Marketing quảng cáo bán hải sản

Trước đây, để marketing cho những sản phẩm của mình thì các doanh nghiệp đều chỉ đi theo hình thức truyền thống. Tuy nhiên giờ đây, khi Internet ngày càng bùng nổ thì việc thay đổi cách quảng bá để phù hợp với xu hướng thị trường là điều vô cùng cần thiết. Trong đó, thiết kế website thủy hải sản đẹp, chuyên nghiệp chính là cách marketing hữu hiệu nhất mà nhiều doanh nghiệp hiện nay tin tưởng.

Mục lục

Marketing quảng cáo bán hải sản

Chạy quảng cáo Facebook bán hải sản

Facebook là mạng xã hội với lượng người dùng khổng lồ. Là nơi để các nhà kinh doanh thỏa sức bán hàng thu lợi nhuận hấp dẫn. Mặt hàng hải sản cũng không ngoại lệ. Đây là nơi để bạn giới thiệu thương hiệu hải sản của mình tới cộng đồng, khách hàng. Bởi hải sản luôn là món ăn hấp dẫn của mọi gia đình. Kinh doanh hải sản trên facebook sẽ thành công nếu bạn có chiến lược bán hàng hiệu quả.

Quảng cáo hải sản trên facebook sẽ tiếp cận trực tiếp vào khách hàng mục tiêu. Bằng việc nêu đặc điểm của sản phẩm khác với sản phẩm khác. Khi nó ghi vào tâm trí của người dùng, họ sẽ chú ý tới bạn và theo dõi bạn. Việc mua hàng chỉ là một sớm một chiều mà thôi.

Các bước chạy quảng cáo hải sản trên facebook

Tạo chiến dịch quảng cáo

Cách 1 chỉ cần click vào nút xanh quảng cáo bài viết phía dưới post.

Cách 2 có thể truy cập vào https://www.facebook.com/business/ để tạo quảng cáo cho bài viết có sẵn hoặc tạo một bài viết mới. CLick vào tạo quảng cáo trên thanh công cụ. Sau đó bạn sẽ được điều hướng tới trình quản lý quảng cáo và thực hiện các thao tác khác.

Thiết lập chiến dịch quảng cáo

Tùy vào mục đích quảng cáo của bạn để thiết lập chiến dịch của mình. Bạn lựa chọn mục tiêu tiếp thị của mình là gì để nhấn vào nút trên thanh menu. Sau khi lựa chọn mục tiêu rồi, bạn nhập tên chiến dịch quảng cáo. Nhấn vào nút thiết lập tài khoản quảng cáo.

Thiết lập nhóm quảng cáo hải sản

Ở bước này, bạn cần xác định mục tiêu đối tượng của mình. Các chỉ số như vị trí, tuổi, ngôn ngữ… càng cụ thể thì chiến dịch càng hiệu quả.

Tại đây bạn cần điền tên cho nhóm quảng cáo. Lựa chọn ngân sách quảng cáo và lịch chạy.

  • Ngân sách ngày: Đối với loại này, Facebook sẽ phân phối cho nhóm quảng cáo đó trong một ngày
  • Ngân sách trọn đời: Đầu tiên bạn cần phải chọn thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc cho chiến dịch. Giống như ngân sách ngày, nhưng khác ở chỗ là số tiền này facebook sẽ phân phối cho nhóm quảng cáo trong suốt quá trình chạy.

Thiết lập vị trí quảng cáo

Ở đây bạn có thể lựa chọn hai hình thức vị trí quảng cáo:

  • Vị trí quảng cáo tự động: Tức là quảng cáo của bạn sẽ được Facebook phân phối tự động đến các vị trí phù hợp, tối ưu nhất. Có thể các vị trí này sẽ bao gồm cả trên các nền tảng khác như Instagram , Audience Network.
  • Vị trí quảng cáo thủ công: Đối với loại hình này, bạn có thể chỉnh sửa vị trí quảng cáo của mình và lựa chọn các thiết bị hiển thị (máy tính bảng, thiết bị androi, ios,…)

Thiết lập mẫu quảng cáo hải sản trên facebook

Tiếp đến là bước thiết lập mẫu quảng cáo. Bạn có thể chọn bài viết hoặc fanpage mà bạn muốn chạy quảng cáo hải sản. Ngoài ra bạn cũng có thể xem trước bài quảng cáo của mình sẽ hiển thị như thế nào trên facebook. Sau đó click vào nút đăng để đăng quảng cáo.

Bạn sẽ cần đợi facebook xét duyệt quảng cáo của mình. Có thể mất 6-24 tiếng để xét duyệt. Sau khi được xét duyệt xong, quảng cáo sẽ tự động chạy và bạn sẽ nhận được thông báo.

Ngoài ra đối với các tài khoản quảng cáo mới sẽ hiển thị thêm thông tin thanh toán. Chỉ cần điền theo form thông tin là bạn sẽ hoàn thành quảng cáo của mình rồi tiến hành chạy.

Các hình thức quảng cáo hải sản trên facebook

Quảng cáo thăng hạng fanpage: Dành cho các page mới, muốn có nhiều thành viên và lượng truy cập, theo dõi. Sau khi có một lượng thành viên ổn định và xây dựng uy tín cho page. Bạn có thể đăng bài bán hàng để các thành viên đều nhìn thấy.

Quảng cáo page post hải sản: Quảng cáo bài viết trên page hải sản để bán hàng. Hình thức này dành cho bán hàng sản phẩm, dịch vụ hải sản, ưu đãi trong thời gian ngắn.

Quảng cáo facebook – truy cập website, cài đặt ứng dụng: Giúp tăng lượng truy cập website, tăng tỷ lệ chuyển đổi, thêm doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.

Vị trí chạy quảng cáo hải sản trên facebook

  • Vị trí 1: Bạn có thể chạy quảng cáo hiển thị trên newsfeed của đối tượng mục tiêu bạn hướng tới.
  • Vị trí 2: Quảng cáo của bạn sẽ hiển thị ở cột bên phải màn hình.

Các hình thức marketing bán hải sản online hiệu quả

Digital marketing là một thuật ngữ không còn xa lạ với các bạn trẻ ngày nay, đặc biệt là với những người muốn theo đuổi công việc trong lĩnh vực marketing và truyền thông. Truyền thông kỹ thuật số là một lĩnh vực lớn và các hình thức digital marketing trong đó cũng rất đa dạng.

Influencer marketing

Hình thức digital marketing cuối cùng được đề cập đến chính là Influencer marketing (tiếp thị thông qua người có ảnh hưởng).

Với loại hình marketing này, các công ty sẽ hợp tác với những người có ảnh hưởng, chẳng hạn như người nổi tiếng, chuyên gia, hoặc nhân vật có thẩm quyền. Họ là những người đã có sẵn sự tín nhiệm từ một cộng đồng follower đông đảo. 

Khi họ quảng bá sản phẩm của bạn cho khán giả của họ, thường là trên các nền tảng mạng xã hội, những người theo dõi trung thành sẽ dễ dàng bị thu hút và muốn sử dụng sản phẩm đó. Uy tín của những người nổi tiếng này cũng sẽ là một minh chứng cho chất lượng sản phẩm của bạn trong mắt các khách hàng mục tiêu.

Display advertising

Đây có thể là một trong các hình thức digital marketing mà bạn quen thuộc nhất. Khi đi tới bất kỳ một trang web hay mạng xã hội nào, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những banner quảng cáo. Chúng là thể dưới dạng ảnh động, ảnh tĩnh hay video, và được gọi chung một tên gọi là Display advertising (quảng cáo hiển thị).

Tương tự như cách hoạt động của PPC, Display advertising được tính phí dựa trên cơ sở giá mỗi nhấp chuột. Mỗi khi người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn, bạn sẽ bị tính phí một số tiền cụ thể được định sẵn.

Mobile marketing

Khi điện thoại di động trở thành vật bất ly thân với đời sống của con người hiện đại thì Mobile marketing (tiếp thị trên điện thoại di động) cũng là một trong các hình thức digital marketing không thể thiếu. Loại tiếp thị này tập trung vào việc tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua điện thoại hoặc máy tính bảng của họ.

Trên thực tế, quảng cáo trên thiết bị di động có thể được sử dụng đồng thời với tất cả các hình thức digital marketing khác. Dù đó là tiếp thị trên mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, hay email, chúng đều có thể được phát triển sang phiên bản cho các thiết bị cầm tay thông minh.

Hình thức tiếp thị này ngày càng được coi trọng vì người tiêu dùng luôn dành phần lớn thời gian của họ trên các thiết bị di động, đặc biệt là những đối tượng trẻ tuổi.

Email marketing

Email marketing (tiếp thị qua email) là hình thức tiếp thị được sử dụng khi bạn muốn gửi các thông tin trực tiếp đến hộp thư điện tử của đối tượng khách hàng.

Email marketing là một trong các hình thức digital marketing cho phép bạn tiếp cận khách hàng và tương tác với họ một cách nhanh nhất. Nó có thể được sử dụng như một chiến dịch ngắn hạn hoặc dài hạn.

Về mặt ngắn hạn, bạn có thể gửi tới khách hàng những mã giảm giá hoặc ưu đãi trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi những bản tin trên blog của mình để tăng lưu lượng truy cập trang web của bạn. Đây là một chiến lược lâu dài để nuôi dưỡng lòng tin của khách hàng.

Affiliate marketing

Affiliate marketing (tiếp thị liên kết) tập trung vào mối quan hệ giữa người bán, nhà tiếp thị trung gian, và khách hàng. Hình thức tiếp thị này có nghĩa là nhà sản xuất liên kết với các cá nhân hoặc công ty trung gian để quảng bá và phân phối sản phẩm của họ.

Nó đặc biệt phổ biến với các trang thương mại điện tử (như Amazon, Ebay, Shopee, Lazada, Tiki). Những đơn vị liên kết này sẽ quảng cáo sản phẩm của bạn trên trang web của họ và nếu có doanh thu, họ sẽ tự động nhận được hoa hồng cho việc thúc đẩy bán hàng đó.

Social media marketing 

Social media marketing (tiếp thị trên mạng xã hội) là một trong các mảng của marketing được nhắc đến nhiều nhất trong những năm trở lại đây. Đây là loại hình tiếp thị thông qua các mạng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, Tiktok, và rất nhiều những nền tảng khác nữa. 

Mọi người đều quen thuộc với các phương tiện truyền thông xã hội này để kết bạn, giao lưu và cập nhật những xu hướng mới. Tuy nhiên, các nhà tiếp thị phải làm nhiều hơn thế với những chiến lược và cách tiếp cận khách hàng cụ thể.

Tiếp thị truyền thông xã hội không chỉ đơn giản là tạo bài đăng cho các kênh xã hội và phản hồi các bình luận. Một phần quan trọng của Social media marketing là phân tích dữ liệu và tạo chiến lược dựa trên dữ liệu đó. Chính vì vậy, Social media marketing phức tạp hơn rất nhiều so với việc quản lý hồ sơ Facebook hay Instagram cá nhân của bạn. 

Content marketing

Đúng với tên gọi, Content marketing (tiếp thị nội dung) xoay quanh việc xây dựng các nội dung để tăng nhận thức về thương hiệu. “Nội dung” có thể bao gồm các bài đăng trên blog, ebook, video, hay podcast. Dù dưới hình thức nào, trước hết nội dung phải cung cấp giá trị cho người tiêu dùng, chứ không chỉ đơn thuần là quảng cáo thương hiệu hoặc thúc đẩy việc bán sản phẩm.

Content marketing hoạt động cộng sinh với các hình thức digital marketing khác. Nó có thể kết hợp với các cụm từ khóa tìm kiếm trong SEO, hay được chia sẻ dưới dạng các bài đăng trên mạng xã hội và trong các ấn phẩm tiếp thị qua email.

Tiếp thị nội dung là một chiến lược dài hạn để nâng cao trải nghiệm của khách hàng, và có thể là yếu tố khiến khách hàng yêu thích thương hiệu của bạn hơn.

Search engine marketing 

Một trong các hình thức digital marketing rất phổ biến khác chính là Search engine marketing (SEM – tiếp thị trên công cụ tìm kiếm). SEM bao gồm 2 kênh chính là SEO và PPC.

SEO là viết tắt của Search engine optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), là một hình thức tiếp thị không trả phí. SEO tập trung vào việc đưa website của bạn lên thứ hạng cao ở trang kết quả của các công cụ tìm kiếm, khi ai đó nhập vào các từ hoặc cụm từ có liên quan đến thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp. Mục đích là để dẫn những người tiêu dùng này đến với trang web của bạn, biết về sản phẩm của bạn và cuối cùng là sử dụng sản phẩm đó.

Trong khi đó, PPC (Pay-per-click) là một hình thức quảng cáo có trả phí trên các công cụ tìm kiếm. Tương tự như SEO, nó cũng hướng tới việc thu hút lượng truy cập của người dùng cho trang web của bạn. Tuy nhiên, điểm khác biệt là bạn sẽ bị tính phí mỗi khi quảng cáo của bạn (bao gồm đường link dẫn tới trang web) được nhấp vào.

Các bước để bắt đầu kinh doanh hải sản online

Kiến thức chọn lựa và kinh nghiệm bảo quản hải sản

Một kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản tươi sống đầu tiên cần nhớ rõ, vì nó quyết định rất lớn đến sự tồn tại tại cửa hàng của bạn.

Để có thể tự mình lấy hàng, bán hàng hải sản tươi sống, trước hết bạn cần chuẩn bị cho mình những thông tin và bí quyết chọn loại thực phẩm đặc biệt này. Bên cạnh đó, nếu bạn đã có nguồn cung cấp là hải sản được đánh bắt và vận chuyển trong ngày, bạn vẫn cần trang bị cho mình những thông tin hữu ích để có thể kiểm tra và tư vấn cho khách hàng.

Kinh nghiệm chọn lựa chung cho các loại hải sản: Cần tươi, vẫn còn sống, khỏe mạnh, không có vết xước trên da hoặc mai, không rụng càng, mất vảy. Kinh nghiệm chọn hải sản tươi sống thường được sử dụng:

  • Tôm: Thân săn chắc, vỏ cứng, có màu trắng không đục hay chuyển sang đỏ, các càng còn nguyên, không có mùi tanh và phần đầu dính chặt vào thân, nếu vẫn ở trong nước thì tôm cần đang bơi.
  • Cua, ghẹ: Con vừa phải sẽ nhiều thịt và ngon hơn con to; bấm vào phần yếm không bị lõm; khi nhấc lên thì càng sẽ co vào là ghẹ tươi.
  • Cá: cá còn bơi, mắt cá sáng; nếu ấn nhẹ vào mình cá nhanh chóng trở về nguyên trạng thì là cá tươi.
  • Mực: mực tươi nên chọn con to (trừ mực sim), mình dày, thịt chắc, túi mực không bị vỡ.
  • Ngao, sò: vì chọn số lượng nhiều nên bạn cần chọn những con không có mùi lạ. 

Mặt hàng bạn dự định bán là hải sản tươi sống, thường được đánh bắt vào sáng sớm và vận chuyển ngay nên nếu có thể, yêu cầu người bán hoặc vận chuyển chứa hải sản trong thùng nước biển, sục khí oxi. Bạn vừa bảo quản được sản phẩm vừa có thể dễ dàng chọn được con tươi sống. Do đó, bạn cần trang bị thêm cho mình 1 số kỹ năng và sản phẩm bảo quản thực phẩm tại kho.

Tùy vào cách sơ chế và bảo quản của nhà xe hoặc nhà cung cấp nguồn hàng, họ có thể bảo quản theo cách phù hợp với thời gian và địa điểm vận chuyển. Ngay khi nhận được hàng, cần cho hải sản vào thùng xốp hoặc bể sục nước biển để chúng luôn giữ được độ tươi sống. Bạn có thể chọn cách bảo quản tươi hoặc sống để vận chuyển hải sản đến tận tay từng khách hàng của mình.

Nếu bảo quản sống, sẽ đảm bảo chất lượng hải sản sau khi đánh bắt nhưng thời gian bảo quản không cao. Cách này thường được áp dụng cho tôm, cá vì yêu cầu có nước biển và sục khí liên tục. Thời gian bảo quản không quá 5 tiếng. Bảo quản tươi sẽ cho thời gian bảo quản lâu hơn, do chủ yếu là gây chết hải sản bằng nước đá để vận chuyển đi xa.Thời gian bảo quản không quá 12 giờ. Ngoài ra bạn nên đầu tư tủ lạnh thực phẩm để bảo quản trong trường hợp tồn hàng, chưa kịp chuyển đơn cho khách hàng.

Tìm hiểu nhu cầu khách hàng

Bạn có thể lựa chọn hình thức kinh doanh hải sản phù hợp với quy mô vốn và nguồn hàng của mình, có thể chuyên hải sản của Hải Phòng, Quảng Ninh hoặc đa dạng sản phẩm từ nhiều vùng khác nhau. Dù bán theo mô hình nào, bạn cũng cần hiểu rõ nhu cầu khách hàng mục tiêu của mình. Để nắm bắt được điều đó, bạn cần tìm kiếm và kháo sát thông tin từ thị trường bán buôn, bán lẻ truyền thống như chợ, siêu thị và từ những người mua hàng trước đây.

Về các sản phẩm muốn bán, bạn cần nắm rõ được mức giá, chủng loại hay được khách hàng chọn mua. Bạn có thể ra chợ, mua thử 1 số loại hải sản tại hàng hải sản, hỏi thăm người bán về cách bảo quản, chế biến, giá bán. Để ý các loại hải sản được bày bán nhiều ở các sạp, nhu cầu thị trường được thể hiện ngay tại những quầy bán này. Tại Hà Nội, bạn có thể mua hải sản tại các chợ nhỏ với tôm, mực, ghẹ…, hoặc chợ Hàng Bè nơi nổi tiếng cung cấp mọi loại hải sản mà người dân Thủ đô yêu thích. Tại TP. Hồ Chí Minh, bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thông tin tại chợ Bình Điền.

Siêu thị cũng là địa chỉ tham khảo sản phẩm rất hữu ích. Các siêu thị lớn như Metro, Big C, VinMart, Lotte Mart, FiviMart, Ocean Mart… đều có khu vực bán hải sản tươi sống. Tại đây mức giá có thể cao hơn chợ 1 chút nhưng lượng khách ổn định, với những mặt hàng thường xuyên được tiêu thụ do đánh trúng sở thích của khách hàng. Dạo 1 vòng quanh các siêu thị, bạn sẽ lấy được nhiều thông tin. Bạn cũng có thể hỏi thông tin về giá bán, loại sản phẩm yêu thích từ những người mua hàng tại siêu thị.

Khách hàng tiềm năng của bạn là ai? Là nhân viên văn phòng, hay các bà nội trợ? Những loại hải sản nào được họ thường xuyên lựa chọn, mức giá nào là phù hợp? Muốn thu thập thông tin, bạn cần thực hiện khảo sát với những nhóm khách hàng tiêm năng này. Bắt đầu từ những người xung quanh như đồng nghiệp, hàng xóm, bạn bè…, có thể khảo sát online hoặc trực tiếp. Để thực hiện khảo sát online cho mặt hàng hải sản bạn cần nắm được cách thực hiện hiệu quả, tham khảo thêm trong bài viết:

Cách tiếp cận khách hàng

Bạn có website với nhiều thông tin hữu ích nhưng khách hàng vẫn chưa biết đến bạn. Khách hàng không thể tự biết đến bạn nên quảng cáo và tiếp cận khách hàng là điều quan trọng trong môi trường kinh doanh online.

Tận dụng các diễn đàn thảo luận và bán hàng uy tín để quảng cáo hình ảnh và sản phẩm. Những thành viên tại các diễn đàn sẽ góp ý sản phẩm và cách bán hàng cho bạn một cách thoải mái nhất. Đừng ngần ngại bán hàng và hỏi đáp trên diễn đàn, bạn sẽ có thêm nhiều khách hàng tiềm năng từ đây.

Các mạng xã hội như facebook, G+ cũng là những nơi rất tốt để bạn quảng cáo sản phẩm của mình. Chăm chút hình ảnh và nội dung các bài đăng, thường xuyên trả lời câu hỏi của khách hàng, bạn sẽ gây dựng hình ảnh thân thiện và uy tín trong tâm trí khách hàng. Với các kênh truyền thông này, bạn cần tạo lập thói quen đăng bài theo thời gian phù hợp với khách hàng để có lượng đọc nhiều nhất.

Kinh doanh thủy hải sản tươi sống sẽ khó bán hơn những mặt hàng như quần áo, giày dép nhưng khi bạn đã tạo dựng được uy tín nhờ chất lượng sản phẩm tốt, giá bán phù hợp, vận chuyển đúng thời gian và chăm sóc khách hàng thì bạn sẽ có lượng khách hàng thân thiết và thu nhập ổn định không kém các mặt hàng kinh doanh khác

Tìm kiếm nguồn hàng

Nếu bạn muốn bán hàng hải sản tại Hà Nội, bạn có thể tìm nguồn hàng tại Quảng Ninh, Vân Đồn,Đồ Sơn, Cát Bà, Nam Định và Cửa Lò. Tại TP. Hồ Chí Minh, bạn có nhiều lựa chọn tại Vũng Tàu, Nha Trang, Ninh Chữ,… Đây là những vùng biển gần nơi nhận hàng, có thể đánh bắt trong ngày và vận chuyển ngay hoặc theo đợt hàng từ 2-3 ngày. Ngoài ra có thể lấy hàng từ Đà Nẵng, với nhiều nguồn cung cấp hải sản qua đường máy bay trong ngày.

Với những nguồn hàng này, nếu bạn là người địa phương thì bạn có lợi thế rất lớn trong việc hiểu rõ nhà cung cấp sản phẩm, hải sản nào là ngon nhất, nên giảm chi phí trung gian. Với những bạn không phải người địa phương, nếu có thể xuống tận nơi lựa chọn sản phẩm hoặc nhà cung cấp là tốt nhất.

Trong trường hợp bạn không thể xuống tận nơi, bạn có thể tìm hiểu về những nhà trung gian cung cấp và vận chuyển uy tín, tham khảo nhận xét dịch vụ của những đơn vị này từ các diễn đàn và trang web của họ. Với hình thức này, bạn cần yêu cầu hợp đồng dịch vụ cụ thể về sản lượng, thời gian vận chuyển và cách bảo quản sản phẩm của họ.

Bán hàng online cũng như truyền thống, cần có sự chuẩn bị đầy đủ về tài chính, nguồn nhân lực và cách tiếp cận khách hàng và các trường hợp phát sinh. Do đó, bạn cần có kế hoạch kinh doanh cụ thể cho mình.

Dù là bán hàng online sẽ tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng và nhân viên nhưng với sản phẩm là hải sản tươi sống thì bạn cần chuẩn bị nơi lưu trữ bảo quản sản phẩm sạch sẽ, có thùng lạnh, bể sục nước biển. Bạn cần người chọn hàng và nhận hàng tại nguồn hàng (nếu bạn hợp tác cùng doanh nghiệp khác thì cần người nhận hàng tại nơi giao nhận trong thành phố), nhân viên vận chuyển sản phẩm.

Để bán hàng online thành công, bạn cần có cách tiếp cận khách hàng chuyên nghiệp, đầu tiên là từ website bán hàng. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thiết kế, quản lý, bán hàng online,…

Sau khi có trang web của riêng mình, bạn cần đăng tải các thông tin, hình ảnh về sản phẩm. Nếu có thể hãy tự chụp ảnh các loại hải sản bạn đang có, viết thêm các dòng chú thích về cách chế biến hoặc bảo quản. Khách hàng không phải lúc nào cũng có nhiều thời gian nghiên cứu cách nấu ăn nên bạn hãy sử dụng website của mình thành nơi cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng. Để làm được như vậy, bạn có thể lập blog riêng cho website hoặc các bài viết trong mục tư vấn, tin tức.

Ngoài ra, để trang web của bạn thân thiện và dễ sử dụng, bạn cần có mục thông tin mua bán, hình thức thanh toán và giao nhận sản phẩm rõ ràng. Giỏ hàng là nơi để khách hàng kiểm tra sản phẩm trước khi nhấn nút đặt hàng nên bạn cần phần giỏ hàng được thiết kế dễ sử dụng. Rất nhiều khách hàng sẽ không thực hiện đơn hàng nếu phần chi phí thanh toán không hợp lý. Thường thì khách hàng sẽ yêu cầu được miễn phí vận chuyển nên bạn có tùy vào đơn hàng và giá trị hóa đơn để giảm giá vận chuyển. Nếu không bạn có thể sử dụng các dịch vụ vận chuyển nhanh từ các đơn vị như hangtot Express để có thể chuyển hàng nhanh nhất.

Thiết kế website thủy hải sản mang lại lợi ích gì?

1. Bán hàng mọi nơi, mọi lúc

Thiết kế website cũng đồng nghĩa với việc bạn có cho mình một cửa hàng trực tuyến trên Internet. Tại đây, doanh nghiệp có thể cho đăng tải các sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng nhờ việc đăng thông tin về: giá cả, mẫu mã, hình ảnh, video, miêu tả,.... Đặc biệt, với lợi thế hoạt động 24 / 7 và không bị thu hẹp trong phạm vi địa lý mà web sẽ thay bạn bán hàng mọi nơi, mọi lúc, thậm chí ngay cả khi bạn đang trong giấc ngủ.

2. Công cụ hữu ích để thu hút khách hàng tiềm năng 

Thiết kế web chuyên nghiệp sẽ là cầu nối rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp với khách hàng. Đặc biệt khi bạn sở hữu một trang web chuẩn SEO và được tối ưu để hiển thị trên top đầu Google thì khách hàng sẽ biết đến bạn nhiều hơn. Cửa hàng cũng từ đó thu hút thêm được nhiều người truy cập ghé thăm và thúc đẩy nhu cầu mua hàng của họ không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài.

3. Cung cấp thông tin doanh nghiệp đến khách hàng

Website được ví như một văn phòng thứ hai của doanh nghiệp hiện diện trên Internet. Thông qua trang web, khách hàng sẽ có mọi thông tin giới thiệu về doanh nghiệp từ thời gian hoạt động, sản phẩm, dịch vụ, chính sách bán hàng, phân phối, giá cả cho đến địa chỉ, số điện thoại, email,....

Các thông tin này sẽ cung cấp cho khách hàng cái nhìn tổng quan hơn về doanh nghiệp như một văn phòng thực thụ. Thậm chí, khi doanh nghiệp đã đóng cửa sau giờ hành chính thì website của bạn vẫn sẽ hoạt động bất kể đêm ngày và khách hàng có thể xem thông tin bất cứ lúc nào họ muốn.

4. Tăng tính chuyên nghiệp, xây dựng sự uy tín

Một lợi ích của website mang lại cho doanh nghiệp đó chính là hỗ trợ xây dựng sự uy tín, chuyên nghiệp một cách hiệu quả. Bởi khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm bất kỳ thông tin về sản phẩm, dịch vụ nào, điều đầu tiên mà họ làm đó chính là tìm kiếm trên Internet và Google. Lúc này, website của bạn chính là công cụ để bạn thu hút khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ của mình.

Một website được xây dựng chỉn chu với đầy đủ thông tin, hình ảnh sẽ tạo ấn tượng tốt với khách hàng, làm cho họ luôn nhớ đến thương hiệu của bạn. Ngoài ra, thông qua mục tin tức, blog của website, bạn có thể cho đăng tải các hình ảnh về hoạt động của doanh nghiệp từ các chương trình bán hàng, khuyến mãi, từ thiện,... để góp phần xây dựng nhân thức của người xem về doanh nghiệp của bạn một cách uy tín và chuyên nghiệp.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web bán hàng online được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9625) - LikeAction (9825) - WriteAction (929)