Tăng traffic nhờ những ý tưởng content độc đáo

7 cách nhanh chóng để tạo ý tưởng content mới và mang traffic hữu cơ kỷ lục. Làm thế nào bạn đưa ra ý tưởng mới cho blog, website của bạn? Thời gian thì hữu hạn, nhưng chủ đề cho bài viết thì vô hạn. Trong lĩnh vực của mình, bạn phải cạnh tranh với hàng nghìn các blogger khác, những người mà cũng giống như bạn, sáng tạo content mới mỗi ngày. Họ có lẽ cũng đang viết bài khi bạn đang đọc bài viết này.

Mục lục

Tăng traffic nhờ những ý tưởng content độc đáo

Biết rằng bạn phải đăng bài để có thể cạnh tranh, bạn quản lý các chủ đề bài viết, thực hiện nghiên cứu và lên kế hoạch cho cấu trúc bài viết. Và mọi thứ liên kết với nhau một cách tốt đẹp. Bạn có được một tiêu đề nổi bật, đoạn giới thiệu thu hút, một số lời CTA quyến rũ… Bạn đăng tải và rồi, không có hiệu quả gì nổi trội. Không traffic, không thứ hạng hữu cơ, và chỉ có 1 like Facebook từ người quen biết. Quả thật là đáng bực bội, đúng không?

Không có gì đáng sợ cả, bởi vì:

A/ Ai trong chúng ta cũng từng trải qua hoàn cảnh đó

B/ THIẾT KẾ WEB CHUẨN SEO có một số giải pháp có sẵn, đã được chứng minh, và có thể mang lại hiệu quả cho bạn trong bài viết này.

Đôi khi chúng ta dễ rơi vào bẫy chủ quan khi sáng tạo chủ đề content mới. Một số ý tưởng nghe qua thì hay, nhưng khi triển khai thì lại thảm hại. Có lúc, việc chạy theo những ý tưởng content mới thì gây tổn hại – và có giá trị - chính là hàng giờ đồng hồ dành cho các cuộc hợp ghi lại các ý tưởng vào trong notepad, rồi không bao giờ được thấy lại lần nào nữa.

Mẫu số chung trong hầu hết quy trình sáng tạo nội dung là chúng thường bắt nguồn từ các ý tưởng chủ quan, không cần các dẫn chứng minh họa làm số liệu, bằng chứng thuyết phục có trong việc tạo ra các ý tưởng nội dung mới.

Đáng tiếc là, 99/100 lần bạn không viết content đơn giản là cho mục đích giải trí. Bạn đang viết trên danh nghĩa đại diện cho khách hàng của mình, với các mục tiêu và dẫn chứng trong trí óc bạn. Bạn muốn có một dòng chảy các traffic mới, kết nối sâu vào trong website của bạn, và một khi visitor đã vào website, thì bạn muốn họ ở lại, để browse, và cuối cùng là thực hiện hành động theo mục đích của bạn.

Tuy nhiên, vẫn có một số cách thức bạn có thể sử dụng hoàn toàn miễn phí và các công cụ dễ truy cập để tìm các dữ liệu inisght mà sẽ giúp cho bạn tạo một trang blog mới, các ý tưởng content mới hay ho, và cuối cùng là mang lại lượng traffic kỷ lục. Đơn giản là vì chủ đề của content có sự liên quan cao độ.

Các công cụ Google miễn phí

1. Các tìm kiếm web được tinh chỉnh (AKA Google )

Nhiều người dùng có thói quen nhanh chóng gõ vào các truy vấn tìm kiếm trên Google khi tìm kiếm cảm hứng mới cho các ý tưởng content mới. Nó thậm chí có thể đơn giản như là tìm kiếm cho “ý tưởng content mới” hoặc “ý tưởng mới cho blog của tôi”, nhưng bạn có biết rằng có nhiều kiểu tìm kiếm mà bạn có thể thực hiện trong Google, sử dụng “Các tìm kiếm web được tinh chỉnh”?

Bạn có thể muốn nhanh chóng tìm kiếm các trang web khác nói gì về thương hiệu của bạn, khách hàng, các sản phẩm/chiến dịch mới nhất. Nhưng khi bạn tìm kiếm cho tên thương hiệu của bạn, bạn hầu như chỉ gặp phải những thứ mà bạn đã biết rồi, như homepage, social media page, Wikipedia, page trên các trang review..

Để giải quyết vấn đề này, chỉ đơn giản là thêm vào một ký tự  dấu trừ trước URL của bạn để loại trừ kết quả từ chính trang web của bạn hiển thị lên. Nếu tên thương hiệu của bạn gồm 2 hoặc nhiều từ hơn, thì thêm các dấu ngoặc kép trước và sau tên thương hiệu của bạn – chỉ để tìm việc sử dụng cụm từ đó, hơn là các từ đơn lẻ.

Các tìm kiếm web được tinh chỉnh (AKA Google )

Bạn vẫn chưa hài lòng với kết quả và thấy những thứ mà bạn đã biết rồi? Click vào “Tools” rồi sau đó điều chỉnh phạm vi ngày để tìm các kết quả trong vòng 24 giờ, tuần, tháng, hoặc bất kỳ khung ngày nào bạn muốn. Và sẽ thật tuyệt khi tìm ra những thứ mới mẻ nhất mà các trang web khác đề cập tới thương hiệu của bạn, đồng thời loại trừ các kết quả từ chính trang web của bạn hiển thị ra.

Đối với việc sáng tạo content, thì thực hiện tìm kiếm này thường xuyên có thể hiển thị các kết quả mà bạn có thể sử dụng để xây dựng các nghiên cứu trường hợp mới, phát triển sản phẩm mới để quảng bá ra công chúng và viết content về nó, hoặc đưa các lead tiềm năng tới. Bạn có thể khám phá ra một review hay về công ty của bạn – khi mà tác giả review nói rằng “ Tên thương hiệu của bạn” thật tuyệt, nhưng tôi ước gì họ có một …. hơn”. Và bạn phát hiện ra, bạn có điều mà bạn có thể làm như họ mong đợi, thế thì bạn có thể viết một content mới hay tuyệt về chủ đề đó.

Nếu bạn muốn nâng cao trình độ, một khi bạn viết được content mới, hay, thì hãy để lại comment trên review đó, và đưa nó thành một khoảnh khoắc thành công trong dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên, đừng chỉ dựa vào thói quen bổ sung link vào website của bạn trong blog comment hay trả lời các review, bởi vì Google và các công cụ tìm kiếm khác có thể coi đây là hình thức spam để xây dựng hồ sơ link của bạn và chúng có nguy cơ làm hại bạn.

2. Google Keyword Planner

Nếu như bạn đang đọc bài viết này, thì có nhiều % là bạn đang tìm kiếm ý tưởng mới. Bạn không phải là số ít. Biểu đồ dưới đây cho thấy lượng người trung bình mỗi tháng tìm kiếm Google trên toàn thế giới cho từ khóa “ideas” (ý tưởng) và các thuật ngữ liên quan:

Google Keyword Planner

Nói vắn tắt là: có hơn 15.65 triệu người tìm kiếm vào tháng 1/2017, và 183.994.960 người trong xuyên suốt năm 2016.

Công cụ Keyword Planner miễn phí của Google là một nguồn không thể bỏ qua khi tìm kiếm các ý tưởng content mới. Đơn giản là đưa một từ trong tiêu đề blog của bạn và Google sẽ hiển thị cho bạn:

  • +Có bao nhiêu người dùng mỗi tháng đang tìm kiếm cho tiêu đề bài viết được gợi ý chính xác trên công cụ tìm kiếm.
  • +Những tìm kiếm có liên quan và số lượng tìm kiếm trung bình mỗi tháng mà họ nhận, rất tốt cho tối ưu hóa SEO và giúp bạn thiết lập tiêu đề dựa trên những gì mà người dùng đặc biệt tìm kiếm.
  • +Có những tìm kiếm hàng tháng nào luôn luôn được lặp lại, chủ đề blog của bạn có tăng trưởng hơn trong độ phổ biến tìm kiếm. Hoặc, trong một ví dụ về ý tưởng Social Media trong dịp lễ Tạ ơn, thì có những đỉnh tìm kiếm (có thể dự đoán trước trong một số thời điểm đặc biệt trong năm):

Google Keyword Planner

Bạn có thể tinh chỉnh các tìm kiếm theo vị trí, smartphone, desktop, bằng cách tách các từ riêng lẻ mà bạn không có hứng thú, đơn giản bằng việc click vào các icon xuất hiện trên màn hình.

Được xây dựng trên tiền đề tương tự như Google Keyword Planner là Google Trends. Công cụ này tạo ra các kết quả tương tự, nhưng hiệu quả nhiều hơn cho việc đánh giá sự thay đổi mức độ phổ biến của các từ khóa theo thời gian, và mối quan tâm tìm kiếm có liên quan giữa các từ, mệnh đề khác nhau, một lần nữa được dựa trên các tìm kiếm của người dùng ở trên Google.

Khi xem xét Google Trends ở phạm vi toàn cầu cho các từ khóa liên quan đến Independence Day thì cho thấy các kết quả thú vị, với 2 lần tăng đột biến trong năm 2014 và 2016, và 3 lần gia tăng đáng chú ý trong năm 2015.

Google Trends

Không giống như những gì người ta trông đợi, thì 3 lần tăng đột biến nhất trong toàn bộ biểu đồ là nằm giữa tháng 8, không phải tháng 7. Kéo xuống phía dưới, chúng ta có thể thấy top các địa bàn tìm kiếm cho mệnh đề “Independence Day”, theo đó thì suy luận được là “Independence Day” của Ấn Độ là vào ngày 15/8. Đỉnh cao tìm kiếm thứ 2 hàng năm đại diện cho “Independence Day” của Mỹ vào ngày 4/7, trong khi đỉnh cao nhất thứ 3 của 2015 là do sự ra mắt của trailer của phần tiếp theo bộ phim Independence Day.

Google Trends

Có hai cách mà có thể nhanh chóng nghiên cứu những điểm nhấn cụ thể trong các từ khóa Google Trend của bạn:

1/ Cuộn xuống để xem những phần truy vấn có liên quna ở phía cuối bên phải, và đôi khi nó cho biết điều gì tạo nên sự đột biến. Ví dụ, với những đỉnh cao 2015 ở trên, thì tên của phim “Independence Day” là ở top của các truy vấn có liên quan:

Google Trends

2/ Sử dụng lời khuyên từ phần trên của bài viết này, tìm kiếm các từ khóa trong Google, sau đó click “Tools” và thiết lập một khung thời gian để tập trung vào chỉ giai đoạn đó.

4. Google Analytics

Bạn có thể đã quen thuộc với một số cách thức Google Analytics giúp cho bạn thu thập ý tưởng mới. Để bổ sung cho một số mô hình kinh điển đó, thì bạn cũng có thể xem xét:

  • Content hoặc blog  mà bạn có gần đây mang lại lượng traffic và sự kết nối cao (thời gian trung bình ở trên website, số page vào mỗi phiên truy cập…)
  • Referral Traffic (Acquisition > All traffic > Referrals) để xem những trang web nào đang link tới content của bạn trong hiện tại, và chủ đề nào được quan tâm, để tìm nguồn cảm hứng mới.

Có những khu vực chuyên sâu trong Google Analytics: Nhân khẩu học và sự quan tâm ( Demographics & Interests):

Bạn có thể tiếp cận thông tin chuyên sâu về nhân khẩu học đối tượng người dùng của bạn, và thói quen duyệt web của họ, trong phần “ Audience” dưới tab “Demographics” và “Interest”, tất cả nằm bên tay trái của menu Analytics. Ví dụ: và có lẽ không ngạc nhiên gì mấy, được quan tâm nhiều nhất trên các trình duyệt có liên quan đến “ Technology & Social Media” được lấy từ mục “ Interests – Overview” được thể hiện như dưới đây:

Google Trends

Click vào “ Demographic – Overview” sẽ cung cấp cho bạn gợi ý về giới tính và chính bạn, và để phân tích; đảm bảo là bạn click vào tab “Key Metrics” phía trên biểu đồ phân chia tuổi để tìm hiểu Group tuổi nào tạo nên thành khách truy cập mới của bạn, hoặc những người từ trang web của bạn.

Khi bạn tạo blog hoặc ý tưởng content tiếp theo, hãy tính đến tất cả các yếu tố trên và tự hỏi: liệu content hiện tại của bạn có thu hút thị trường mục tiêu, hoặc bạn nên làm điều gì đó khác đi?

Các công cụ Social Media

5. Các Insight và Analytics

Facebook, Twitter, Youtube tạo khả năng tiếp cận Insight tốt về các follower. Truy cập nhanh Facebook Insight hoặc Twitter Analytics sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn tổng quan về nhân khẩu học của người dùng, và việc so sánh nhân khẩu học của Follower trên Social Media của bạn với lượt truy cập website như là một điểm khởi đầu.

Tìm hiểu sâu hơn, trên Facebook click vào “Insights” trong top menu, sau đó “ People” trên menu bên trái, để tìm hiểu độ tuổi, giới tính, vị trí của những ai thích Facebook page. Bạn cũng có thể click vào các tab khác để xem nhân khẩu học đối tượng mà bạn đang tiếp cận content của bạn, và những ai kết nối với content Facebook của bạn.

Các Insight và Analytics

Analytics của Twitter thì ưu việt hơn Facebook Insight, cho bạn biết điều mà người dùng của bạn có hứng thú. Login vào Twitter và click vào biểu tượng icon, sau đó là Analytics, thì bạn sẽ được xem tổng quan về các top tweet, mention, follower… Trong Twitter Analytics, tab “ Audiences” là một kho báu để bạn tìm ra các mối quan tâm chung của người dùng, thu nhập, nghề nghiệp, phong cách mua sắm …và hơn thế nữa.

Sau khi bạn tìm hiểu sâu về follower trên Social Media và những ai thực sự kết nối với bạn, từ Facebook, Twitter…thì việc nghĩ về loại content nào mà đối tượng của bạn sẽ hứng thú đọc.

6. Influencer, đối thủ cạnh tranh, thông tin ngành

Khi bạn nghĩ về ý tưởng content mới trong quá khứ, có khả năng là bạn đã nghĩ đến việc kiểm tra xem đối thủ cạnh tranh của bạn và các công ty khác quan trọng cùng lĩnh vực đang tạo content gì. Đây là một cách rất hợp lý, nhưng việc bạn kiểm tra thế này có đơn giản như lướt qua blog, Facebook, Twitter của bạn?

Thay vì phải lướt qua các kênh Social Media của đối thủ cạnh tranh và các bên liên quan trong lĩnh vực kinh doanh, thì hãy khiến cho mọi việc đơn giản, hiệu quả hơn bằng cách tạo một danh sách và thu thập tất cả trên một timeline.

Thiết lập một danh sách là công việc trong 2 phút. Luôn nhớ rằng bạn có thể tạo các danh sách riêng tư, mà bạn nên làm điều này nếu bạn đang sử dụng Twitter để theo dõi đối thủ cạnh tranh.

Để bắt đầu danh sách đầu tiên, đơn giản là click vào biểu tượng profile của bạn trên Twitter, sau đó click “ Lists” và thế là bạn đang trên con đường tổng hợp những ý tưởng content mới dựa trên những gì người khác cùng lĩnh vực của bạn làm, viết.

Influencer, đối thủ cạnh tranh, thông tin ngành

Nếu bạn chỉ muốn tập trung vào các đối thủ cạnh tranh hoặc các chuyên gia có ảnh hưởng trong ngành, hoặc chỉ để xem các tweet có thái độ tích/tiêu cực, bạn cũng có thể làm như vậy bằng cách thực hiện “Advanced Search” (tìm kiếm nâng cao) trên Twitter.

7. Sendiable

Nếu như sẵn sàng để tìm kiếm sự giúp đỡ của một công cụ tổng hợp content hàng đầu, thì hãy lập kế hoạch và thử Sendiable miễn phí trong 30 ngày để xem Sendiable có thể giúp bạn như thế nào trong việc thử tạo các ý tưởng content mới.

Sendiable

Một khi bạn thử phiên bản Trial, click “Content” và bạn sẽ khám phá những cách thức tuyệt vời của tìm kiếm content mới, để chia sẻ, kết nối hoặc lặp lại. Các chủ đề content cho thấy các xu hướng hiện tại cho doanh nghiệp của bạn và những nhu cầu của nó dựa trên các từ khóa bạn chọn, trong khi bạn có thể đưa RSS’feed của các công ty khác để biên soạn nội dung trong cùng một nơi. Công cụ gợi ý content này còn cho phép bạn tìm lọc các Influencer theo chủ đề, do đó bạn có thể xem những gì được chia sẻ bởi các bộ óc hàng đầu trong ngành.

Bằng việc lựa chọn các chủ đề từ khóa có chọn lọc, bạn có thể log in mỗi ngày để xem các ý tưởng, chủ đề content mới được chia theo danh mục, cho phép bạn tìm kiếm nhanh những tin tức, ý kiến mới nhất liên quan đến từ khóa của bạn.. Nếu bạn là một agency quản lý nhiều khách hàng khác nhau, hoặc nếu bạn muốn chia nhỏ các tìm kiếm từ khóa thành 2 hoặc nhiều nhóm, thì bạn có thể thực hiện bằng việc thiết lập các profile khác nhau cho phép bạn lọc mọi thứ rõ ràng, riêng biệt.

Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12771) - LikeAction (12971) - WriteAction (900)