Chúng tôi sẽ chia sẻ những vấn đề cần lưu ý khi thành lập công ty con cùng với dịch vụ tư vấn thành lập một công ty con trọn gói nhanh chóng. Hy vọng, nội dung chúng tôi đề cập sẻ giúp doanh nghiệp nắm rõ điều kiện và trình tự mở công ty con thành công.
Thời gian gần đây với sự phát triển của nền kinh tế trong mọi mặt của đời sống. Đặc biệt là sự xuất hiện nhiều ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ mới. Nhiều người mong muốn kinh doanh lĩnh vực khác khi họ đã có công ty đang hoạt động kinh doanh. Đó là nguyên nhân cho sự gia tăng về số lượng công ty con được thành lập trong thời gian vừa qua. Vậy việc thành lập công ty con có ưu nhược điểm gì? và cần lưu ý gì khi mở công ty con để quy trình diễn ra thành công và đi vào kinh doanh hiệu quả.
Việc thành lập công ty con sẽ giúp giảm rủi ro cho công ty mẹ, giúp giảm bớt khối lượng công việc cho công ty mẹ.
Để giúp các công ty đa ngành nghề có thể chia nhỏ các ngành nghề ra để giúp cho việc quản lý, điều hành, trở nên dễ dàng và độc lập với nhau.
Việc chuyên vào một lĩnh vực nhất định sẽ giúp cho công ty con có thể phát triển mạnh mẽ và giúp cho quá trình hoạt động hiệu quả hơn. Công ty con nhận được mức vốn đầu tư lớn từ công ty mẹ nên việc đầu tư về các thiết kế, máy móc dễ dàng hơn.
Một công ty mẹ có thể thành lập ra nhiều công ty con với cùng ngành nghề. Điều đó sẽ giúp tạo nên sự cạnh tranh giữa các công ty con. Điều đó sẽ giúp cho việc kinh doanh trở nên hiệu quả hơn
Tại sao phải thành lập công ty con để mở rộng kinh doanh, doanh nghiệp thường lựa chọn mở chi nhánh hoặc thành lập công ty con. Tuy nhiên thành lập công ty con là một sự lựa chọn tối ưu hơn khi doanh nghiệp cần chuyên môn hóa về một lĩnh vực, đặc biệt đối với các doanh nghiệp và tập đoàn lớn.
Nếu thành lập nhiều công ty con với lĩnh vực ngành nghề giống nhau, có thể tạo môi trường để tăng tính cạnh tranh nội bộ, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thêm vào đó, đối với những công ty đa ngành nghề, việc hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh sẽ dẫn đến rất khó quản lý lợi nhuận, thu chi trong từng lĩnh vực. Như vậy, việc thành lập công ty con tạo thuận lợi cho hoạt động đa ngành nghề, thuận lợi trong việc quản lý thu chi, lợi nhuận. Xem thêm Cách thành lập công ty nhỏ.
Công ty con là trường hợp mà một công ty được một công ty khác góp vốn trên 50% vốn điều lệ. Công ty góp vốn được gọi là công ty me. Công ty con phải chịu toàn bộ sự điều khiển của công ty mẹ. Công ty con phải chịu sự bổ nhiệm của các chức vụ quan trọng như giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị,...
Công ty mẹ và công ty con có một vài đặc điểm nổi bật sau:
Điều 196 Luật doanh nghiệp 2020 quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con như sau:
Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 01% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.
Trường hợp hoạt động kinh do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng cho công ty con bị thiệt hại
Người quản lý công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về thiệt hại đó. Xem thêm Thành lập công ty có vốn nước ngoài.
Vì có mối liên quan khá mật thiết với nhau nên pháp luật đề ra một số hạn chế của công ty con đối với công ty mẹ. Cụ thể, khoản 2,3 Điều 195 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới; không được cùng mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập; không được cùng nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đã thành lập.
Việc thành lập công ty con nhìn chung không khác việc thành lập mới doanh nghiệp bình thường. Cụ thể hồ sơ bao gồm:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ hợp lệ, tiến hành nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.Thời gian xử lý hồ sơ cho công ty con là trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
Việc thành lập một công ty con hình dung một cách đơn giản tựa như chuyện của một cây lớn. Theo thời gian, cây ngày càng lớn thì gốc cây nảy ra cây con. Như vậy, xuất phát điểm lúc đầu, cây con có nguồn gốc từ cây mẹ. Tuy vậy, sau khi nảy ra từ cây mẹ, cây con lại phát triển một cách độc lập. Mối liên kết giữa cây mẹ và cây con chỉ còn là mối liên kết giữa các rễ cây của cây mẹ và cây con.
Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thành lập website được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.