Bạn có chán nản và mệt mỏi với việc lãng phí tiền bạc vào Facebook Ads? Có rất nhiều nhà quảng cáo như bạn hằng ngày đều thử mình vào chiến dịch quảng cáo mới với hy vọng trúng mánh và thành công. Họ thử nghiệm trên vô số nhóm người dùng, sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau, và thậm chí còn phát triển lời quảng cáo của họ từ lần này sang lần khác. Nhưng không rõ vì những nguyên do nào mà họ vẫn không thể tạo ra những quảng cáo mang lại hiệu quả. Dường như những gì họ đang làm chỉ là lãng phí tiền của vào Facebook.
5 mẹo tạo ra chiến dịch Facebook Ads bất khả chiến bại
Nhưng bây giờ, nếu như chúng tôi nói với bạn rằng, chỉ với vài bước nhỏ sau, bạn có thể tạo ra một quảng cáo hết sức thành công thì sao?
Trong bài viết ngày hôm nay, QUẢNG CÁO NẮNG XANH sẽ cung cấp cho bạn năm mẹo có thể thay đổi hoàn toàn cách bạn tiếp cận Facebook Ads một lần và mãi mãi, đặc biệt nhất là khi bạn chỉ vừa mới bắt đầu. Bạn có hứng thú chưa? Vậy thì cùng bắt đầu ngay thôi:
Một lời giới thiệu mạnh không thể nào cứu vãn một lời đề nghị yếu ớt. Thế nhưng mà, trong nhiều trường hợp thì một lời đề nghị mạnh mẽ vẫn có thể thành công mặc dù lời giới thiệu có được viết ra một cách rất sơ sài. Đây là một nguyên lí về việc trả lời trực tiếp của ngành copywriting, nhưng nguyên lý này đều có thể được áp dụng vào bất kì quảng cáo nào.
Đây là một sự thật không thể chối cãi. Bạn cứ việc thử nghĩ mà xem. Lời đề nghị nào trong đây nghe hấp dẫn hơn?
Lời đề nghị #1:
Quảng cáo: Giảm khoảng 10$ cho áo hoodie nữ (lên tới 50%)
Lời đề nghị #2:
Quảng cáo: Bấm like nếu như bạn thích. Với mỗi đơn hàng sẽ giúp 7 chú chó có thức ăn.
Cả hai lời đề nghị đều tuyệt vời. Nhưng chỉ có một trong hai thu hút được sự đồng cảm mạnh mẽ hơn. Bạn có đoán được là quảng cáo nào không? Nếu như câu trả lời của bạn là lời đề nghị thứ hai thì bạn đã chính xác rồi. Mặc dù lời đề nghị giảm giá lên tới 50% là một lời đề nghị tuyệt vời, nhưng nó lại không thể so sánh với thủ thuật được áp dụng trong lời đề nghị số hai.
Sự thật đơn giản là sẽ có 7 chú chó được cho ăn khi bạn mua chiếc áo này sẽ kích thích bạn mua sắm hơn rất nhiều, đặc biệt là khi bạn là một người thích chó. Bạn lúc đó thậm chí còn không nghĩ tới việc mua áo nữa mà cái quan trọng với bạn chính là việc bạn sẽ giúp được 7 chú chó đang cần bạn. Và đó là cách một lời đề nghị hay nên làm.
Tất nhiên, bạn không cần phải mở một tổ chức từ thiện thì mới có thể bán được hàng trên Facebook. Cái bạn cần làm là tìm được một cách có thể rót mật vào đề nghị của bạn – và làm theo cách khiến cho mọi người không cảm thấy như bạn đang cố bán cho họ cái gì đó.
Như một chuyên gia từng nói “Lời giới thiệu tuyệt vời không khiến bạn cảm thấy đây là một quảng cáo bán hàng, mà là một ân huệ” Hãy nhớ kĩ, mọi người không thích được chào mời hàng, nhưng họ thích mua hàng. Chính vì vậy, nhiệm vụ của bạn chính là khiến họ cảm thấy việc mua sản phẩm của họ là do chủ ý của họ chứ không phải do bạn thúc ép họ.
Đây chính là định nghĩa cơ bản cần phải nắm. Hãy suy nghĩ bức phá và sáng tạo hơn lời mời chào “Free ship với hóa đơn trên 500 nghìn đồng” thường thấy. Các công ty và các nhà marketing biết rõ điều này hơn ai hết. Họ không bao giờ bán cho bạn thứ gì. Thay vào đó, họ cho bạn một lần xài thử miễn phí hoặc là cung cấp cho bạn thông tin gì đó và tạo ra hệ thống để xây dựng lòng tin tưởng và khiến bạn hứng thú mua sản phẩm mà không hề có thủ thuật mời chào trực tiếp nào.
Họ cung cấp cho bạn những lời đề nghị hấp dẫn mà không phải là lời chào mời mua hàng.
Tất nhiên là trong thương mại điện tử thì bạn khó lòng có thể hành động y chang như vậy. Nhưng với vai trò là một nhà quảng cáo thành công thì nhiệm vụ của bạn là tìm ra được lời đề nghị đầy hấp dẫn và thu hút đó. Bạn có thể áp dụng một vài mẹo sau đây để làm chuyện đó:
Lượt bấm và độ tương tác xã hội tất nhiên là quan trọng, nhưng mục tiêu của bạn là biết được bạn kiếm được bao nhiêu tiền, chứ không phải là có bao nhiêu người chia sẻ quảng cáo của bạn.
Nếu như bạn đang nhận được nhiều lượt bấm, bạn sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái mộng tưởng bởi vì bạn nghĩ rằng quảng cáo của bạn đang có “hiệu quả”. Nhưng đây là một sai lầm rất lớn – lượt bấm cao không hoàn toàn có nghĩa là đây là một quảng cáo biểu diễn rất tốt ( chỉ trừ khi mục tiêu của bạn chỉ là có lượt truy cập thì khác ).
Đã có rất nhiều nhà kinh doanh mất rất nhiều tiền bởi vì những suy nghĩ sau: “Mình chỉ cần phải kiên nhẫn thì mình rồi sẽ thấy được doanh thu trong mơ thôi. Dù gì thì mọi người đều đang tương tác với quảng cáo rất tốt mà không phải sao?” “Mình cần phải tăng tiền ngân quỹ lên. Mình chỉ cần tiếp cận với nhiều người hơn nữa là mình sẽ thành công.” Nhưng kết quả là doanh thu chưa bao giờ phát triển, và họ rơi vào tình cảnh “tiền mất tật mang”.
Bạn có thể đang nghĩ rằng những việc này chỉ là những lỗi sơ đẳng và bạn sẽ không bao giờ gặp phải tình cảnh tương tự, nhưng không có điều gì là chắc chắn hết. Thật sự mà nói, việc bạn có nhận được hàng nghìn lượt like hay là chia sẻ cũng không quan trọng. Nếu như bạn không nhận được doanh thu thì chứng tỏ đang có vấn đề gì đó.
Đó có thể là quảng cáo của bạn, có thể là do Landing Page của bạn, hoặc là vì lượng khán giả của bạn. Nhưng dù có là vì gì thì bạn cũng cần phải dừng chiến dịch lại và tìm hiểu ra xem đang có chuyện gì xảy ra, không thì bạn chỉ đang làm mất tiền của chính mình. Bạn đừng hiểu nhầm, ý chúng tôi không phải nói rằng lượt bấm truy cập hay lượt chia sẻ thì không quan trọng.
Tới một mức độ nào đó, chúng đúng là có tác động rất lớn. Điều bạn cần hiểu chính là bạn luôn phải theo dõi lượt doanh thu của bạn, cân đo đong đếm xem đâu là thủ thuật mang lại hiệu quả để phát huy và loại bỏ những gì không hữu ích. Bằng cách này, bạn sẽ luôn có một khái niệm, hướng đi rõ ràng hơn cho quảng cáo, chiến dịch tới. Nếu như bạn không theo dõi tỷ lệ chuyển đổi thường xuyên thì bạn sẽ không biết được đâu là quảng cáo đang đem lại lợi nhuận cho bạn. Và kết quả là bạn sẽ dễ dàng mắc phải sai lầm khi quản lý quảng cáo của bạn.
Đây là một thông tin hết sức quan trọng. Cho dù bạn đang có thu về doanh thu mà bạn không thường xuyên theo dõi xem quảng cáo nào đang mang lại lợi nhuận thì bạn cũng sẽ mất tiền không đáng.
Rất nhiều người tin rằng quảng cáo thành công là do được tạo ra, nhưng thực chất không phải như vậy. Ý của chúng tôi là bạn không thể nào khi không lại tạo ra một quảng cáo thành công được.
Bạn cần phải tìm được thông tin phù hợp về khán giả của bạn, từ đó mà bạn có thể xây dựng chiến dịch dựa trên những tìm kiếm đó. Và từ khóa trong ngày chính là “Xây dựng”. Lấy ví dụ là bạn đang muốn xây dựng một tòa nhà, vậy thì quá trình làm như thế nào đây? Đầu tiên, bạn cần phải có một nền móng thật chắc chắn, đúng không? Sau đó, bạn bắt đầu ghép những vật liệu cần thiết để tạo thành tòa nhà của bạn.
Cuối cùng, sau khi toàn bộ tòa nhà đã xong, bạn sẽ bắt đầu chú tâm vào những chi tiết ý quan trọng hơn – như là sơn tường và trang trí. Đại ý chính là nếu như bạn xây dựng một tòa nhà mà không có bước đầu tiên thì không mấy chốc tòa nhà sẽ bị sập đổ. Và trong lĩnh vực Facebook Marketing cũng đòi hỏi quy luật giống như vậy. Bạn cần phải xây dựng chiến dịch của bạn y như cách bạn xây một tòa nhà.
Từng bước một, bạn thu thập và sắp xếp những dữ liệu cần thiết cho tới khi hoàn thiện được quảng cáo của bạn. Những điểm dữ liệu chủ chốt là nền tảng cho chiến dịch của bạn. Tuy nhiên, làm cách nào bạn có thể tìm được những dữ liệu đó? Câu trả lời hết sức đơn giản, bạn tìm ra chúng bằng cách thử nghiệm và phát triển. Bây giờ, khi nói tới việc điều chỉnh phát triển thì đây là một khái niệm đơn giản. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực Marketing tin rằng việc điều chỉnh phát triển tập trung chủ yếu vào hai khía cạnh:
Tất cả chỉ có như vậy thôi. Đó chính là chìa khóa để xây dựng một chiến dịch quảng cáo thành công. Bây giờ sẽ là những mẹo giúp bạn bắt tay vào việc này:
Bạn cần phải phân loại các yếu tố của một quảng cáo bằng cách đơn giản hóa quá trình thử nghiệm. Chia nhỏ quảng cáo của bạn thành nhiều yếu tố sẽ giúp bạn hình dung được nhiều điều khác nhau và sau đó phát triển. Sau đây là một vài yếu tố bạn có thể thử nghiệm:
Thiết kế của quảng cáo:
Khả năng nhắm tới khách hàng (Target):
Những yếu tố khác:
Theo lẽ tự nhiên, độ sáng tạo quảng cáo của bạn sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới độ chuyển đổi của bạn. Đây là nơi ý tưởng chủ chốt (giá trị lời đề nghị) của bạn được thể hiện. Và bạn cần phải dành thời gian để điều chỉnh phát triển mọi yếu tố ủng hộ cho ý tưởng đó. Phải nói rằng việc có rất nhiều nhà quảng cáo đang bỏ qua bước này và thiết kế một quảng cáo có thiết kế không hề hòa hợp với chiến dịch là rất ngạc nhiên.
Sau đây là ba yếu tố khác nhau của Facebook Ad bạn cần phải quyết định để có thể thu về tỷ lệ chuyển đổi cao hơn:
Nếu như bạn ném một nắm mỳ Ý lên tường thì sẽ có một vài cọng mỳ dính lại. Đối với việc điều chỉnh phát triển Facebook Ads thì bạn không thể nào áp dụng cách như vậy. Tất nhiên, việc thử nghiệm đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của bạn, nhưng không có nghĩa rằng bạn nên tạo ra một đống quảng cáo khác nhau chỉ để xem đâu là thứ mang lại hiệu quả. Thay vào đó, bạn cần có một chiến thuật.
Bạn hãy nhìn thử vào hai quảng cáo dưới đây:
Giả dụ rằng bạn đang điều hành hai quảng cáo như hình. Bạn làm cách nào biết được đâu là quảng cáo biểu thị tốt hơn? Có một số người sẽ nói rằng việc so sánh các khía cạnh xúc cảm của từng quảng cáo là giải pháp tốt nhất. Một số khác nói rằng bạn cần phải phân tích sự tương quan giữa hình ảnh và lời đề nghị.
Đây đều là những câu trả lời nghe rất bài bản đúng không? Nhưng đáng tiếc, không có câu trả lời nào chính xác. Sự thật là bạn không thể nào biết được quảng cáo nào mang về kết quả tốt hơn trừ khi bạn kiểm tra chúng. Khi trang Adespresso cho chạy những quảng cáo này, họ nghĩ rằng quảng cáo đầu tiên sẽ đánh bại được cái thứ hai, nhưng kết quả lại hoàn toàn nằm ngoài mong đợi.
Kinh nghiệm rút ra từ câu chuyện này là gì? Trong việc kiểm tra thì ý kiến của bạn không nói lên được điều gì hết. Chính vì vậy, nhớ kĩ: Đừng giả dụ gi hết mà hãy kiểm tra hết tất cả mọi thứ.
Kế hoạch dài hạn thường bị những đánh giá thấp bởi thế giới thích kết quả ngắn hạn này. Câu nói trên áp dụng như thế nào trong Facebook Marketing? Câu trả lời hết sức đơn giản: Trong quá trình phải đưa ra quyết định nhanh chóng thì có không ít các nhà quảng cáo đang bỏ sót những cơ hội tuyệt vời vời mà việc lập kế hoạch dài hạn có thể mang tới.
Để chúng tôi giải thích rõ hơn cho bạn hiểu: Giả dụ bạn đang bán một sản phẩm với giá là $50 và bạn phải bỏ ra $80 để có thể thu về một vài khách hàng mới. Khi chỉ vừa nghe tới thì việc này nghe không hợp lí chút nào. Nếu như bạn phải tốn $80 cho mỗi khách hàng mới trong khi chỉ thu về $50 thì rõ ràng bạn đang bị lỗ, đúng không? Nhưng cũng còn tùy. Cùng giả dụ rằng bạn phát hiện ra LTV (Customer Lifetime Value: giá trị trọn đời của khách hàng) của bạn là $700.
Trong trường hợp này thì cái giá $80 bạn bỏ ra cho từng khách hàng không chỉ không mắc mà lại là một cái giá hết sức hời. Bạn có thể chịu lỗ $30 cho khách hàng khi ở “đầu giai đoạn” của mối quan hệ này bởi vì bạn biết được bạn sẽ còn thu được nhiều lợi nhuận hơn trong thời gian tới. Một trong những nguyên nhân khiến các nhà quảng cáo thất bại trong Facebook Ads vì họ không cân nhắc tới LTV khi lập kế hoạch. Họ chỉ tập trung vào những doanh thu nhanh chóng. Và thực tế thì nếu như bạn không tính toán tới LTV và đính kèm nó vào trong chiến dịch thì bạn sẽ không bao giờ tận dụng triệt để được Facebook Ads của bạn.
Mẹo cuối cùng này có thể nghe có vẻ rất nhàm chán và cũ kĩ. Tuy nhiên, việc đặt ra mục tiêu là cần thiết, bởi vì có rất nhiều người đang xem nhẹ bước này, cho nên chúng ta cần phải nhấn mạnh lại. Từ góc nhìn của một nhà quảng cáo, việc đặt ra mục tiêu rất quan trọng bởi vì nó giúp bạn đo lường kết quả và phát hiện ra xem quảng cáo và chiến dịch của bạn có đang đi đúng hướng hay không. Nếu như không có một hướng đi rõ ràng thì bạn sẽ không bao giờ thu về được kết quả như mong muốn. Tất nhiên, rất có thể bạn đã biết tới chuyện này. Nhưng bạn có biết cách nào để đặt ra được mục tiêu chuẩn xác không?
Giả dụ bạn muốn gia tăng doanh thu năm nay của bạn. Nhưng phải làm gì để bắt đầu? Có phải bạn sẽ đặt mục tiêu như là “bán được 40,000 sản phẩm trong 12 tháng” hay là “Trước năm 2018 sẽ bán được 30,000 sản phẩm”, phải không? Việc đặt ra những mục tiêu “cuối cùng” như thế này nghe có vẻ rất hợp lí, Chúng giúp bạn hình dung ra được toàn viễn cảnh và đi theo một con đường rõ ràng.
Vấn đề tồn tại chính là con số 40,000 có vẻ khá chán nản khi mà bạn chưa từng đạt được doanh thu như thế bao giờ. Còn tệ hơn, với bức tranh có mục tiêu lớn như trên thì sẽ rất khó khăn trong việc đo lường kết quả sau một khoảng thời gian ngắn.
Thay vào đó, bạn cần phải chia nhỏ mục tiêu này ra thành những mục tiêu gần hơn, dễ đạt được hơn. Việc này sẽ giúp bạn phân tích dữ liệu nhanh chóng hơn và điều chỉnh chiến lược của bạn trong quá trình nếu như cần thiết. Quay trở lại ví dụ 40,000 sản phẩm hồi nãy, vậy thì bạn sẽ cần bán bao nhiêu sản phẩm hằng tháng để đạt được mục tiêu cuối cùng? Câu trả lời là 3,333 sản phẩm hàng tháng. Vậy thì một ngày bạn cần bán được bao nhiêu? Trả lời: 111 sản phẩm.
Trong trường hợp này, thay vì cố gắng đạt được doanh thu cuối cùng là 40,000 sản phẩm thì bạn hãy nhắm tới việc bán được 111 sản phẩm hàng ngày. Với cách tiếp cận này thì bạn có thể đánh giá chiến dịch của bạn qua từng ngày và đánh dấu những điểm thiết sót trong chiến dịch của bạn nhanh hơn.
Chúng tôi hiểu rằng bạn vẫn có thể vẫn đang phân vân. Bạn đã chi ra rất nhiều tiền vào những chiến dịch và phương pháp khác nhau, và bạn đang sợ hãi việc thất bại lần nữa. Nhưng cách duy nhất để thành công chính là tiến lên phía trước và thử làm những điều khác. Việc áp dụng những thông tin này vào chiến dịch của bạn sẽ không thể khiến bạn thành công 100% được – chúng tôi không đám đảm bảo điều đó. Nhưng có một điều chúng tôi dám đảm bảo rằng thông tin này sẽ giúp bạn có một hướng đi rõ ràng, mang về lợi ích tốt hơn cho bạn và góp phần giúp chiến dịch của bạn thành công. Những gì bạn cần làm là phải thử.
Chúc bạn thành công!