Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh cần hiểu biết cặn kẽ về thị trường, về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, về nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh. Ngày nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt và có những thay đổi nhanh chóng về mọi mặt và sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm sút. Chính vì thế, marketing đặc biệt là marketing hiện đại đang là một vũ khí vô cùng đắc lực để các thương hiệu có thể giữ vững vị thế trên thương trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của marketing
Marketers, tên gọi chung của tất cả những người làm việc trong lĩnh vực marketing, là người vạch ra chiến lược kinh doanh, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp thông qua những sản phẩm cụ thể đến với người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất. Với chuyên môn về marketing, khi ra trường, sinh viên có thể làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất (bộ phận nghiên cứu và phát triển, phòng thị trường…) các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận…
Marketing là tiếp thị Một hình thức phổ biến giúp kết nối với khách hàng. Và marketing gồm tất cả những việc cần thực hiện để thu hút khách hàng đến với thương hiệu và duy trì mối quan hệ với họ.
Marketing được chuyển ngữ trong tiếng Việt là tiếp thị viết tắt từ cụm từ: Tiếp cận thị trường. Định nghĩa từ Hiệp Hội MKT của Mỹ American Marketing Association (AMA) "MKT được xem như là một chức năng tổ chức và là một tiến trình bao gồm thiết lập (creating), trao đổi (communication), truyền tải (delivering) các giá trị đến các khách hàng, và quản lý quan hệ khách hàng (managing customer relationship) bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên có liên quan đến nó."
Marketing là việc nghiên cứu và tiếp cận thị trường, phát hiện ra các cơ hội kinh doanh và khai thác chúng một cách có hiệu quả. Cơ hội kinh doanh chính là các nhu cầu và ước muốn của khách hàng cần đươc thỏa mãn. Marketing tìm cách trả lời cho câu hỏi: khách hàng cần gì, khi nào, ở đâu và sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho nó?... Như vậy, marketing không phải là hoạt động tham gia vào công tác bán hàng.
Chức năng chủ yếu của marketing là thu hút và gìn giữ khách hàng, đánh bại đối thủ cạnh tranh thông qua chiến lược marketing bao gồm nhiều hoạt động kế tiếp và có liên quan chặt chẽ với nhau.
Nhân viên Marketing là người thực hiện các kế hoạch thuộc phòng Marketing đề ra, đảm bảo hoạt động Marketing diễn ra trơn tru, đều đặn. Những chiến thuật sáng tạo, mạnh dạn, nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ và hình ảnh công ty đến người mọi người.
Từ đó, nhân viên marketer có thể gắn kết khách hàng với thương hiệu doanh nghiệp trong mối quan hệ bền chặt lâu dài.
Công việc chính của người làm marketing:
Nhu cầu của con người là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thoả mãn cơ bản nào đó. Người ta cần có thức ăn, quần áo, nơi ở, sự an toàn, của cải, sự quý trọng và một vài thứ khác nữa để tồn tại. Những nhu cầu này không phải do xã hội hay những người làm marketing tạo ra. Chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành cơ thể con người và nhân thân con người.
Mong muốn là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn những nhu cầu sâu xa hơn đó. Ví dụ: một người có nhu cầu thức uống và mong muốn có món trà sữa hoặc "con cọp", có nhu cầu về quần áo và mong muốn có bộ đồ Cholon hoặc Zara, có nhu cầu về sự hấp dẫn và mong muốn có vòng ngực 90 hoặc vòng eo 56…Mặc dù nhu cầu của con người thì ít, nhưng mong muốn thì nhiều.
Yêu cầu là mong muốn có được những sản phẩm cụ thể được hậu thuẫn của khả năng và thái độ sẵn sàng mua chúng. Mong muốn trở thành yêu cầu khi có sức mua hỗ trợ.
Nhiều người mong muốn có một chiếc oto để đi đường khỏi nắng mưa, hít bụi, nhưng chỉ có một số ít người có khả năng và sẵn sàng mua nó. Vì thế doanh nghiệp không những phải định lượng xem có bao nhiêu người mong muốn có sản phẩm của mình, mà điều quan trọng hơn là phải định lượng xem có bao nhiêu người thực sự sẵn sàng và có khả năng mua nó.
Những người làm marketing không tạo ra nhu cầu, nhu cầu đã tồn tại trước khi có những người làm marketing.
Cùng với những yếu tố ảnh hưởng khác trong xã hội, những người làm marketing có tác động đến những mong muốn.
Họ tác động đến yêu cầu bằng cách làm ra sản phẩm thích hợp, hấp dẫn, vừa túi tiền và dễ kiếm cho những người tiêu dùng mục tiêu.
Người ta thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của mình bằng hàng hoá và dịch vụ. Thuật ngữ sản phẩm ở đây được hiểu là cả hàng hoá lẫn dịch vụ. Ý nghĩa quan trọng của sản phẩm vật chất bắt nguồn không phải từ việc sở hữu chúng, mà chính là từ việc có được những dịch vụ mà chúng đem lại.
Ta mua một chiếc xe không phải để ngắm nhìn nó mà vì nó cung ứng vận chuyển. Ta mua một cái bếp không phải để chiêm ngưỡng mà vì nó đảm bảo dịch vụ nấu nướng. Vì vậy các sản phẩm vật chất thực sự là những phương tiện đảm bảo phục vụ chúng ta.
Thực ra thì dịch vụ còn do những yếu tố khác đảm bảo, như con người, địa điểm, các hoạt động, tổ chức và ý tưởng. Nếu ta cảm thấy buồn thì ta có thể đến một câu lạc bộ hài kịch để xem một diễn viên hài biểu diễn, gia nhập câu lạc bộ độc thân (tổ chức) hay chấp nhân triết lý sống khác nhau (ý tưởng).
Vì thế ta sẽ sử dụng thuật ngữ sản phẩm để ám chỉ sản phẩm vật chất, sản phẩm dịch vụ và những phương tiện khác có khả năng thoả mãn một mong muốn hay một nhu cầu.
Thị trường bao gồm tất cả các khách hàng hiện tại và tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó. Như vậy quy mô của thị trường phụ thuộc vào một số người có nhu cầu và có những tài nguyên được người khác quan tâm, và sẵn sàng đem lại những tài nguyên đó để đổi lấy cái mà họ mong muốn.
Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ thị trường để chỉ một tập thể những người mua và người bán giao dịch với nhau vể một sản phẩm hay một lớp sản phẩm cụ thể, như thị trường nhà đất, thị trường ngũ cốc…Tuy nhiên, những người làm marketing lại coi người bán họp thành ngành sản xuất, coi người mua họp thành thị trường.
Có rất nhiều loại hình marketing trên thị trường. Nhưng áp dụng hình thức nào phụ thuộc vào nơi mà khách hàng của bạn thường xuyên dành nhiều thời gian hơn.
Về cơ bản, marketing là một trong những mảng quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải đặt ưu tiên hàng đầu bởi 6 lý do sau:
Marketing giúp bán hàng.
Mục đích cuối cùng của một hoạt động kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận và marketing là điều cần thiết để đạt được mục đích đó.
Khi nghe đến điều này, hẳn bạn sẽ nghĩ: Trước tiên cần có một sản phẩm tốt!
Nhưng... thời đại của "hữu xạ tự nhiên hương" đã hết. Sản phẩm chất lượng nhưng không một ai biết tới nó thì bạn không thể nào tạo ra doanh số. Và đương nhiên không thể giúp bạn duy trì hoạt động kinh doanh thương mại của mình được đâu!
Marketing cung cấp thông tin cho khách hàng.
Có thể nói marketing đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục khách hàng. Bởi đơn giản, là team marketing trong doanh nghiệp, bạn biết rất rõ về sản phẩm của mình... Nhưng khách hàng thì không!
Để mua sản phẩm, khách hàng của bạn, khách hàng cần biết:
Thông tin tổng quan về sản phẩm, dịch vụ
Các lợi ích kèm theo trước khi họ bắt đầu thực hiện những bước tiếp theo.
Theo Ctreativs, marketing là phương pháp tối ưu nhất để truyền đạt các giá trị của một sản phẩm đến khách hàng.
Marketing giúp tương tác với khách hàng mọi lúc mọi nơi.
Trong quá khứ, có lẽ bạn chỉ được tương tác cùng khách hàng khi họ xuất hiện tại công ty của bạn.
Ví dụ: Khách hàng bước đến một của hàng pizza, họ nói chuyện, trao đổi với bà chủ, cười với người phục vụ, vẫy tay chào với chủ quán,...
Tuy nhiên chỉ tương tác bấy nhiêu thôi là chưa đủ. Người tiêu dùng cần được tương tác nhiều hơn nữa ngoài cửa hàng.
Với marketing, bạn được tự do gửi khách hàng những nội dung liên quan đến sản phẩm ngay cả khi họ không trực tiếp trao đổi với bạn. Điều này sẽ giúp bạn tạo dựng quan hệ với các khách hàng tiềm năng một cách "dễ chịu" hơn.
Cân bằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn.
Modern marketing hay Tiếp thị hiện đại là những phương pháp ít tốn kém hơn bao giờ hết.
Các trang social media và chiến dịch email thường giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiệm ngân sách đáng kể. Từ đó marketing giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh với "đàn anh" lớn hơn trên thị trường.
Người tiêu dùng hiện đại thường quan tâm nhiều đến trải nghiệm hơn là giá cả. Vì thế, cách tương tác 1:1 cực kỳ hữu ích trong việc thu hút được nhiều khách hàng.
Đối với doanh nghiệp nhỏ họ sẽ có nhiều thời gian hơn để chăm sóc từng khách hàng của mình thông qua nhiều nền tảng marketing khác nhau.
Marketing là một chiến lược quan trọng giúp hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp phát triển. Mặc dù khách hàng hiện tại vẫn được xem là quan trọng nhất với bạn nhưng việc marketing để mở rộng danh sách này là điều vô cùng cần thiết.
Những chiến dịch nhỏ như đăng bài viết trên các phương tiện truyền thông xã hội hay các chiến dịch email giúp:
Thu hút người dùng hiện tại
Có được những khách hàng tiềm năng mới.
Về cơ bản, marketing đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai bằng việc: Duy trì mối quan hệ khách hàng cũ và mở rộng danh sách các khách hàng mới.
Marketing giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng
Marketing giúp duy trì sự hiện diện của thương hiệu trong mắt khách hàng.
Bằng việc cung cấp những thông tin hay kiến thức thông qua nhiều kênh truyền thông khác nhau, Marketing sẽ giúp bạn duy trì mối quan hệ lâu dài với người dùng hiện tại của mình.
Từ đó khiến người dùng yêu thích sản phẩm, thương hiệu và chuyển đổi thành khách hàng trong tương lai.