Những thủ thuật cơ bản cho người bắt đầu seo

Ngày nay, cùng với sự phát triển chóng mặt của công nghệ và Internet, lượng người dùng Internet cũng tăng lên với một con số khổng lồ. Internet trở thành một thị trường tiềm năng và vẫn đang phát triển không ngừng. Đặc biệt, nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng Internet ngày càng nhiều hơn. Do đó, nếu như bạn chỉ thiết kế web mà không quan tâm đến việc marketing trên Internet thì bạn đang có một thiếu sót rất lớn và đồng thời khiến cho website của bạn được thiết kế một cách vô ích.

Mục lục

seo co ban Dịch vụ SEO: 10 thủ thuật cơ bản cho người mới bắt đầu làm SEO

Để marketing thương hiệu hay sản phẩm và dịch vụ của bạn trên Internet thì có rất nhiều điều cần phải làm. Tuy nhiên, các thủ thuật SEO căn bản mà tôi sẽ giới thiệu là những điều cần thiết mà bạn cần phải thực hiện nếu như muốn vươn xa hơn nữa. Hoặc nếu như bạn có khả năng đầu tư cho việc marketing trên Internet thì đây cũng là những điều căn bản nền tảng mà bạn không thể bỏ qua để khởi đầu.

Đây chỉ là những thủ thuật cơ bản, nó không thế giúp bạn có thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm nếu như bạn đang làm SEO với từ khóa có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên đối với những từ khóa có tính cạnh tranh thấp thì website của bạn cũng có khả năng sẽ có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.

Tạo mô tả cho hình ảnh (image description)

Các spider chỉ có thể đọc được chữ trong nội dung bài viết và không thể đọc được chữ trong hình của bạn. Nói tóm lại, khi bạn dùng chức năng view source của web browser, các chữ mà bạn nhìn thấy là những chữ mà bot có thể đọc được. Do đó để spider hiểu được hình ảnh của bạn cung cấp, bạn phải dùng thuộc tính ALT để mô tả cho hình ảnh. Và tất nhiên nếu bạn quan tâm đến việc SEO cho hình ảnh thì bạn cũng cần lựa chọn và xác định từ khóa thích hợp và khôn khéo khi tạo các mô tả cho hình ảnh.

Theo một số chuyên gia tư vấn SEO thì những chữ bên ngoài xung quanh hình cũng có thể được bot sử dụng làm nội dung cho hình ảnh. Do đó, việc tạo ra dòng chú thích bên cạnh hình cũng là điều cần thiết nếu như bạn quan tâm đến việc SEO cho hình ảnh. Ngoài ra, việc đưa các chữ trong ALT và chữ chú thích còn giúp cho bạn tận dụng việc thêm từ khóa cho trang nội dung của bạn.

Nội dung website (website content)

Nội dung website của bạn cần phải mới mẻ và thường xuyên cập nhật nhằm giữ lượng truy cập thường xuyên cho website của bạn. Nội dung website là một trong những điểm mấu chốt và là tiêu chí khá quan trọng để đánh giá xếp hạng cho trang web của bạn trên bộ máy tìm kiếm. Việc xây dựng nội dung phong phú hướng đến người dùng và tăng lượng truy cập cũng sẽ hỗ trợ cho việc gia tăng thứ hạng. Ngoài ra, việc cập nhật nội dung của bạn thường xuyên sẽ được bot ghé thăm thường xuyên hơn để cập nhật.

Thông thường các website giới thiệu doanh nghiệp hiếm khi có nội dung cần được cập nhật một cách thường xuyên. Do đó việc thêm chức năng tin tức hoặc chức năng tương tự để cung cấp thông tin cập nhật đến cho người dùng, hay bạn cũng có thể tạo blog trên hệ thống site bạn và cho nhân viên của mình hay các CEO viết blog trên đó cũng là cách để có nội dung cập nhật. Tùy theo nhu cầu cụ thể mà bạn cần chọn lựa giải pháp phù hợp cho các thông tin cập nhật. Ngoài ra các bài viết cập nhật này cũng giúp cho website của bạn khả năng tạo lượng liên kết nội bộ.

Theo dõi thứ hạng (rank)

Bạn không thể nào biết được hiệu quả cho công việc SEO của mình nếu như bạn không thường xuyên theo dõi thứ hạng của mình. Có một số công cụ có thể giúp bạn theo dõi thứ hạng của mình một cách dễ dàng như Alexa, Google Toolbar,Google Webmasters Tools, Google Analytics. Đơn giản nhất là khi bạn xem thứ hạng của bạn trên Alexa, Alexa có thể sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về các từ khóa mà người dùng hay vào website của bạn. Hoặc Google Webmasters Tools có thể cho bạn biết website của bạn có từ khóa nào đang nằm ở vị trí nào trên kết quả tìm kiếm. Hay Google Analytics có thể giúp bạn biết được lượng người truy cập vào web, từ nguồn nào, thời gian ở lại web bao lâu, các trang nào được xem nhiều nhất…

Từ khóa (keywords)

Bạn nên xác định từ khóa chủ đạo cho website của mình và đặt nó vào các vị trí quan trọng của website như: tiêu đề, nhấn mạnh trong nội dung, đường dẫn url, và tên hình ảnh. Thẻ title và các thẻ header là nơi đặt từ khóa tốt nhất cho website của bạn. Từ khóa chủ đạo tất nhiên sẽ liên quan đến lĩnh vực chính của bạn hoặc những từ mang ý nghĩa chủ lực cho nội dung website của bạn muốn hướng tới người dùng.

Theo các chuyên gia tư vấn SEO, có lẽ không có chiến lược nào cơ bản hơn cho SEO bằng việc liên kết nội bộ, đây là cách đơn giản nhất mà bạn có thể đẩy lượng truy cập vào các trang mà bạn mong muốn và cũng là cách đẩy thứ hạng trên kết quả tìm kiếm một cách đơn giản nhất mà ngay cả những người viết nội dung vẫn có thể làm được thông qua các editor.

Bạn cần phải chuẩn hóa việc tạo liên kết nội bộ khi tạo những trang nội dung mới. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên liên kết (link) các trang nội dung tham khảo khác bằng chữ. Các từ trỏ đến một trang càng tương thích với nội dung trang đó cung cấp bao nhiêu sẽ giúp cho các trang web của bạn có thứ hạng tốt trên kết quả tìm kiếm khi người đọc tìm đến bạn thông qua các công cụ tìm kiếm đối với những từ khóa mà bạn tạo ra thông qua các liên kết nội bộ này. Tất cả các liên kết trong nội dung bài viết này là một ví dụ về liên kết nội bộ.

Hãy chắc chắn rằng các liên kết của bạn là tương thích, đồng thời bạn không nên gạch dưới các từ hay cụm từ được link vì sẽ gây khó chịu cho người đọc.

Tạo một sitemap

Sitemap (sơ đồ website) là một công việc cơ bản bạn cần thực hiện nhằm giúp cho các con bot (spider) tiếp cận các trang nội dung một cách dễ dàng hơn. Sitemap thường bao gồm các trang chính trong website của bạn. Bạn cần biết một điều là khi tiếp cận một trang nội dung với càng ít click thì sẽ càng tốt cho và dễ dàng hơn cho việc nội dung của bạn được đánh dấu chỉ mục bởi các công cụ tìm kiếm.

Tạo địa chỉ đường dẫn thân thiện (friendly url)

Các đường dẫn URL cần được tạo ra một cách thân thiện kèm theo từ khóa, từ khóa thường là tiêu đề của trang nội dung. URL thân thiện là URL mà bạn có thể dễ dàng đoán được hay chủ đề nội dung trước khi click vào xem nội dung của URL đó.

Ví dụ như https://thietkewebchuanseo.com/Quang-cao-google.html.

Tuy nhiên đối với người đọc thì nó hoàn toàn không thân thiện bởi vì nó không giúp người đọc hình dung được nội dung trước khi bấm vào xem. URL tệ nhất là dạng https://thietkewebchuanseo.com/index.php&p=123&cat=345&id=567….., sở dĩ đây là dạng tệ nhất bởi vì ngoài khuyến điểm của ví dụ vừa nêu, nó còn chứa các ký tự đặc biệt làm cho các spider khó khăn hơn trong việc phân tích URL.

Cách thiết lập đường dẫn của bạn không chỉ ảnh hưởng đến spider của các bộ máy tìm kiếm mà còn kém sự thu hút đối với người đọc. Ví dụ về một trường hợp bạn sử dụng công cụ chat và giới thiệu đến danh sách bạn bè của mình về một nội dung bạn cần chia sẽ, cách thiết lập đường dẫn thứ nhất sẽ dễ dàng thu hút được bạn bè của bạn bấm vào để xem nội dung bởi vì họ có thể xác định được nội dung có cần đọc hay không trước khi bấm vào. Loại thứ hai và thứ ba rât dễ bị bỏ qua và thậm chí kiểu URL thứ ba đôi khi còn bị nghi là link có chứa virus.

Tránh việc sử dụng Flash

Flash có thể trình diễn các chức năng hình ảnh và chuyển động phức tạp, nhưng đối với các công cụ tìm kiếm thì hầu như nội dung trong Flash sẽ không được đánh giá cao. Bởi vì cấu trúc mã file của Flash khiến cho bot phải phân tích khó khăn hơn về nội dung của nó. Ở đây là chưa nói đến việc bạn không biết cách ứng dụng Flash cho SEO như thế nào. Nếu như bạn cần có những chuyển động không quá phức tạp thì việc ứng dụng javascript từ các mã javascript chia sẽ hiện nay cũng đủ giúp bạn thực hiện những chuyển động có thể thu hút được người đọc.

Ngoài ra, việc sử dụng frame hay ajax cũng sẽ làm cho bot khó tiếp cận với nội dung trong website của bạn. Tốt nhất là bạn nên hạn chế sử dụng càng nhiều càng tốt nhằm giúp cho website của bạn có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

Trong trường hợp bạn buộc phải dùng flash cho trang chủ thì những liên kết từ trang này bạn nên đặt bên ngoài flash.

Phân phối nội dung thông qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media)

Việc tạo một trang blog trên website của bạn hay ở đâu đó trong các trang mạng xã hội cũng là một hình thức phân phối nội dung qua Social Media. Ngoài ra, tận dụng tối đa các mạng xã hội để chia sẽ những đường link đến các trang nội dụng của bạn sẽ làm cho website của bạn có thêm lượng truy cập từ mạng xã hội. Hiện nay, có khá nhiều các trang Social Media bạn có thể sử dụng như Facebook,Twitter, Digg, Wordpress, Blogger bạn có thể sử dụng để phân phối nội dung đến với người dùng Internet. Lượng truy cập cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn trên kết quả tìm kiếm.

Một trong những cách để tăng lượng truy cập vào website của bạn là thiết lập các trao đổi liên kết với các website khác. Đặc biệt, việc liên kết với các website đang được đánh giá cao, có thứ hạng tốt trên kết quả tìm kiếm hay các website có lượng truy cập tốt sẽ giúp cho website của bạn tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm một cách dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng việc liên kết, việc lạm dụng sẽ bị xem là “link farm” và khiến cho website của bạn có thể bị phạt hoặc tụt hạng. Gần đây nhất, Google đã có những thay đổi về thuật toán để chống web content và link farm. Do đó, bạn cần phải thật sự cẩn thận hơn.

Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12771) - LikeAction (12971) - WriteAction (900)