SEO web WordPress

SEO Website WordPress là cụm từ ngày càng được tìm kiếm nhiều trong thời gian gần đây. Tại sao các chủ doanh nghiệp dần có xu hướng sử dụng mã nguồn wordpress khi triển khai SEO? Cách triển khai SEO website bằng WordPress như thế nào?

Mục lục

SEO web WordPress

Bạn đã xây dựng được một website thật sự tuyệt vời và bạn muốn website của bạn sẽ hiển thị mỗi khi một ai đó tìm kiếm trên Google. Một trong những kỹ thuật quan trọng để đưa website lên top tìm kiếm của Google đó là SEO Onpage. Vậy SEO Onpage là gì?, Tối ưu SEO Onpage với Plugin Yoast SEO như thế nào?, bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

Cách viết bài chuẩn Seo trên WordPress

WordPress là công cụ website free hỗ trợ tạo blog cá nhân cho phép bạn đăng bài và đăng bán sản phẩm dựa trên những theme tùy chọn sẵn có. Đây là công cụ được rất nhiều người tin dùng vì tính dễ sử dụng và nhiều tính năng hữu ích. Sau đây mời bạn cùng Marketing AI tìm hiểu cách viết bài chuẩn SEO trên WordPress.

Cách viết bài chuẩn Seo trên WordPress

Tiêu đề H1, H2, H3

Để có một bài viết chuẩn SEO trên Wordpree, bạn cần sử dụng các thẻ tiêu đề H1, H2 và H3 thích hợp. Theo mặc định, trong bất kỳ chủ đề tối ưu hóa SEO nào, tiêu đề bài đăng sử dụng thẻ tiêu đề H1. Vì vậy, đối với tiêu đề phụ tiếp theo, bạn có thể sử dụng tiêu đề H2 và sau đó là tiêu đề H3…

Theo một số lời khuyên, thẻ H1 có thể giống như Tiêu đề trang. Hãy cố gắng đừng làm cho thẻ tiêu đề của bài viết quá dài, bạn có thể sử dụng thẻ ngắn nhưng có mô tả phía sau. Hoặc sử dụng các nguyên tắc về độ dài tương tự như tên trang, chẳng hạn dưới 65 ký tự.

Mô tả bài đăng (Post Meta Description)

Meta description hiểu đơn giản là 1 đoạn thông tin ngắn gọn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm nhằm tóm tắt nội dung website. Tất cả các plugin SEO phổ biến nhất cho phép bạn thêm mô tả vào bài đăng trên wordpress của mình. Những mô tả này đóng một vai trò quan trọng trong việc xếp hạng công cụ tìm kiếm.

Trong 156 ký tự cho phép xuất hiện trên công cụ tìm kiếm, bạn cần phải thêm từ khóa của mình và tạo mô tả đủ hấp dẫn để người dùng nhấp vào từ khóa đó. Hãy viết một đoạn ngắn gọn, súc tích, sử dụng những từ ngữ có tính diễn đạt cao trong đoạn mô tả bài viết và làm nổi bật lên bản sắc thương hiệu của bạn.

Cách viết bài chuẩn Seo trên WordPress

Cách viết bài chuẩn SEO – Mô tả bài đăng là phần bôi xanh (Ảnh: Medium)

Tiêu đề bài đăng và thẻ mô tả (Post Title and Meta Title)

Trước tiên, bạn cần phải hiểu sự khác biệt giữa tiêu đề bài đăng và thẻ mô tả. Tiêu đề bài đăng là cách người đọc thấy tiêu đề của bài viết trên trang web của bạn. Thẻ mô tả là cách công cụ tìm kiếm hiển thị bài đăng của bạn trong kết quả tìm kiếm. Nếu bạn chưa chỉ định thẻ mô tả trong cài đặt SEO, tiêu đề bài đăng của bạn sẽ được WordPress tự động chọn là thẻ mô tả.

Điều quan trọng khi viết bài chuẩn SEO là từ khóa của bạn phải nằm trong thẻ mô tả. Và theo như các nhà viết SEO chuyên nghiệp, hãy cố gắng giữ tiêu đề bài đăng của bạn dưới 66 ký tự. Bạn không nên đặt trùng các thẻ tiêu đề cho các bài viết trên website của mình, nếu bạn có thể tạo ra từ khóa không trùng với các trang khác, thì khả năng thành công của bạn sẽ cao hơn. Một điều đặc biệt lưu ý khi đặt thẻ mô tả là bạn cần tối ưu hóa theo người dùng, vì nếu bạn quá dựa vào những công thức trên mạng, có thể người dùng sẽ cảm thấy không thân thiện. Ngoài ra, bạn không nên nhồi nhét từ khóa trong thẻ Meta Title. Điều này dễ khiến Google cho rằng các bạn đang spam và tạo những trải nghiệm không tốt cho người dùng.

Đường dẫn Permalinks

Có thể hiểu đơn giản, đường dẫn thân thiện chính là cấu trúc của các đường link bạn dẫn vào trong bài viết của mình. Với liên kết thân thiện, người đọc chỉ cần nhìn cũng có thể hiểu nội dung của bài đọc được dẫn. Với không quá 70 từ, đường dẫn thân thiện cần chứa từ khóa chính của bài viết và từ khóa này nên đặt đầu tiên ở đường link.

Cách viết bài chuẩn Seo trên WordPress

Permalink hiển thị ngay dưới tiêu đề bài đăng

Thuộc tính Alt Hình ảnh (Image Alt Attribute)

Google không thể đọc hình ảnh. Do đó, văn bản trong hình ảnh là cách Google nhận dạng hình ảnh. Để đảm bảo rằng các công cụ tìm kiếm có thể hiểu nội dung hình ảnh, bạn phải cân nhắc khi chọn tên hình ảnh.

Bạn không nên đặt tên hình ảnh chung chung như dạng anh001.jpg mà hãy đặt một hình ảnh liên quan đến chính tiêu đề mà bạn đang nhắm tới. Thẻ hình ảnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với SEO vì vậy đừng quên thêm nó vào tất cả hình ảnh trong những bài viết của bạn.

Cách viết bài chuẩn Seo trên WordPress

Cách viết bài chuẩn SEO – Văn bản trong hình ảnh là cách Google nhận dạng hình ảnh (Ảnh: Behance)

Liên kết nội bộ và text chứa liên kết (Interlink & Anchor Text)

  • Interlink phải được đặt ở các anchor trong văn bản và đặt tự nhiên, không nên chèn ép các interlink, ép người dùng click vào một trang đích mà người dùng không hề mong muốn.
  • Đa dạng anchor text liên kết, không nên chèn quá nhiều liên kết trên cùng một anchor text. Mỗi anchor text đặt interlink tốt nhất là mỗi thông tin khác nhau, không nên xây dựng anchor trùng nhau trong cùng một nội dung bài viết.
  • Đặt 2 – 3 liên kết anchor text đến cùng một nội dung. Đừng nên đặt quá nhiều và tập trung tất cả các anchor text về cùng một nội dung nhất định.
  • Cân đối số lượng Interlink với mức độ text trên nội dung của bạn. Việc chèn bao nhiêu interlink phụ thuộc vào độ dài nội dung bài viết.

Cấu hình website wordpress chuẩn SEO

Lựa chọn theme chuẩn SEO

Khi SEO website, việc lựa chọn theme chuẩn SEO không mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, khi sở hữu một giao diện chuẩn SEO sẽ giúp quá trình SEO của bạn trở nên dễ dàng hơn. Bởi:

  • Nó được tối ưu cấu trúc giao diện. Điều này khiến Bot dễ dàng xác định nội dung chủ đạo của website.
  • Hơn nữa, việc lựa chọn thêm chuẩn SEO giúp tập trung vào nội dung, tối ưu các thẻ heading, tối ưu tốc độ, giao diện chuẩn Schema.org… . Từ đó, bạn có thể sở hữu một giao diện chuẩn SEO nhất.

Để lựa chọn một theme tối ưu cho SEO, bạn nên lựa chọn các theme với tiêu chí:

  • Lựa chọn theme ít hiệu ứng. Điều này giúp tăng tốc độ tải trang.
  • Theme cấu trúc dạng blog giúp tốc độ index nội dung mới trên website nhanh hơn.
  • Tương thích với nhiều plugin SEO khác nhau.
  • Theme tương thích với thiết bị di động để phù hợp với tiêu chí Mobile-First Index của GG.

Dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một vài bản theme chuẩn SEO:

  • Bản miễn phí:
    • Numinous
    • Creattica
    • The NewsMag
    • Clean Commerce
  • Bản trả phí:
    • Genesis Framework
    • Canvas Framework
    • Các theme của HermesThemes
    • Marketers Delight 4

Cài đặt plugin cho website wordpress

Cấu hình website wordpress chuẩn SEO

Ngày nay có nhiều plugin thông dụng được sử dụng khi SEO website wordpress như: Yoast SEO , SEO Pressor, SEO Ultimate, All in one SEO pack, WordPress SEO Plugin – Rank Math…

Vậy trong vô vàn các plugin hiện nay nên lựa chọn plugin nào cho website của bạn.

Chúng tôi gợi ý bạn nên lựa chọn plugin Yoast SEO bởi nhiều ưu điểm nổi bật mà plugin mang lại:

Đầu tiên là bởi Yoast SEO là plugin miễn phí hoàn toàn 100%. Với phiên bản miễn phí, bạn đã có đầy đủ các chức năng cơ bản về SEO.

Thứ hai, Yoast SEO dễ sử dụng, sở hữu nhiều tính năng hữu ích, quan trọng mà không phải plugin nào cũng có. Cụ thể:

  • Tạo XML sitemaps.
  • Tự động gửi XML sitemaps đến Google/ Công cụ tìm kiếm khác.
  • Cho phép bạn tạo Custom meta Header/ Description.
  • Kiểm tra Focus Keyword.
  • Giúp bạn ẩn bài hoặc trang cụ thể khỏi công cụ tìm kiếm.
  • Cho phép bạn thêm Breadcrumbs.

Bên cạnh việc cài đặt plugin Yoast SEO, những plugin nên cài đặt cho website của bạn là:

  • Schema Pro.
  • Fixed TOC.
  • 301 SEO Redirection Plugin.

Thêm Google search console cho website

Cấu hình website wordpress chuẩn SEO

Google Search Console hay còn được gọi là Webmaster Tools. Đây là công cụ quản lý website do chính Google cung cấp. Google Search Console có những chức năng chính như:

  • Báo cáo, thống kê các chỉ số trên website.
  • Quản lý sơ đồ trang web.
  • Kiểm tra tình trạng index từng URL/ yêu cầu lập chỉ mục website.
  • Kiểm ta Robots.txt.
  • Thống kê những URL được lập chỉ mục.
  • Xóa URL khỏi kết quả tìm kiếm Google.
  • ….

Để cài đặt GG Search Console cho website, có những cách sau:

  • Sử dụng tệp tin.html
  • Xác minh bằng thẻ html
  • Xác minh bằng cách cấu hình DNS trong quản trị tên miền
  • Sử dụng thẻ Google Tag Manager của website
  • Sử dụng tài khoản Google Analytics của bạn

Thêm XML Sitemap vào với website wordpress và submit lên google

Cấu hình website wordpress chuẩn SEO

XML Sitemap là bản đồ trang web hay sơ đồ trang web có định dạng .xml như file:

Tại đây thống kê một danh sách các trang của một trang web được thiết kế dành cho trình thu thập dữ liệu hoặc người sử dụng.

Việc tạo XML Sitemap và submit nó lên Google thông qua GG Search Console giúp công cụ tìm kiếm (GG Bot) dễ dàng nhận được nội dung mới trên website và cập nhật chúng nhanh hơn. Xem thêm bài viết: Thiết kế web chuẩn seo bằng wordpress.

Tạo trang Archives (Lưu trữ)

Việc tạo trang Archives cũng phần nào giúp GG Bot dễ dàng tìm kiếm và xác định nội dung trên website hơn. Đây cũng giống như một Sitemap nhưng là dành cho người đọc.

Trang lưu trữ này sẽ liệt kê toàn bộ các bài viết theo từng chuyên mục, Tags và Categories hiện có… . Nhìn vào trang này giúp người dùng có cái nhìn tổng quan về Website của bạn.

Để tạo trang Archives (Lưu trữ) bạn có thể sử dụng các plugin sau:

  • Clean my Archives
  • Archives plugin

Tối ưu về tốc độ tải trang trên wordpress

Không cứ chỉ SEO Website WordPress, đối với bất cứ website nào khi làm SEO cũng nên được tối ưu về tốc độ tải trang.

Google đã từng tuyên bố rằng tốc độ của website ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên kết quả tìm kiếm.

Việc trang web có tốc độ tải chậm sẽ làm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và khiến tỷ lệ thoát tăng cao. Điều này khiến website bị GG nhìn nhận không tốt và khiến thứ hạng trên kết quả tìm kiếm bị ảnh hưởng.

Ngược lại, nếu website có tốc độ tải trang nhanh sẽ khiến GG Bot index được nhiều trang hơn. Từ đó thứ hạng website cũng có xu hướng được xếp hạng cao hơn.

Tốc độ tải trang của một website phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để tối ưu tốc độ tải trang trên WordPress bạn có thể tham khảo những cách sau:

  • Lựa chọn hosting đủ mạnh và tương thích đầy đủ với các công nghệ bạn đang sử dụng.
  • Tối ưu hóa và giảm kích thước ảnh trên website.
  • Xóa bỏ bớt những plugin và tiện ích bổ sung không cần thiết
  • Cài đặt plugin cache bộ nhớ đệm giúp trang của bạn tải nhanh hơn. Một số caching plugin phổ biến như W3 Total Cache hoặc WP Rocket, WP Super Cache… .

Tối ưu SEO On-page

Cấu hình website wordpress chuẩn SEO

Tối ưu SEO On-page giúp mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng. Đồng thời giúp GG Bot dễ dàng đọc hiểu nội dung trên website hơn.

Những checklist khi tối ưu On-page cụ thể như sau:

  • Domain
  • Robots.txt
  • Sitemap
  • URL
  • Heading
  • Mobile Friendly
  • Breadcrumb
  • Dữ liệu có cấu trúc
  • Ảnh
  • Canonical
  • ….

Kiểm tra thiết lập khả năng hiển thị của trang web

Cấu hình website wordpress chuẩn SEO

Khi triển khai SEO Website WordPress, bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh thiết lập khả năng hiển thị của trang đối với công cụ tìm kiếm.

Trong quản trị WordPress có tính năng ẩn khả năng hiển thị của một trang web trên công cụ tìm kiếm. Bạn có thể sử dụng tính năng này khi chưa muốn công khai website của mình. Việc sử dụng tính năng này giúp bạn có thời gian chuẩn bị kỹ càng hơn cho website.

Tuy nhiên, khi mọi thứ đã sẵn sàng và bạn mong muốn website sẽ được công cụ tìm kiếm tìm thấy, hãy nhớ đừng tích vào ô vuông có dòng chữ “Ngăn chặn các công cụ tìm kiếm đánh chỉ mục website này” nhé!

Thiết lập đường dẫn chuẩn SEO với website wordpress

Điều mà bạn cần chú ý tiếp theo trong thiết lập cơ bản để tối ưu website chuẩn SEO là đường dẫn URL. URL thân thiện, giúp nâng cao khả năng lên TOP nên:

  • Ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng.
  • Thể hiển, giải thích khái quát được nội dung mà trang đó sẽ đề cập. URL nên chứa từ khóa chính của bài viết.
  • URL dễ dàng đọc bởi cả người dùng và GG Bot tìm kiếm.
  • URL không nên chứa nhiều tham số, điều này có thể gây sự cố cho trình thu thập dữ liệu. GoogleBot tốn nhiều băng thông hơn mức cần thiết, hoặc không thể lập chỉ mục hoàn chỉnh tất cả nội dung trên trang web của bạn.

Như bạn có thể nhìn thấy, đường dẫn này có chứa các ký tự, không cung cấp nội dung rõ ràng. Vì vậy, với những đường dẫn có cấu trúc như trên, người dùng sẽ khó nhận biết và đánh giá được nội dung mà họ sẽ đọc sắp tới.

Một đường dẫn bài viết chuẩn SEO tại sẽ có dạng:

domain/danh-muc-lon/danh-muc-nho/cum-tu-khoa-chinh.html

Với những URL như trên, GG bot và người dùng dễ dàng hiểu được nội dung trong trang mà họ sẽ chuẩn bị đọc.

Việc thiết lập đường dẫn thân thiện với SEO là một trong những cách góp phần làm tăng thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm.

Để cài đặt, cập nhật cấu trúc pernalinks trong website, bạn vào trang quản trị WordPress và cài đặt như sau:

Cấu hình website wordpress chuẩn SEO

Cài đặt -> Đường dẫn tĩnh -> Cài đặt cơ bản -> Tùy biến và dán đoạn:

/%category%/%postname%.html

Việc sử dụng đường dẫn tùy biến này sẽ giúp đường dẫn bài viết của bạn có cấu trúc chuẩn SEO như đã được đề cập bên trên.

Lưu ý:

  • Khi thiết lập đường dẫn chuẩn SEO trong wordpress, bạn nên chọn một cấu trúc đường dẫn cố định để sử dụng vĩnh viễn. Việc đổi đường dẫn tùy biến sau này sẽ khiến các bài viết cũ bị lỗi 404 nếu bài nó vẫn còn lưu cache trên Google. Điều này ảnh hưởng đến việc xếp hạng thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm.
  • Ngoài ra, với những bài thuộc dạng Toplist như TOP 5 mẫu áo sơ mi nam đẹp… trong URL không nên chứa số để việc update và cập nhật bài viết sau này trở nên dễ dàng hơn.

Sử dụng tên miền có www hoặc non-www

Cấu hình website wordpress chuẩn SEO

Không chỉ cứ khi SEO Website WordPress, bất kể dù cho bạn đang sử dụng một mã nguồn nào đi chăng nữa thì khi thiết lập một website, bạn nên xác định cấu trúc tên miền sẽ có www hoặc non-www.

Theo như GG đã nói, việc sử dụng tên miền có www hoặc non-www đều không hề ảnh hưởng đến SEO. Điều này, phụ thuộc vào sở thích cá nhân của bạn. Nhưng có một điều bạn cần lưu ý rằng, bạn nên giữ cố định với cấu trúc tên miền mà bạn đã chọn ban đầu.

Tại Dịch Vụ Seo Nắng Xanh chúng tôi và nhiều tên miền khác trên thế giới đều có xu hướng sử dụng non-www. Vì điều này giúp tiết kiệm diện tích đường dẫn.

Để cài đặt, bạn vào quản trị trong WordPress, chọn Cài đặt -> Tổng quát . Sau đó, thêm URL vào ô “Địa chỉ WordPress (URL)” và “Địa chỉ trang Web (URL).

Sử dụng tên miền có https

Cấu hình website wordpress chuẩn SEO

Việc sử dụng tên miền chứa HTTP hay HTTPs cũng tương tự như việc sử dụng tên miền chứa www hay non-www. Không chỉ khi SEO Website WordPress, ngay cả khi SEO bằng mã nguồn khác bạn cũng cần để tâm tới điều này.

HTTP là viết tắt của Hypertext Transfer Protocol được hiểu là giao thức truyền tải siêu văn bản.

HTTPs là viết tắt của Hypertext Transfer Protocol Secure được hiểu là giao thức truyền tải siêu văn bản an toàn.

Như chúng ta có thể thấy, HTTP và HTTPS cùng có điểm chung bởi chúng đều là giao thức truyền tải siêu văn bản. Nhưng giữa 2 giao thức này, HTTPS được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi hơn bởi những ưu điểm vượt trội.

  • HTTPs bảo mật thông tin người dùng: Sử dụng giao thức  HTTPs giúp việc trao đổi thông tin giữa máy khách và máy chủ không bị bên thứ 3 đọc được nhờ phương thức mã hóa. Việc này giúp người dùng bảo mật được các thông tin như cá nhân như password, số thẻ tín dụng… hay các thao tác trên website.
  • Tránh bị lừa đảo bằng website giả mạo: Bằng hình thức Phishing, bất kỳ server nào cũng có thể giả dạng là server của bạn để lấy thông tin từ người dùng. Việc sử dụng giao thức HTTPs, trình duyệt trên máy khách sẽ được yêu cầu kiểm tra chứng chỉ SSL từ máy chủ trước khi dữ liệu giữa máy khách và máy chủ được mã hóa để trao đổi. Hơn nữa, chứng chỉ TSL/ SSL sẽ giúp website của bạn được xác minh là chính chủ.
  • Nâng cao uy tín website với người dùng: Thông thường khi truy cập những website dùng giao thức HTTP, trình duyệt sẽ gửi đến người dùng cảnh báo về sự không được bảo mật của những website này. Khi cảm thấy sự không an toàn từ những website đang sử dụng, người dùng sẽ có xu hướng không sử dụng những website này nữa. Do vậy, việc sử dụng giao thức HTTPs ngày càng trở nên quan trọng hơn.
  • Tăng khả năng lên TOP khi SEO: Từ năm 2014, GG đã thông báo sẽ đẩy xếp hạng kết quả tìm kiếm cho những website sử dụng giao thức HTTPs. Việc này đồng nghĩa rằng những website dùng giao thức HTTP sẽ bị giảm lợi thế cạnh tranh so với các website sử dụng giao thức HTTPs.

Plug in seo wordpress

Website WordPress của bạn có thể sở hữu nội dung tuyệt vời nhưng nếu không được tối ưu hóa SEO, bạn sẽ gặp phải vấn đề lớn. Trang web của bạn sẽ không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, làm giảm cơ hội nhận được lượng traffic đáng kể. Việc nghiên cứu Plugin SEO nào tốt nhất cho WordPress có vẻ làm bạn bối rối. Cho dù bạn chỉ mới bắt đầu trang WordPress hoặc đang phát triển trang hiện có, chúng tôi sẽ đơn giản hóa việc tìm kiếm và hướng dẫn bạn lựa chọn plugin SEO tốt nhất cho WordPress, và lựa chọn công cụ tiện dụng phù hợp với nhu cầu của bạn nhất.

Chỉ có plugin SEO WordPress tốt nhất mới giúp bạn canh tranh tốt với đối thủ. Chúng tôi không chỉ giới thiệu đến bạn 1, 2, mà đến 12 plugins – chắc chắn sẽ rất đáng để bạn đầu tư!

1. WordPress SEO by Yoast

Đừng bấm chuột rời đi vội kể cả khi đã biết đến Yoast SEO. Đây là plugin miễn phí phổ biến nhất với 5 triệu lượt cài đặt đã kích hoạt và xếp hạng 4,7 sao cho những gì nó đạt được. Dễ dàng để người mới bắt đầu sử dụng nhưng chỉ thực hiện được những tùy chọn nâng cao với người dùng chuyên nghiệp. Dưới đây là các tính năng chính:

  • Tối ưu hóa từ khóa: cho phép người dùng tối ưu hóa các trang và bài đăng với tiêu đề thân thiện với SEO, meta description và meta keywords.
  • Snippet: Cung cấp cho người dùng bản xem trước để xem trang sẽ hiển thị như thế nào trên kết quả tìm kiếm của Google.
  • Kiểm tra khả năng đọc: phân tích văn bản của bạn dựa trên những nguyên tắc Flesch-Kincaid và đảm bảo dễ đọc.
  • Gutenberg-ready: nó linh hoạt nghĩa là có thể chạy hoàn hảo trên cả editor cổ điển và Gutenberg.
  • Cập nhật liên tục: plugin được cập nhật 2 tuần một lần. Bằng cách này, người dùng dễ biết được trang web được tối ưu hóa bằng cách dùng thuật toán mới nhất của Google.

Ngoài các tính năng miễn phí này, người dùng có thể mua dịch vụ cao cấp với giá 89$ để nhận được các cải tiến và tính năng bổ sung: đề xuất liên kết nội bộ, insight của nội dung và truy cập miễn phí trong vòng 1 năm để được hỗ trợ 24/7.

2. All in One SEO Pack

Như cái tên đã cho thấy, plugin này có mọi thứ để tối ưu hóa trang web của bạn. Nó cũng đạt hơn 3 triệu lượt cài đặt đã được kích hoạt và xếp hạng 4,5. Nói chung, plugin đặc biệt này cung cấp:

  • Tích hợp Sitemap và Google Analytics.
  • Bad bot blocker ngăn những bot nguy hiểm khỏi việc làm chậm trang web
  • Chức năng URL Canonical.
  • Tự động hóa dễ dàng meta tag.
  • Cài đặt tùy chỉnh để bật/ tắt tính năng theo nhu cầu của bạn.

Plugin cũng thân thiện với người mới bắt đầu, nhưng bạn có thể cần chút thời gian để làm quen với giao diện. Nếu bạn điều hành cửa hàng trực tuyến được hỗ trợ bởi WooCommerce, All in One SEO Pack cung cấp hỗ trợ tích hợp miễn phí, không giống như nhiều plugin khác. Phiên bản cao cấp đi kèm với dịch vụ bổ sung như hỗ trợ nâng cao, tính năng phân loại và tài liệu video SEO.

3. The SEO Framework

Không giống như nhiều plugin SEO dạng freemium, plugin này cung cấp hầu hết các dịch vụ miễn phí: không có quảng cáo hay yêu cầu nâng cấp. Nó tự động tạo tiêu đề, mô tả, URL chuẩn và thực hiện chức năng SEO điển hình. Phần tốt nhất của nó là đơn giản sử dụng. Người dùng chỉ cần tùy chỉnh cài đặt khi bắt đầu và phần còn lại rất đơn giản. Nếu các tính năng mặc định không đủ, nó cung cấp những tùy chọn nâng cao hơn thông qua các tiện ích mở rộng, bao gồm:

  • Hỗ trợ chế độ ẩn danh.
  • Tích hợp plugin AMP.
  • Theo dõi các bình luận spam
  • Phân tích SEO trang web
  • Cài đặt SEO nội bộ.

4. SEO Squirrly

Squirrly có thể tự hào nói rằng nó thân thiện với người dùng, được thiết kế cho những chuyên gia non-SEO. Nó hoạt động như plugin SEO độc lập hoặc như người bạn đồng hành, cho cái bạn mới cài đặt. Nó hoạt động theo thời gian thực, nghĩa là những lời khuyên sẽ hiện lên khi bạn đang viết nội dung. Bạn không cần phải hoàn thành việc viết nội dung trước khi nhận được những insight có giá trị. Squirrly tương thích với các plugin khác và sẽ không ghi đè lên bất kỳ cài đặt SEO nào. Không cần phải lo nếu bạn muốn thay thế plugin cũ bằng Squirrly. Nó cũng cung cấp chức năng research từ khóa để tối ưu hóa nội dung hơn nữa. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bạn sẽ nhận được báo cáo hàng tuần về tiến trình của trang web và những tweet gần đây liên quan đến từ khóa bạn cần tập trung.

5. Broken Link Checker

Chúng ta đều biết rằng SEO không chỉ liên quan đến từ khóa và nội dung. Các thực tiễn tốt nhất bao gồm toàn bộ trải nghiệm người dùng khi truy cập trang web của bạn. Điều đó nói rằng, link bị hỏng và hình ảnh bị thiếu là những bất lợi lớn cho hiệu suất SEO. Google có thể coi đây là dấu hiệu cho thấy trang web bị quản lý kém. Broken Link Checker có thể khắc phục sự cố này nhanh chóng. Nó tập hợp những link bị hỏng và bị thiếu trong một danh sách, tại đó bạn có thể thực hiện hành động cụ thể như chỉnh sửa và xóa. Nó cũng thông báo cho bạn qua email mỗi khi phát hiện sự cố. Đây là một trong số các plugin SEO WordPress tốt nhất và quan trọng nhất.

6. W3 Total Cache

Trang web càng tải nhanh thì thứ hạng càng cao. Nhiều người dùng thường bỏ qua điều này và cuối cùng đem lại trải nghiệm người dùng với trang web bị chậm trở nên xấu đi. W3 Total Cache giúp đỡ cho hoạt động cache của trang web, tích hợp CDN, v.v. Kết quả là, nhiều dữ liệu được gửi đến server và database giảm đi và nhiều trang tải website tăng lên.

7. Google XML Sitemaps

Plugin này tự động tạo sitemap XML cho trang web và thông báo cho công cụ tìm kiếm mỗi khi chúng được cập nhật. Nói một cách đơn giản, nó cải thiện cấu trúc trang của bạn, do đó khiến cho trang web WordPress dễ tìm thấy hơn. Bản thân Google đặc biệt khuyên nên dùng những plugin này cho những trang web lớn có nhiều nội dung truyền thông và archive và trang web mới có link nội bộ bị hạn chế. Mọi loại trang web đều được hưởng lợi từ plugin này. Nó cũng không làm chậm trang web của bạn.

8. SEO Optimized Image

Hình ảnh có thể làm cho nội dung trở nên thú vị hơn và tăng sự tham gia của khách truy cập. Mô tả hình ảnh là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng nhất đối với Google. Plugin này cho phép bạn tự động cập nhật tất cả hình ảnh, cả hình ảnh hiện tại và hình ảnh mới được cập nhật, với các tag alt và tiêu đề phù hợp. Nó không tạo ra database entries bổ sung vì vậy sẽ không làm chậm trang WordPress. Kết hợp nó với Smush Image Compression and Optimization sẽ làm cho trang web của bạn trở nên nhẹ hơn. Lý do plugin này được liệt kê trong danh sách plugin SEO WordPress tốt nhất của chúng tôi là ví nó nhanh, nhẹ, và có thể nén file hàng loạt.

9. WPtouch Mobile Plugin

Mọi người truy cập web từ các thiết bị khác nhau, và điện thoại di động là một trong những thiết bị phổ biến nhất. Đó là lý do tại sao chúng ta cần đảm bảo giao diện trang web thân thiện với người dùng khi truy cập qua màn hình nhỏ. Plugin WPtouch Mobile cho phép bạn tự động thêm theme cho di động một cách đơn giản và thanh lịch vào trang WordPress. Bảng quản trị cho phép bạn tùy chỉnh các cài đặt mà không phải thay đổi bất kỳ mã nào. Quan trọng hơn, Google khuyên dùng nó.

10. AddThis

Tỷ lệ thoát càng cao thì thứ hạng trên Google càng thấp. Vậy làm thế nào để khuyến khích khách truy cập ở lại trang WordPress? Đưa ra gợi ý cho một số bài viết liên quan luôn là ý tưởng hay và AddThis làm việc này một cách hiệu quả. Mặc dù chức năng chính của nó là những nút chia sẻ lên mạng xã hội nhưng nó cũng cho phép người dùng thêm đề xuất bài đăng liên quan, chưa kể rằng các template có thể là những template đẹp nhất trên thị trường.

11. Google Analytics by MonsterInsights

Những sự thật và số liệu sẽ không có nghĩa gì nếu chúng ta bỏ qua chúng. Đúng là hầu hết mọi thứ liên quan đến phân tích đều có thể khó học nhưng những plugin này sẽ giúp bạn dễ dàng làm được điều đó. Bạn có thể truy cập dữ liệu Google Analytics trực tiếp từ dashboard WordPress của mình, giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian. Nó có thể cho bạn biết khách truy cập đến từ đâu, thiết bị nào họ đang dùng, giới tính, tuổi tác và nhiều hơn nữa. Điều này hữu ích nếu bạn muốn đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu cho trang web của mình.

12. All in One WP Security Firewall

WordPress nói chung là nền tảng an toàn. Nhưng bạn hãy nghĩ xa hơn bằng cách bảo vệ trang web không gặp phải vấn đề nào cả. Plugin này sẽ thêm các bộ lọc có chức năng bảo mật liên quan đến tài khoản người dùng, thông tin đăng nhập, database và hơn thế nữa. Bạn có thể chọn sử dụng cài đặt cơ bản, trung cấp hoặc nâng cao tùy theo nhu cầu. Cuối cùng là nó sẽ không làm chậm trang web của bạn và hoàn toàn miễn phí.

Có công cụ SEO miễn phí nhưng mạnh mẽ không?

Chắc chắn là có. Các công cụ miễn phí sẽ tốt nếu bạn là người mới làm quen SEO. Tuy nhiên, một số công cụ miễn phí cung cấp những tính năng tuyệt vời, có thể ảnh hưởng lớn đến SEO của bạn. Hãy kiểm tra các lựa chọn của chúng tôi dưới đây:

1. Google Search Console

Miễn là bạn sở hữu trang web là bạn có thể sử dụng công cụ này miễn phí. Bạn chỉ cần nhập một số code xác minh. Đó là tất cả những gì bạn cần làm. Công cụ này cho phép bạn theo dõi hiệu suất của trang web trên Google SERP. Nó cũng cho phép bạn phân tích các truy vấn để đưa khách truy cập đến trang web của bạn, cùng với số lần hiển thị trang web, nhấp chuột và vị trí trên Google. Nó tự động gửi cho bạn email khi Google xác định được vấn đề trên trang web.

2. SpyFu

Mặc dù có phiên bản trả phí, nhưng phiên bản miễn phí vẫn rất phù hợp với người mới bắt đầu. Nó cho bạn biết số lần mà những từ khóa nhất định được tìm kiếm mỗi tháng. Bạn có thể phân tích kỹ lưỡng trang web của mình, bao gồm theo dõi các từ khóa tự nhiên, số lần nhấp chuột hàng tháng, hiệu suất quảng cáo và hơn thế nữa. Một trong những đặc quyền tốt nhất là thực hiện trên trang web của đối thủ cạnh tranh. Bạn chỉ cần nhập tên miền là được.

3. Answer the Public

Công cụ này giúp quyết định những theme nào bạn nên chọn cho hoạt động content marketing của mình. Chỉ cần nhập từ khóa và nó sẽ trực tiếp tạo danh sách từ khóa dựa trên tính năng tự động đề xuất của Google và Bing Bing.

4. SEOQuake

SEOQuake là công cụ độc đáo bởi vì nó có dạng mở rộng trình duyệt, thay vì chỉ có trang hoạt động riêng. Nó thực hiện các tác vụ SEO thông thường một cách nhẹ nhàng và hiệu quả, cho phép bạn thực hiện kiểm toán SEO trên trang cho trang web của riêng mình hoặc của đối thủ cạnh tranh. Sau đó, bạn có thể dễ dàng tải dữ liệu dưới dạng tệp CSV xuống.

Những công cụ SEO tiện dụng

Khi nói đến cuộc chiến SEO đầy khốc liệt, thứ xa nhất mà plugin có thể đưa bạn đến là front gate. Cân nhắc sử dụng những công cụ mạnh mẽ trên và trở thành ngôi sao của cuộc chiến đó!

1. Ahrefs

Ahrefs là kẻ khổng lồ trong lĩnh vực SEO. Nhiều chuyên gia trong ngành yêu thích và giới thiệu nó, thậm chí coi nó là công cụ SEO tốt nhất hiện nay. Nó có thể làm mọi thứ mà một công cụ SEO được trông đợi sẽ làm được: Phân tích tính cạnh tranh, Research từ khóa, Research backlink, Research nội dung, Theo dõi thứ hạng và Giám sát trang web. Các kết quả kiểm toán đều có dạng đồ họa có thể in được, lại dễ hiểu và đầy màu sắc. Bạn hãy xem xét vì nó có backlink database lớn nhất trên web nên chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những lời khuyên đầy cạnh tranh. Nó khá đắt ở mức giá 99$ mỗi tháng, nhưng chắc chắn đáng đồng tiền bát gạo.

2. KWFinder

Đây là trang có thể gọi là “Ahrefs phiên bản ngân sách hạn hẹp”. Nó cung cấp chức năng tương tự nhưng với mức giá tương đối thấp hơn ở mức $29,08- $79,8 mỗi tháng. Giao diện người dùng của nó có lẽ là giao diện đơn giản nhất trên thị trường, nghĩa là mọi người đều có thể dễ dàng sử dụng nó ngay từ đầu. Ngoài tính năng theo dõi thứ hạng, phân tích backlink và phân tích SERP, KWFinder còn được biết đến khi tìm kiếm những từ khóa có đuôi dài có khả năng cạnh tranh mức độ thấp.

3. SEMrush

SEMrush bao gồm các tính năng SEO thông thường như research từ khóa và phân tích backlink. Tuy nhiên, nó có lẽ được biết đến nhiều nhất với khả năng phân tích tính cạnh tranh. Bạn có thể dễ dàng so sánh trang web của mình với các đối thủ cạnh tranh bằng tính năng so tên miền với tên miền. Nó cho phép bạn nhận được so sánh về traffic tính phí so với traffic không tính phí một cách rõ ràng. Phân tích chiến lược quảng cáo cũng có thể hỗ trợ bạn thực hiện hoặc tối ưu hóa chiến lược digital marketing. Nếu vẫn không đủ hấp dẫn, SEO Writing Assistant sẽ giúp bạn đề xuất từ khóa khi viết các content marketing. Điều đó làm cho mức giá 99,95 đô la hàng tháng của nó nghe có vẻ hợp lý với tất cả tính năng được cung cấp.

4. Accuranker

Tên của nó là viết tắt của của “accurate” và “ranker”. Đó chính xác là những gì mà công cụ này có. Nó theo dõi và xếp hạng từ khóa. Nó sẽ tỏa sáng khi bạn muốn hiểu cách marketing nội dung. Nhiều chuyên gia thích cập nhật thường xuyên và theo yêu cầu. Nói cách khác, ngoài việc tự động nhận được báo cáo thường xuyên sau mỗi 24 giờ, bạn có thể nhận được xếp hạng cập nhật bất cứ lúc nào bằng cách nhấp vào refresh. Nó có giá từ $44,95 hàng tháng để track 600 từ khóa. Bạn càng sẵn sàng trả nhiều tiền, bạn càng có thể track được nhiều từ khóa hơn.

5. Copyscape

Bạn đã làm tất cả những việc khó khăn để giúp cho nội dung được tuyệt vời. Bạn đã chi rất nhiều tiền cho những plugin và công cụ tuyệt vời. Thật không may, điều bạn không muốn là một số người sao chép nội dung của bạn mà không được bạn cho phép và sử dụng nó vì lợi ích riêng. Nếu đó là trường hợp của bạn, bạn có thể cân nhắc dùng Copyscape. Nó sẽ scan web và thông báo cho bạn nếu có bất kỳ kết quả nào khớp với nội dung của bạn. Sau đó, bạn có thể xem xét thêm vấn đề như liên hệ với chủ sở hữu trang web hoặc thậm chí kiện ra tòa.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web trọn gói được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12771) - LikeAction (12971) - WriteAction (900)