Thành lập công ty phải đóng những thuế gì

Bên cạnh một số loại thuế doanh nghiệp nào cũng phải nộp còn có một số loại thuế khác chỉ những doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc thù mới phải nộp. Chúng tôi giúp các doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi về những loại thuế phải nộp sau khi thành lập doanh nghiệp?

Mục lục

Đối với các bạn trong quá trình tìm hiểu thành lập doanh nghiệp, các bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi thắc mắc liên quan đến vấn đề những loại thuế nào cần phải đóng khi thành lập công ty? Việc tìm hiểu đó là hoàn toàn đúng vì các bạn cần tính toán và định hướng được những loại chi phí cần thiết đề điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, được cấp mã số thuế tức là đã thành lập công ty bạn sẽ phải đóng thuế, các loại thế và mức đóng như thế nào sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh doanh thực tế. Vậy những loại thuế nào doanh nghiệp cần phải đóng khi thành lập công ty doanh nghiệp? Dưới đây là những loại thuế bạn bắt buộc phải nộp theo quy định của pháp luật:

Thành lập công ty phải đóng những thuế gì

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp   =      

        Thu nhập tính thuế      x     

       Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp     

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được căn cứ vào doanh thu của doanh nghiệp trong năm.

Doanh thu đến 20 tỷ đồng

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%

Doanh thu từ trên 20 tỷ đồng

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%;

Riêng doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 32% - 50%.

Riêng với doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ năm 2018, sẽ được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường nêu trên (theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017). 

Lệ phí môn bài

Theo Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, mức nộp lệ phí môn bài của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào mức vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống

Lệ phí môn bài là 02 triệu đồng/năm

Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng

Lệ phí môn bài là 03 triệu đồng/năm

Tuy nhiên, từ năm 2018, theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017, hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được miễn lệ phí môn bài trong 03 năm đầu.

Thuế giá trị gia tăng

Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 quy định: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Riêng doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động sẽ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Phương pháp khấu trừ: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

Phương pháp trực tiếp: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.

Trong đó, thuế suất thuế GTGT đối với các doanh nghiệp dao động ở các mức 0% - 5% - 10% (tùy từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp).

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải đóng loại thuế này theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 như: Thuốc lá, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ…

Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = 

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt

        x      

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phải chịu các loại thuế này.

Theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, hai loại thuế này áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %; phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp.

- Với phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %: Số tiền thuế được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.

Trong đó, thuế suất được xác định theo từng mặt hàng chịu thuế, quy định tại Phụ lục 1, Thông tư 182/2015/TT-BTC.

- Với phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp: Số tiền thuế được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.

Thuế tài nguyên

Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khai thác tài nguyên theo Điều 2 Luật Thuế tài nguyên năm 2009 (như khai thác khoáng sản kim loại, không kim loại, dầu thô…) phải nộp thuế tài nguyên.

Số tiền thuế tài nguyên   =     

Sản lượng tài nguyên tính thuế    

   x    

        Giá tính thuế x thuế suất        

Xem thêm: Nên thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân.

Các thủ tục cần thực hiện về thuế sau khi thành lập công ty

Mở tài khoản ngân hàng

  1. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải lập tài khoản ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền.
  2. Mở tài khoản ngân hàng nhằm thực hiện các giao dịch thanh toán bằng chuyển khoản và nộp thuế điện tử.

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng;
  • 01 bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp;
  • 01 bản sao chứng thực Thẻ căn cước hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực người đại diện theo pháp luật;
  • 01 bản sao chứng thực của Giấy chứng nhận mẫu dấu.

Sau khi hoàn tất thủ tục mở tài khoản và có được tài khoản của ngân hàng, doanh nghiệp cần thông báo cho Sở kế hoạch và Đầu tư về tài khoản ngân hàng này.

Đăng ký chữ ký điện tử thực hiện nộp thuế điện tử

Doanh nghiệp đặt mua chữ ký số và đăng ký sử dụng với nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của doanh nghiệp khi nộp thuế điện tử.

Hồ sơ bao gồm:

  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao có chứng thực CMND hoặc Thẻ căn cước của người đại diện của doanh nghiệp.

Đăng ký phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng (GTGT): 

  • Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC, các cơ sở kinh doanh được quy định tại Khoản này có quyền đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế gtgt theo phương pháp khấu trừ.
  • Doanh nghiệp nộp mẫu số 06/GTGT đề nghị áp dụng phương pháp tính thuế gtgt khấu trừ tới cơ quan thuế quản lý để được xuất hóa đơn đỏ.

LƯU Ý: Doanh nghiệp cần nộp trước thời hạn nộp hồ sơ KHAI THUẾ đầu tiên phát sinh. Nếu đến hết thời hạn trên mà không nộp đơn thì mặc nhiên sẽ thuộc trường hợp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp.

Quy định chung về nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các Luật thuế.

Việc phân chia các “loại thuế” có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cơ quan nhà nước kiểm soát được vấn đề nộp thuế của người tham gia nộp thuế, cũng như có thể xây dựng được các chính sách về thuế có lợi cho người nộp thuế.

Theo đó theo quy định của pháp luật hiện hành, các loại THUẾ hiện nay bao gồm:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế tndn);
  • Thuế thu nhập cá nhân (thuế tncn);
  • Thuế giá trị gia tăng (thuế gtgt);
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt;
  • Thuế xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Thuế tài nguyên;
  • Thuế sử dụng đất.
  • Các loại thuế khác.

Do thuế là nghĩa vụ bắt buộc của tổ chức, nên việc không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế sẽ bị xử phạt theo pháp luật, tuỳ theo mức độ mà có thể bị xử lý hình sự: TRỐN THUẾ BAO NHIÊU THÌ BỊ KHỞI TỐ HÌNH SỰ

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thành lập web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Biên tập viên
Biên tập viên
Biên tập viên Nắng Xanh. Chuyên biên tập cập nhật nội dung mới nhất về công nghệ, công ty... Xem thêm
FollowAction (17318) - LikeAction (17518) - WriteAction (325)