Đo lường kết quả cho những nỗ lực trong chiến lược nội dung sẽ giúp bạn tạo ra một chiến lược hoàn hảo trong tương lai. Bạn cần tìm cách lấy được phản hồi của khách hàng thông qua những biểu mẫu ngắn gọn hay một cuộc khảo sát ngắn. Việc khách hàng thích hay không thích và lý do tại sao phải nằm trong bản đo lường của bạn. Google Analytics là công cụ cần thiết mà bạn cần phải biết để thực hiện việc đo lường kết quả cho nội dung của mình.
Chiến lược nội dung (Content Marketing Strategy) đã trở thành một phần thiết yếu của bất cứ doanh nghiệp nào. Một kế hoạch marketing tổng quát muốn đạt được thành công không thể thiếu việc xây dựng nội dung để truyền thông qua các kênh. Nội dung chuẩn thôi chưa đủ, bạn còn cần biến nó trở nên khác biệt và hữu ích.
Đo lường kết quả cho những nỗ lực trong chiến lược nội dung sẽ giúp bạn tạo ra một chiến lược hoàn hảo trong tương lai. Bạn cần tìm cách lấy được phản hồi của khách hàng thông qua những biểu mẫu ngắn gọn hay một cuộc khảo sát ngắn. Việc khách hàng thích hay không thích và lý do tại sao phải nằm trong bản đo lường của bạn. Google Analytics là công cụ cần thiết mà bạn cần phải biết để thực hiện việc đo lường kết quả cho nội dung của mình.
Những công cụ đo lường kể trên sẽ đem đến những con số thống kê về hiệu quả nội dung của bạn. Câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu những con số này đã đem lại một bức tranh tổng thể hoàn hảo về chiến lược nội dung của bạn hay chưa? Câu trả lời là chưa, bạn còn cần lắng nghe khách hàng nữa.
Khách hàng cần được biết rằng bạn cầu thị và luôn sẵn lòng lắng nghe họ trên các trang mạng xã hội. Bạn cũng đừng quên khéo léo lấy phản hồi và đề xuất từ khách hàng.
Bên cạnh đó, những nhân viên cũng cần nâng cao sự thấu hiểu khách hàng. Bạn hãy xem xét phản hồi của khách hàng để xem mình đã làm tốt và chưa tốt ở phần nào để kịp thời đưa ra giải pháp.
Bạn đã lắng nghe khách hàng của mình chưa?
Nội dung xuất sắc là thứ được tạo ra để phục vụ cho một mục đích nhất định và điều đó giải thích tại sao xác định mục tiêu là việc đầu tiên bạn cần làm trước khi nghĩ tới xây dựng chiến lược nội dung. Thông thường, những mục tiêu này bao gồm: đẩy mạnh nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng, chuyển đổi người dùng, kết nối khách hàng cũ, cải thiện thứ hạng tìm kiếm, ….
Chiến lược Nội dung – bạn đã biết?
Khi bạn đã xác định mục tiêu của bạn rất rõ ràng, bạn cần cân nhắc xem liệu chiến lược nội dung có phải là cách tốt nhất để đạt được nó hay không. Bạn không cần nhất thiết phải cho rằng chiến lược nội dung là lựa chọn tối ưu nhất trong moi hoàn cảnh. Ví dụ, nội dung có thể đem lại rất ít tác dụng trong việc chuyển đổi người dùng tại điểm kinh doanh nhưng lại là công cụ tuyệt vời để tăng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng.
Những phân khúc kinh doanh khác nhau đòi hỏi bạn phải có nội dung tương xứng. Bởi vậy, bạn sẽ cần xác định những nội dung đúng người – đúng chỗ – đúng thời điểm.
Nội dung bạn tạo ra không phải bao giờ cũng hiện diện ở trên Internet nếu không cung cấp giá trị gì cho người dùng. Một nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn mọi người không nhìn thấy 99% những nội dung kém ứu ích này trừ phi nó hiện lên ở phần top của SERPs (SERPs là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Search Engine Results Page dùng để chỉ những trang kết quả được các bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing ..) trả về khi một ai đó thực hiện một truy vấn tìm kiếm tới các bộ máy tìm kiếm này).
Để tránh việc nội dung của bạn bị Internet “bỏ quên”, bạn cần tạo ra những nội dung có tính riêng biệt, tránh sao chép từ các trang khác và quan trọng nhất là cung cấp giá trị cho người đọc.
Bạn cần xác định Thị trường ngách của mình
Bạn càng tập trung vào thị trường ngách, cơ hội khách hàng ghi dấu bạn với tư cách là người đi tiên phong cung cấp sản phẩm càng tăng cao. Như thế, bất cứ khi nào họ cần, họ sẽ đều nghĩ tới bạn trước nhất.
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Việc nghiên cứu khách hàng được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: kiểm tra những địa chỉ họ thường xuyên ghé thăm, nội dung họ tương tác và những nền tảng mạng xã hội họ thường xuyên chia sẻ nội dung. Google Demographics and Interests là kênh trợ giúp đắc lực để biết loại website khách hàng ghé thăm và tương tác hay qua cách chú ý theo dõi các nền tảng mạng xã hội, bạn cũng sẽ thấu hiểu phần nào khách hàng của mình.
Nghiên cứu khách hàng là việc bạn luôn luôn phải làm
Bạn hãy truy cập Google Analytics để xác định xem những nôi dung nào đang tạo ra được kết quả tốt nhất. Nhấp chuột vào Behavior>Site Content>Content Drilldown. Để tìm kiếm những kết quả tối ưu, lựa chọn qua các cách sắp xếp như Average Time on Page (Thời gian xem trung bình), Bounce Rate (tỷ lệ khách truy cập đã vào trang web và rời khỏi trang web ngay sau đó thay vì tiếp tục xem các trang khác trong cùng một website) và Pageviews (lượt xem trang). Với lượng thông tin này, bạn sẽ tạo ra nội dung hướng đến người dùng hơn là những gì bạn muốn đọc. Mục đích của bạn sẽ bao gồm: tăng thời gian xem trung bình, giảm tỷ lệ khách truy cập đã vào trang web và rời khỏi trang web ngay sau đó và tăng lượt xem trang.
Những đầu mục kể trên mới chỉ là bước đầu của chiến lược nội dung. Muốn có một chiến lược hoản hảo, bạn cần phải làm cho nội dung của mình phủ sóng rộng khắp. Để mở rộng phạm vi ảnh hưởng, bước đầu tiên bạn cần xác định những địa chỉ trực tuyến mà khách hàng thường xuyên sử dụng và đăng tải nội dung lên các kênh đó. Bạn có thể sử dụng phối hợp cùng các chiến dịch quảng cáo nhằm đưa các nội dung đến gần hơn với người dùng.
Tạm kết
Tạo ra một chiến lược nội dung tốt sẽ giúp bạn thúc đẩy doanh số một cách không ngờ. Tuy nhiên, bạn cần phối hợp nhiều kênh khác nhau, huy động nguồn lực và quan trọng nhất là sáng tạo không ngừng nghỉ để tạo ra những giá trị cho người dùng.