm xác định mọi thao tác là của doanh nghiệp.
  • Nam Việt Luật là một đại lý cung cấp chữ ký số lớn nhất cả nước, nếu các bạn có nhu cầu mua có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn miễn phí.

5. Chi phí mở tài khoản ngân hàng: Miễn phí. Ký quỹ tài khoản: 1.000.000 đ

  • Các ngân hàng thường mở tài khoản doanh nghiệp miễn phí. Tuy nhiên ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp ký quỹ duy trì tài khoản thông thường là 1.000.000 đ, sau này doanh nghiệp đóng tài khoản ngân hàng thì ngân hàng sẽ hoàn trả lại tiền ký quỹ này cho doanh nghiệp.
  • Thủ tục mở tài khoản ngân hàng ban đầu của doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Bản sao y công chứng CMND của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Bản sao y công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng của doanh nghiệp.

Giấy đề nghị mở tài khoản ngân hàng (Theo mẫu của ngân hàng).

6. Chi phí mua hóa đơn điện tử và phát hành hóa đơn: 850.000 đ

Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của luật kế toán. Hiện tại theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì kể từ ngày 1/11/2018 công ty mới thành lập bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khi xuất hóa đơn cho khách hàng.

Hiện tại có rất nhiều gói hóa đơn điện tử với nhiều loại chi phí khác nhau. Nam Việt Luật là một trong những đại lý uy tín được các nhà mạng ủy thác bán hóa đơn điện tử. Gói hóa đơn điện tử thấp nhất 300 số với chi phí là 850.000 đ

7. Lệ phí môn bài cần đóng của doanh nghiệp hàng năm: 2.000.000 đ hoặc 3.000.000 đ phụ thuộc vào mức vốn điều lệ công ty đăng ký.

Mức đóng lệ phí môn bài của doanh nghiệp khi thành lập căn cứ vào mức vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký như sau:

  • Nếu doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống thì mức lệ phí môn bài hàng năm phải đóng là: 2.000.000 đ (Hai triệu đồng)
  • Nếu doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì mức lệ phí môn bài hàng năm phải đóng là: 3.000.000 đ (Ba triệu đồng)

8. Các loại chi phí thành lập công ty khác của doanh nghiệp:

  • Chi phí làm thủ tục khai thuế ban đầu và đăng ký hóa đơn điện tử: Nếu bạn tự bỏ công và thời gian thực hiện thì không mất chi phí. Còn nếu các bạn thuê dịch vụ làm nhanh chóng,hiệu quả không phải suy nghĩ thì phí dịch vụ tương đương 1.790.000 VND.
  • Chi phí thiết kế đặt in bảng hiệu doanh nghiệp Mica (20x35): 220.000 đ.
  • Chi phí đặt dấu chức danh cho giám đốc công ty.
  • Chi phí tiếp cán bộ thuế.
  • Chi phí setup trang bị cơ sở vật chất văn phòng công ty (Tùy tiềm lực của công ty).
  • Chi phí thuê văn phòng/mặt bằng, trụ sở kinh doanh (Tùy tiềm lực của công ty).

Tổng kết: 

  • Nếu bạn tự bỏ công thực hiện và chọn mua chữ ký số 1 năm là 1.530.000 đ và đăng ký vốn điều lệ =<10 tỷ đóng lệ phí môn bài 2.000.000đ thì chi phí thành lập công ty bao gồm cộng dồn từ (1) + (2) + (3) + (4) + (5) + (6) + (7) + (8) = tối thiểu 6.250.000 đ
  • Nếu bạn tự bỏ công thực hiện và chọn mua chữ ký số 3 năm là 2.300.000 đ và đăng ký vốn điều lệ trên 10 tỷ đóng lệ phí môn bài 2.000.000đ thì chi phí thành lập công ty bao gồm cộng dồn từ (1) + (2) + (3) + (4) + (5) + (6) + (7) + (8) = tối đa 8.020.000 đ

Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Theo ghi nhận tại luật doanh nghiệp 2014, có 5 loại hình doanh nghiệp chính đó là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có ưu nhược điểm khác nhau mà phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng của cá nhân, tổ chức để lựa chọn mô hình thành lập phù hợp.

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết;
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

Thành lập công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.

Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.

Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát.

Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

  1. Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
  2. Công ty mua lại cổ phần đã phát hành
  3. Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn

Những ưu, nhược điểm của Công ty cổ phần:

Ưu điểm:

  • Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;
  • Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;
  • Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phần chào bán hoặc cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;
  • Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, không cần thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông với Sở Kế hoạch đầu tư, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

Nhược điểm:

  • Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;
  • Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, Kế toán.
  • Chỉ những cổ đông sáng lập mới hiển thị thông tin trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia (nếu có sự chuyển nhượng cổ đông thì cổ đông sáng lập vẫn còn tên trên đăng ký kinh doanh, không bị mất đi dù chuyển nhượng hết vốn). Các cổ đông góp vốn chuyển nhượng cho nhau không phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, chỉ thực hiện tại nội bộ doanh nghiệp và không được ghi nhận trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp của cơ quan quản lý.
  • Đối với công ty cổ phần khi chuyển nhượng cổ đông bị áp thuế thu nhập cá nhân theo chuyển nhượng chứng khoán là 0,1% (dù công ty không có lãi) vẫn bị áp mức thuế thu nhập cá nhân này.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Thành lập công ty tnhh là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quyền giảm vốn nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu. Công ty được quyền tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Ưu điểm:

  • Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu;
  • Cơ cấu tổ chức công ty đơn giản nhất trong các loại hình doanh nghiệp;
  • Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty;
  • Chính chủ sở hữu là người phụ trách kế toán của doanh nghiệp mà không cần thuê người khác.

Nhược điểm:

  • Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do chỉ có một thành viên và không có quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu
  • Lương của chủ sở hữu không được tính vào chi phí của doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.

Những ưu, nhược điểm của loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên như sau:

Ưu điểm:

  • Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;
  • Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;
  • Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
  • Thời hạn đăng ký lại vốn khi các thành viên chưa góp vốn đủ dài nhất: 60 ngày kể kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.
  • Khi chuyển nhượng vốn, thành viên chuyển vốn phải kê khai thuế và nộp thuế thu nhập cá nhân, trường hợp chuyển nhượng ngang giá góp vốn thì số thuế phải nộp bằng không.

Nhược điểm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;
  • Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những ưu điểm, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân.

Ưu điểm:

Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.

Nhược điểm:

Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

  • Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn;
  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty.

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Những ưu điểm, nhược điểm của Công ty hợp danh.

Ưu điểm:

Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

Nhược điểm:

Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. Thành viên góp vốn không có quyền quản lý doanh nghiệp nên có nhiều hạn chế đối với thành viên góp vốn.

Thông thường chỉ áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Hàng loạt các thông tư nghị định mới về giấy phép, thủ tục và quy trình thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp, cách thức đăng ký và hồ sơ thành lập công ty được chỉnh sửa và thay đổi. Trong những năm gần đây, xu hướng người Việt Nam muốn khởi nghiệp, thành lập công ty, tự ra làm chủ thay vì làm thuê nhanh chóng thu hút được nhiều sự chú ý của chính phủ, các ban ngành lãnh đạo

Bước 1. Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ công ty

1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp:

Có rất nhiều các loại hình công ty/doanh nghiệp hợp pháp khác nhau tại Việt Nam được chính phủ công nhận. Do đó, người đăng ký thành lập công ty cần nắm rõ các đặc điểm nổi bật của từng loại hình, từ đó lựa chọn để phù hợp với tình hình, với tầm nhìn phát triển của công ty. Có 4 loại hình doanh nghiệp tương đối phổ biến tại Việt Nam, các loại hình này sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần dưới nhé.

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty TNHH một thành viên, và công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
  2. Công ty/doanh nghiệp tư nhân
  3. Công ty cổ phần
  4. Công ty hợp danh

2. Chuẩn bị CMND (hộ chiếu) bản sao công chứng:

Bản sao công chứng CMND chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND không quá 15 năm.

3. Lựa chọn đặt tên công ty, địa chỉ trụ sở:

Người thành lập công ty hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trừ những đơn vị đã giải thể hoặc tòa án tuyên bố phá sản (đối chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Doanh Nghiệp )

Địa chỉ của trụ sở phải trên lãnh thổ của Việt Nam, có thông tin được xác định gồm số nhà, ngõ, ngách, hẻm (nếu có), phố, quận, thành phố,….

4. Lựa chọn vốn điều lệ:

Sẽ được nói chi tiết tại phần dưới của bài

5. Lựa chọn chức danh người đại diện công ty:

Giám đốc hoặc Tổng Giám Đốc

6. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh:

Bạn cần xác định rõ ngành nghề kinh doanh của mình có cần điều kiện bổ sung gì không (vốn pháp định, các quy định khác,…)

Bước 2. Tiến Hành Thành Lập Công Ty

1. Soạn thảo hồ sơ công ty

Hồ sơ công ty mà cần phải chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Dự thảo điều lệ công ty
  • Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập
  • Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề

2. Nộp hồ sơ công ty tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh

3. Trường hợp ủy quyền đi nộp phải có giấy ủy quyền

4. Có thể đăng ký thành lập của Website của sở kế hoạch đầu tư để tiết kiệm thời gian
Đăng ký tại website: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn

5. Được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ

Bước 3. Thủ Tục Làm Con Dấu Pháp Nhân

1. Cầm bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty
2. Dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp
3. Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND

Bước 4. Thủ Tục Thành Lập Sau Công ty

1. Tiến hành khai thuế ban đầu
2. Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử
3. Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài
( Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm, và mức thu phân theo bậc.
4. Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế Giá Trị Gia Tăng
5. Làm thủ tục mua, đặt in hóa đơn
6. Dán hoặc treo mẫu hóa đơn liên 2 tại trụ sở công ty
7. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Kinh nghiệm thành lập công ty riêng là điều mà bất cứ cá nhân hay tổ chức nào đang có ý định thành lập doanh nghiệp đều mong muốn tìm hiểu để tránh mắc phải những sai lầm không đáng có trong quá trình mở công ty riêng.
Chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết kinh nghiệm mở công ty riêng thông qua việc đã thực hiện mở công ty cho hàng nghìn cá nhân/tổ chức trên cả nước. Chúng tôi giúp các bạn hiểu rõ và chuẩn bị tốt nhất trong quá trình thực hiện thành lập doanh nghiệp riêng cho mình. Dưới đây là một số kinh nghiệm quý báu khi thành lập công ty giúp các bạn điều hành doanh nghiệp đúng định hướng để có thể đạt được mức lợi nhuận hàng tỷ đồng/tháng.

Tư vấn đăt tên công ty

  • Kinh nghiệm đặt tên công ty là khi đặt tên công ty thì phải lựa chọn tên công ty không được trùng lặp, không thuộc điều cấm của luật doanh nghiệp hiện hành. Khi đặt tên công ty nên lựa chọn tên doanh nghiệp đơn giản,dễ nhớ, gần gũi và gợi nhớ tới sản phẩm dịch vụ mình cung cấp. Như vậy mới dễ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và được nhiều người biết đến. Với thời đại truyền thông mạng xã hội mạnh mẽ như hiện nay thì chú ý lựa chọn đặt tên khi thành lập doanh nghiệp được rất nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm.
  • Ví dụ về đặt tên doanh nghiệp đơn giản, dễ nhớ, gợi nhớ đến sản phẩm dịch vụ
  • Nếu bạn kinh doanh máy tính Laptop: Đặt tên:" Công ty TNHH Dịch vụ LapTop Pro", như vậy tên này khá ngắn, chứa luôn tên sản phẩm, và rất dễ nhớ.
  • Nếu bạn kinh doanh thời trang, đầy đủ các sản phầm thời trang, bạn có thể đặt tên: Công ty Cổ phần AZ Fashion, như vậy tên chứa ký tự AZ - Làm khách hàng gợi nhớ đến công ty này cung cấp từ A đến Z tất cả các sản phẩm thời trang, và chữ: "Fashion" là chữ tiếng anh, ngắn gọn, và cũng có thể thuận lợi cho việc quảng bá thương hiệu đến các đối tác nước ngoài mua hàng hóa sản phẩm của công ty mình.

Tư vấn góp vốn thành lập công ty

Việc góp vốn thành lập doanh nghiệp trong thời hạn bao lâu? Góp vốn bằng tài sản gì? Thời hạn góp vốn vào công ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn này nếu doanh nghiệp chưa góp đủ vốn thì có trách nhiệm điều chỉnh giảm vốn điều lệ bằng số vốn thực góp. Tài sản góp vốn có thể bằng tiền mặt, ngoại tệ tự do chuyển đổi, Bất động sản, xe cộ, nhà cửa, Quyền sở hữu trí tuệ.

Tư vấn chọn mức vốn thành lập công ty

Khi thành lập doanh nghiệp, Nếu các bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường thì không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty. Còn nếu các bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì sẽ phải có mức vốn tối thiểu theo quy định của từng ngành nghề đó.

  • Ví dụ bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh: Thương mại, bán buôn hàng hóa thông thường như quần áo, mỹ phẩm, máy móc, thiết bị..v.v. thì đối với ngành nghề này pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu là bao nhiêu, bạn có thể tùy ý đăng ký mức vốn tùy thuộc vào khả năng góp vốn của bạn. Ví dụ như 100 triệu, 500 triệu, 1 tỷ..v.v..
  • Ví dụ khi đăng ký ngành nghề kinh doanh bất động sản yêu cầu vốn pháp định là 20 tỷ thì doanh nghiệp cần đăng ký mức vốn điều lệ công ty tối thiểu là bằng 20 tỷ thì cơ quan đăng ký kinh doanh mới cấp phép hoạt động. Tương tự đối với ngành kinh doanh dịch vụ bảo vệ là 2 tỷ.

Tư vấn chọn địa chỉ công ty 

Khi mới thành lập công ty ban đầu, các bạn cần đặt tiêu chí tiết kiệm tối đa chi phí để dành vốn cho hoạt động doanh nghiệp, cho nên bạn có thể đặt địa chỉ công ty mượn tại nhà người thân, bạn bè, hoặc thuê văn phòng ảo thành lập doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí nhất .Địa chỉ công ty cần phải rõ ràng, chính xác, một địa chỉ có thể đặt được nhiều công ty.

Tư vấn chọn người đại diện

Người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện mọi giao dịch nên là người quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Cho nên bạn cần lựa chọn người đại diện theo pháp luật phải là người có trình độ chuyên môn hoặc trình độ quản lý để điều hành doanh nghiệp, tránh việc lựa chọn người không đủ khả năng về kỹ năng kinh nghiệm. Tuy nhiên sau khi thành lập công ty các bạn vẫn có thể thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Tư vấn chọn ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề không yêu cầu điều kiện kinh doanh là khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh đó thì không cần chuẩn bị các điều kiện về chứng chỉ hành nghề hoặc chuẩn bị điều kiện về mức vốn pháp định.
Ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh là khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh đó thì cần chuẩn bị các điều kiện về chứng chỉ hành nghề hoặc chuẩn bị điều kiện về mức vốn pháp định.

Tư vấnchọn loại hình doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp mới nhất quy định và phân chia ra 05 loại hình doanh nghiệp phổ biến sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH Một Thành Viên, Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên, Công ty Cổ Phần, Công ty Hợp Danh. Luật doanh nghiệp cũng quy định rõ ràng tính chất, đặc điểm, quy mô, cơ cấu tổ chức quản lý, quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty. Sau khi thành lập doanh nghiệp, nếu bạn cảm thấy loại hình doanh nghiệp hiện tại chưa phù hợp thì bạn có thể chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang loại hình khác.

Tư vấn đóng thuế doanh nghiệp

  • Thuế môn bài (Mức đóng thuế môn bài phụ thuộc vào mức vốn điều lệ mà công ty đăng ký. Tham khảo mức đóng thuế môn bài tại bài viết: Vốn điều lệ là gì?). Công ty phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Thuế giá trị gia tăng. Đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đóng sau khi kết thúc năm tài chính
  • Thuế xuất khẩu (Đối với doanh nghiệp xuất khẩu). Đóng khi thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa.
  • Thuế nhập khẩu (Đối với doanh nghiệp nhập khẩu). Đóng khi thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa.

Tư vấn dịch vụ kế toán

Sau khi thành lập doanh nghiệp thì công ty cần phải có người làm kế toán. Kế toán của công ty thực hiện việc báo cáo thuế, đóng thuế, làm sổ sách, xuất hóa đơn chứng từ. Nếu doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài chính thì có thể thuê 01 người làm kế toán về công ty. Mức lương để kế toán có kinh nghiệm làm được việc này giao động từ 9-15 triệu. Còn nếu công ty muốn tiết kiệm chi phí ban đầu thì thuê dịch vụ kế toán tại Nam Việt Luật để tiết kiệm chi phí tối đa nhất.

Mô hình marketing cho doanh nghiệp mới thành lập

Trên một thị trường cạnh tranh khốc liệt như bây giờ, việc ứng dụng các mô hình truyền thông vào công việc kinh doanh là cực kì quan trọng với doanh nghiệp để giành thắng lợi trong cuộc tranh đấu chiếm chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng.

1. Mô hình marketing swot

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái trước tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình được nhiều người biết đến trong đo đạt kinh doanh của công ty.

Đây là mô hình được cài đặt

Để có thể giúp những người làm marketing đánh giá lại mặt hàng và thị trường của mình. Đa phần những người làm truyền thông đều phải chiết suất và đưa nó vào kế hoạch truyền thông của doanh nghiệp mình. Các bạn phải chiết suất, nghiên cứu và trả lời các câu hỏi liên quan đến điểm mạnh, nhược điểm, cơ hội và thách thức của mặt hàng bạn khi tung ra thị trường. Để biết lên một mô hình SWOT và hành động nó như thế nào các nàng đọc bài viết sau : đo đạt SWOT và làm sao để ứng dụng mô hình SWOT đạt kết quả tốt

2. Mô hình marketing 4C

Khi nói đến marketing, người ta bắt buộc nói đến marketing Mix (một số nơi thì để nguyên bản tiếng Anh, một số nơi quen gọi là truyền thông Hỗn hợp). Và khi nhắc đến marketing Mix, người ta hay nhắc đến 4P truyền thống. Tuy nhiên theo người có chuyên môn marketing hiện nay đã đưa rõ ra khái niệm 4C và gắn các C này với các P theo từng cặp để chú ý những người làm truyền thông luôn nhớ xem khách hàng là trọng điểm khi hoạch định các chiến lược tiếp thị. Các cặp P-C được “phối ngẫu” một cách có dụng ý này được biểu hiện trong hình vẽ dưới đây:

Chữ C đầu tiên – Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng)

Được gắn với chữ P – Product (sản phẩm) thể hiện quan điểm mỗi mặt hàng đưa rõ ra thị trường phải thực sự là một cách cho người tiêu dùng, nghĩa là nhằm giải quyết một nhu cầu thiết thực nào đó của người sử dụng chứ không phải chỉ là “giải pháp kiếm lời” của công ty.

Chữ C thứ 2 – Customer Cost (tiền của của khách hàng)

Được gắn với chữ P – Price (giá) biểu hiện quan điểm cho rằng giá của mặt hàng cần được nhìn nhận như là tiền bạc mà người mua sẽ bỏ ra.

Chữ C thứ ba – Convenience (thuận tiện)

Được gắn với chữ P – Place (phân phối) đòi hỏi cách thức cung cấp mặt hàng của doanh nghiệp phải tạo sự thuận tiện cho người tiêu dùng.

Chữ C cuối cùng – Communication (giao tiếp)

Được gắn với chữ P – Promotion (khuyến mãi, truyền thông) đòi hỏi công tác marketing phải là sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.

3. Mô hình marketing 4p

Mô hình 4p trong marketing là mô hình nghiên cứu marketing truyền thống kinh điển, thân quen nhất với dân marketer.

Đa phần toàn bộ các kế hoạch truyền thông được thiết lập đều bắt đầu với mô hình này. Với bốn thành tố chính:

Product (sản phẩm),

Price (Giá cả),

Mỗi người làm truyền thông cần nghiên cứu và thay đổi linh hoạt cho phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng và thị trường.

Product: mặt hàng

Mọi mô hình kinh doanh đều khởi nguồn từ một sản phẩm/dịch vụ thỏa mãn một mong muốn nào đấy của người tiêu dùng. Vì thế, việc bào chế insight của đối tượng mục tiêu để tạo ra sản phẩm đó là việc quan trọng cần làm khi lên chiến lược về mặt hàng.

Bên cạnh đó, việc chiết suất và tăng trưởng, cải tiến sản phẩm và dịch vụ liên tục cũng là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của công ty. Vì nhu cầu của người sử dụng luôn biến động theo thời gian và hoàn cảnh, đơn vị nào nhạy bén và có mặt hàng thỏa mãn được nhanh chóng thì sẽ thắng lợi.

Price: Giá cả

Chiến lược về giá rất quan trọng trong mô hình marketing mix. Đây cũng là một thách thức với công ty trong một thị trường cạnh tranh như hiện tại.

Nghiên cứu giá bán của đối thủ và khả năng chấp thuận của người tiêu dùng là một trong những công việc cần làm. Việc định giá chuẩn xác sẽ giúp thúc đẩy doanh số cũng giống như đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.

4. Mô hình 5p trong marketing

Đây chính là một mô hình truyền thông mới được phát triển dựa trên lý thuyết động lực tâm lý học tháp nhu cầu của Maslow. Một khảo sát đầu năm 2018 đã thu về một kết quả bất ngờ, đấy là đến 71% người tiêu dùng cho biết các chương trình khuyến mãi hay truyền thông ads không làm họ có ý định gắn bó với thương hiệu lâu dài. Họ thực sự mong muốn trung thành với một thương hiệu có sự kết hợp hài hòa, mang lại sự thỏa mãn mong muốn cho họ ở từng thời điểm.

Mô hình 4p trong truyền thông là nền tảng rất tuyệt vời để lên một chiến lược bán hàng không tỳ vết. Nhưng một điểm bất lợi cho các nhà làm marketing, đó là bí quyết tiếp cận người sử dụng theo mô hình này thường quan sát người sử dụng ở tình trạng tĩnh. Ví dụ: nhóm người tiêu dùng yêu thích giá tốt, nhóm khách hàng thích động vật…

Tuy nhiên

Mong muốn của chúng ta là một ý thức thay đổi cực kì đa dạng và khó đoán. Theo tháp nhu cầu Maslow, chúng ta có 5 group nhu cầu căn bản đó là: sinh lý, an toàn, xã hội, được tôn trọng và được biểu hiện mình.

Purpose: mục đích

Người tiêu dùng cảm thấy thỏa mãn khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ vì nó đã giúp họ đạt cho được một mục đích nào đấy hoặc nâng cấp giá trị bản thân. việc làm này nhằm thỏa mãn mong muốn thực sự của người tiêu dùng khi tìm đến sản phẩm.

Ví dụ: một anh chàng vào nhà hàng ăn có khả năng để thỏa mãn chiếc bụng đói (nhu cầu sinh lý), nhưng một cô gái khác đến đây chỉ để chụp ảnh đẹp đăng lên Facebook (nhu cầu được tôn trọng)…

Việc của các nhà làm marketing là khai thác tối ưu nhu cầu người sử dụng, chiết suất họ, nghiên cứu xem họ tìm kiếm điều gì khi đến với sản phẩm/dịch vụ. Khi đó công ty sẽ đưa ra những chiến lược khả thi để đáp ứng những mong muốn và nguyện vọng đó của khách hàng.

Cách tìm kiếm khách hàng cho công ty mới thành lập

Khi mỗi ngày có hàng chục doanh nghiệp sinh ra cũng là lúc có hàng chục doanh nghiệp khác phải chia tay với “cuộc chơi” khá sớm. Điều này là quy luật vận hành và đào thải tự nhiên của quá trình khởi nghiệp, tuy nhiên, nếu chủ doanh nghiệp đủ bản lĩnh, kiến thức, sự tinh khôn để lèo lái “con thuyền doanh nghiệp” của mình đi qua bão tố sẽ gặt hái được những thành quả rực rỡ. Vì vậy, bên cạnh ý tưởng khả thi, nguồn lực tài chính và nhân sự vững mạnh, bạn cần phải có kế hoạch khởi nghiệp cụ thể, rõ ràng, hiệu quả và phù hợp.

Trong kế hoạch start up, chiến lược Marketing là cực kỳ quan trọng, đòi hỏi bạn phải có chiến lược Marketing cụ thể, rõ ràng, đảm bảo hiệu quả để doanh nghiệp của bạn có thể tồn tại, sống còn trong chiến trường kinh doanh khắc nghiệt. Sẽ sai lầm nếu khi bạn không có chiến lược marketing cụ thể, điều này dẫn đến doanh nghiệp khởi nghiệp dễ thất bại trong kỷ nguyên 4.0 ngày nay.Khi có chiến lược Marketing tốt sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích thiết yếu như: tăng doanh thu, giúp thương hiệu tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, nâng cao giá trị thương hiệu doanh nghiệp.

1. Tiếp thị qua email

Tiếp thị qua kênh email vẫn là cách đơn giản, không tốn chi phí. Nhưng để tiếp cận hiệu quả, bạn cần có sự chọn lọc danh sách khách hàng tiềm năng. Khi tiếp cận nên đều đặn nhưng không gây nên quá “hung hăng” và làm cho khách hàng khó chịu.

2. Quảng cáo PPC

Quảng cáo Pay Per Click (PPC) là cách mang lại hiệu quả cao, khi chọn từ khóa có lượng người dùng truy cập cao sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng một cách gần nhất. Điều đó có nghĩa là bạn phải bỏ ra lượng chi phí cũng khá cao cho việc mua từ khóa. Tuy vậy, hiện nay vẫn có  thị trường ngách phù hợp cho những nhà khởi nghiệp có vốn đầu tư không cao.

3. Quảng bá thương hiệu cá nhân

Quảng bá thương hiệu cá nhân cũng rất quan trọng. Người ta vẫn thường có xu hướng tin vào một người khác hơn là một doanh nghiệp nào đó. Nhà khởi nghiệp có thể quảng bá hình ảnh, chuyên môn của mình trên blog nhằm thu hút lượng khán giả riêng.

4. Quảng bá qua diễn đàn và nhóm cộng đồng

Trên các diễn đàn, khách hàng thường đặt những câu hỏi và vấn đề cần giải đáp, bạn có thể vào trả lời họ theo chuyên môn đồng thời chèn thêm chút gợi ý về thông tin sản phẩm mình một cách khéo léo. Đây là cách dễ tiếp cận và tạo kết nối với khách hàng tốt.

5. Tiếp thị qua giới thiệu của khách hàng

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, khách hàng có khả năng mua sản phẩm nhiều hơn khi được bạn bè, người thân giới thiệu. Và trên thực tế, mọi người vẫn sẽ tin vào những lời giới thiệu cá nhân hơn. Vì thế, một trong cách tốt nhất để tiếp thị là thông qua khách hàng. Cách để tiếp thị qua giới thiệu khách hàng đó là tạo ra một hệ thống các khách hàng làm tiếp thị cho doanh nghiệp. Hay chẳng hạn, doanh nghiệp dành cho khách hàng mức chiết khấu khi khách hàng giới thiệu sản phẩm với khách hàng mới.

6. Truyền thông qua báo chí

Mọi người vẫn sẽ hay đọc tin tức, đây sẽ là cơ hội để doanh nghiệp đưa những thông tin chất lượng lên báo chí. Điều này giúp cho khả năng thương hiệu của doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng nhiều hơn.

7. Tiếp thị nội dung (content marketing)

Cách đơn giản để tiếp cận là tạo ra một “blog” cho doanh nghiệp, mỗi tuần bổ sung nội dung mới để cung cấp thêm thông tin cho người xem hay chỉ đơn giản là giúp họ giải trí một cách độc đáo, sáng tạo. Có thể sử dụng hình thức infographic hay video với nội dung hay giúp thu hút người xem ghé thăm trang nhiều hơn.

8. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Bạn có thể sử dụng công cụ trực tuyến để tìm kiếm những từ khóa phù hợp cho nội dung của mình. Điều này sẽ giúp thu hút đối tượng đến thăm trang nhiều hơn và cải thiện hiệu quả của trang. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đầu tư nội dung có chất lượng, phong cách viết nhất quán sẽ giúp tăng hiệu quả trang.

9. Truyền thông xã hội

Tiếp thị qua kênh mạng xã hội là một cách tốt, giúp bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn khi hiện tại dường như mọi người đều sử dụng công cụ mạng xã hội. Để tiếp thị hiệu quả qua kênh này, bạn cần xây dựng và đầu tư vào hồ sơ doanh nghiệp trên mạng xã hội, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, thông tin khách hàng mục tiêu yêu thích. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên tương tác với khách hàng mục tiêu, điều này sẽ giúp bạn duy trì và kết nối với khách hàng dễ dàng hơn. Lượng người truy cập và theo dõi trang sẽ tăng lên nhiều hơn.

Với 9 chiến lược Marketing trên, nếu bạn vận dụng đúng cách với mục tiêu rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp khởi nghiệp thành công. Hãy lựa chọn cho mình một phương án cho chiến lược Marketing phù hợp để có thể dễ dàng tăng nhận biết thương hiệu của bạn đối với khách hàng.

Top dịch vụ thành lập công ty uy tín

Thành lập doanh nghiệp để tiến hành hoạt động đầu tư, kinh doanh là mô hình phổ biến nhất, đem lại những ưu điểm vượt trội so với các hình thức khác. Việc nhiều người khởi nghiệp chọn mô hình này thì cũng là lúc những công ty làm dịch vụ thành lập doanh nghiệp cũng mọc lên như nấm.

Tuy nhiên bạn sẽ khó biết được đâu là đơn vị uy tín và chất lượng nhất để có thể tin tưởng lựa chọn. Vì thế, bài viết hôm nay Chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn các công ty làm dịch vụ thành lập doanh nghiệp nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất.

Tư vấn thành lập công ty VietLicence

Một địa chỉ cuối cùng trong top 10 những công ty làm dịch vụ thành lập doanh nghiệp/công ty uy tín nhất mà chúng tôi giới thiệu hôm nay đó là VietLicence. Đây là một đơn vị chuyên tư vấn và thực hiện dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp. Công ty xác định sự mệnh của mình là phục vụ, hỗ trợ cho sự thành công của doanh nghiệp.

Luôn đồng hành với doanh nghiệp trên tinh thần hiệu quả, uy tín, nhanh chóng và chi phí hợp lý.

  • Địa chỉ: 31B Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
  • Hotline: 0901 433 131 – 08.38219231

Hi vọng rằng, bài viết này phần nào giúp được các bạn có thêm lựa chọn uy tín để hợp tác làm dịch vụ thành lập doanh nghiệp. Trong kinh doanh, người nào càng có tính cẩn thận và tỉ mỉ sẽ là người dễ dàng thành công. Ngay từ những bước đầu tiên gây dựng sự nghiệp thì điều này càng quan trọng hơn.

Quốc Luật – Hãng tư vấn thành lập công ty uy tín

Với đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn, bề dày kinh nghiệm Quốc Luật là công ty uy tín tại Việt Nam được sự đánh giá rất cao của khách hàng trong nước và nước ngoài. Luôn luôn nỗ lực mang đến sự hài lòng cho quý khách hàng trong từng dịch vụ. Biến việc thành lập công ty tưởng là khó khăn phúc tạp trở nên nhanh chóng và dễ dàng nhất.

Quốc Luật cam kết trở thành đối tác tin cậy cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam và trên trường quốc tế.

  • Địa chỉ: 85 Hoàng Sa, phường Đa Kao, quận 1, TP. HCM
  • Hotline: 0948 68 2349 (Mr.Luân) – 0911 53 2929 (Ms.Tâm)
  • Website: https://quocluat.vn/

Tư Vấn Luật 24h

Với mục tiêu xây dựng một tổ chức tư vấn luật theo định hướng phát triển chuyên nghiệp tại Việt Nam. Nhằm bảo vệ và tối đa hoá lợi ích cho khách hàng thông qua việc cung cấp những dịch vụ pháp lý, giải pháp đạt chất lượng cao.

Tư vấn và Dịch vụ Tổng hợp 24h cam kết luôn nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp dịch vụ trọn gói với giá tốt nhất.

  • Địa chỉ: P2010, Tầng 20, tòa nhà VP6, bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 0934 675 566 – 0917 67 3366 – 0976 352 944
  • Website: http://tuvanluat24h.com.vn/

TOPICLAW – Công ty tư vấn luật doanh nghiệp uy tín

Công ty Topiclaw hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn đề thành lập doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh, đăng ký sở hữu trí tuệ,… Là một trong những thương hiệu luật uy tín và giải quyết hồ sơ nhanh nhất.

Ngoài ra công ty Topiclaw có trụ sở và chi nhánh ở cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cùng với đội ngũ luật sư đông đảo đảm bảo sẽ giải quyết được những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.

Tại Hà Nội:
– Địa chỉ: Số 32 Biệt Thự Liền Kề 8, khu đô thị Văn Khê, phường La Khê, quận Hà Đông
– Hotline: (04) 63251730

Tại TP. HCM:
– Địa chỉ: 62A Toà nhà Song Đô – Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3
– Hotline: (08)627.63915

Website: http://topiclaw.vn/

BRAVOLAW – Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp hàng đầu

Được biết đến là một công ty làm dịch vụ thành lập doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. BRAVOLAW cam kết mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Công ty đảm bảo mọi thủ tục diễn ra nhanh chóng, uy tín và an toàn về mặt pháp lý cho mọi doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, BRAVOLAW luôn sẵn sàng nhận tư vấn miễn phí cho khách hàng. Tận tình giải đáp thắc mắc khi khách hàng gặp rặc rối với các thủ tục pháp lý. Với tôn chỉ đặt khách hàng lên hàng đầu và lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình, BRAVOLAW những năm qua luôn nhận được sự ủng hộ và tin tưởng của rất nhiều đơn vị.

  • Địa chỉ: Phòng 3013, Toà nhà RIVERSIDE GARDEN 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  • Hotline: 1900 6296
  • Website: https://bravolaw.vn/

Công ty TNHH tư vấn LawKey Việt Nam

LawKey Việt Nam tự hào là đơn vị cung cấp nhiều gói dịch vụ tốt nhất với mức giá cạnh tranh nhất. Hàng năm, LawKey phục vụ cho hàng nghìn khách hàng, là các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn trong và ngoài nước.

Khi sử dụng dịch vụ của công ty, khách hàng sẽ được nhận thêm nhiều khuyến mãi và hậu mãi tốt nhất. Đây vừa là chính sách để tri ân khách hàng vừa là để gắn bó mật thiết với các khách hàng trung thành.

  • Địa chỉ: Phòng 1605 tầng 16 toà B10B, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 0967.591.128
  • Website: https://lawkey.vn/

Luật Hùng Phát – Dịch vụ thành lập công ty tại TP HCM

Công ty kế toán và tư vấn luật Hùng Phát là công ty lâu đời trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công ty cũng cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký xin giấy phép kinh doanh giá rẻ, trọn gói, nhanh nhất tại TP. HCM và Hà Nội.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, công ty luôn cam kết đem đến cho quý khách hàng dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp nhất.

  • Địa chỉ: 153 Đặng Văn Ngữ, P14, Q. Phú Nhuận, TP.HCM
  • Hotline: 09.4888.4999
  • Website: https://luathungphat.vn/

Công Ty Tư Vấn Luật Hoàng Tân Minh

Bạn đang có nhu cầu thành lập công ty – thành lập doanh nghiệp nhưng chưa biết cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ như thế nào. Hãy gọi ngay đến tổng đài tư vấn của Công ty tư vấn luật Hoàng Tân Minh để được hỗ trợ và giải đáp tận tình, miễn phí. Đem lại cho khách hàng các dịch vụ hoàn hảo.

Sau gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vưc này công ty Hoàng Tân Minh là một đơn vị uy tín được nhiều khách hàng khuyên dùng.

  • Tại Hà Nội:
    – Địa chỉ: Số 61 ngõ 649 đường Kim Mã, P. Ngọc Khánh, Q. Ba Đình, Hà Nội
    – Hotline: 0965.310.988 –  0963.882.941
  • Tại TP. HCM:
    – Địa chỉ: Số 46 đường Quang Trung, Q. Gò Vấp, TP.HCM
    – Hotline: 0965.310.988
  • Website: http://www.thanhlapcongtyhn.com/

Vạn Luật – Hãng luật uy tín và chuyên nghiệp

Tư vấn Vạn Luật với đội ngũ chuyên viên đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp. Chuyên cung cấp các dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, tư vấn lập dự án đầu tư, hoàn thành các thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Vạn Luật tự hào đang tạo ra sức mạnh và sinh khí cho hàng nghìn doanh nghiệp. Qua đó công ty nỗ lực góp sức mình vào sứ mệnh vì sự phát triển của tư vấn Luật tại Việt Nam. Với hơn 3300 khách hàng tin tưởng, gần 7000 dự án đã hoàn thành, Vạn Luật đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình.

  • Địa chỉ:
    – Hà Nội: P803 Toà N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm
    – TP. HCM: 22B đường 25, phường Bình An, quận 2
  • Hotline: 02473 023 698
  • Website: https://vanluat.vn/

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thành lập trang website được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Biên tập viên
Biên tập viên
Biên tập viên Nắng Xanh. Chuyên biên tập cập nhật nội dung mới nhất về công nghệ, công ty... Xem thêm
FollowAction (17406) - LikeAction (17606) - WriteAction (325)