Là một trong những thành phần cơ bản của hệ thống máy tính, máy chủ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc vận hành cả một mạng lưới internet rộng lớn. Vậy cụ thể máy chủ là gì và cần quan tâm những vấn đề gì về máy chủ?
Máy chủ là một máy tính được thiết kế cho mục đích xử lý các yêu cầu và cung cấp dữ liệu đến một máy tính khác qua internet hoặc mạng cục bộ. Loại máy chủ phổ biến thường được biết đến nhiều hơn cả là máy chủ web/web server nơi các trang web có thể truy cập được trên internet thông qua trình duyệt web. Đồng thời, cũng có các loại máy chủ khác, như mail servers hay file servers lưu trữ dữ liệu trong mạng nội bộ.
Máy tính khi chạy phần mềm thích hợp sẽ có thể phục vụ như 1 máy chủ, Ví dụ, một máy tính được kết nối với mạng gia đình có thể được chỉ định làm file server, print server hoặc cả hai.
Để có thể phục vụ được đúng mục tiêu khi thiết lập máy chủ, điều quan trọng là phần cứng phải đáp ứng và hỗ trợ được các nhu cầu của máy chủ. Ví dụ: một web server chạy nhiều tập lệnh web trong thời gian thực phải có bộ xử lý nhanh và đủ RAM để xử lý "load" thật trơn tru. Một file server nên có một hoặc nhiều ổ cứng hoặc SSD nhanh để có thể đọc và ghi dữ liệu nhanh chóng. Bất kể loại máy chủ nào, kết nối mạng nhanh là rất quan trọng, vì tất cả dữ liệu đều chạy qua kết nối đó.
Máy chủ chuyên dụng thường cần thiết cho một trang web (hoặc tập hợp các trang web liên quan của công ty) có thể phát triển một lượng truy cập đáng kể. Máy chủ này thường có thể được cấu hình và vận hành từ xa từ công ty khách hàng. Các công ty web hosting tuyên bố rằng việc sử dụng một máy chủ chuyên dụng tại cơ sở của họ giúp tiết kiệm chi phí về router, kết nối Internet, hệ thống bảo mật và quản trị mạng.
Khi thuê một máy chủ chuyên dụng, công ty của khách hàng có thể được yêu cầu sử dụng một hệ thống máy tính cụ thể hoặc có thể được cung cấp một số hệ thống để lựa chọn. Một số nhà cung cấp cho phép một công ty khách hàng mua và cài đặt server của riêng mình tại vị trí của nhà cung cấp.
Thông thường, một máy chủ chuyên dụng được thuê cung cấp một lượng bộ nhớ, không gian ổ cứng và băng thông (ở đây nghĩa là số gigabyte dữ liệu có thể được phân phối mỗi tháng). Một số công ty cung cấp dịch vụ hosting cho phép người thuê một máy chủ chuyên dụng thực hiện hosting ảo, lần lượt cho các bên thứ ba thuê dịch vụ trên server cho những trang web của họ. Các tính năng của hệ thống tên miền, e-mail và File Transfer Protocol (FTP) thường được bao gồm và một số công ty cung cấp giao diện điều khiển dễ sử dụng
Căn cứ theo phương pháp tạo ra máy chủ, người ta phân thành ba loại: Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server), Máy chủ ảo (VPS) và máy chủ đám mây (Cloud Server).
Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server): là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng, . Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ riêng đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ.
Máy chủ ảo (VPS): là dạng máy chủ được tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ vật lý riêng thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Các máy chủ ảo có tính năng tương tự như máy chủ vật lý đó và chia sẻ tài nguyên từ máy chủ. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ ảo rất đơn giản, có thể thay đổi trực tiếp trên phần mềm quản lý hệ thống. Tuy nhiên việc thay đổi tài nguyên của máy chủ ảo phụ thuộc và bị giới hạn bởi tài nguyên của máy chủ vật lý.
Máy chủ đám mây (Cloud Server): là máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN với tốc độ truy xuất vượt trội giúp máy chủ hoạt động nhanh, ổn định, hạn chế mức thấp tình trạng downtime. Máy chủ Cloud được xây dựng trên nền công nghệ điện toán đám mây nên dễ dàng nâng cấp từng phần thiết bị trong quá trình sử dụng mà không làm gián đoạn quá trình sử dụng máy chủ.
Vì uptime là cực kỳ quan trọng đối với hầu hết các máy chủ, các máy chủ không được thiết kế để "tắt" mà chúng luôn phải hoạt động 24/7. Tuy nhiên, các máy chủ đôi khi cần dừng hoạt động để phục vụ cho công tác bảo trì theo lịch, đó là lý do tại sao một số trang web và nhà cung cấp có các thông báo cho người dùng về thời gian downtime hoặc bảo trì theo lịch trình. Các máy chủ cũng có thể dừng hoạt động vì các cuộc tấn công như tấn công DDoS.
Web server sẽ báo lỗi trong khi downtime bằng cách sử dụng HTTP status code tiêu chuẩn.
Khi máy chủ web gỡ thông tin xuống vĩnh viễn hoặc tạm thời, bạn vẫn có thể truy cập các tệp đó nếu dịch vụ bên thứ ba lưu trữ thông tin đó.
Các doanh nghiệp lớn có nhiều máy chủ thường không truy cập cục bộ các máy chủ này bằng bàn phím và chuột, mà thay vào đó là truy cập từ xa. Các máy chủ này đôi khi cũng là máy ảo, có nghĩa là một thiết bị lưu trữ có thể lưu trữ nhiều máy chủ, giúp tiết kiệm không gian vật lý và tiền bạc