Thành lập công ty cơ khí

Cơ khí chế tạo được hiểu đơn giản là ngành chế tạo ra các loại máy móc và thiết bị sản xuất. Nước ta đang nỗ lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó, nhu cầu về máy móc, thiết bị rất lớn khiến cơ hội kinh doanh trong ngành cơ khí càng trở nên rộng mở hơn bao giờ hết. Để thành lập công ty về cơ khí chế tạo, quý khách hàng cần thực hiện theo trình tự sau:

Mục lục

Thành lập công ty cơ khí

Bạn muốn thành lập một công ty cơ khí chế tạo? Bạn muốn biết hồ sơ, thủ tục cần chuẩn bị khi mở doanh nghiệp ra sao? Những kinh nghiệm thành lập công ty cơ khí chế tạo trong bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn trên.

Thủ tục thành lập công ty mở xưởng cơ khí

Khi muốn mở doanh nghiệp kinh doanh sản xuất cơ khí thì chủ công ty cần chuẩn bị những nội dung sau:

Tên và địa chỉ công ty

+ Tên công ty sẽ bao gồm : Loại hình kinh doanh công ty + tên riêng của công ty bạn. Lưu ý không dùng từ ngữ cấm, không đảm bảo văn hóa, không lấy tên của doanh nghiệp khác làm tên công ty mình.

+ Địa chỉ công ty cần rõ ràng, cấm dùng nhà thể, nhà chung cư làm địa chỉ đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư. Nếu chưa có điều kiện bạn có thể tận dụng nhà người thân, bạn bè (nhà độc lập) hoặc thuê địa điểm có giấy chứng nhận sở hữu....

Ngành nghề sẽ kinh doanh

Doanh nghiệp cần xác định trước mình sẽ sản xuất cơ khí ở ngành nghề gì để có thể đăng ký mã ngành với cơ quan pháp luật có thẩm quyền. Hiện nay, về lĩnh vực sản xuất cơ khí bạn có thể tham khảo các ngành sau:

Tên ngành

Mã ngành

Sản xuất các cấu kiện kim loại

2511

Sản xuất nồi hơi (trừ nồi hơi trung tâm)

2513

Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại

2592

Đúc sắt thép

2431

Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu

2599

Sản xuất sắt, thép, gang

2410

Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại

2512

Sản xuất kim loại màu và kim loại quý

2420

Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại

2591

Đúc kim loại màu

2432

Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng

2593

Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính

2620

Sản xuất linh kiện điện tử

2610

Sản xuất đồng hồ

2652

Sản xuất thiết bị truyền thông

2630

Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học

2670

Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển

2651

Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng

2640

Sản xuất pin và ắc quy

2720

Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp

2660

Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện

2710

Sản xuất băng, đĩa từ tính và quang học

2680

Loại hình đăng ký kinh doanh

- Thành lập công ty sản xuất cơ khí là cần lựa chọn loại hình công ty cụ thể. Nếu bạn có quy mô nhỏ thì có thể chọn loại hình công ty tư nhân ít nguy cơ nhất hoặc loại hình công ty TNHH an toàn . Còn nếu lớn hơn thì có thể thành lập công ty cổ phần hoặc công ty liên doanh, hợp danh.

Vốn điều lệ cần có

- Ngành nghề kinh doanh các sản xuất cơ khí không có quy định về vốn điều lệ, do đó bạn có thể kê khai bao nhiều tùy vào khả năng, điều kiện của mình. Nếu là công ty kinh doanh nhỏ thì không cần phải kê khai quá cao. Vì vốn điều lệ là nhân tố quyết định bạn phải đóng bao nhiêu thuế môn bài cho nhà nước mỗi năm. Ví dụ: Đăng ký vốn điều lệ trên 10 tỷ VNĐ thì cần nộp 3 triệu VNĐ tiền thuế môn bài/ năm, Vốn điều lệ dưới 10 tỷ VNĐ là 2 triệu VNĐ/ năm...

Người đại diện pháp luật của công ty

- Phải là người đủ điều kiện về tư cách pháp nhân lẫn tư cách làm đại diện. Không chọn những người bị cấm đăng ký mở công ty hay hạn chế xin giấy phép hoạt động kinh doanh làm đại diện cho công ty mình.

Hồ sơ để đăng ký thành lập công ty sản xuất cơ khí

Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký kinh doanh khi thành lập công ty sản xuất cơ khí bao gồm những thành phần sau:

  • Đơn đề nghị cơ quan chức năng cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, mở công ty kinh doanh.
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Bản sao CMND, hộ chiếu hay giấy chứng nhận có hoạt động của tổ chức;
  • Danh sách thành viên cùng sáng lập hoặc cổ đông trực thuộc công ty.

Địa điểm nộp hồ sơ là Sở Kế Hoạch Đầu tư. Thời gian xử lý khoảng 3 – 5 ngày (ngày nghỉ không tính)

Những vấn đề cần lưu ý sau khi mở công ty sản xuất cơ khí

Sau khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần hoàn tất những thủ tục sau để không bị phạt thuế.

In hóa đơn, mở tài khoản ngân hàng và đóng thuế

  • Công ty hoạt động về dịch vụ sản xuất cơ khí cần in hóa đơn, thông báo phát hành các loại hóa đơn theo đúng quy định. Nếu không in, bạn có thể mua hóa đơn giá trị gia tăng ở cơ quan thuế.
  • Tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng để phục vụ giao dịch của doanh nghiệp.
  • Bên cạnh đó, doanh nghiệp tiến hành kê khai thuế ban đầu và đóng các loại thuế cần thiết theo đúng quy định.

Mua chữ ký số, thuê dịch vụ kế toán, tiến hành góp vốn

  • Công ty thực hiện mua chữ ký số điện tử để đóng thuế online.
  • Nếu không có điều kiện để thuê một kế toán thuế riêng, bạn có thể sử dụng dịch vụ kế toán của Chúng tôi.
  • Đặc biệt, doanh nghiệp phải thực hiện góp vốn vào công ty trong vòng 90 ngày kể từ ngày có giấy phép kinh doanh.

Công bố thông tin công ty và khắc con dấu của doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp sau khi đã hoàn thành thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ sản xuất cơ khí thì cần thông báo thông tin công ty lên cổng thông tin điện tử của quốc gia một cách công khia trong vòng 3 tháng (90 ngày). Công ty không làm theo quy định sẽ bị phạt theo mức tiền được quy định.
  • Ngoài ra, bạn hãy thực hiện thiết kế và làm con dấu riêng cho công ty mình, mẫu dấu này cũng phải công bố công khai.

Kinh nghiệm về soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cơ khí chế tạo

Hồ sơ thành lập công ty cơ khí chế tạo gồm những thủ tục như sau:

  • Điều lệ của công ty cơ khí chế tạo.
  • Giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân (CMND, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân), hay giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương).
  • Danh sách và thông tin của những thành viên hay cổ đông của công ty cơ khí chế tạo.
  • Giấy đề nghị được cấp giấy phép mở công ty cơ khí chế tạo.
  • Giấy ủy quyền cho Chúng tôi tiến hành soạn thảo và nộp hồ sơ lên Sở KH & ĐT.

Kinh nghiệm thành lập công ty cơ khí chế tạo thành công

Những kinh nghiệm thành lập công ty cơ khí chế tạo sau đây sẽ rất hữu ích cho bạn:

1. Kinh nghiệm đặt địa chỉ công ty cơ khí chế tạo

Địa chỉ là một phần không thể thiếu khi thành lập công ty. Bạn cần tiến hành chọn địa chỉ công ty cơ khí chế tạo đúng quy định của pháp luật. Không không dùng địa chỉ giả, địa chỉ ảo, địa chỉ không tồn tại ở Việt Nam. Có thể tận dụng nhà riêng làm địa chỉ, không đặt địa chỉ ở chung cư hay khu tập thể.

2. Kinh nghiệm về việc lựa chọn người đại diện theo pháp luật

Người đại diện của công ty cơ khí chế tạo rất quan trọng, là người chịu trách nhiệm thực hiện những quyết định của công ty. Do đó, hãy chọn người có năng lực, kinh nghiệm để làm người đại diện và tuân thủ những quy định của pháp luật.

3. Kinh nghiệm về việc kê khai vốn điều lệ và vốn tối thiểu khi mở công ty cơ khí chế tạo

  • Vốn tối thiểu để thành lập công ty cơ khí chế tạo sẽ tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh.
  • Một trong những kinh nghiệm thành lập công ty cơ khí chế tạo hữu ích là về việc kê khai vốn điều lệ. Công ty cơ khí chế tạo cần kê khai vốn điều lệ tùy vào khả năng, điều kiện của công ty cũng như điều kiện về vốn của ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định.

4. Kinh nghiệm về đặt tên cho công ty cơ khí chế tạo

Khi đặt tên cho công ty, bạn cần lưu ý là tên phải có đủ cấu trúc đầy đủ loại hình và tên riêng. Tên riêng công ty không giống, không trùng lặp hay gây nhầm lẫn. Tên không chứa từ ngữ cấm.

5. Kinh nghiệm chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp

  • Ngành nghề kinh doanh là vấn đề cần quan tâm khi mở công ty. Mỗi ngành nghề sẽ có mã ngành và quy định riêng, do vậy, phải lưu ý trong việc chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp. Một số ngành nghề có thể tham khảo như SX sắt, thép, gang; SX kim loại màu và kim loại quý; SX thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại; Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại; SX dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng; SX sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu...
  • Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì có thể đi vào kinh doanh ngay mà không cần xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.

6. Kinh nghiệm chọn loại hình công ty phù hợp

Hiện nay có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến gồm trách nhiệm hữu hạn, tư nhân, hợp danh và cổ phần. Bạn hãy cân nhắc xem loại hình nào phù hợp với doanh nghiệp cơ khí chế tạo để đưa ra quyết định đúng đắn.

7. Kinh nghiệm công bố thông tin công ty cơ khí chế tạo

Việc công bố thông tin về đăng ký thành công ty cơ khí chế tạo cần thực hiện khi công ty đi vào hoạt động hợp pháp trong vòng 30 ngày từ. Cần công bố công khai trên cổng thông tin điện tử quốc gia một cách đầy đủ.

8. Kinh nghiệm khắc con dấu doanh nghiệp

Doanh nghiệp tiến hành khắc con dấu tròn sau khi có mã số thuế. Con dấu cần có tên công ty và mã số thuế đầy đủ. Công bố mẫu dấu công khai lên cổng thông tin quốc gia.

9. Kinh nghiệm về các loại thuế cần đóng của công ty cơ khí chế tạo:

Các loại thuế mà doanh nghiệp công ty cơ khí chế tạo cần đóng sau khi thành lập đó là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài và thuế GTGT.

10. Kinh nghiệm thuê dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp cơ khí chế tạo:

Trường hợp công ty  cơ khí chế tạo chưa thuê nhân viên kế toán thì có thể thuê dịch vụ kế toán ở Chúng tôi để giúp công ty giải quyết vấn đề kế toán và kê khai thuế ban đầu của công ty.

11. Kinh nghiệm đăng ký chữ ký số điện tử

Để có thể đóng thuế online, doanh nghiệp hãy đăng ký mua chữ ký số sau khi thành lập công ty với cơ quan quản lý có thẩm quyền quản lý vấn đề này.

12. Kinh nghiệm về việc góp vốn vào công ty cơ khí chế tạo

Công ty cơ khí chế tạo có thời hạn góp vốn tối đa là 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải lưu ý để thực hiện đúng với thời gian cũng như quy định về việc góp vốn.

13. Kinh nghiệm mở tài khoản ngân hàng giao dịch

Chủ công ty cơ khí chế tạo đến ngân hàng mở tài khoản giao dịch. Những thủ tục cần chuẩn bị gồm con dấu công ty, giấy phép đăng ký công ty và CMND.

Kinh nghiệm kinh doanh cơ khí mở xưởng cơ khí

Một công thức hoàn hảo cho người muốn khởi nghiệp kinh doanh cơ khí thì không bao giờ tồn tại. Đó chính là lý do 123job ở đây để giúp bạn nhìn nhận lại những chia sẻ, mang tính chất tham khảo và một phần nào đó sẽ thôi thúc sự tự tin và đánh thức nghị lực trong bạn để bắt tay vào việc kinh doanh cơ khí.

1. Một số ý tưởng khởi nghiệp từ ngành cơ khí

Từ xưa đến nay thì ngành cơ khí luôn có một vị trí quan trọng nhất trong ngành công nghiệp. Đặc biệt với những ai đang có chuyên môn về ngành cơ khí, thì có thể tiếp cận được kha khá cơ hội việc làm trên thị trường lao động đầy sự cạnh tranh ngày nay. Thực tế bạn hãy thử nhìn xung quanh, thì mọi thứ mà chúng ta sử dụng hàng ngày như phương tiện đi lại hay là hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ trong việc sản xuất, khai thác và chế biến... Thì tất cả những thứ đó đều được tạo ra từ ngành cơ khí, vậy nên nó khiến việc khởi nghiệp kinh doanh cơ khí luôn được đề cao và chú trọng. 

Kinh doanh cơ khí không chỉ bùng nổ về nhu cầu về nhân lực ở hiện tại, mà dự báo trong tương lai thì ngành cơ khí vẫn còn nhiều bứt phá hơn nữa trong các cơ chế tuyển dụng việc làm. Vì vậy với những bạn mà đang sở hữu chuyên môn về ngành cơ khí, và luôn ấp ủ trong mình những dự định “làm giàu” hay là chinh phục giới hạn lớn nhất của sự nghiệp kinh doanh cơ khí. Thì hiện nay có khá nhiều ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh cơ khí mà bạn có thể tham khảo cho quá trình khởi nghiệp kinh doanh cơ khí của mình. Thì ở dưới đây là một vài gợi ý cho bạn: 

+ Thứ nhất là bạn có thể thực hiện công việc trong các công ty cơ khí như xây dựng, thiết kế các bản vẽ cơ khí, hay là việc thi công và lắp đặt, sửa chữa thiết bị, máy móc trong các công ty cơ khí sản xuất, các xưởng cơ khí chế biến, các công trình hoặc trong khu công nghiệp, khu kinh tế,...

+ Thứ hai là nếu bạn có kinh nghiệm và có thể tự trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế, gia công, lắp ráp, hay là bảo hành sửa chữa hoặc là chỉ tư vấn về lĩnh vực cơ khí, công ty cơ khí, xưởng cơ khí. 

+ Thứ ba là bạn có thể thử sức mình với lĩnh vực lập trình gia công máy công nghệ cao tại các công ty cơ khí, xưởng cơ khí. Thì đây là một trong những ý tưởng khởi nghiệp mang lại sự khả thi và thu nhập khá khủng. Tuy nhiên, lưu ý vì ý tưởng khởi nghiệp này có thể yêu cầu ở bạn cần có một sự am hiểu, cũng như là thành thạo và kiến thức lớn về ngành đấy! 

2. Tham khảo quy trình khởi nghiệp với ngành cơ khí

Tiếp theo khi bạn đã xác định ý tưởng  khởi nghiệp kinh doanh cơ khí của mình thực sự nghiêm túc, thì việc cần thực hiện tiếp là hãy tìm kiếm một kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh cơ khí cho những người mới bắt đầu. Bạn có thể tham khảo gợi ý kinh doanh cơ khí từ quy trình khởi nghiệp sau đây:

2.1. Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Một sản phẩm được làm ra sẽ không gọi là một sản phẩm nếu như chúng không đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bước đầu trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh cơ khí là bạn cần nghiên cứu thị trường. Bởi vì từ ý tưởng khởi nghiệp, việc xác định được đúng thị trường sẽ giúp bạn trả lời được các câu hỏi: “Khách hàng của bạn hiện đang là ai?”, “Thị hiếu của họ là gì và mong muốn của họ như thế nào?”, “Sản phẩm của bạn hiện có đang đáp ứng được nhu cầu của họ hay là không?”.... 

Đó là lý do mà trong các doanh nghiệp luôn cần đến bộ phận nghiên cứu và phát triển thị trường. Chính vì tầm quan trọng của việc này, thì nó sẽ giúp bạn định hình được sản phẩm của bạn đối với các khách hàng mục tiêu trong thị trường mục tiêu. 

2.2. Bước 2: Xây dựng kế hoạch hành động

Ngay khi đã nghiên cứu thị trường, thì hãy chắc chắn rằng bạn đã có trong tay những số liệu tổng hợp nhất liên quan đến thị hiếu khách hàng, tính mới của sản phẩm, hay là tính tương tự của các đối thủ cạnh tranh, hoặc giá thành sản phẩm.... 

Từ đó bạn hãy tận dụng những số liệu đã tổng hợp được để xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể nhất. Nhờ đó mà việc kinh doanh cơ khí trong các công ty cơ khí, xưởng cơ khí của bạn sẽ được vận hành trơn tru, nếu như là bản kế hoạch của bạn đã được thực hiện một cách có đầu tư và thật sự kỹ lưỡng.

2.3. Bước 3: Định vị và đa dạng hóa sản phẩm

Trong cơ chế thị trường kinh doanh đầy sự cạnh tranh như hiện nay và đặc biệt ở trong lĩnh vực đa dạng như ngành cơ khí, thì việc định vị thương hiệu của bạn sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh cơ khí của bạn. Vì vậy mà bạn hãy luôn nỗ lực trong việc tìm ra ưu điểm, hay là đặc tính và sự khác biệt nói lên đặc trưng thương hiệu cùng sản phẩm cơ khí mà bạn đang cung cấp trong việc kinh doanh cơ khí. Đặc biệt là với những sản phẩm có sự  tương đồng với nhau trên thị trường, thì  thường khách hàng có xu hướng “chọn cho xong” hoặc là chọn sản phẩm từ những thương hiệu lớn. 

Bên cạnh việc định vị cho sản phẩm, thì việc đa dạng hóa sản phẩm cũng giúp thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, và cũng là một trong những bước đi quan trọng trong việc khởi nghiệp kinh doanh cơ khí. 

2.4. Bước 4: Nâng cấp niềm tin ở khách hàng

Ngành cơ khí là lĩnh vực phức tạp, và những sản phẩm từ cơ khí khi sử dụng thì đều cần đến sự hướng dẫn và hỗ trợ chuyên nghiệp. Đó là lý do cần thiết nhất để người khởi nghiệp kinh doanh cơ khí cần phải quan tâm đến khách hàng của mình. Đặc biệt là trong bối cảnh ngày càng cạnh tranh hiện nay, dịch vụ chăm sóc khách hàng chính là một trong những mấu chốt giúp bạn thành công hơn mong đợi trong việc kinh doanh cơ khí. 

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được Thiết kế logo ngành cơ khí miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Biên tập viên
Biên tập viên
Biên tập viên Nắng Xanh. Chuyên biên tập cập nhật nội dung mới nhất về công nghệ, công ty... Xem thêm
FollowAction (17318) - LikeAction (17518) - WriteAction (325)