Lựa chọn thiết kế thời trang cho mẹ bầu và sau sinh, chị Mai Phương cho biết ý tưởng này xuất phát từ nhu cầu thực tế của bản thân, tiếp đó là sự đồng cảm và thấu hiểu với những người phụ nữ từng trải qua giai đoạn mang bầu và nuôi con nhỏ như chị. "Trong lúc thị trường thời trang trong nước bão hòa và cạnh tranh khốc liệt thì thời trang dành cho phụ nữ mang thai cũng như sau sinh lại chưa sôi động. Tôi nhận ra đây là cơ hội để vừa giúp mình, vừa giúp các chị em nên quyết định bắt tay làm ngay", chị Mai Phương bộc bạch.
Mẹ bỉm sữa kiếm trăm triệu nhờ nhạy bén chuyển hướng kinh doanh. Kinh doanh mặt hàng thời trang trong bối cảnh dịch bệnh, chị Mai Phương, Hồng Nhung vẫn duy trì doanh thu trăm triệu mỗi tháng nhờ linh hoạt bán online.
Theo báo cáo "Chỉ số Nữ doanh nhân 2020" (MIWE 2020) của Mastercard hồi tháng ba, Việt Nam có 26,5% tổng số doanh nghiệp trên cả nước do phụ nữ làm chủ. Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp còn ở quy mô nhỏ, hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực dịch vụ. Cũng theo tổ chức này, Việt Nam xếp thứ 9 trên 58 nền kinh tế được nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong vị trí lãnh đạo và tham gia vào lực lượng lao động.
Một nghiên cứu của iPrice Group về cơ cấu giới trong đội ngũ nhân sự lãnh đạo của top ba doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu tại sáu quốc gia khu vực Đông Nam Á cho thấy, Việt Nam dẫn đầu khu vực với 46% các vị trí lãnh đạo là nữ.
Có thể thấy, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có quy mô nhỏ, nhưng ngày càng phát triển về số lượng, chất lượng. Phụ nữ Việt đang nỗ lực chứng tỏ bản lĩnh trên thương trường, vừa để thỏa đam mê kinh doanh, vừa truyền cảm hứng sống và làm việc cho nhiều chị em. Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, để duy trì hoạt động kinh doanh, nhiều chị em đã nhanh chóng bắt kịp xu thế chuyển đổi số, lựa chọn sàn thương mại điện tử làm kênh kinh doanh, bán hàng chính.
Có một gia đình hạnh phúc độc lập về tài chính, có sự nghiệp thành công, chị Ngô Mai Phương (Hà Nội) là hình ảnh của một mẹ bỉm sữa chủ động, tự tin và viên mãn. Ở tuổi 28, chị sở hữu một thương hiệu thời trang thiết kế riêng cho mẹ bầu, mẹ sau sinh với hai cửa hàng ở Hà Nội, TP HCM chưa kể gian hàng trên sàn thưng mại điện tử.
Lựa chọn thiết kế thời trang cho mẹ bầu và sau sinh, chị Mai Phương cho biết ý tưởng này xuất phát từ nhu cầu thực tế của bản thân, tiếp đó là sự đồng cảm và thấu hiểu với những người phụ nữ từng trải qua giai đoạn mang bầu và nuôi con nhỏ như chị. "Trong lúc thị trường thời trang trong nước bão hòa và cạnh tranh khốc liệt thì thời trang dành cho phụ nữ mang thai cũng như sau sinh lại chưa sôi động. Tôi nhận ra đây là cơ hội để vừa giúp mình, vừa giúp các chị em nên quyết định bắt tay làm ngay", chị Mai Phương bộc bạch.
Bà mẹ 9x cũng luôn đặt ra câu hỏi, tại sao chị em lại không thể mặc đẹp, mặc thời trang khi mang bầu? Bên cạnh những thương hiệu thời trang bầu, tại sao không có thêm những phụ kiện dành riêng? Do đó, chị càng thấu hiểu và đồng cảm với những chị em khi bước vào thời gian mang bầu, chăm con. Thương hiệu L'amme ra đời từ những trăn trở như thế.
"Quãng thời gian trải nghiệm, lăn lộn kinh doanh ngay từ hồi còn là sinh viên khiến tôi có cái nhìn thực tế hơn về thời trang. Một sản phẩm tốt không chỉ cần đẹp về thiết kế mà phải đảm bảo về chất lượng, và phù hợp với nhu cầu người dùng", chị định hướng phát triển cho thương hiệu ngay từ đầu.
Gây dựng thương hiệu từ hai bàn tay trắng nhưng nhờ kinh nghiệm, quãng thời gian "nằm gia nếm mật" trước kia, chị Phương cuối cùng cũng chứng minh khả năng, nghị lực của mình. Nhìn thành quả đạt được, chị càng thấm những ngày đầu thử sức kinh doanh, phải đi vay mượn mỗi nơi một ít, từng livestream bán hàng 5-7 tiếng mỗi ngày... Nhớ lần đi chợ Ninh Hiệp lấy vải một mình, trên đường về vải rơi lăn lóc, vừa buồn vừa tủi, chị Phương ngồi gục xuống đường khóc. Sau lần đó, chồng chị quyết định hộ tống vợ mỗi khi đi "đánh" hàng. Sau khi sinh hai em bé liên tiếp, chị Phương gần như bỏ ngỏ việc kinh doanh để tập trung dành thời gian cho con.
Do vậy, bắt đầu lại đam mê kinh doanh với L'amme sau thời gian nghỉ chăm con thực sự là thử thách với chị Mai Phương. Ban đầu, người thân trong gia đình cũng nghi ngại, sợ chị Phương quá vất vả vì hai con còn nhỏ, nhưng rồi tất cả cũng xuôi theo những nỗ lực và đam mê của chị. Mai Phương quan niệm, độc lập tài chính không chỉ giúp chị em được công nhận mà còn góp phần thỏa mãn những nhu cầu, sở thích cá nhân. Đó cũng là lý do chị muốn nỗ lực cho đam mê kinh doanh.
Thời gian qua, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, hai cửa hàng phải đóng cửa, chị Phương chuyển toàn bộ hoạt động kinh doanh sang online, trong đó có gian hàng chính hãng LazMall. Sau hai tháng hoạt động, gian hàng đạt mức tăng trưởng 200%. Doanh thu tăng trưởng 10-20% so với trước dịch. Thông thường, gian hàng thương mại điện tử của chị nhận 20-50 đơn hàng mỗi ngày. Với những chương trình lễ hội mua sắm trên sàn, lượng đơn hàng có thể tăng gấp 2-4 lần. Chị lý giải, các mẹ ngày càng có tâm lý, xu hướng mua đồ online cho nhanh, chưa kể sàn thương mại cũng trợ giá tốt nên càng thu hút người mua.
Suốt đợt dịch, do thiếu nhân sự, chị Phương tự thân tham gia vào mọi công đoạn từ chụp ảnh mẫu sản phẩm, tư vấn khách hàng, đến đóng đơn, livestream. Con gái lớn nhà chị Mai Phương tuy còn nhỏ nhưng đã sớm bộc lộ năng khiếu về thời trang nên trở thành "nhân viên tập sự" đắc lực cho mẹ thời gian này.
Trang phục dành cho mẹ bầu trong bộ sưu tập thu đông thương hiệu thời trang L'amme do chị Mai Phương thiết kế.
Bật mí về bí quyết kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, Mai Phương cho rằng, bản thân người bán phải thấu hiểu sản phẩm mình đưa tới khách hàng. "Yếu tố cạnh tranh về giá trên sàn thương mại điện tử rất lớn nên chị em muốn kinh doanh phải dựa trên thế mạnh của bản thân, bán sản phẩm là thế mạnh của mình. Việc đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu riêng cũng là cần thiết để đảm bảo thu hút và tạo sự tin tưởng với khách hàng", chị Phương tiết lộ. Cũng theo chị, khi kinh doanh, dù là ai cũng cần biết nắm bắt cơ hội, biết chuyển dịch để phù hợp với xu thế chung.
Tích cực kinh doanh, nữ doanh nhân trẻ sinh năm 1993 đồng thời là một người vợ, người mẹ chu toàn. Hiện, chị Mai Phương hạnh phúc bên gia đình nhỏ cùng chồng và hai em bé đáng yêu, biết cách sắp xếp thời gian để cân đối giữa công việc và gia đình.
Gần 10 năm kinh doanh, trải qua nhiều thách thức, khó khăn, điều chị Chu Hồng Nhung hài lòng nhất không phải là doanh thu là chiến lược kinh doanh bền vững với sản phẩm túi thân thiện môi trường. Thoạt đầu, nhiều người sẽ cho rằng đã kinh doanh là phải có lãi nhưng với chị Nhung, kinh doanh không đơn thuần là kiếm tiền mà còn qua đó, thể hiện triết lý, cái tôi riêng. Theo chị, điều đó mới giúp thương hiệu phát triển bền vững và ghi dấu ấn trong lòng khách hàng.
Là người kinh doanh túi xách, sau hơn 10 năm gây dựng, chị Nhung đã gầy dựng tệp khách hàng lớn cùng hàng nghìn sản phẩm đa dạng. Tuy nhiên, bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp của chị phải kể đến dự án tái chế những bao bì, hộp sữa cũ thành những chiếc túi có một không hai. Ý tưởng xuất phát từ lon sữa hộp con uống hàng ngày, kết hợp với khả năng may vá khéo léo và niềm đam mê với túi xách, chị Nhung đã thiết kế nên những sản phẩm túi xách kiểu dáng hình lon sữa mới mẻ, lạ mắt.
"Vốn là người quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, khi thấy con có nhiều hộp sữa bỏ đi, tôi đã nung nấu ý định tái chế chúng thành những chiếc túi xách. Một phần ý tưởng này xuất phát từ sự lo sợ, những chiếc vỏ sữa này không may rơi vào tay những người trục lợi có thể trở thành hộp sữa giả", chị Nhung bày tỏ.
Sau khi biến ý tưởng thành sản phẩm, bà mẹ một con mạnh dạn đưa lên Facebook giới thiệu. Phản ứng của mọi người tốt hơn kỳ vọng của chị. Một số người quen còn mua ủng hộ. Mới đây, hồi cuối tháng 8, chị tiếp tục giới thiệu dự án túi xách tái chế từ vỏ bao bì. "Vỏ bao bì có những họa tiết khá xinh nên tôi đã cố gắng tận dụng chúng để tạo nên điểm nhấn cho những chiếc túi tái chế", chị Nhung chia sẻ.
Nhận thức được rằng, đây là sản phẩm handmade, khó tiếp cận khách hàng nhưng điều chị Hồng Nhung mong muốn là giúp mọi người nhìn thấy giá trị bền vững của sản phẩm. "Tôi tin là trong tương lai không xa, những sản phẩm tương tự sẽ có cơ hội phát triển và trở thành người bạn đồng hành tin cậy", chị nói.
Song song với việc phát triển các thiết kế túi xách đặc biệt, nhận may, gia công túi, chị Nhung cũng nhập thêm sản phẩm có sẵn từ các xưởng về để đa dạng mặt hàng, phục vụ nhu cầu người mua. Tuy nhiên, sau khi Covid-19 bùng phát, tình hình kinh doanh khó khăn chung, chị Nhung gần như đóng cửa liên tục cửa hàng duy nhất trên phố Cửa Bắc tuân thủ các yêu cầu giãn cách. "Công việc đang ổn định thì dịch kéo đến, con thì ở nhà. Tôi vừa chăm con vừa trực tiếp làm việc. Thực sự là quãng thời gian khủng hoảng", chị tâm sự.
Sau khi thấy nhiều nhà bán hàng nhỏ lẻ như mình chuyển hướng kinh doanh online, chị Hồng Nhung cũng tìm hiểu hướng đi này. Thay vì chủ yếu bán hàng trên Facebook, chị Nhung mạnh dạn tìm hiểu mở gian hàng thương mại điện tử. Thời gian đầu chạm ngõ thương mại điện tử, chị Nhung gặp nhiều khó khăn. Với một người yếu công nghệ, việc làm quen với sàn tốn rất nhiều thời gian của chị. Chưa kể, bà mẹ một con phải mày mò học photoshop, học cách viết tiêu đề chuẩn SEO, tìm cách áp dụng công cụ khuyến mãi của sàn...
Đơn hàng đầu tiên phát sinh trên sàn thương mại điện tử là kỷ niệm nhớ đời của Hồng Nhung. Chị mất nguyên một ngày chỉ để đi gửi đơn cho khách. Vì là lần đầu nên chị không biết phải tới điểm nào gửi hàng, nên đi vòng vèo. "Ban đầu tôi cũng nản lắm nhưng luôn tự nhủ vạn sự khởi đầu nan, gian nan không được nản. May mắn là đến cuối ngày tôi cũng gửi được gói hàng. Sau này, các anh giao hàng của sàn nói chuyện mới biết ngay gần nhà tôi cũng có điểm gửi hàng", chị Nhung kể. Cũng nhờ biết đến thương mại điện tử mà chị Nhung rèn luyện thêm bản tính kiên trì, không ngại khó khăn, thách thức.
Sau 6 tháng chăm sóc gian hàng trên sàn thương mại điện tử, chị Nhung đã có được lượng khách hàng nhất định. 6 tháng này chị chấp nhận bán không lợi nhuận, coi đây là một khoản đầu tư để thu hút người dùng. Không phụ lòng mong đợi của chị, sau gần 10 tháng hoạt động, gian hàng mỗi ngày phát tầm 100 đơn; doanh thu mỗi tháng rơi vào khoảng 250 triệu đồng. Những chương trình lễ hội mua sắm giúp gia tăng thêm 50% lượng đơn hàng. Hiện, gian hàng của chị thu hút gần 6.000 lượt khách theo dõi.
Với chị Nhung, những con số này chưa phải là đích đến cuối cùng. Hơn cả, chị muốn được khẳng định bản thân, được sống và cống hiến hết mình để tạo nên một cuộc đời ý nghĩa. Chị luôn tâm niệm, bạn càng nỗ lực bao nhiêu thì phần thưởng dành cho mình sẽ càng lớn bấy nhiêu. Đây cũng là động lực để phụ nữ không ngừng học hỏi nâng cai giá trị bản thân.
"Hãy làm những gì mình đam mê, hãy nỗ lực hết mình, biết nắm bắt cơ hội để thay đổi và thành công. Chúng ta đều sống một lần, nên hãy sống thật ý nghĩa và tìm cách tỏa sáng", chị Nhung nhắn nhủ.
Với những thành công trong kinh doanh, chị Mai Phương, Hồng Nhung góp phần khẳng định ý chí, sức mạnh của người phụ nữ hiện đại trong hành trình tự chủ, độc lập tài chính. Cùng với những nỗ lực của các chị, thương mại điện tử cũng góp phần không nhỏ vào việc xây dựng sự nghiệp thành công của hai mẹ bỉm sữa. Không chỉ chị Phương, chị Nhung, nhiều chị em khác đã nỗ lực và nắm bắt cơ hội chuyển dịch kinh doanh sang thương mại điện tử để phù hợp với xu thế và bối cảnh hiện nay. Nguồn: vnexpress.net
Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế website bán hàng online được thiết kế logo bán hàng online miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.