Sàn môi giới bđs

Theo Hội môi giới bất động sản Việt Nam, các sàn giao dịch bất động sản trên cả nước đang đối mặt 4 khó khăn. Đó là chi phí duy trì doanh nghiệp không hề được giảm trong thời gian bị ảnh hưởng bởi Covid-19, trong khi doanh nghiệp không có nguồn thu đang áp lực rất lớn.

Một phần nguyên nhân vì các sàn giao dịch bất động sản hết quỹ lương, không được hưởng chính sách cho vay ưu đãi để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất kinh doanh, không được giảm chi phí thuê mặt bằng...

Sàn môi giới bđs

Rất nhiều sàn môi giới BĐS gặp khó khăn phải tạm dừng hoạt động, giải thể giữa đại dịch.

Theo kết quả khảo sát 500 sàn giao dịch bất động sản, nơi làm việc của 75.000 nhân viên môi giới nhà đất, nhân viên môi giới tự do trên cả nước của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, có đến gần 30% sàn môi giới bất động sản đã giải thể.

Cụ thể, kết quả khảo sát cho thấy hơn 80% sàn giao dịch bất động sản không có doanh thu, doanh thu thấp. Có 28% sàn giao dịch phải giải thể, phá sản do ảnh hưởng dịch Covid-19 thời gian qua.

Cùng với đó, 32% sàn đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì hoạt động, rất cần sự hỗ trợ của chính sách vĩ mô, cộng đồng. Có 40% sàn giao dịch còn khả năng chống đỡ, nhưng không cao.

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam dự báo nếu phải chống đỡ với khó khăn dịch bệnh thêm 1 - 2 tháng nữa, tỉ lệ phá sản các sàn giao dịch bất động sản sẽ tiếp tục tăng cao.

Hiện chỉ có khoảng 1% sàn môi giới bất động sản có doanh thu ổn định, 16% số sàn đạt 50 - 80% doanh thu. Có khoảng 51% sàn có doanh thu dưới 50%, khoảng 32% số sàn không có doanh thu.

Do không có doanh thu, quỹ lương cạn kiệt, 78% sàn giao dịch bất động sản buộc phải cắt giảm nhân sự, cho nhân viên nghỉ việc, tạm nghỉ việc không lương. Có hơn 26.300 "cò" nhà đất đang làm việc tại 500 sàn giao dịch bất động sản không có thu nhập. Số "cò" nhà đất còn lại được hưởng lương cơ bản, hoặc được hưởng 50% lương cơ bản.

Một phần nguyên nhân là do các sàn giao dịch bất động sản hết quỹ lương, và có khoảng 89% sàn giao dịch bất động sản không được hưởng chính sách cho vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất kinh doanh. Khoảng 70% các sàn giao dịch không được giảm chi phí thuê mặt bằng.

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, các sàn giao dịch bất động sản trên cả nước đang đối mặt 4 khó khăn. Đó là chi phí duy trì doanh nghiệp không hề được giảm trong thời gian bị ảnh hưởng bởi Covid-19, trong khi doanh nghiệp không có nguồn thu đang áp lực rất lớn.

Nguyên nhân thứ hai là rủi ro bồi thường hợp đồng hoặc liên đới chịu trách nhiệm, hoặc rủi ro mất tiền cọc, bị phạt do không thực hiện đúng cam kết tiến độ.

Ba là khả năng bị phạt, bị xử lý vì đến hạn mà không có tiền để nộp thuế, không có tiền nộp bảo hiểm xã hội… do không có nguồn thu. Cùng với 3 nguyên nhân trên là rủi ro bị chủ cho thuê đòi mặt bằng trước hạn, cắt nước, cắt điện… do chậm thanh toán, không có tiền thanh toán.

Tổ chức này kiến nghị Bộ Xây dựng và các bộ, ngành trình Chính phủ bổ sung nhóm ngành môi giới bất động sản vào nhóm được hưởng đầy đủ chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh của Nhà nước. Được hoãn, giãn thời hạn nộp các khoản thuế phải nộp, các khoản BHXH, cũng như sớm ban hành nghị quyết về miễn, giảm thuế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng đề nghị các chủ dự án hỗ trợ, tạo điều kiện, không phạt hợp đồng, nếu các sàn không thực hiện đúng cam kết tiến độ bán hàng do thực hiện giãn cách xã hội; không nợ phí môi giới của các sàn giao dịch. Sớm thanh toán hoặc thanh toán một phần để các sàn giao dịch có nguồn kinh phí duy trì hoạt động.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web bds được thiết kế logo bất động sản miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Nguồn: https://www.saigondautu.com.vn/bat-dong-san/gan-30-san-moi-gioi-bat-dong-san-giai-the-hon-80-san-khong-co-doah-thu-95612.html

Biên tập viên
Biên tập viên
Biên tập viên Nắng Xanh. Chuyên biên tập cập nhật nội dung mới nhất về công nghệ, công ty... Xem thêm
FollowAction (17316) - LikeAction (17516) - WriteAction (325)