Thành lập công ty gia đình

Hy vọng những kinh nghiệm thành lập công ty gia đình trên đây sẽ hữu ích với doanh nghiệp khi mở công ty. Hãy liên hệ đến Chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nếu có bất cứ vướng mắc nào cần giải đáp.

Mục lục

Để thành lập công ty gia đình, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ những thông tin, hồ sơ liên quan gì? Tham khảo ngay những kinh nghiệm hữu ích về thành lập công ty được chia sẻ trong bài viết sau để biết phải lưu ý những gì khi mở công ty.

Thành lập công ty gia đình

Công ty gia đình là gì?

Công ty gia đình là công ty được thành lập và hoạt động theo pháp luật. Những thành viên trong công ty, hầu hết là cùng thuộc một gia đình và nắm hầu hết tổng vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần, tài sản, quyền quản trị và điều hành quản lý công ty. Trên thị trường có những công ty thành viên của gia đình sở hữu 100% cổ phần, cũng có một số khác chỉ nắm giữ cổ phần chi phối theo pháp luật quy định.

Thủ tục thành lập công ty gia đình

Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà các bạn lựa chọn thì thủ tục thành lập công ty gia đình cũng sẽ khác nhau. Ở mỗi một loại hình thì sẽ có những yêu cầu đặc biệt và cụ thể riêng. Tuy nhiên, hầu hết các công ty đều được thành lập theo một quy trình sau:

Bước 1: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký mở doanh nghiệp gia đình

Về  hồ sơ đăng ký xin thành lập công ty của doanh nghiệp cần đảm bảo có một số giấy tờ quan trọng như:

Mẫu giấy đề nghị cấp giấy Chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp

  • Bản điều lệ hoạt động của công ty
  • Danh sách các thành viên góp vốn
  • Bản sao hợp lệ của Căn cước công dân/CMND/Hộ chiếu đối với cá nhân hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Quyết định thành lập công ty nếu là tổ chức
  • Nếu người đi nộp hồ sơ không phải là người đại diện công ty thì cần phải có giấy ủy quyền 
  • Một số giấy tờ cần thiết khác

Trước khi tiến hành nộp hồ sơ, bạn cần kiểm tra thật kỹ và đầy đủ những giấy tờ được yêu cầu, tránh để làm mất thời gian đôi bên. Hồ sơ đăng ký mở doanh nghiệp gia đình sẽ được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi trụ sở chính công ty đặt tại. Thời hạn tối đa là 03 ngày làm việc (tính từ khi hồ sơ được nhận đầy đủ), nếu hồ sơ hợp lệ theo yêu cầu, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận. Mặt khác, sẽ có văn bản thông báo và yêu cầu bổ sung đối với những hồ sơ không hợp lệ.

Bước 2: Tiến hành công bố thông tin công ty, khắc con dấu và công bố mẫu dấu

Sau khi có kết quả chính thức về việc xin Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cần tiến hành công bố thông tin theo quy định lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu như không tuân theo quy định này. 

Số lượng con dấu và mẫu dấu doanh nghiệp có quyền quyết định tùy vào nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì tên và mã số thuế doanh nghiệp là hai yếu tố không thể thiếu đối với việc khắc con dấu. Hoàn tất việc khắc dấu, doanh nghiệp buộc phải công bố mẫu dấu hiện đang sử dụng trên Cổng thông tin quốc gia theo yêu cầu.

Bước 3: Hoàn tất một số thủ tục còn lại

Xong quá bước khai báo mẫu dấu có thể xem như là cơ bản hoàn thành việc thành lập công ty gia đình. Doanh nghiệp cần thực hiện một số việc còn lại như:

Hướng dẫn các thủ tục về thuế và nộp thuế môn bài

  • Đối với công ty đăng ký vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì thuế môn bài cần đóng là 3.000.000 đồng/năm
  • Đối với công ty đăng ký vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng thì thuế môn bài cần đóng là 2.000.000 đồng/năm
  • Thuế giá trị gia tăng: 10% (đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp)
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: từ 20-25% trên lợi nhuận (đóng sau khi kết thúc năm tài chính kinh doanh có lãi)
  • Thuế xuất – nhập khẩu (đối với công ty kinh doanh xuất nhập khẩu)
  • Treo bảng tên công ty
  • Mua chữ ký điện tử
  • Thông báo số tài khoản ngân hàng
  • Đặt in hóa đơn

Các loại hình công ty phù hợp với việc thành lập công ty gia đình

Trước khi bắt đầu tiến hành vào việc là các thủ tục dịch vụ thành lập công ty gia đình, chủ sở hữu cần tham khảo về một số loại hình phù hợp với yêu cầu của mình, cụ thể như: 

Loại hình Đặc điểm
Hộ kinh doanh – Một người trong gia đình hoặc các thành viên trong gia đình (một nhóm người) là chủ sở hữu của hộ kinh doanh;

– Chế độ thuế, phí không quá phức tạp, dễ quản lý;

– Phù hợp với các gia đình có nhu cầu sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ;

Lưu ý: Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp.

Công ty hợp danh – Có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu (thành viên hợp danh) cùng kinh doanh;

– Thành viên hợp danh chịu sự kiểm soát lẫn nhau, không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại;

– Phù hợp với các công ty gia đình mà các thành viên trong gia đình muốn hợp tác với nhau.

Công ty TNHH 2 thành viên – Phải có ít nhất là 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên. Các thành viên thường là những người có mối quan hệ thân thiết;

– Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ của công ty, không phải dùng tài sản của cá nhân để thực hiện nghĩa vụ của công ty;

– Có thể huy động vốn và phát hành trái phiếu (khoản 4 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020);

– Phù hợp với các công ty gia đình có quy mô trung bình và lớn.

Lưu ý: Để duy trình tính chất gia đình của công ty, các thành viên trong gia đình cần phải nắm giữ phần lớn số vốn điều lệ và các vị trí lãnh đạo, quản lý trong công ty.

Một số Bộ luật quy định về việc mở doanh nghiệp gia đình

Việc mở các doanh nghiệp gia đình cũng cần tuân thủ theo những quy định của pháp luật hiện nay. Để việc thành lập công ty trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn, các bạn có thể tham khảo các quy định trong những Bộ luật, văn bản quy định như: Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Nhà ở 2014, Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung quy định về việc đăng ký doanh nghiệp.

Một số đặc điểm của công ty gia đình

  1. Thành viên của công ty: Hầu hết, các nhân viên trong công ty đều là người trong gia đình. Quy định chủ sở hữu – người quản lý công ty phải là người trong gia đình
  2. Tỷ lệ góp vốn công ty: Vốn điều lệ hay cổ phần thường được nắm giữ 100% bởi những thành viên trong gia đình.
  3. Thời gian tồn tại của công ty: Thời gian tồn tại và hoạt động đối với các công ty gia đình tường sẽ lâu hơn so với những công ty khác, bởi có sự kế thừa để duy trì hoạt động của công ty qua nhiều thế hệ

Kinh nghiệm mở công ty gia đình

Kinh nghiệm làm tài khoản ngân hàng  cho công ty gia đình

Công ty gia đình sau khi đi vào hoạt động cần tiến hành đăng ký mở tài khoản ngân hàng giao dịch cho công ty. Đại diện pháp luật hoặc chủ công ty mang CMND + Giấy chứng nhận doanh nghiệp + Con dấu doanh nghiệp ra ngân hàng mở tài khoản.

Sau đó,  doanh nghiệp gia đình phải thực hiện làm thủ tục thông báo số tài khoản ngân hàng lên cho Sở KH & ĐT.

Kinh nghiệm đăng ký ngành nghề kinh doanh cho công ty gia đình

Khi thành lập công ty gia đình thì doanh nghiệp cần đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp, liên quan để có thể tiến hành dịch vụ gia đình và áp mã ngành chính xác để tiến hành kinh doanh gia đình.

Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì có thể không cần chuẩn bị điều kiện ngành nghề và có thể đi vào kinh doanh ngay sau khi có giấy phép.

Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện thì cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện kinh doanh và xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh mới được đi vào hoạt động.

Kinh nghiệm phát hành hóa đơn giá trị gia tăng

Công ty gia đình cần tiến hành thông báo phát hành hóa đơn đúng với quy định. Sau đó in hoặc đặt in hóa đơn hay đăng ký mua hóa đơn từ cơ quan thuế để sử dụng đúng quy định. Việc phát hành hóa đơn chỉ được thực hiện khi đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Kinh nghiệm kê khai vốn điều lệ của công ty gia đình khi thành lập

Doanh nghiệp cần tiến hành kê khai vốn điều lệ phù hợp với  khả năng, điều kiện của công ty mình hoặc tùy theo quy định ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu gì về vốn thì có thể đăng ký kê khai vốn điều lệ tùy thuộc vào mong muốn hay tài chính công ty

Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện về vốn pháp định hay vốn ký quỹ thì cần đăng ký vốn điều lệ theo đúng quy định, tức là phải đăng ký vốn điều lệ tối thiểu ít nhất ngang bằng với vốn pháp định hoặc đăng ký nhiều hơn, chứ không được ít hơn so với mức vốn pháp định.

Kinh nghiệm khắc con dấu doanh nghiệp khi có mã số thuế

Công ty gia đình tiến hành khắc con dấu của riêng công ty sau khi có mã số thuế. Trên con dấu cần có tên công ty và mã số doanh nghiệp. Con dấu có hình tròn và hình thức trên con dấu có thể theo ý doanh nghiệp.

Sau khi hoàn tất việc khắc con dấu, doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục công khai mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia theo đúng quy định.

Kinh nghiệm soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty gia đình

Doanh nghiệp gia đình cần soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty nộp lên cho Phòng đăng ký kinh doanh để xin được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh gia đình. Thủ tục gồm:

Điều lệ công ty gia đình

Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp gia đình.

Bản sao hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân đối với cá nhân. Hoặc giấy đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập… bản sao đối với tổ chức.

Danh sách thành viên sở hữu vốn góp hoặc danh sách cổ đông sở hữu cổ phần của công ty giải trí.

Hồ sơ hợp lệ sau khi nộp lên Phòng ĐKKD của Sở Kế hoạch và đầu tư thì sẽ được cấp giấy phép sau 3 đến 6 ngày.

Để tránh trường hợp hồ sơ đăng ký thành lập công ty gia đình không đúng, không hợp lệ thì doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Chúng tôi đại diện soạn thảo hồ sơ cho doanh nghiệp.

Kinh nghiệm chọn loại hình công ty cho doanh nghiệp gia đình:

Công ty gia đình cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp phổ biến như sau: Công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần. Mỗi loại hình công ty có những đặc điểm riêng. Bạn hãy cân nhắc và chọn loại hình phù hợp với công ty mình.

Kinh nghiệm đặt địa chỉ công ty gia đình đúng quy định

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Địa chỉ của công ty gia đình điện tử phải đảm bảo các điều kiện là không thuộc khu vực cấm, không lấy khu chung cư, tập thể làm địa chỉ công ty

Doanh nghiệp có thể tận dụng nhà riêng để làm địa chỉ cho công ty gia đình nếu muốn tiết kiệm chi phí thuê văn phòng. Cấm sử dụng địa chỉ giả nếu không sẽ không được phép đăng ký kinh doanh.

Kinh nghiệm đóng thuế trực tuyến bằng chữ ký số

Doanh nghiệp cần mua chữ ký số để nộp báo cáo thuế và đóng thuế. Kế toán của công ty gia đình sử dụng chữ ký này để tiến hành đóng thuế trực tuyến cho doanh nghiệp.

Để có thể sử dụng chữ ký số đóng thuế, doanh nghiệp hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế điện tử cho tài khoản ngân hàng của công ty mình khi làm tài khoản ngân hàng.

Kinh nghiệm chọn người đại diện theo pháp luật khi thành lập công ty gia đình

Công ty gia đình cần chọn người đại diện pháp luật có năng lực, khả năng, bởi đây là người quan trọng, quyết định những công việc liên quan đến công ty.  Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.  Công ty gia đình có thể để cho giám đốc, chủ tịch, người quản lý… làm người đại diện pháp luật cho công ty.

Kinh nghiệm thuê và sử dụng dịch vụ kế toán để tiết kiệm chi phí

Công ty gia đình có thể tiến hành thuê một nhân viên kế toán riêng cho công ty đểthực hiện việc báo cáo thuế, đóng thuế, làm sổ sách, xuất hóa đơn chứng từ. Hoặc để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ kế toán tại Chúng tôi.

Kinh nghiệm đặt tên cho công ty không vi phạm quy định

Tên công ty gia đình thì không được trùng lặp và  không đặt tên gây nhầm lẫn với công ty khác.

Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký không trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.

Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Tên tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký không được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó thì không được đăng ký.

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký không được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký.

Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký thì không hợp lệ.

Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký không trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.

Doanh nghiệp có thể thực hiện tra cứu tên công ty để tránh trường hợp trùng lặp và giống với doanh nghiệp khác.

Kinh nghiệm góp vốn vào công ty gia đình theo đúng thời hạn quy định

Thành viên, cổ đông công ty phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thành viên, cổ đông công ty có thể góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản đã cam kết. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.

Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

Kinh nghiệm xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (nếu cần)

Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề yêu cầu về điều kiện hay giấy phép kinh doanh thì cần tiến hành xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh, sau đó mới được đi vào hoạt động kinh doanh.

Kinh nghiệm treo bảng hiệu công ty gia đình

Doanh nghiệp tiến hành đặt làm bảng hiệu công ty để treo ở trụ sở công ty sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh. Bảng hiệu công ty thể hiện rõ tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp, số liên lạc… của công ty. Kích thước và hình thức do doanh nghiệp quyết định.

Kinh nghiệm đóng thuế khi thành lập công ty gia đình

Doanh nghiệp cần tiến hành đóng thuế đầy đủ sau khi mở công ty gia đình. Các loại thuế cụ thể bao gồm:

  • Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng sau khi kết thúc năm tài chính.
  • Thuế môn bài, công ty gia đình phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Kinh nghiệm công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty gia đình

Theo quy định điều 33 của  Luật doanh nghiệp về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp thì Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:  Ngành, nghề kinh doanh;  Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Thời hạn thông báo công khai các thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày, kể từ ngày được công khai.

Trường hợp doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp sau khi thành lập công ty gia đình thì tùy vào mức độ vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính từ 1 triệu đồng cho đến 2 triệu đồng.

Những công ty gia đình lớn nhất Việt Nam

Mô hình doanh nghiệp gia đình tưởng chừng “lỗi thời” trong nền kinh tế thị trường nhưng theo thống kê của Forbes, 100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất Việt Nam đóng góp khoảng 25% GDP của cả nước.

Từ năm 1986 đến nay, cùng với biến chuyển của nền kinh tế, hội nhập toàn cầu, những thành phần kinh tế ngoài nhà nước, các công ty gia đình Việt Nam đóng góp lớn vào sự thay đổi bộ mặt kinh tế Việt Nam.

Cùng với đó những thương hiệu gia đình danh tiếng của Việt Nam như Tập đoàn Tân Hiệp Phát, Tập đoàn Thành Thành Công, Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI, Tập đoàn Hoàng Cầu, Minh Long, Thép Việt-Pomina, Kinh Đô, Biti’s,… ra đời và ghi dấu ấn không chỉ với người tiêu dùng trong nước mà còn lan tỏa ra thế giới. Dưới đây những doanh nghiệp gia đình nổi tiếng tại Việt Nam.

Cố doanh nhân Tư Hường: Tập đoàn Hoàn Cầu

Hoàn Cầu là tập đoàn bất động sản tư nhân lừng lẫy của gia đình bà Trần Thị Hường hay còn gọi với cái tên thân mật là bà Tư Hường (sinh năm 1936, quê ở Bình Định và mới qua đời vào đầu tháng 5/2017 do tuổi cao sức yếu). Hoàn Cầu được biết đến là một trong những tập đoàn "gia đình trị” nổi tiếng Việt Nam với hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng nổi tiếng như Diamond Bay, Nha Trang Center, Nha Trang view resort, ngân hàng Nam Á cũng như là người tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 2008.

Hoàn Cầu là tập đoàn bất động sản tư nhân lừng lẫy của gia đình cố doanh nhân Trần Thị Hường hay còn gọi với cái tên thân mật là bà Tư Hường.

Hai thương vụ ghi dấu ấn trong giới của bà Tư Hường là vào đầu những năm 90 với việc đầu tư nhà máy bia tại Khánh Hòa sau đó bán lại cho hãng San Miguel với giá 24 triệu USD, kiếm lãi 5 triệu USD. Không lâu sau đó bà tiếp tục xây nhà máy Sài Gòn Cola tại Tp.HCM sau đó chuyển nhượng lại cho Coca-Cola với giá 15 triệu USD. Cùng với chiến lược trên, bà Tư Hường tiếp tục xây và bán nhà máy nước tăng lực Lipovitan với giá khoảng 17 triệu USD.

Bắt đầu từ ông Nguyễn Quốc Mỹ (con trai), rồi con rể Huỳnh Thanh Chung, trước khi chuyển qua cho bà Nguyễn Thị Xuân Loan (con gái) giữ chức chủ tịch từ 4/2011 và hiện nay, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nam A Bank là ông Nguyễn Quốc Toàn con trai bà Tư Hường. Trong ảnh lần lượt là bà Trần Thị Hường - bà Nguyễn Thị Xuân Loan - ông Nguyễn Quốc Mỹ - ông Huỳnh Thành Chung. Ảnh: vietstock.vn.

Tập đoàn Hoàn Cầu hiện có 8 công ty thành viên chủ yếu hoạt động trong ở các tỉnh phía Nam.

Tại NamABank, bà Tư Hường cùng gia đình là cổ đông chính nhưng từ lâu bà chỉ đóng vai trò cố vấn. Trong một thời gian khá dài, những người con của bà Tư Hường đã lần lượt nắm các vị trí cao nhất tại ngân hàng này. Thế hệ tiếp theo kế thừa sự nghiệp của bà là các con Nguyễn Quốc Toàn, Nguyễn Quốc Mỹ, Nguyễn Thị Xuân Loan, Nguyễn Thị Xuân Ngọc.

Gia đình ông Đỗ Minh Phú: Tập đoàn Doji, ngân hàng Tiên phong

Gia đình ông Phú vốn là gia đình có truyền thống 3 đời kinh doanh với thế hệ đầu tiên là cụ Đỗ Thế Sử. Năm 38 tuổi đang là Tổng biên tập báo Sơn Tây, cụ xin nghỉ để làm kinh doanh. Năm 62 tuổi nghỉ hưu, cụ Sử vẫn tổ chức sản xuất hàng may mặc sang Tiệp Khắc. Năm 73 tuổi cụ Sử lập Công ty May mặc Gamexco.

  Ông Phú là người đem lại thành công lớn cho sự nghiệp kinh doanh gia đình với thương vụ đình đám là gây dựng nên công thương hiệu nổi tiếng Diana cạnh tranh với thương hiệu ngoại Kotex, sau này được bán lại cho tập đoàn Unicharm với giá từ 180-200 triệu USD. Ảnh: Cafebiz.

Ông Đỗ Minh Phú cùng người em trai là Đỗ Anh Tú từng gây dựng thành công thương hiệu nổi tiếng Diana cạnh tranh với thương hiệu ngoại Kotex, sau này được bán lại cho tập đoàn.

Gia đình ông Đặng Văn Thành: Thành Thành Công

Gia đình ông Đặng Văn Thành, bà Huỳnh Bích Ngọc ghi dấu ấn trong 3 lĩnh vực gồm: Ngân hàng, mía đường, bất động sản.

Trước khi rút khỏi Sacombank, ông Thành là người dẫn dắt ngân hàng này phát triển trong 20 năm từ hợp tác xã tín dụng Thành Công.

Gia đình ông Đặng Văn Thành, bà Huỳnh Bích Ngọc ghi dấu ấn trong 3 lĩnh vực gồm: Ngân hàng, mía đường, bất động sản. Trước khi rút khỏi Sacombank, ông Thành là người dẫn dắt ngân hàng này phát triển trong 20 năm từ hợp tác xã tín dụng Thành Công. Ảnh: Infornet.

Con cả Đặng Hồng Anh hiện là phó chủ tịch tập đoàn, phụ trách mảng bất động sản. Con gái Đặng Huỳnh Ức Mi của ông Thành hiện là người kế nghiệp và giữ chức vụ chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thành Thành Công và thành viên HĐQT CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh.

Gia đình ông Lý Ngọc Minh: Gốm sứ Minh Long

Gốm sứ Minh Long là một trong những thương hiệu gia đình danh tiếng nhất tại Việt Nam. Công ty này được ông Lý Ngọc Minh và người bạn là Dương Văn Long thành lập năm 1970. Lúc mới thành lập hai người vừa làm chủ vừa làm thợ để theo đuổi đam mê kinh doanh gốm sứ.

Năm 1990, Minh Long là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên nhận được giấy phép xuất khẩu. Trong 5 năm sau, tỷ trọng xuất khẩu của công ty có lúc chiếm 98% sản lượng. Đến năm 1994 Minh Long chuyển sang tập trung vào thị trường nội địa. Sau này Minh Long tách thành Minh Long 1 và Minh Long 2, ông Dương Văn Long đi theo hướng sứ công nghiệp.

Hiện gia đình ông Minh sở hữu 100% Minh Long 1. Bốn người con của ông là Lý Huy Sáng, Lý Khả Trân, Lý Huy Đạt, Lý Huy Bửu đều tham gia điều hành kinh doanh.

Gia đình ông Vưu Khải Thành: BITI’S

Gia đình ông Vưu Khải Thành là một trong những doanh nghiệp gia đình gốc Hoa nổi tiếng tại Việt Nam bên cạnh những cái tên như Kinh Đô, Thiên Long, Minh Long, Đại Tiến Đồng,…

Ông Thành khởi nghiệp thập niên 1980, thời điểm đất nước bắt đầu mở cửa với hai tổ sản xuất Bình Tiên và Vạn Thành. Hai hợp tác xã này sản xuất dép cao su xuất khẩu sang thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu, sau đó phục vụ thị trường Tây Nam Trung Quốc và các nước Tây Âu. Có thời điểm doanh thu bình quan hàng năm tại thị trường Trung Quốc của Biti’s đạt khoảng 30%.

Đến thập niên 1990, Bình Tiên chuyển hướng sang tập trung thị trường nội địa và nhanh chóng trở thành thương hiệu số 1 dành cho học sinh, thiếu nhi với thông điệp nổi tiếng “Nâng niu bàn chân Việt”.

Năm 2018 ông Thành trao lại chức vụ tổng giám đốc cho con gái đầu là Vưu Lệ Quyên, năm nay 39 tuổi.

Gia đình ông Trần Kim Thành, Trần Lệ Nguyên: Tập đoàn Kido

Từ một xưởng sản xuất nhỏ, hai anh em gốc Hoa Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên gây dựng nên tên tuổi Kinh Đô trong ngành thực phẩm. Bước đột phá của Kinh Đô đến từ việc 2 doanh nhân này đầu tư dây chuyền công nghiệp để sản xuất bánh trung thu- mặt hàng đem về phần lớn doanh thu cho mảng bánh kẹo của tập đoàn này. Kinh Đô còn nổi tiếng với việc mua lại thương hiệu kem Wall’s của Unilever.

Không chỉ là một trong những công ty lớn nhất ngành thực phẩm tại Việt Nam, ngay từ những ngày đầu thành lập, Kinh Đô đã là một trong những công ty theo mô hình "gia đình trị". 

Mặc dù là ông lớn ngành bánh kẹo nhưng năm 2014 Kinh Đô quyết định bán lại mảng kinh doanh truyền thống này cho tập đoàn Mondelez với giá khoảng 370 triệu USD và chuyển dịch sang hướng mới là sản xuất dầu ăn, mì gói, bột nêm.

Tuy nhiên sau khi không còn kinh doanh bánh kẹo, Kido chỉ thực sự ghi dấu ấn với mảng dầu ăn thông qua việc mua cổ phần các công ty dầu lớn trên thị trường.

Hiện Kido là công ty nội địa nắm thị phần dầu ăn lớn nhất tại Việt Nam thông qua các công ty con, công ty liên kết như Dầu Tường An, Vocarimex, Dầu thực vật Cái Lân, Golden Hope Nhà Bè.

Gia đình ông Trần Quí Thanh: Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Được thành lập từ năm 1994 với tiền thân là nhà máy bia Bến Thành, trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Tân Hiệp Phát đã trở thành tập đoàn nước giải khát hàng đầu Việt Nam và cạnh tranh ngang tầm với các tập đoàn nước giải khát quốc tế tại Việt Nam.

Tân Hiệp Phát tự hào là đơn vị tiên phong giới thiệu ra thị trường ngành hàng nước giải khát có lợi cho sức khỏe với các nhãn hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng yêu thích như: Nước tăng lực Number 1, Trà xanh Không Độ, Trà thanh nhiệt Dr Thanh, Trà sữa Macchiato Không Độ,  Nước tăng lực Number 1 Chanh, Dâu, nước ép trái cây Number 1 Juicie, sữa đậu nành Number 1 Soya, sữa đậu xanh Number 1 Soya, nước tinh khiết Number 1, nước uống vận động Number 1 Active, trà Ô Long Không Độ Linh Chi, Trà Bí đao collagen…

Gia đình doanh nhân Trần Quý Thanh

Với hoài bão “Trở thành tập đoàn hàng đầu ở Châu Á trong lĩnh vực thức uống và thực phẩm”, Tân Hiệp Phát đã không ngừng đầu tư phát triển hệ thống dây chuyền sản xuất, hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ, và tự hào là một trong những đơn vị trong nước sở hữu nhiều công nghệ sản xuất, dây chuyền hiện đại bậc nhất thế giới như dây chuyền chiết lạnh vô trùng Aseptic, dây chuyền công nghệ châu Âu, Nhật Bản…

Sản phẩm của Tân Hiệp Phát liên tục đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn, vinh danh Thương Hiệu Quốc Gia, cùng nhiều giải thưởng có giá trị khác, được tin dùng rộng rãi nhờ đảm bảo công tác quản lý chất lượng, bảo vệ môi trường và đạt tiêu chuẩn ISO.

Hiện công việc kinh doanh của Tân Hiệp Phát đang được chuyển giao điều hành sang 2 con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích.

Theo số liệu của công ty VIRAC, năm 2017 tập đoàn này đạt doanh thu khoảng 7.000 tỉ đồng, chiếm 13% thị phần đồ uống không cồn tại Việt Nam sau Suntory PepsiCo.

Hiện công việc kinh doanh của Tân Hiệp Phát đang được chuyển giao điều hành sang 2 con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích.

Gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn: Tập đoàn Liên Thái Bình Dương

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn sinh năm 1951 tại Nha Trang, đến năm 1974 sang định cư tại Philippines. Ông từng là thanh tra tài chính của hãng Boeing Mỹ. Hiện tại ông Johnathan Hạnh Nguyễn là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiểm Tổng giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP).

Tên tuổi của ông được biết đến với tập đoàn kinh doanh đa quốc gia IPP, tập đoàn nắm giữ 30% thương hiệu thời trang nổi tiếng của thế giới ở Việt Nam với khoảng 70% thị phần tại thị trường Việt Nam.

Sau 33 năm, IPP có 17 công ty thành viên và 18 công ty liên doanh liên kết; trên 100 thương hiệu trong 6 lĩnh vực kinh doanh và cũng có hơn 1.000 của hàng bán lẻ.

Gia đình bà Nguyễn Thị Nga: Tập đoàn BRG, Seabank, Intimex

Bà Nga khởi nghiệp kinh doanh từ những năm 1980 với ngành kinh doanh xe máy. Bà Nga từng giữ chức vụ chủ tịch HĐQT Techcombank trước khi giữ chức vụ chủ tịch HĐQT Seabank. Ngoài tham gia Seabank, bà Nga còn là người đứng đầu tập đoàn đa ngành BRG.

BRG là tập đoàn kinh doanh lớn hiện đang điều hành những sân golf lớn như Kings’s Island Golf Resort, Legend Hill Golf Resort. Các công ty thuộc sở hữu gia đình bà Nga cũng đầu tư vào chuỗi khách sạn thương hiệu Hilton là Hilton Hanoi Opera và Hilton Hanoi Inn.

Tháng 4/2018 bà Nga thôi chức chủ tịch Seabank để giữ vị trí chủ tịch BRG. Ông Lê Hữu Báu, chồng bà Nga là tổng giám đốc tập đoàn.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thành lập web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Biên tập viên
Biên tập viên
Biên tập viên Nắng Xanh. Chuyên biên tập cập nhật nội dung mới nhất về công nghệ, công ty... Xem thêm
FollowAction (17318) - LikeAction (17518) - WriteAction (325)