Những lý do khiến chiến dịch Content Marketing của bạn không đạt hiệu quả

Content Marketing rất thường hay thay đổi. Hôm nay chiến lược này có thể hiệu quả, nhưng đến ngày hôm sau, chiến lược này lại không mang đến hiệu quả như mong muốn. Nếu như bạn muốn đi sâu hơn nữa vào Content Marketing, nhưng lại thấy có vẻ như nó không hề khiến bạn hài lòng, thì có thể có những lý do hàng đầu khiến chiến lược Content Marketing của bạn không đạt hiệu quả như ý.

Mục lục

Những lý do khiến chiến dịch Content Marketing của bạn không đạt hiệu quả

THIẾT KẾ WEBSITE CHUẨN SEO thống kê những sai lầm quan trọng để bạn có thể xem xét liệu chiến lược của mình có mắc phải hay không. Và từ đó, tạo nên một công cụ chẩn đoán, đo lường cho chiến lược Content Marketing của bạn để có thể đáp ứng những yêu cầu mà nó đòi hỏi.

1. Content của bạn mang tính bán hàng quá nhiều

Chẳng ai muốn đọc một cái brochure cả. Bạn hãy thử nhớ đến lần nào đó, có ai đó làm phiền bạn và cố gắng bạn cho bạn một thứ gì đó, gửi brochure và bắt bạn đọc. Thực chất của vấn đề là: hầu hết tất cả mọi người chỉ hứng thú, quan tâm đến vấn đề riêng của mình và chỉ mong có ai đó giúp họ giải quyết vấn đề đó.

Nên, nếu như bạn đọc qua Content của mình và thấy nó hơi mang tính bán hàng quá, thì đã đến lúc bạn nên điều chỉnh lại. Hãy bắt đầu với vấn đề của họ và hướng dẫn họ cách giải quyết chúng. Một khi bạn đã hoàn thành được, thì bạn đã tạo dựng được một mối quan hệ đầy tin tưởng với họ. Và xây dựng được một mối quan hệ giữa bạn và khách hàng thật sự là mục tiêu của chiến lược Content Marketing nên nhắm tới.

2. Content của bạn không nhắm đối tượng mục tiêu

Chắc chắn là bạn có thể nghĩ rằng mình biết mình đang nhắm tới ai. Nhưng bạn có THẬT SỰ biết được họ là ai không? Bạn có biết sự quan tâm, sợ hãi, lo lắng, hy vọng, vấn đề của họ? Và cách thức họ tận dụng Content của bạn như thế nào? Hay bạn chỉ nghĩ rằng họ là một người mang nhãn “ người nội trợ”, “ giới trẻ”, “ thanh niên” trong danh sách của bạn.

Để thật sự hiểu được khách hàng, đối tác của bạn, bạn cần đầu tư vào chiến dịch hiểu được personas của người mua hàng, chứ không chỉ đơn thuần là chạm vào thông tin demographic của họ, hay tâm lý của họ. Hãy học hỏi, tìm hiểu về họ càng nhiều càng tốt. Một khi bạn đã hiểu được họ thực sự là ai, thì bạn có thể giao tiếp và kết nối với họ thông qua Content của mình.

3. Bạn không biết về trải nghiệm của khách hàng

Cho dù bạn gọi là một kênh/hành trình khách hàng, thì việc này đều liên quan đến các bước mà khách hàng thực hiện để khám phá, tìm hiểu về công ty bạn; quyết định là họ có muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn hay không. Và, ở những điểm khác nhau trong quá trình này, người khách hàng sẽ có rất nhiều câu hỏi khác nhau cần được giải đáp. Nhưng nếu như bạn chỉ đơn giản là đưa ra cho họ các Content na ná nhau về cùng một chủ đề, liên tục như thế, thì làm sao họ có được các câu trả lời cho các câu hỏi của họ?

Do đó, bạn cần phải xây dựng Content  trong đó mô tả những mối quan tâm mà họ sẽ chú ý đến trong suốt quá trình họ cân nhắc nên hay không hợp tác với doanh nghiệp bạn. Bạn có thể xác định chính xác những điều này thông qua sự tìm hiểu về hành trình khách hàng cũng như là đặt mình vào vị trí của khách hàng. Hãy hỏi những câu mà họ sẽ hỏi và xem xét liệu bạn có đưa ra cho họ câu trả lời thỏa đáng cho họ không. Nếu như không, thì đã đến lúc xây dựng Content mới.

4. Khách hàng không thể tìm thấy Content của bạn

Hãy nhớ đến cảnh mà Kevin Costner đứng trên một cánh đồng trong  bộ phim “ Field of Dream”, có tiếng thì thầm với anh ấy rằng: “ Nếu như bạn xây dựng nó, thì nó sẽ đến”. Nhưng, điều này thì không may mắn sẽ diễn ra y hệt trong Content Marketing. Thực tế là, nếu bạn xây dựng Content, thì chưa chắc nó sẽ hoàn hảo như bạn nghĩ lúc xây dựng. Nếu bạn vừa tạo ra một khối lượng Content muốn đăng tải trong ngày, thì hãy đăng tải nó. Hãy quảng bá nó trên Social Media, đưa nó đến các editor để lấy ý kiến phản hồi từ bên thứ 3, gửi email chúng đến danh sách các liên hệ của bạn, mời gọi bạn bè, gia đình chia sẻ Content. Hãy luôn nhờ là nếu như bạn mong đợi khách hàng tìm thấy bạn, thì bạn cần phải chờ đợi một thời gian. Nên hãy mạo hiểm  và chủ động tìm kiếm họ.

5. Content của bạn không có gì mới mẻ

Nói một cách chính xác là: độc giả của bạn không phải là robot. Vậy thì làm sao họ cảm thấy vui vẻ khi đọc đi đọc lại một thứ quen thuộc chứ? Thay vì sáng tạo ra cái mà bạn nghĩ là mình nên sáng tạo, hãy tạo ra những thứ mà bạn thực sự mong muốn. THIẾT KẾ WEB CHUẨN SEO đảm bảo rằng nó sẽ hiệu quả hơn, kết nối hơn là việc tạo ra Content mà THIẾT KẾ WEB CHUẨN SEO thấy ở nhiều web khác. Khi mà Content của bạn còn đơn sơ và thể hiện phong cách riêng của mình vào trong đó, thì nó sẽ khác biệt và nổi bật, tươi mới hơn. Và khách hàng của bạn sẽ biết ơn bạn vì điều này.

Cho nên hãy dành chút thời gian kiểm tra lại chiến dịch Content Marketing của mình và tự nhận thức được khi nào các rủi ro, sai lầm có thể kìm hãm chiến lược của bạn.. Một khi bạn đã nhận diện được tại sao mọi thứ lại không đi guồng quay lẽ ra đáng phải có, thì hãy thực hiện các bước thật cẩn thận để đưa chiến dịch vào khuôn khổ. Rồi bạn sẽ thấy thành công mỉm cười với bạn.

Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9494) - LikeAction (9694) - WriteAction (929)
Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12593) - LikeAction (12793) - WriteAction (900)