Mục đích làm seo là gì?

Ngày nay, làm SEO dần trở thành một nhu cầu cần thiết và quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thành công trong chiến lược Online Marketing. Mục đích làm SEO cũng chính là phục vụ cho việc phát triển thương hiệu, kinh doanh; tăng cường lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong bối cảnh thương mại trong thời đại Internet phát triển bùng nổ.

Mục lục

Mục đích làm SEO (Search Engine Optimization), hay còn gọi là làm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là để nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (phổ biến nhất là Google).

Mục đích làm seo là gì?

Khi SEO hiệu quả, thứ hạng web ở vị trí top, thì cơ hội trang web xuất hiện trước đối tượng khách hàng tiềm năng cao hơn, thu hút nhiều lượt xem, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng, giúp quảng bá thương hiệu đồng thời nâng cao doanh số.

Ngày nay, làm SEO dần trở thành một nhu cầu cần thiết và quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thành công trong chiến lược Online Marketing. Mục đích làm SEO cũng chính là phục vụ cho việc phát triển thương hiệu, kinh doanh; tăng cường lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong bối cảnh thương mại trong thời đại Internet phát triển bùng nổ.

SEO là gì?

SEO là viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) và là một kỹ thuật đặc biệt trong Internet Marketing. Mục đích giúp website đạt được thứ hạng cao trên các trang tìm kiếm, tiêu biểu là Google. Vậy những thông tin bạn cần biết thêm về SEO là gì?

Các loại hình SEO hay làm:

  • SEO từ khóa hay SEO Website đang là hình thức phổ biến và thông dụng nhất. Đa số các doanh nghiệp hoặc SEOer đều mong muốn từ khóa của mình có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google
  • SEO ảnh: Là cách SEO dùng kỹ thuật để đưa hình ảnh trong trang web của bạn lên top tìm kiếm của Google khi người dùng tìm kiếm với từ khóa đó và chọn tab hình ảnh hiển thị.
  • SEO Clip: Có thể SEO những video, clip có sẵn trên web hoặc dùng các kênh thông tin khác như youtube để đưa trang web của bạn hiển thị trên tab Video.
  • SEO Google Map (Local SEO): Là cách làm giúp cho người tìm kiếm dễ dàng nhận thấy được địa điểm cần tìm trên Google Map
  • SEO App Mobile: Hình thức SEO này sẽ được các App xuất hiện trên trang tìm kiếm mà Google hiển thị, giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn.

SEO offpage là gì?

SEO offpage là phương pháp tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website. Những thứ đó bao gồm link building, các kênh social media, social media bookmarking, … nhằm mục đích tăng số lượng liên kết có uy tín từ các trang web khác. Vì các công cụ tìm kiếm sử dụng chúng như một điểm số như một phiếu tín nhiệm.

Liên kết từ các trang web và trang có độ tin cậy, mức độ phổ biến và mức độ liên quan sẽ truyền nhiều giá trị hơn cho một trang web khác, hơn là một trang web nghèo, không xác định không được các công cụ tìm kiếm tin cậy. Vì vậy, chất lượng của một liên kết là tín hiệu quan trọng nhất. Backlink có nhiều cách khác nhau để đặt.

Ví dụ một số hình thức SEO Offpage phổ biến:

  • Xây dựng Sites để chạy backlinks
  • Đặt Backlinks tại các trang có độ uy tín cao. Có thể trong bài viết hay footer với một mức giá nhất định
  • Sử dụng mạng xã hội để đi backlinks

Rõ ràng có một số lượng lớn lý do tại sao một trang web có thể liên kết với một trang web khác và không phải tất cả chúng đều phù hợp với các danh mục trên. Một nguyên tắc nhỏ về việc liệu một liên kết có giá trị hay không là xem xét chất lượng lưu lượng truy cập giới thiệu (khách truy cập có thể nhấp vào liên kết để truy cập trang web của bạn). Nếu trang web sẽ không gửi bất kỳ khách truy cập nào hoặc khán giả hoàn toàn không liên quan và không liên quan, thì đó có thể không thực sự là một liên kết đáng để theo đuổi.

SEO onpage là gì?

SEO onpage là tối ưu hóa những gì hiển thị trên trang web như meta, content, heading, hình ảnh,… với mục đích tăng thứ hạng của trang wed trên công cụ tìm kiếm.

SEO onpage đề cập đến các hoạt động trên một trang web để cải thiện khả năng hiển thị organic. Điều này phần lớn có nghĩa là tối ưu hóa một trang web và nội dung để cải thiện khả năng truy cập, mức độ liên quan và trải nghiệm cho người dùng. 

Một số hoạt động SEO onpage bao gồm:

  • Nghiên cứu từ khóa: Phân tích các loại từ và tần suất được sử dụng bởi các khách hàng tiềm năng để tìm một dịch vụ hoặc sản phẩm của thương hiệu. Hiểu ý định của họ và mong đợi của người dùng từ tìm kiếm của họ.
  • Kiểm toán kỹ thuật: Đảm bảo trang web có thể được thu thập và lập chỉ mục, được nhắm mục tiêu theo địa lý chính xác và không có lỗi hoặc rào cản kinh nghiệm người dùng.
  • Tối ưu hóa tại chỗ: Cải thiện cấu trúc trang web, điều hướng nội bộ, căn chỉnh trên trang và mức độ phù hợp nội dung để giúp ưu tiên các khu vực chính và nhắm mục tiêu cụm từ tìm kiếm có liên quan.
  • Trải nghiệm người dùng: Đảm bảo nội dung cho thấy chuyên môn, quyền hạn và sự tin cậy, sử dụng đơn giản, nhanh chóng và cuối cùng cung cấp trải nghiệm tốt nhất có thể cho người dùng chống lại đối thủ.

Nhược điểm của SEO là gì?

Bên cạnh các ưu điểm của SEO, thì vấn đề thời gian đầu tư lâu dài hay đối thủ cạnh tranh cũng là những nhược điểm của SEO, cùng điểm ua chi tiết nhé:

  • Thời gian đầu tư lâu
  • Đối thủ cạnh tranh
  • Sự biến động liên tục của thứ hạng SEO

Thời gian đầu tư lâu

SEO là một phương pháp quảng bá website dài hạn. Để bài viết trên trang web của doanh nghiệp xuất hiện ở top đầu bảng tìm kiếm sẽ mất nhiều thời gian. Thậm chí có thể lên đến vài tháng. Vì vậy, với SEO, doanh nghiệp cần phải có sự kiên nhẫn. Và phương pháp này sẽ không phù hợp với những người làm kinh doanh đang cần quảng cáo nhanh.

Đối thủ cạnh tranh

Hiển nhiên, với bất kỳ doanh nghiệp nào, sự cạnh tranh là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, nếu chiến dịch SEO của bạn đạt được kết quả ấn tượng. Các đối thủ cạnh tranh sẽ thay đổi chiến dịch Marketing của họ và tiến hành tấn công bạn.

Sự biến động liên tục của thứ hạng SEO

Thứ hạng tìm kiếm là thứ không thể đoán trước được. Nó có thể biến động liên tục mà không hề có dự báo trước. Vì vậy, doanh nghiệp phải lường trước mọi kết quả có thể xảy ra để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ưu điểm của SEO là gì?

SEO có rất nhiều ưu điểm, trong đó những ưu điểm nổi bật phải kể đến là:

  • Tối ưu tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư
  • Tiết kiệm chi phí
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng
  • Hỗ trợ phân tích khách hàng
  • Mang đến uy tín cho doanh nghiệp
  • Phát triển thương hiệu

Tối ưu tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư

Một ưu điểm nổi bật của SEO là giúp tối ưu ROI (Return On Investment – tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư)

Theo đó, việc xác định chính xác từ khoá tìm kiếm có ý nghĩa quan trọng trong việc gia tăng số lượng người dùng truy cập website. Điều này giúp doanh nghiệp thu thập được thông tin chi tiết về số lượng khách tiềm năng liên lạc. Hành vi khách hàng từ lúc lựa chọn cho đến khi mua hàng cũng được thu nhập. Đồng thời biết được từ khóa mang về tỉ lệ khách hàng hoàn tất thanh toán cao nhất.

Từ đó, góp phần gia tăng lượng truy cập website và tỷ lệ chuyển đổi. Nó cũng góp phần làm tăng tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp

SEO gắn liền với chiến lược xây dựng thương hiệu.

Dịch vụ SEO Navee

Tiết kiệm chi phí

SEO là hình thức Marketing dựa trên sáng tạo nội dung hấp dẫn, lôi kéo quan tâm của khách hàng. Theo nghiên cứu, SEO có thể tiết kiệm được 61% chi phí so với bán hàng qua điện thoại.

Cải thiện trải nghiệm người dùng

Trong quá trình tối ưu SEO, các doanh nghiệp không ngừng cải thiện cấu trúc các trang web. Họ làm mới nội dung của mình, nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.

Điều này sẽ giúp cho những ai tìm kiếm trang web cũng như các các thông tin trên trang web của doanh nghiệp dễ dàng hơn. Nhờ vậy, khách hàng sẽ biết đến và đánh giá cao về chất lượng của doanh nghiệp.

Hỗ trợ phân tích khách hàng

SEO có tác dụng quan trọng trọng việc hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành phân tích khách hàng. Từ đó, giúp doanh nghiệp tìm kiếm đối tượng chân dung khách hàng tiềm năng của mình. Lựa chọn các phương pháp marketing hiệu quả để thu hút tối đa sự quan tâm của khách hàng.

Mang đến uy tín cho doanh nghiệp

Nếu thứ hàng tìm kiếm của doanh nghiệp trên các công cụ tìm kiếm càng cao, càng nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng doanh nghiệp hơn. Từ đó, mang lại uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường.

Phát triển thương hiệu

Nếu SEO tốt, doanh nghiệp sẽ liên tục xuất hiện trên top đầu của các công cụ tìm kiếm. Nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp cũng sẽ đạt được hiệu quả trông thấy. Điều này sẽ góp phần giúp thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng hơn,

Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12771) - LikeAction (12971) - WriteAction (900)