Slogan hay

Bạn muốn có một slogan hay, ấn tượng chết người?  Điều đó không hề đơn giản phải không? Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn những Quy luật để có một Slogan hay từ việc nghiên cứu hơn 500+ Slogan hay, ấn tượng nhất từ các thương hiệu hàng đầu.

Mục lục

Qua các ví dụ trên cho thấy, slogan tốt, hấp dẫn làm tăng nhận biết cho thương hiệu vì nó chính là cầu nối giữa thương hiệu với khách hàng. Một khẩu hiệu quảng cáo sẽ được lặp lại nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng mua sản phẩm. Để sáng tạo ra những slogan hiệu quả sẽ mất rất nhiều lần trước khi tìm được những từ ngữ đúng gợi lên những cảm xúc dâng trào. Tuy nhiên, slogan thành công hoàn toàn có thể thực hiện được và một khi bạn đã làm được, bạn sẽ hạnh phúc vì thời gian tìm ra nó hoàn toàn xứng đáng. Trong nhiều trường hợp, slogan hiệu quả còn có nghĩa là sự khác biệt giữa một công ty dừng lại ở mức tầm trung và một công ty thực sự tuyệt vời.

Cách đặt slogan hay nguyên tắc đặt slogan hay độc đáo ý nghĩa

Nguyên tắc đặt slogan

Đầu tiên một doanh nghiệp muốn tạo ra một slogan hay phải có một mục tiêu nhất định để hướng tới. Tiếp theo để ghi nhớ dễ dàng vào tâm trí của khách phải thật ngắn gọn, xúc tích và quan trọng nhất phải dễ hiểu. Nếu không có yếu tố này thì slogan không còn là slogan nữa, bởi chẳng khách hàng nào lại bỏ công để nhớ một dòng slogan dài “ngoằng ngoẵng“.

Không phản cảm là một yếu tố cũng quan trọng cần ghi nhớ. Nó có thể ảnh hưởng thậm chí xúc phạm đến người khác dù chỉ là một bộ phận nhỏ khách hàng. Cuối cùng, hãy nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm: Một slogan hay phải thể hiện tính năng và lợi ích khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Những điều đó sẽ thu hút khách hàng của bạn tiếp cận với thương hiệu giúp họ trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp.

Tuy vậy những yếu tố trên là những điều kiện cơ bản để tạo ra một slogan. Thực tế để tạo ra một slogan hay, gây ấn tượng với người tiêu dùng không phải là dễ, điều này bắt buộc doanh nghiệp có trong mình một thông điệp ấn tượng đủ sức khơi gợi trí tưởng tượng của khách hàng về dịch vụ sản phẩm của mình. Những câu slogan hay dưới đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn đúng đắn và là cảm hứng để tạo ra những thông điệp đắt giá cho thương hiệu.

Tạo ra được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh

Điều chính yếu mà slogan cần làm được đó là tạo nên sự khác biệt giữa sản phẩm của thương hiệu bạn và các đối thủ cạnh tranh khác, đồng thời đưa vào đó tinh thần sứ mệnh chung của doanh nghiệp. Đừng để khách hàng đọc slogan và không thể mường tượng được sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh của công ty bạn có gì đặc biệt so với sản phẩm khác. Slogan là sự tương tác đầu tiên với khách hàng, vì vậy hãy tận dụng nó để giới thiệu sản phẩm của bạn khác biệt như thế nào.

Một câu khẩu hiệu ý nghĩa còn giúp bạn tăng doanh số và vượt lên đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể lấy cuộc chiến giữa Pepsi-Cola và Coca-Cola làm ví dụ, hai thương hiệu này hướng đến đối tượng khác nhau, do đó slogan cũng có đặc điểm riêng. Coca – cola ra mắt thị trường vào năm 1886, theo sau là Pepsi năm 1898. Hơn 1 thế kỷ qua cả hai thương hiệu này luôn trong trạng thái cạnh tranh với nhau. Do có mùi vị khá giống nhau khiến người tiêu dùng không thể phân biệt được nên các công ty quảng cáo không thể nhấn mạnh vào sự khác biệt về sản phẩm giữa 2 doanh nghiệp này. Chính vì thế mà họ buộc phải đầu tư vào chất lượng của slogan để tạo ra sự khác biệt trong cuộc chạy đua.

Cuộc chiến xanh – đỏ trong mảng F&B không chỉ là cuộc chiến giữa Coca-Cola và Pepsi, mà còn là cuộc chiến giữa hai thương hiệu thức uống dinh dưỡng dành cho trẻ em – Milo của Nestlé và Ovaltine của FrieslandCampina

Không lâu trước đây, cư dân mạng đã chia sẻ bức hình chụp một ngã tư tại Quận 3 (TP HCM) về hai nhãn hiệu Milo và Ovaltine cùng treo biển quảng cáo, kèm theo thông điệp gắn với chiến dịch quảng cáo mới nhất. Thú vị hơn, nếu Milo chọn cho mình slogan “Nhà vô địch làm từ Milo” thì ở phía bên kia, Ovaltine phản pháo với slogan trái ngược “Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích”, kèm theo hình ảnh người mẹ đang chỉ tay về phía “đối thủ”. Ngay sau khi bức ảnh được chia sẻ trên mạng, nhiều ý kiến bình luận được đưa ra. Trong đó, đa phần các thành viên ủng hộ quan điểm “đâu phải ai sinh ra cũng để giành chiến thắng hay vô địch”.

Đưa vào slogan vần điệu, nhịp điệu, và chút thanh nhạc

Để thông điệp dễ dàng đi vào tâm trí người tiêu dùng,  gieo vần điệu là một trong những gợi ý không tồi. Sự hiệp vần sẽ tạo “tính nhạc” cho slogan,  giúp khách hàng nhớ đến thông điệp, sản phẩm của công ty bạn hơn. Thực tế, nhờ gieo vần mà không ít slogan trở thành câu nói cửa miệng của nhiều người, đi vào cuộc sống thường nhật một cách rất tự nhiên.

“Maybe she’s born with it. Maybe it’s Maybelline” là một trong số đó. Kể từ khi tung ra slogan này năm 1991, Maybeline, thuộc công ty mẹ L’Oreal, đã sử dụng nó cho đến bây giờ. Câu slogan là bằng chứng về hiệu quả của dòng sản phẩm này, chú trọng vào vẻ đẹp của phụ nữ và trang điểm như thế nào để người phụ nữ trở nên tự tin hơn với vẻ đẹp của mình ngay cả khi họ không phải là người mẫu.

Không có cách nào tốt hơn để giúp cho slogan dễ nghe, dễ nhớ, dễ đọc bằng cách tạo ra âm điệu cho nó. Câu Slogan ấn tượng có thể được sáng tạo ngẫu nhiên dựa trên một bài thơ, điệu nhạc, hoặc gieo từ có vần điệu như cách Samsung đã thực hiện với câu: “Càng nghe càng đắm càng ngắm càng say”.

Khơi gợi nên cảm xúc

Một câu slogan thành công là khi nhắc đến, mọi người liên tưởng được ngay đến thương hiệu đó. Con người thường có xu hướng nhớ những câu chữ, lời ca mà tạo cho họ cảm xúc nhất định. Việc đầu tư cho mình một slogan ấn tượng mạnh mẽ luôn là quyết định đúng đắn.

Slogan chất lượng ngoài việc thể hiện được lợi ích của sản phẩm còn phải khơi gợi được cảm xúc của người tiêu dùng.

Và với thông điệp “đánh thức” được những cung bậc cảm xúc, mong muốn từ bên trong khách hàng như câu Slogan “Ngọt ngào như vòng tay âu yếm” của Alpenliebe đã thực sự chinh phục được trái tim của người khách hàng, kể cả những khách hàng khó tính nhất.

Ví dụ khác về slogan của Biti’s “Nâng niu bàn chân Việt”. Câu slogan này không những làm rõ được mục tiêu của sản phẩm mà còn gợi lên cảm xúc nơi người xem. Hơn 35 năm, Biti’s thực hiện sứ mệnh “nâng niu bàn chân Việt” với mẫu mã, thiết kế nguyên bản đánh vào phân khúc “bình dân”. Cùng với dòng chảy kêu gọi “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, Biti’s đã kết hợp với Soobin Hoàng Sơn cho ra mắt những MV hit “Đi để trở về” với thông điệp gia đình luôn đợi ta trở về nhà.

Truyền tải được trọn vẹn ý nghĩa thông điệp

Về cơ bản, một mình tên thương hiệu không thể diễn đạt được hết sứ mệnh hay nhiệm vụ mà thương hiệu hứa hẹn mang đến cho khách hàng. Nên thông điệp mà slogan truyền tải cùng hình ảnh logo khắc ghi trong tâm trí khách hàng khi họ tình cờ nhìn thấy bộ nhận diện thương hiệu ở bất kỳ đâu rất quan trọng. Sở hữu một câu Slogan hay giống như một niềm tin thương hiệu, làm nổi bật giá trị và tinh thần thương hiệu đó.

Trải qua nhiều năm, Nike trở thành một phần của văn hóa đại chúng với vô số quảng cáo từ người nổi tiếng

Từ lâu, Nike đã trở thành một trong những hãng thời trang thể thao lớn nhất thế giới nhờ vào sản phẩm sáng tạo và câu slogan cực chất “Just do it”. Câu khẩu hiệu này nhắm vào đối tượng là người Mỹ – bất kể tuổi tác, giới tính hay thể lực – và khuyến khích họ hướng đến một cuộc sống tốt về sức khỏe, thể chất và sự hứng khởi. Nhiều vận động viên nổi tiếng đã quảng cáo cho sản phẩm giày của Nike và truyền cảm hứng cho giới trẻ sử dụng thời trang của hãng.

Ngắn gọn, súc tích

Slogan thường có từ 2 – 5 từ, tối đa là 8 từ đơn giản, dễ nhớ. Những slogan dài ngoằng sẽ gây khó khăn để ghi nhớ, bởi vậy các thương hiệu thường ưu tiên lựa chọn slogan ngắn gọn. Nội dung tuy đơn giản, súc tích nhưng chứa đựng được thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng.

Khi chọn từ ngữ, hãy chọn những từ đơn giản và dễ hiểu. Bạn sẽ không muốn mọi người khó khăn trong việc tìm ra ý nghĩa các từ trong slogan của bạn, thay vì nhận được hình ảnh đầy đủ ngay lập tức trên thông điệp mà bạn đang chuyển tải.

Ví dụ điển hình đó là “Real Beauty” (Dove, 2004), chiến dịch “Real Beauty” của Dove đã sử dụng slogan cùng tên này. Đây là nỗ lực của thương hiệu nhằm nâng cao nhận thức về cơ thể và sự chấp nhận của phụ nữ về những điểm không hoàn hảo trên cơ thể. Dove đã cố gắng để giải quyết điều đó bằng chiến dịch với slogan ngắn gọn nhưng ý nghĩa nhằm tôn vinh người phụ nữ.

Nói đúng sự thật

Khẩu hiệu nên nêu rõ đặc tính sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu, một slogan hay cần gợi lên suy nghĩ tích cực với thương hiệu, mang đến niềm tin và độ tin cậy cho khách hàng. Khi viết slogan chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng phóng đại, cường điệu hóa khả năng, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ nhưng điều này đặc biệt nên tránh. Những câu đại loại kiểu “giữ vị trí số 1 trong…”, “…tốt nhất…” sẽ tạo cảm giác chung chung, không rõ ràng và chắc chắn sẽ bị đánh giá là không thành thật bởi chẳng có thống kê hay đo lường cụ thể để khẳng định doanh nghiệp đó giữ vị trí số mấy. Hầu hết các slogan như vậy đều không nhận được phản ứng tích cực từ người tiêu dùng.

Thay vào đó, chúng ta hoàn toàn có thể thành thật nhưng khéo léo khoe điểm nổi bật của doanh nghiệp mình. Ví dụ như Big C “Giá rẻ cho mọi nhà” Thể hiện trên lời hứa của thương hiệu cốt lõi là cung cấp giá rẻ hàng ngày cho tất cả các gia đình Việt Nam, Big C đã phát triển trở thành nhà bán lẻ kênh siêu thị hàng đầu Việt Nam.

Cách đặt slogan hay

Một slogan (khẩu hiệu) là một cụm từ ngắn gọn, có sức thuyết phục. Slogan là một phần nội tại trong bản sắc thương hiệu của bạn. Trong các chiến dịch quảng cáo, các khẩu hiệu thường được kết hợp với logo.

8. Gieo vần và giai điệu

Một khẩu hiệu có giai điệu và vần điệu luôn là một ý tưởng tốt. Khi khách hàng tiềm năng nhìn thấy nó trên bảng hiệu của bạn hoặc nghe nó trên radio, họ chắc chắn sẽ ghi nhớ nó ngay lập tức.

6. Nghĩ về người xem

Hãy suy nghĩ về khả năng tiếp cận của bạn. Đối tượng mà doanh nghiệp của bạn nhắm đến là người dân trong khu vực,  toàn quốc, hay trên toàn cầu?

Nếu bạn đang quảng bá thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế, hãy đảm bảo rằng khẩu hiệu của bạn có hiệu quả tốt ở nhiều nền văn hóa. Khi được dịch sang các ngôn ngữ khác, slogan của bạn có thể mất cảm giác độc đáo hoặc thậm chí thay đổi ý nghĩa. Lấy KFC chẳng hạn. Khẩu hiệu sắc sảo của nó là “Finger-lickin’ good” đã được bản địa hóa để phù hợp với thị trường Trung Quốc. Nó trở thành câu khẩu hiệu “Ăn sạch ngón tay bạn” ít “ngon miệng” hơn nhiều . Để tránh các vấn đề trong tương lai, hãy thuê một chuyên gia dịch khẩu hiệu của bạn sang một số ngôn ngữ phổ biến nhất. Nếu bạn hài lòng với bản dịch, hãy sử dụng nó.

4. Dùng sự hài hước

Nếu phù hợp với thương hiệu của bạn, hãy làm cho khẩu hiệu trở nên đáng nhớ hơn bằng cách thêm sự hài hước cho nó.

Hãy nhìn vào những gì trang web Cracked.com đã làm với khẩu hiệu táo bạo: “Trang Video và Hài Duy nhất Tại Mỹ, kể từ năm 1958.” Câu khẩu hiệu này không chỉ có một mà là nhiều câu đùa. Đầu tiên, nó chế giễu câu nói “kể từ năm một ngàn mấy trăm hồi đó” đã trở nên quá nghiêm trọng và tẻ nhạt. Thứ hai, Cracked.com tuyên bố rằng nó là một trang web hài hước duy nhất ở Mỹ, chuyện này thật là nực cười đến nỗi nó không cần bất kỳ lời giải thích nào.

Thêm vào đó, Cracked.com tuyên bố là trang web video duy nhất của Mỹ từ năm 1958. Tuy nhiên, vào thời 1958 thì làm gì đã có có trang web video nào. Bạn thấy đấy, kết hợp câu đùa vui vào slogan của công ty bạn có thể tăng cơ hội được chú ý và tạo được ấn tượng sâu đậm. Tuy nhiên, bạn phải biết đâu mới là ưu tiên của mình. Nếu sự hài hước làm cho khẩu hiệu của bạn khó tiếp thu hơn, hãy loại bỏ nó.

Dành đủ thời gian

Nếu bạn được thuê để tạo ra một khẩu hiệu cho công ty, hãy chia quá trình làm việc của bạn thành nhiều bước. Bạn sẽ cần một giờ để thu thập thông tin về công ty mà mình đang cần tạo ra khẩu hiệu, một đến hai giờ để đưa ra một vài ý tưởng sơ bộ và hai giờ để hỏi ý kiến của bạn bè, thảo luận về các đề xuất với khách hàng của bạn và chỉnh sửa.

Tạo slogan có thể là một thách thức khó khăn ngay cả đối với các chuyên gia dày dạn. Công việc này  thường sẽ mất ít nhất cả một ngày làm việc, vì vậy bạn hãy chắc chắn mình tính phí cho phù hợp. Nếu là người cần thuê sáng tác slogan, bạn hãy dành thời gian để lựa chọn cẩn thận nhà thiết kế. Đừng thuê ai trừ khi bạn chắc chắn họ có đủ kỹ năng để tạo ra khẩu hiệu tốt nhất cho thương hiệu của bạn. Và một điều nữa. Khi bạn đã chấp thuận và trả tiền cho sản phẩm cuối cùng, đừng yêu cầu nhà thiết kế chỉnh lại khẩu hiệu của bạn nhiều lần. Nếu bạn không thích phiên bản được đề xuất, hãy cho họ biết ngay lập tức. Nhà thiết kế sẽ phải thay đổi nhưng chỉ trong giới hạn quy định trong hợp đồng.

Logo là trên hết

Để có hiệu quả tối đa, hãy ghép khẩu hiệu của bạn với một logo có sức mạnh. Logo phải luôn được ưu tiên đầu tiên. Trước khi bắt đầu tìm khẩu hiệu phù hợp, hãy thiết kế một logo thông minh để đại diện cho thương hiệu của bạn. Phương án lý tưởng nhất đó là bạn nên đồng thời phát triển slogan và logo để tạo ra một sự kết hợp cân bằng và gắn kết. Hãy chắc chắn rằng biểu tượng và khẩu hiệu của bạn bổ sung cho nhau và truyền tải được một câu chuyện gắn kết.

Các thương hiệu lớn không ngại điều chỉnh các khẩu hiệu của họ để phù hợp với các điều chỉnh trong ưu tiên của công ty hoặc thay đổi trong thị trường. Đây là một quá trình thiết yếu giúp công ty tồn tại và giữ được sức cạnh tranh. Nếu bạn cảm thấy cần phải tân trang lại khẩu hiệu của mình trong một vài năm, hãy làm điều này! Để tạo một logo độc đáo và phù hơp cho ngành hoạt động của mình, hãy sử dụng trình tạo logo trực tuyến.

Đơn giản hóa

Để thành công, một khẩu hiệu phải ngay lập tức gây được sự cộng hưởng với khán giả.

Bạn chỉ có vài giây để tạo ấn tượng đầu tiên cho đúng, vì vậy hãy sử dụng cơ hội đó để tạo lợi thế cho mình. Hẳn là bạn có thể hiểu tại sao khẩu hiệu “Những Công cụ Tốt nhất từ năm 1949” sẽ là một thất bại hoàn toàn. Hãy cố gắng đưa ra một cái gì đó cô đọng và đơn giản thôi.

Sử dụng càng ít từ càng tốt. Đừng bị cám dỗ rồi nhồi nhét nhiều ý tưởng vào một câu. Tránh những từ phức tạp, khó hiểu bởi chúng dễ khiến người nghe khó đoán được ý bạn đang muốn nói. Dù vậy, đôi khi bạn có thể bẻ cong quy tắc này. Nếu bạn đã nghĩ ra một từ phức tạp đầy ý nghĩa đến nỗi nó thay thế cho toàn bộ một câu, hãy trung thành với nó! Ai biết được? Có lẽ từ này sẽ tạo nên sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

Khẩu hiệu của bạn nên bao gồm một câu ngắn. Slogan huyền thoại “Just Do It” của Nike là một ví dụ lý tưởng bởi nó chứa đựng một thông điệp truyền cảm hứng vô cùng hiệu quả đối với mọi nền văn hóa.

Mặt khác, khẩu hiệu  “Chúng tôi Bán những Sản phẩm Hữu cơ & Tự nhiên Chất lượng Cao Nhất.” của Whole Foods thì lại thiếu sự đơn giản và cảm xúc. Câu khẩu hiệu này truyền tải được đúng thông điệp nhưng theo cách quá bộc trực

Trung thực và không đề cao bản thân quá mức

Cũng giống như những vấn đề khác trong cuộc sống, sự trung thực đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu. Bạn có chắc chắn doanh nghiệp của mình có thể cung cấp chất lượng tốt nhất mà khẩu hiệu của bạn hứa hẹn không? Nếu không, có lẽ bạn nên thay đổi nó.

Hãy tránh xa các từ ngữ đòi hỏi khắt khe, chẳng hạn như “tốt nhất” hay “Số 1”. Trước tiên, đây là những lời sáo rỗng mà chỉ có các công ty thiếu trí tưởng tượng mới dùng đến. Thứ hai, ngay cả khi bạn thực sự giỏi nhất trong lĩnh vực của mình, bạn cũng đâu thể chứng minh điều đó ngay lập tức.

Bạn phải tìm ra “ý nghĩa vàng”. Cố gắng truyền đạt ý tưởng về chất lượng cao nhất và dịch vụ mà không tỏ ra vênh váo. Nếu là một pro thực sự, bạn chắc chắn sẽ thực hiện được nhiệm vụ này. Bạn đang thiếu ý tưởng? Lời khuyên hữu ích dành cho bạn đây: Hãy vờ như bạn đang tạo ra một thông điệp thương hiệu thay vì một khẩu hiệu. Sản phẩm của bạn sẽ nói gì với khách hàng nếu chúng có thể nói chuyện?

Nghĩ về điều gì khiến thương hiệu của bạn trở nên đặc biệt

Bạn có đang làm điều gì mà không có đối thủ cạnh tranh nào của bạn làm được không? Bạn có cung cấp dịch vụ giao hàng bằng xe máy không? Chẳng hạn như phòng khám nha khoa của bạn chăm sóc những người sợ nha sĩ. Phòng khám Nha khoa gia đình Crossoak đã tìm ra một cách thông minh để giúp thương hiệu của mình trở nên khác biệt trong một thị trường quá đông đúc. Công ty này đã đặt một con gà lớn lên logo của nó và đi kèm với khẩu hiệu “Chúng tôi phục vụ cho những ai nhát gan.” Đó là một cách chắc chắn để làm cho khẩu hiệu của bạn in đậm trong tâm trí khách hàng.

Những câu slogan hay

Slogan là khẩu hiệu thương mại giúp thương hiệu kết nối gần hơn đến khách hàng. Khách hàng có nhớ và ấn tượng đến thương hiệu của bạn hay không một phần không nhỏ nhờ vào những câu khẩu hiệu dễ nhớ và ấn tượng. Những câu slogan về kinh doanh, slogan cho công ty ở trên sẽ giúp bạn có “cảm hứng” sáng tạo cho doanh nghiệp những câu ấn tượng và đầy ẩn ý làm lay động trí tưởng tượng khách hàng.

Slogan ấn tượng cho ngành nông nghiệp

1. Thấu hiểu cây trồng

2. Sự lựa chọn tốt nhất cho cây trồng

3. Phụng sự Nông nghiệp Việt

4. Phát triển cùng nhà nông

5. Tốt cho đất, khỏe cho cây

6. Bạn đồng hành với nhà nông

7. Adding Green to your Life – Thêm màu xanh cho cuộc sống

8. Grow naturally, Live natural – Phát triển tự nhiên, sống tự nhiên

9. Moving the World – Thay đổi thế giới

10. The leader of nature – Lãnh đạo của tự nhiên

11. Nature for better Future – Tự nhiên vì một tương lai tốt đẹp hơn

Slogan về mỹ phẩm

1. Enchanteur: Sự lôi cuốn kỳ diệu

2. L’Oreal: Because you’re worth it – Bởi vì bạn xứng đáng

3. Olay: Love the skin you’re in – Hãy luôn yêu quý làn da của bạn

4. Dove: The secret of beautiful hair – Bí mật của mái tóc bóng đẹp

5. Sunsilk: Tóc mềm mượt suốt ngày dài

6. Vaseline: The Healing Power of Vaseline – Sức mạnh chữa lành của Vaseline

7. Maybelline: Maybe She’s Born With It, Maybe It’s Maybelline – Có thể cô ấy đẹp tự nhiên, Có thể là nhờ Maybelline

8. Nâng niu vẻ đẹp Á Đông

9. Vẻ đẹp tiềm ẩn luôn nằm trong mỗi chúng ta

10. Bí mật của vẻ đẹp

11. Vẻ đẹp là sức mạnh

12. Đẹp mãi với thời gian

13. Vẻ đẹp vượt thời gian

Slogan về chăm sóc khách hàng

1. Tất cả vì khách hàng

2. Kề vai sát cánh

3. Cho đi nhiều hơn mong đợi

4. Your Passion is our Satisfaction – Đam mê của bạn là sự hài lòng của chúng tôi

5. Best Service, Right Time, Right People – Dịch vụ tốt nhất, Đúng lúc, Đúng người

6. Definitely, We can Serve you better – Chắc chắn, chúng tôi có thể phục vụ bạn tốt hơn

7. Service is Everywhere – Dịch vụ ở mọi nơi

8. Service Truly Different – Dịch vụ thực sự khác biệt

9. Satisfaction is our motto – Sự hài lòng là phương châm của chúng tôi

10. Service what you deserves – Phục vụ những gì bạn xứng đáng

11. We Believe in Service, and you Know that – Chúng tôi tin vào dịch vụ của mình, và bạn biết điều đó

12. Good Space, Good Service – Không gian tốt, dịch vụ tốt

13. Sharing the Feelings – Chia sẻ cảm xúc

14. You say, We’ll do it – Bạn yêu cầu, chúng tôi làm

15. We are here to serve you – Chúng tôi ở đây để phục vụ bạn

Slogan cho quán cafe

1. Cafe rang Xay Nguyên Chất

2. Cafe – hương vị Cuộc sống

3. Cafe – sống cùng đam mê

4. Nơi chia sẻ cảm xúc

5. Trải nghiệm mới, hoài niệm cũ

6. Have it your way – Thưởng thức theo cách của bạn

Slogan về dược phẩm

1. Bảo Xuân: gìn giữ nét xuân

2. Sắc Ngọc Khang: tạm biệt tàn nhang, xua tan vết nám

3. LIC: giảm cân đẹp dáng, tự tin tỏa sáng

4. Boganic: bổ gan, giải độc, mát gan

5. Emhappy: thăng hoa cảm xúc lứa đôi

6. Siro ho cảm Ích nhi: Giải cảm, Giảm ho, Tiêu đờm

7. BigBB plus: Mũi họng khỏe, trẻ lớn nhanh

8. Prospan: thuốc ho cho cả gia đình

9. Panadol: giảm đau, hạ sốt, không gây buồn ngủ

10. Vì cuộc sống khỏe đẹp hơn

11. Chúng tôi chăm sóc sức khỏe của bạn

12. Feel better – Live longer

13. Chăm sóc sức khỏe – chia sẻ niềm vui

14. Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn

15. Giữ gìn cuộc sống quý giá

16. Hạnh phúc cho mọi nhà

17. Health for life

18. Lựa chọn vì sức khỏe

19. Mang bình an đến mọi người

20. Vì sức khỏe cộng đồng

Slogan về công nghệ

1. Nokia: Connecting people – Kết nối mọi người

2. Apple: Think different – Suy nghĩ khác biệt

3. Toshiba: In Touch With Tomorrow – Kết nối với tương lai

4. Adobe: Better by Adobe – Tốt hơn bởi Adobe

5. AT & T: Reach out and touch someone – Vươn ra và chạm tới ai đó

6. Dell: Easy as Dell – Dễ dàng như Dell

7. Hitachi: Inspire the Next – Truyền cảm hứng tiếp theo

8. Microsoft: Your potential. Our passion – Tiềm năng của bạn. Niềm đam mê của chúng tôi

9. Nintendo: Born to play – Sinh ra là để chơi

10. Fujitsu: Possibilities are infinite – Khả năng là vô hạn

11. Mozilla Firefox: Your web, the way you like it – Trang web của bạn theo cách bạn thích

12. LG – Life’s Good – Cuộc sống tươi đẹp

13. Sony – Make believe: Hãy tin tưởng

14. Cisco – Tomorrow Starts Here: Ngày mai bắt đầu từ đây

15. Seiko Epson – Exceed Your Vision: Vượt quá tầm nhìn của bạn

Slogan cho siêu thị

1. Coopmart: Nơi mua sắm đáng tin cậy – Bạn của mọi nhà

2. Bic C: Giá rẻ cho mọi nhà

3. Vinmart: An tâm mua sắm mỗi ngày

4. Walmart: Save Money. Live Better – Tiết kiệm tiền bạc. Sống tốt hơn

5. H-E-B: Here everything’s better – Ở đây mọi thứ đều tốt hơn

6. Piggly Wiggly: It feels like home – Cảm giác như ở nhà

7. Foodland: Think of food, think of Foodland – Nghĩ về đồ ăn, nghĩ về Foodland

8. Chất lượng vượt niềm tin

9. Sống tiện nghi, vui thỏa chí

10. Thích tiện nghi, tùy lựa chọn

11. Mua sắm cho gia đình

Những câu slogan về kinh doanh ấn tượng nhất

1. Nâng niu bàn chân Việt – Bitis

2. Khơi nguồn sáng tạo – Trung Nguyên

3 Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu – Prudential

4 Vị ngon trên từng ngón tay (It’s finger lickin’s good) – KFC

5 Hãy khác biệt (Think Different) – Apple

6. Tiếp nguồn sinh khí (Energizing life) – FPT

7. Cứ làm đi (Just do it) – Nike

8. Nơi hạnh phúc nhất trên trái đất (The happiest place on earth) – Disneyland

9. Kết nối mọi người (Connecting people) – Nokia

10. Thật sự thiên nhiên – TH True Milk

Những câu slogan cho công ty ấn tương nhất

1. Hết mình một tý, vui hết ý

2. Sinh ra là để tỏa sáng

3. Chúng tôi là số 2, không ai là số 1

4. Đã chơi là phải chất

5. Gieo ý tưởng, gặt thành công

6. Đột phá để thành công

7. Kết sức mạnh, nối thành công

8. Dù bạn không cao, người khác cũng phải nhìn

9. Giá trị tích lũy niềm tin

10. Suy nghĩ không cũ về vấn đề không mới

11. Sức mạnh của giấc mơ

12. Hiệu quả lan toả niềm tin

13. Là gia đình, chơi hết mình

14. Học hết mình, chơi nhiệt tình

Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9649) - LikeAction (9849) - WriteAction (929)