Trong bối cảnh Việt Nam đang gia nhập mạnh mẽ vào thị trường quốc tế thông qua các hiệp định, thỏa thuận song phương và đa phương, cùng với chính sách mở cửa trong nước, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới việc đầu tư, phát triển kinh doanh tại Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cá nhân và tổ chức nước ngoài, được thành lập công ty tại Việt Nam theo quy định pháp luật, trước khi thành lập công ty, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định pháp luật
Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Người nước ngoài trực tiếp đầu tư thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần chuẩn bị:
Thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài những thắc mắc về thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bạn nên nắm:
Các 4 hình thức đầu tư tại Việt Nam được quy định cụ thể tại Luật Đầu tư năm 2014:
Luật đầu tư năm 2014 quy định tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ trường hợp tổ chức kinh tế là: công ty niêm yết; công ty đại chúng; tổ chức kinh doanh chứng khoán; các quỹ đầu tư chứng khoán; doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên.
Không phải mọi địa chỉ đều có thể được sử dụng để đăng ký một công ty. Địa chỉ doanh nghiệp phải là một địa chỉ của một ngôi nhà có hợp đồng cho thuê hoặc tòa nhà văn phòng mà chủ sở hữu có giấy phép hoạt động như tòa nhà văn phòng.
Có ba mức thuế VAT: 0%, 5% và 10%, tùy thuộc vào bản chất của giao dịch.
Thuế suất 0% áp dụng cho hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa và dịch vụ không chịu giá trị gia tăng; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; cung cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn và dịch vụ tài chính phát sinh; dịch vụ bưu chính viễn thông; và các sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khai thác và khoáng sản chưa qua chế biến.
Tỷ lệ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tiêu chuẩn là 20%,
Riêng đối với các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam thì áp dụng mức thuế suất từ 32%-50%, hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) áp dụng thuế suất 50%.
Doanh nghiệp nước ngoài được thành lập theo những thủ tục, quy trình theo quy định pháp luật nước ngoài.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là công ty được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam.
Theo quy định tại nghị định hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp, đối tượng được quyền đăng ký hộ kinh doanh là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Do đó, người nước ngoài không thể thành lập hộ kinh doanh. Nếu muốn đầu tư kinh doanh tại Việt Nam thì cần nhờ người mang quốc tịch Việt Nam thay mặt đứng tên hộ kinh doanh hoặc làm thủ tục đầu tư, đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xin cấp giấy phép thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Chúng tôi cam kết sẽ tư vấn giúp Quý khách hiểu rõ hơn về thủ tục, quy định pháp lý cũng như môi trường đầu tư tại Việt Nam một cách rõ ràng nhất, tư vấn mọi thắc mắc của nhà đầu tư. Nếu trong quá trình tìm hiểu thủ tục thành lập công ty có yếu tố nước ngoài có bất cứ vướng mắc gì vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn. Xin cảm ơn!
Điều kiện thành lập công ty có vốn nước ngoài những người có quyền thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài được liệt kê và quy định rõ trong luật dưới đây:
Luật doanh nghiệp hiện hành quy định: Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình theo điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:
a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.
Thành lập công ty có vốn nước ngoài thao hình thức nào những hình thức đầu tư thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam hiện nay
Các hình thức thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
1. Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.
3. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:
a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.
2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
1. Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.
2. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật này.
1. Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
b) Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
3. Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này.
Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.
2. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
3. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;
b) Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
4. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Quy trình thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như thành lập doanh nghiệp liên doanh có yếu tố nước ngoài sẽ làm theo bước:
Bước 1: Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư với dự án đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Bước 2 : Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 3 : Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu và báo cáo thuế định kỳ hàng tháng/quý/năm.
Ngoài ra sau khi thực hiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, trong quá trình hoạt động muốn thay đổi bổ sung bất cứ nội dung gì liên quan gì thì lúc đó cần thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đầu tư.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xin cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, Chúng tôi cam kết sẽ tư vấn giúp Quý khách hiểu rõ hơn về thủ tục, quy định pháp lý cũng như môi trường đầu tư tại Việt Nam một cách rõ ràng nhất, tư vấn những thắc mắc của nhà đầu tư như thủ tục thực hiện thế nào, thời gian thực hiện bao lâu, ai có quyền thành lập doanh nghiệp, làm gì để đáp ứng các điều kiện để xin giấy phép, và thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp liên doanh và làm sao xin cấp giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh nhanh nhất... Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất!
Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài có từ 1% đến 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp ngay khi thành lập được thực hiện theo các bước như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư nhà đầu tư thực hiện như sau:
Kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài
Nộp hồ sơ trực tiếp cấp giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư theo thẩm quyền như sau:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Sau khi công ty có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tương tự như thủ tục thành lập công ty vốn Việt Nam.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, phải nộp phí công bố theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp:
Cấp Giấy phép kinh doanh chỉ áp dụng đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa tới người tiêu dùng hoặc lập cơ sở bán lẻ hàng hóa.
Đối với một số ngành nghề sau khi hoàn thiện thủ tục thành lập công ty nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện xin các giấy phép liên quan đến điều kiện hoạt động. Ví dụ: kinh doanh thực phẩm xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường. Kinh doanh giáo dục: Giấy phép đào tạo. Kinh doanh lữ hành: Giấy phép lữ hành…
Điều kiện chung để được cấp Giấy phép kinh doanh
Điều kiện theo ngành để được cấp Giấy phép kinh doanh
Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh
Thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh:
Sở Công thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời gian xử lý: khoảng 30-45 ngày làm việc
Sau khi công ty được thành lập nhà đầu tư cần thực hiện các thủ tục sau thành lập tương tự như công ty Việt Nam. Cụ thể:
Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thành lập trang web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.