Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting chuyên nghiệp. Con số này là khá lớn vì thế yêu cầu bạn cần tìm hiểu kỹ càng khi mua hosting. Bạn chỉ nên mua hosting ở các nhà cung cấp có tuổi nghề lâu năm trong lĩnh vực. Vì chuyên môn và kinh nghiệm của họ sẽ đảm bảo hosting của bạn hoạt động với hiệu suất tốt nhất. Để đảm bảo bạn chọn đúng hosting mình cần hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cơ bản về hosting trước khi bạn quyết định mua.
Hosting (hay web hosting) là một dịch vụ online giúp bạn xuất bản website hoặc ứng dụng web lên Internet. Khi bạn đăng ký dịch vụ hosting, tức là bạn thuê mộ chỗ đặt trên server chứa tất cả các files và dữ liệu cần thiết để website của bạn chạy được.
Một server là một máy tính vật lý chạy không gián đoạn để website của bạn có thể luôn hoạt động mọi lúc cho tất cả mọi người truy cập vào. Nhà cung cấp Web Hosting của bạn chịu trách nhiệm cho việc giữ server hoạt động, chống tấn công bởi mã độc, và chuyển nội dung (văn bản, hình ảnh, files) từ server xuống trình duyệt người dùng.
Hosting wordpress là dịch vụ hosting trong đó trên hosting website của bạn đã được tích hợp sẵn công cụ WordPress. Bạn chỉ cần đăng ký dịch vụ hosting này và bắt đầu xây dựng hệ thống website của mình trên nền WordPress. Người sử dụng hoàn toàn có thể lựa chọn đặt nền tảng WordPress của mình lên host theo 1 trong 4 phương pháp lưu trữ ở trên. Tuy nhiên hiện nay WordPress Hosting sẽ được xây dựng trên hệ hosting tiên tiến nhất là Cloud Hosting. Các Plugin và Theme của WordPress cũng luôn được cập nhật cho bạn sử dụng. Xem thêm MWP là gì?
Sẽ có 2 loại WordPress Hosting:
Managed WordPress Hosting: Managed WordPress Hosting là WordPress Hosting mà nhà cung cấp sẽ hỗ trợ bạn quản lý hosting và các vấn đề với nó. Đồng thời cũng giúp bạn quản lý hệ thống WordPress của mình. Đảm bảo WordPress của bạn tối ưu SEO, các tiêu chí của công cụ tìm kiếm, lớn nhất là Google. Bạn chỉ cần tập trung tối ưu SEO cho phần content của website. Mức phí sẽ cao hơn Unmanaged WordPress Hosting tuy nhiên mang lại nhiều hỗ trợ đắc lực.
Unmanaged WordPress Hosting: Unmanaged WordPress Hosting là WordPress Hosting mà nhà cung cấp sẽ chỉ hỗ trợ bạn quản lý hosting và các vấn đề với nó. Mức phí sẽ rẻ hơn Managed WordPress Hosting và đòi hỏi bạn có kiến thức chuyên sâu về thiết kế website và SEO.
Shared Hosting là dịch vụ hosting được chia nhỏ cho nhiều website khác nhau. Toàn bộ source code, web platform, database, và hệ điều hành của các website được đặt trên một server vật lý. Chúng sẽ chia sẻ toàn bộ tài nguyên trên server vật lý này. Có thể nói, Shared Hosting là gói hosting được chia ra từ các Reseller Hosting. Hình thức này tiết kiệm nhất nhưng hiệu năng hệ thống cũng kém nhất trong số các loại hosting.
Với shared hosting, bạn không cần lo nghĩ đến việc quản trị, bạn chỉ cần đưa dữ liệu website lên sử dụng những thông số cấu hình với mức phí bạn bỏ ra. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể chắc chắn rằng những tài nguyên chưa sử dụng đến có bị website khác chiếm dụng hay không vì bạn không có quyền quản trị. Thường những người đăng ký Shared Hosting là các landing page hoặc các website chỉ có nhu cầu quảng bá hình ảnh sản phẩm mới.
Đây là giải pháp kết hợp giữa shared hosting và dedicated hosting. Một server vật lý được cài đặt ứng dụng ảo hóa để tạo ra nhiều server ảo. Nhờ đó mà người sử dụng vẫn có thể toàn quyền sử dụng các server ảo này tương tự như dedicated hosting nhưng nó có mức giá thấp hơn. Tìm hiểu thêm VPS là gì?
Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ thuê riêng một máy chủ vật lý. Nhà cung cấp mang đến toàn bộ mô hình máy chủ bao gồm: server, đường truyền, cơ sở vật chất để máy chủ vận hành, hỗ trợ nếu hosting gặp vấn đề. Doanh nghiệp sẽ được biết nơi đặt hosting của mình. Họ được toàn quyền sử dụng máy chủ này từ cấu hình phần cứng, cài đặt hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, ứng dụng tùy ý, tối ưu hiệu năng hệ thống. Giải pháp hosting này xa xỉ nhất trong các loại hosting. Nó yêu cầu kiến thức chuyên sâu của kỹ thuật viên khi phải thực hiện rất nhiều bước thiết lập hệ thống ở nhiều công đoạn.
Cloud Hosting là dịch vụ hosting được vận hành trên nền tảng điện toán đám mây (cloud computing). Dịch vụ này cho phép đặt website của doanh nghiệp lên một vùng cloud (đám mây). Tượng trưng cho một tập hợp các server chịu trách nhiệm xử lý hoạt động của website. Khác với các mô hình hosting truyền thống, Cloud Hosting cho phép gộp tài nguyên của nhiều server vật lý bằng cách sử dụng công nghệ ảo hóa của VPS hosting.
Vì thế, cloud hosting được xem là một giải pháp tân tiến hơn của VPS hosting. Tài nguyên sử dụng cho website được cấp phát cho doanh nghiệp gần như là vô hạn. Lượng tài nguyên của cloud hosting có thể tùy chỉnh cực kì linh hoạt chỉ bằng vài cú click chuột và vài phút hỗ trợ từ nhà cung cấp dịch vụ cloud hosting.
Dung lượng hosting là khoảng không gian được phép lưu trữ dữ liệu trên ổ cứng của máy chủ server. Thuê một web hosting cũng tương tự thuê một văn phòng trong một nhà cao ốc. Trong ví dụ này, dung lượng hosting cũng giống như diện tích văn phòng mà bạn thuê vậy.
Băng thông hosting (Bandwidth hosting) là thông số dung lượng tối đa mà lượt truy cập người dùng có thể vào website. Theo thống kê cứ một khách hàng vào website thì bang thông tiêu tốn 2MB/tháng. Vậy, trung bình cứ 5 trang – website sẽ tốn 10MB bang thông.
Có một số lần, khi bạn truy cập vào website và báo lỗi 509 “bandwidth limit exceeded”. Bạn có thắc mắc website bị gì? Đây là lỗi thông báo băng thông website của bạn hết và bạn cần đi gia hạn băng thông. Lúc này, để duy trì lưu lượng truy cập lại website.
Theo cách hiểu cơ bản thì băng thông là dung lượng đối đa mà website của bạn lưu trữ qua lại. Điển hình như, băng thông hosting bạn mua là 30gb/ tháng. Thì, website của bạn tiếp nhận khoảng 2000 khách truy cập. Nếu vượt qua con số đó thì website sẽ bị báo lỗi 509 như đã nói ở trên.
Thông thường, một website bạn cần tàm 300MB được xem như vừa đủ, thì tổng đó được tính xác suất như sau dung lượng sau khi thiết kế tầm 20Mb, bài post 30Kb, hình ảnh kèm theo bài post 40Kb tùy độ phân giải, video 7Mb tùy dung lượng, và một số khác tầm 3Mb. Từ đó tính xác suất thì một website trung bình cần 300Mb như trên xem như là dư giả cho việc sử dụng và nếu có phát sinh thêm vẫn ổn.
Dưới đây là một số chỉ số tiêu biểu của hosting cần xem xét khi mua dịch vụ:
Nhiều người vẫn thắc mắc nên mua hosting ở đâu? Mua hosting ở Việt Nam hay nước ngoài thì mới tốt? Thực tế thì không có câu trả lời hoàn hảo cho vấn đề này. Tùy vào lĩnh vực kinh doanh sử dụng hosting và lượng truy cập của khách hàng và nhân viên chủ yếu ở đâu. Người mua có thể cân nhắc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ hosting trong nước hay ngoài nước như dưới đây.
Hosting Việt Nam là dịch vụ hosting từ các công ty quản lý hệ thống server trong nước. Những máy chủ trong nước sẽ không cần giao tiếp với nhau qua đường cáp biển vì thế tốc độ xử lý và truyền tải thông tin cũng rất tốt.
Ưu điểm
Nhược điểm
Bạn cần lựa chọn kĩ lưỡng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Hiện nay có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ hosting ở Việt Nam. Một số công ty mới thành lập sẽ không hỗ trợ tốt cho bạn do còn thiếu kinh nghiệm.
Hosting nước ngoài là hosting nằm trên server ở nhiều nước trên thế giới. Thường các máy chủ này sẽ được đặt ở Singapore, Mỹ hay các nước châu Âu. Hosting nước ngoài sẽ mang những ưu điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm
Nhược điểm
Quy trình mua phức tạp hơn: do yếu tố địa lý, cách thức đăng ký và thanh toán phức tạp. Người dùng phải đăng ký chi tiết hơn. Việc thanh toán cũng phức tạp do quá trình quy đổi tiền tệ và nhiều yếu tố pháp lý khác.
Tốc độ và độ ổn định: Do các máy chủ được đặt ở nước ngoài nên tốc độ sẽ phụ thuộc vào cáp biển. Đường truyền cáp biển thì thường xuyên gặp trục trặc và dễ bị đứt nếu có thiên tai xảy ra.
Khi bạn quyết định tạo một website, bạn cần tìm hiểu công ty hosting để cấp cho bạn một không gian lưu trữ web trên server. Web host của bạn sẽ chứa toàn bộ files, tài liệu, và database. Bất kể có người nào gõ tên miền lên thanh địa chỉ của trình duyệt, hosting sẽ chuyển toàn bộ files cần thiết từ server xuống trình duyệt đó.
Bạn cần chọn gói hosting phù hợp nhất với nhu cầu của bạn và mua hosting đó. Thật tế, web hosting giống như việc bạn đi thuê nhà, bạn thanh toán theo một chu kỳ thường xuyên để giữ cho server hoạt động liên tục.
Để giảm thiểu rủi ro, mỗi gói Hostinger đều được bảo vệ bởi chương trình hoàn phí trong 30-ngày, đảm bảo dịch vụ bạn trải nghiệm là phù hợp nhất đối với bạn. Hơn nữa, bạn có thể bắt đầu từ gói cước giá rẻ nhất của chúng tôi, được thiết kế riêng cho những dự án nhỏ. Khi website phát triển và cần nhiều không gian hoặc tài nguyên server hơn, bạn có thể di chuyển tới gói cao hơn mà không tốn công sức chuyển đổi.
Đúng vậy, bạn không cần bất kỳ kiến thức lập trình nào để thực hiện việc quản trị server. Tài khoản của bạn đã có sẵn giao diện người dùng, để bạn quản lý tất cả các khía cạnh của website. Ví dụ, bạn có thể upload file HTML và những file khác lên server, cài đặt CMS như là WordPress, truy cập database của bạn và tạo backup cho site.
Hiện nay có khá nhiều công ty cung cấp cho người dùng những dịch vụ Web Hosting. Thế nhưng bạn không có tiền nhưng bạn vẫn muốn xây dựng hệ thống PBN riêng để chơi MMO, SEO hay Digital Marketing. Do đó bạn cần tìm các dịch vụ cung cấp Hosting miễn phí có cấu hình tốt nhất?