Có thể đã nhiều lần bạn nghe “đồn” rằng WordPress là một mã nguồn mở rất thân thiện với SEO, rất dễ làm SEO Web cho người mới bắt đầu. Điều này hoàn toàn không sai, nhưng nếu nói rằng WordPress thân thiện với SEO không thì vẫn chưa đủ, mà bạn nên nói rằng với WordPress ta sẽ có thể SEO tốt nhất. Vì sao? Vì nó có rất nhiều plugin hỗ trợ SEO mà bạn có thể lựa chọn.
Có lẽ đây là plugin SEO tốt nhất và đầy đủ chức năng nhất bạn nên sử dụng trong năm này. Nó được sử dụng nhiều là vì nó có thể tương thích hầu như với mọi theme và kèm theo các tính năng quan trọng. Bao gồm:
Đã làm SEO thì không thể thiếu khâu gửi sitemap lên Google Webmasters, và mình luôn luôn chọn Google XML Sitemap làm plugin tạo sitemap dạng XML để submit lên Google Webmasters. Đơn giản là plugin này đã ra đời khá lâu rồi, và vẫn được cập nhật thường xuyên, các chức năng cũng khá là đầy đủ và tuyệt vời, dễ sử dụng với bất cứ đối tượng nào.
Kể từ khi bản cập nhật Google Penguin ra đời, Google rất quan tâm tới những website có chứa nhiều liên kết gãy hay liên kết bị lỗi, từ đó sẽ tiến hành giảm thứ hạng ở các trang đó. Vậy giải pháp chúng ta cần làm đó là phải tìm và xóa hết các liên kết gãy hay bị lỗi, nhưng nếu blog của bạn có nhiều bài viết và nhiều bình luận thì sao?
Nếu các bạn kiểm tra thủ công thì chắc làm cả năm cũng không xong, đó là lý do mà bạn cần cài plugin Broken Link Checker để tự động dò tìm các liên kết gãy có trong blog và sau đó bạn có thể tiến hành sửa hoặc xóa liên kết đó đi.
Nhưng lưu ý là plugin này có thể làm chậm blog của bạn vì nó phải thường xuyên gửi process cực lớn đến máy chủ, blog càng nhiều nội dung thì CPU càng tăng cao. Xem thêm bài viết: Cách viết bài chuẩn SEO WordPress.
Nếu bạn có thói quen upload ảnh trực tiếp lên hosting của chính mình khi viết bài thì vì sao lại không tranh thủ kiếm thêm lượt truy cập từ Google Hình Ảnh (Google Images) nhỉ. SEO hình ảnh bằng cách thêm thẻ alt, title hợp lý sẽ giúp hình ảnh của bạn có thể xuất hiện trên Google Images, từ đó sẽ có khá nhiều lượt truy cập ghé thăm từ công cụ tìm kiếm đó. Còn các website chuyên về ảnh thì việc này lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Plugin SEO Friendly Image sẽ có chức năng cho phép bạn cài đặt tự động chèn các từ khóa, tiêu đề bài viết vào thẻ title và alt của hình ảnh. Hiện tại mình không dùng plugin này vì có thói quen tự tay nhập keyword cho 2 thẻ này nhưng nó cũng rất đáng dùng nếu bạn không thích tối ưu thủ công.
Có một kỹ thuật hay dùng trong SEO Onpage không thể thiếu đó là phải sử dụng liên kết nội bộ trong bài viết hay bất cứ đâu. Bạn có thể tự tăng cường liên kết nội bằng cách tự chèn link các bài viết cũ vào bài viết mới trên các từ khóa phù hợp.
Nhưng nếu bạn không có thời gian thì có thể sử dụng các plugin tự chèn các liên kết vào những tag có trong bài viết. Đây là một thủ thuật được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến trong thời điểm hiện tại, có hỗ trợ tiếng Việt.
Rich Snippet dù là một khái niệm mới nhưng đối với tinh thần nhạy bén bắt kịp thời đại của những người làm Marketing thì nó bây giờ không còn xa lạ ở Việt Nam nữa khi mà nó đã được sử dụng rộng rãi như một cách để tối ưu tỷ lệ CTR cho từ khóa. Plugin Schema Creator có công dụng chèn các dữ liệu vĩ mô vào bài viết để có thể hiển thị Rich Snippet trên Google. Plugin này hầu như hỗ trợ các loại Rich Snippet thông dụng như hiện nay như Review, Rating, Applications, Software, Receipt.
Nếu bạn không muốn chèn thẻ link rel=”author” thủ công vào theme để có thể hiện avatar ở Google+ trên máy tìm kiếm thì có thể dùng plugin này thay thế. Chỉ cần cài đặt, thiết lập link Google+ Profile trong hồ sơ là kể từ bây giờ các kết quả của bạn trên Google sẽ có kèm theo avatar giống mình.
Nếu bạn muốn kiếm thêm lượt truy cập từ mạng xã hội thì đừng bao giờ bỏ qua plugin này. Nó sẽ giúp bạn tối ưu các thẻ tiêu đề và description, thumbnail khi chia sẻ lên mạng xã hội. Ngoài ra nó cũng giúp bạn kết nối Facebook App Insight vào website để có thể xuất hiện tên website khi chia sẻ link lên Facebook.
Không dừng lại ở việc tối ưu cho mạng xã hội, nó còn giúp bạn chèn các nội dung theo chuẩn Rich Snippet để thân thiện với bộ máy tìm kiếm như chèn thông tin doanh nghiệp, phần mềm, review, sản phẩm,…Đây là một plugin rất đáng dùng để SEO trên mạng xã hội. Bạn đang muốn mua hosting wordpress giá rẻ để làm seo?
Tất cả các SEO plugin phổ biến nhất cho phép bạn thêm Meta description cho một bài đăng. Những dòng mô tả đóng một vai trò quan trọng để có thứ hạng cao trong SEO.
Hãy tưởng tượng rằng Meta description như là một lời giới thiệu cho bài đăng trên blog của bạn:
Trong 156 ký tự, bạn cần có từ khóa trong đó, cần phải có từ ngữ lôi quấn khiến người đọc bấm vào.
Nếu bạn chưa thêm Meta description trước đây, bạn nên bắt đầu làm việc đó ngay lập tức để cải thiện thứ hạng tìm kiếm của mình
Bạn nên sửa lại các bài viết đã publish mà chưa có meta descripsion nào.
Bằng cách tối ưu hóa meta descripsion cho bài viết. Bạn đang nâng cao khả năng có được nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên từ Search Engine
Google nhìn thấy mỗi bài viết trên blog như là một trang web khác nhau để bạn có thể xếp hạng mỗi bài đăng với một số từ khóa nhất định.
[mks_icon icon=”fa-arrow-right” color=”#c63d0f” type=”fa”] Meta description là yếu tố bắt buộc phải có.
Đầu tiên, bạn cần phải hiểu được sự khác biệt giữa post tittle và post meta tittle.
Nếu bạn không chỉ định một tiêu đề meta trong cài đặt SEO, tiêu đề bài viết của bạn sẽ được coi là post meta tille.
Việc có những từ khóa của bạn trong meta tittle là rất quan trọng
Để viết bài chuẩn SEO, một điều rất quan trọng nữa đó là đi link nội bộ cho bài viết. Có nghĩa là kết nối bài viết đó với những bài viết cũ hơn. Do đó độc giả sẽ ở lại trang web của bạn lâu hơn, và cũng vì vậy mà công cụ tìm kiếm có thể tái thu thập dữ liệu các bài viết cũ.
Điều này giúp trong việc điều hướng của trang web của bạn tốt hơn. Và hơn nữa làm giảm tỷ lệ thoát – một yếu tố quan trọng của SEO.
Khi bạn đi link nội bộ, bạn nên sử dụng các anchor text.
Đơn giản chỉ cần đặt, khi bạn liên kết đến một bài đăng blog, bạn thấy một tùy chọn để thêm một liên kết và tiêu đề. Tiêu đề đó chính là anchor text bạn cần để ý
Đảm bảo rằng anchor text bạn chèn có liên quan đến nội dung bài viết nhé. Như thế sẽ giúp người đọc có nhiều thông tin hữu ích hơn.
Bạn có thể sử dụng một plugin gọi là SEO Smart Links cho việc tự động liên kết nội bộ (internal linking).
Google không thể đọc được những hình ảnh.
Văn bản là cách Google hiểu được một hình ảnh.
Đảm bảo rằng công cụ tìm kiếm có thể hiểu những gì một hình ảnh nói về. Bạn phải đảm bào việc sử dụng tên mô tả hình ảnh thích hợp.
Nhiều người sai lầm khi tải lên các hình ảnh với những cái tên như image001.jpg.
Đây là một sai lầm lớn!
Khi đặt tên một hình ảnh, hãy tạo một cái tên liên quan đến chính hình ảnh đó.
Ví dụ: nếu bạn lấy một ảnh chụp màn hình của một bảng điều khiển của AdSense. Bạn đặt tên hình ảnh là “AdSense”, nó sẽ không được nhắm đến mục tiêu chính xác. Thay vào đó, bạn cần phải sử dụng một tên như “bảng điều khiển AdSense”.
Tại Dieuhau, chúng tôi sử dụng một plugin có hiệu quả được gọi là SEO Friendly Image sử dụng tên hình ảnh thành những Alt Text( alternate text – văn bản thay thế) của nó. Bằng cách này, khi mọi người tìm kiếm một hình ảnh tại Google tìm kiếm hình ảnh, chúng sẽ đi đến trên một hình ảnh trong một trong những bài viết trên blog của tôi. Xem thêm bài viết: Bài viết chuẩn SEO mẫu.
Nếu bạn chọn không sử dụng một plugin. Bạn có thể luôn luôn tự thêm mô tả hình ảnh khi bạn tải lên.
Tôi đã nhìn thấy kết quả tích cực khi sử dụng từ khoá trong image anchor text ( khi đặt tên hình ảnh). Vì vậy ít nhất bạn cũng nên sử dụng từ khoá trong văn bản thay thế hình ảnh của bạn.
Khi chúng tôi viết bài chuẩn SEO, tiêu đề bài viết của chúng tôi thường đi kèm với rất nhiều stop word.
( Đối với một danh sách các stop word: nhấp vào ở đây để xem.)
Ví dụ, khi chúng tôi viết một bài với tiêu đề:
3 cách để thực hiện một kế hoạch kinh doanh Blog
Permalink bài đăng của chúng tôi, theo mặc định, sẽ là:
domain.com/3-Ways-to-make-a-blog-Business-Plan.html
“To” và “a” là những stop word trong ví dụ trên.
Bạn có thể nhấp vào chỉnh sửa permalink và thay đổi các permalink thành “blog-business-plan”, các stop word sẽ bị loại bỏ.
Lưu ý quan trọng: Không bao giờ thay đổi các permalink bài đăng của bạn khi bài viết đã được publish.
Tôi sử dụng tính năng these post styling để tạo ra phong cách cho bài viết.
Điều này là tốt, nhưng cũng đừng quên các thẻ Heading nhé.
Sử dụng thích hợp các thẻ heading H1, H2, H3
Theo mặc định, trong bất kỳ theme chuẩn SEO nào, tiêu đề bài viết sử dụng một heading tag là H1. Vì vậy, với các tiêu đề phụ tiếp theo, bạn có thể sử dụng một Heading 2, và sau đó một Heading 3, và cứ như vậy.
Sẽ rất tuyệt vời nếu sử dụng các Heading tag thích hợp để viết bài chuẩn SEO, đặc biệt là khi bạn đang viết một bài dài.
Theo thông thường. Mọi người sẽ đưa từ khóa vào trong các thẻ H1 H2 H3
Danh sách những yếu tố cần kiểm tra cuối cùng để viết bài CHUẨN SEO:
Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.