Khái niệm công ty liên doanh được quy định tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau: Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Mặc dù, gần dây trong Luật Đầu tư 2020 khái niệm này không còn, nhưng trên thực tế các nhà đầu tư vẫn thường xuyên sử dụng thuật ngữ công ty liên doanh để chỉ các công ty có vốn góp của cả nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, công ty liên doanh hiện nay đang tồn tại có thể là:
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới thì việc thành lập công ty liên doanh với nước ngoài dành cho các tổ chức, cá nhân, nhà đầu tư không còn là điều xa lạ nữa. Là một trong những mô hình hợp tác phổ biến, lựa chọn an toàn và hiệu quả đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải chủ đầu tư nào cũng đều có những hiểu biết về quy định về công ty liên doanh. Nhằm giúp đỡ các nhà đầu tư nắm bắt và am hiểu sâu về các quy định pháp luật liên quan để đưa việc kinh doanh vào hoạt động hiệu quả, Chúng tôi giới thiệu một số thông tin cơ bản về quy định thành lập công ty liên doanh chi tiết và mới nhất hiện nay.
Thực ra hiện nay chưa có văn bản nào định nghĩa một cách hoàn chỉnh về công ty liên doanh, do đó, ở đây chúng ta chỉ nói tới khái niệm mà mọi người vẫn tự đưa ra.
Công ty liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.
Công ty liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần mỗi bên sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp.
Công ty liên doanh mang tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư
Vốn pháp định của công ty liên doanh: Vốn pháp định ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư.
Trong tổ chức hoạt động của công ty liên doanh: Có sự phối hợp cùng góp vốn trong việc đàu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam. Mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu căn cứ vào tỷ lệ góp vốn của các bên.
Công ty phải đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp, liên quan đến hoạt động mà công ty dự định kinh doanh. Hơn nữa, cần tiến hành tra cứu mã ngành nghề theo hệ thống ngành nghề kinh tế cấp 4 Việt Nam mới nhất, để có thể ghi rõ mã ngành nghề trong giấy phép kinh doanh.
Theo quy định của luật doanh nghiệp mới nhất, muốn thành lập công ty liên doanh các nhà đầu tư cũng cần có một số điều kiện nhất định. Sau đây là một số điều kiện thành lập công ty liên doanh bạn cần tuân thủ:
Khởi nghiệp là hoạt động để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh và xây dựng mô hình hoạt động để đem lại doanh thu, lợi nhuận từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà các cá nhân, doanh nghiệp đang nhắm đến. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra làm cho các doanh nghiệp băn khoăn, ví dụ như sau đây:
Công ty liên doanh là một loại hình doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài. Đó cũng có thể là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Sau khi đã đáp ứng tốt các điều kiện thành lập công ty liên doanh đúng với quy định của Luật doanh nghiệp và luật đầu tư, thì tiếp theo, bạn có thể bắt đầu tiến hành thủ tục thành lập công ty liên doanh với nước ngoài theo quy trình sau:
Hồ sơ thành lập công ty liên doanh gồm những giấy tờ sau:
Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh:
Sở kế hoạch và đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp có quyền và trách nhiệm:
Sau đó doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư của tình Liên doanh. Sau đó, Sở KH & ĐT sẽ xem xét và cấp giấy phép cho doanh nghiệp sau 3 5 ngày làm việc. Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ và sai sót, sở Kế hoạch và đầu tư sẽ trả lời doanh nghiệp lý do thông qua văn bản.
Nhà đầu tư làm các thủ tục khác sau khi thành lập công ty liên doanh với nước ngoài như khắc dấu, nộp thuế…
Doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục để công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định để tránh bị xử phạt hành chính. Doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng tối đa 30 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh và đóng đầy đủ lệ phí theo quy định.
Khắc con dấu là việc doanh nghiệp phải thực hiện sau khi có mã số thuế. Số lượng và hình thức con dấu sẽ do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên, cần đảm bảo đầy đủ thông tin công ty như tên và mã số doanh nghiệp. Sau khi đặt khắc con dấu thành công, doanh nghiệp thực hiện công bố mẫu dấu công khai trên cổng thông tin điện tử quốc gia.
Công ty phải tiến hành đăng ký mua chữ ký số online để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến, online. Hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của công ty. Kế toán của công ty sẽ dùng tài khoản chữ ký số đã mua để thực hiện đóng thuế online cho doanh nghiệp theo đúng quy định.
Doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty để có thể thực hiện các hoạt động liên quan đến tiền. Chủ doanh nghiệp ra ngân hàng và mang theo con dấu, giấy phép đăng ký doanh nghiệp cũng như CMND để đăng ký mở tài khoản. Sau đó, làm thủ tục báo lên Sở Kế hoạch và đầu tư số tài khoản này.
Bạn cần đặt làm bảng hiệu cho công ty và treo bảng hiệu tại địa chỉ kinh doanh. Bảng hiệu có thể lớn hoặc nhỏ, hình thức do doanh nghiệp quyết định, nhưng phải lưu ý là bảng hiệu có đủ những thông tin cần thiết thể hiện được thương hiệu công ty như tên, số điện thoại, địa chỉ, mã số doanh nghiệp…
Ngoài ra, cần tiến hành phát hành thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng và đặt in hóa đơn để sử dụng. Nếu không doanh nghiệp cũng có thể đặt mua hóa đơn từ cơ quan thuế.
Sau khi mua chữ ký số, đăng ký đóng thuế môn bài qua mạng thì công ty cần thực hiện kê khai và nộp tờ kê khai thuế đầy đủ. Bạn hãy đến cơ quan thuế sở tại tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn, nhận kết quả đặt in hóa đơn, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, và cuối cùng được xuất hóa đơn VAT.
Hơn nữa, doanh nghiệp cần đóng những loại thuế như:
Các thành viên, cổ đông công ty liên doanh sẽ phải góp vốn vào công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
Công ty liên doanh cần thuê một kế toán để có thê quyết toán sổ sách, thuế ban đầu, nộp tờ khai thuế đúng quy định. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán thuế trọn gói.
Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thành lập web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.