Marketing Online giúp ích cho doanh nghiệp như thế nào?

Công nghệ Internet đang thay thế các phương thức cung cấp sản phẩm và dịch vụ truyền thống cũng như trong việc nắm bắt các thông tin về nhu cầu của khách hàng. Người ta dễ dàng thấy được khả năng tiết kiệm chi phí trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ dưới dạng số hóa (ví dụ như âm nhạc, ấn phẩm, thiết kế đồ họa…), trong đó, chi phí sản xuất và vận chuyển bị loại ra khỏi giá thành sản phẩm.

Mục lục

Điểm đến để tìm kiếm thông tin, Điều kỳ vọng của khách hàng, Các doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng, Internet giúp bạn dễ dàng tiếp thị đến đúng đối tượng mục tiêu, Internet là công cụ hữu hiệu kích thích tâm lý mua hàng tùy hứng, Internet cho phép nhà sản xuất chào bán các sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu cá nhân của khách hàng...Là những lý do mà các doanh nghiệp nên làm tiếp thị online

Vì sao các doanh nghiệp nên làm marketing online?

Đưa Internet vào chiến lược tiếp thị không còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp trong thời đại mà nền kinh tế mạng đang giữ vai trò thống soái. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn rất nhiều công ty, cả nhỏ lẫn lớn, chưa xây dựng được cho mình một chiến lược tiếp thị qua Internet . Bất cứ một tổ chức nào không tạo dựng được chiến lược sử dụng Internet để tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ của mình, có thể đều đang phạm một sai lầm lớn. MARKETING NẮNG XANH sẽ giải thích lý do tại sao doanh nghiệp cần marketing online trong bối cảnh hiện tại.

1. Internet – điểm đến để tìm kiếm thông tin

Có lẽ lý do quan trọng nhất để các công ty cần có một chiến lược tiếp thị trên Internet là sự thay đổi ở cách thức các khách hàng tìm kiếm thông tin.

Mặc dù số lượng hách hàng thăm viếng các cơ sở kinh doanh truyền thống vẫn chiếm số đông nhưng số người sử dụng Internet như một kênh thông tin quan trọng nhất, tiện lợi nhất, đang càng ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt.

Đặc biệt, họ sử dụng các công cụ tìm kiếm như là cánh cổng của tri thức và các trang tìm kiếm hiện nay đang trở thành nơi được những người sử dụng Internet truy cập nhiều nhất. Các chuyên gia tiếp thị cần phải nhận ra rằng Internet bây giờ đã và đang trở thành sân chơi hữu ích, thiết thực của đông đảo người tiêu dùng.

Và bởi vậy, nếu muốn sản phẩm của mình được nhiều người biết đến, họ không thể đứng ngoài sân chơi lý tưởng này.

2. Internet – điều kỳ vọng của khách hàng

Internet không chỉ là nơi tập trung các nguồn thông tin khác nhau về mọi loại hình sản phẩm, dịch vụ, mà nó còn đang được kỳ vọng là nơi mà các khách hàng có thể nghiên cứu về các sản phẩm cũng như thực hiện việc mua bán một cách đơn giản nhất, tốn ít thời gian nhất. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với các khách hàng trẻ tuổi.

Tại nhiều nước trên thế giới, chứng “nghiền” Internet đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ. Khi các thành viên này trở thành người quản lý gia đình và doanh nghiệp, chắc chắn họ sẽ mong đợi sự hiện diện của các sản phẩm/dịch vụ của công ty mình trên Internet.

3. Qua Internet, các doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng

Là một công cụ thu thập thông tin, Internet đóng vai trò vô cùng hiệu quả trong việc cung cấp thông tin về hoạt động của khách hàng. Mỗi khi có người ghé thăm một trang web, chắc chắn họ đã để lại một số “dấu vết” trên trang web đó: họ đã kích vào mục nào, họ đã mua bán món hàng gì… và hàng loạt các thông tin khác.

Khi gắn kết phương thức nhận biết khách hàng, ví dụ như các công cụ truy nhập, các chuyên gia tiếp thị có thể biết được khách hàng quay trở lại trang web của mình như thế nào. Việc nắm bắt được các hành vi và sở thích của khách hàng sẽ giúp bạn kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và nếu làm được việc này, bạn sẽ có thể biến họ trở thành những khách hàng “ruột” của mình.

4. Internet giúp bạn dễ dàng tiếp thị đến đúng đối tượng mục tiêu

Cách làm hiệu quả nhất đối với các chuyên gia tiếp thị là nhắm vào những ai đang quan tâm đến những thứ mà họ chào bán. Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng thực hiện chút nào. Người ta có thể đang ném tiền qua cửa sổ khi các clip quảng cáo trên truyền hình không chuyển tải được thông điệp cần thiết đến khách hàng mục tiêu chỉ vì người tiêu dung đang ngày càng trở nên bội thực với hằng hà sa số các quảng cáo.

Trong khi đó, Internet lại là công cụ tiện lợi nhất để truyền tải thông tin với tốc độ nhanh nhất đến không chỉ một vài chục người, vài trăm người, mà là hàng triệu triệu người trong thế giới rộng mở không còn cách biệt bởi biên giới địa lý này. Thế nào là thiet ke web chuẩn

5. Internet là công cụ hữu hiệu kích thích tâm lý mua hàng tùy hứng

Bất kể khách hàng có thích sản phẩm hay không, Internet đã tỏ ra là công cụ rất tốt để thúc đẩy các trường hợp tiêu dùng mang tính tùy hứng. Sự tiến bộ của công nghệ cao có thể giúp các ông chủ doanh nghiệp dễ dàng làm được việc này.

Chỉ cần đưa ra các gợi ý về sản phẩm dựa trên việc nghiên cứu thái độ, tâm lý của khách hàng, các nhà sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ đã có thể tổ chức tốt các giao dịch trực tuyến. Tâm lý thích mua trước trả sau, thích mua nhiều để được giảm giá… của người tiêu dùng trong các giao dịch trực tuyến chính là điều mà các công ty kinh doanh mạng quan tâm, khai thác triệt để.

Tuy nhiên, việc nhiều khách hàng trở thành con nợ trong thời gian dài cần có sự kiểm soát vì nếu khách hàng nợ quá nhiều sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động của cácnhà tiếp thị trực tuyến.

6. Internet cho phép nhà sản xuất chào bán các sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu cá nhân của khách hàng

Trong thời đại bùng nổ của Internet, các nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ có thể phát triển lượng khách hàng trung thành khi chất lượng sản phẩm và dịch vụ đưa ra thỏa mãn được nhu cầu cá nhân của từng khách hàng.

Điều này cho phép các chuyên gia marketing trực tuyến thực thi các chiến lược tiếp thị theo yêu cầu của khách hàng mà theo đó, khách hàng có thể được thoải mái, tự do lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mà họ yêu thích. Bản chất tương tác của Internet cho phép nhà sản xuất tạo ra sản phẩm cho riêng bạn, giúp cho việc lựa chọn mua sắm của bạn trở nên dễ dàng.

7. Internet mở ra cơ hội giao dịch trực tuyến tiện lợi nhất, linh động nhất cho khách hàng

Internet là một đại lộ thông tin, một siêu thị khổng lồ, nơi mà người tiêu dùng có thể ghé thăm hay mua sắm tuỳ thích. Internet cho phép khách hàng xem sản phẩm mẫu trên mạng, từ cây kim sợi chỉ cho đến xe hơi, biệt thự…

Nhờ đó, khách hàng có thể đưa ra quyết định ngay lập tức sau khi xem quảng cáo. Trước khi có Internet, công cụ quảng cáo phổ biến nhất đối với người tiêu dùng là gọi điện để mua hàng thông qua các kênh quảng cáo trên truyền hình hoặc báo chí.

Tuy nhiên, việc chuyển khách hàng từ trạng thái không vận động (ví dụ như ngồi xem tivi) sang trạng thái vận động (ví dụ khi nhấc máy điện thoại lên và quay số) là không hiệu quả so với việc họ có thể nhấp chuột trực tiếp lên các mẩu quảng cáo để từ đó đưa ra quyết định của mình.

8. Internet truyền cảm giác về một nhà cung cấp dịch vụ hoàn hảo, toàn diện.

Internet dễ dàng biến các nhà phân phối và đại lý trở thành nhà cung cấp sản phẩm hay dịch vụ với chất lượng hoàn hảo, toàn diện. Không như các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ truyền thống, các trang web bán hàng trực tuyến tạo cho người tiêu dùng cảm giác tốt đẹp về nhà cung cấp.

Thông qua trang web, người tiêu dùng dễ có cảm giác rằng, các cửa hàng kinh doanh trên mạng có một “cơ ngơi” hiện đại với nhiều chủng loại sản phẩm. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đưa thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty lên trang web, tuy nhiên, phía sau đôi khi “nhà sản xuất” lại là một đối tác kinh doanh truyền thống khác.

Chỉ cần có sự thỏa thuận, sắp đặt về thời gian giao nhận hang hóa, phương tiện vận chuyển sản phẩm…, bạn đã có thể cung cấp hàng hóa đến khách hàng có nhu cầu. Với cách sắp đặt như vậy, khách hàng sẽ cảm thấy như mình đang làm ăn trực tiếp với các nhà cung cấp cùng các dịch vụ hoàn hảo của họ, trong khi thực chất sản phẩm và dịch vụ lại được lấy từ các nguồn khác.

9. Internet cho phép người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp, giá thành hạ, chất lượng dịch vụ tốt.

Công nghệ Internet đang thay thế các phương thức cung cấp sản phẩm và dịch vụ truyền thống cũng như trong việc nắm bắt các thông tin về nhu cầu của khách hàng. Người ta dễ dàng thấy được khả năng tiết kiệm chi phí trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ dưới dạng số hóa (ví dụ như âm nhạc, ấn phẩm, thiết kế đồ họa…), trong đó, chi phí sản xuất và vận chuyển bị loại ra khỏi giá thành sản phẩm.

Người bán hàng cũng được hưởng lợi thông qua việc khuyến khích khách hàng thu thập thông tin về sản phẩm trên mạng trước khi có giao dịch trực tiếp. Điều này giúp nhà sản xuất tiết kiệm thời gian trong việc giải thích các thông tin sơ lược về công ty và sản phẩm để có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc nắm bắt và giải quyết các vấn đề quan tâm của khách hàng. 

Như đã phân tích ở trên, Internet có thể cho phép giảm thiểu chi phí vận hành và quản lý đồng thời cung cấp các giá trị tốt hơn cho khách hàng.

10. Internet hiện diện khắp nơi trên thế giới.

Internet là kênh truyền thông và phân phối cho phép khách hàng tiềm năng trên toàn cầu truy cập tới các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Thông qua trang web, các nhà kinh doanh ở khắp nơi trên thế giới có thể mở rộng thị trường mục tiêu ra gấp nhiều lần.

Nếu như trước đây khi chưa có thương mại điện tử, các giao dịch quốc tế diễn ra phức tạp với chi phí khá tốn kém thì ngày nay, Internet đã kết nối tất cả mọi người với nhau thành một cộng đồng kinh doanh không biên giới quốc gia .

Cho dù việc lập nên trang web không bảo đảm cho việc kinh doanh mang tính chất toàn cầu (còn cần tiến hành nhiều việc khác để trang web có tính thương mại toàn cầu), Internet vẫn được coi là một bước nhảy vọt trong việc kinh doanh mang tầm cỡ toàn cầu. Xem thêm các hình thức marketing online.

Mô hình marketing cho doanh nghiệp mới thành lập

Trên một thị trường cạnh tranh khốc liệt như bây giờ, việc ứng dụng các mô hình truyền thông vào công việc kinh doanh là cực kì quan trọng với doanh nghiệp để giành thắng lợi trong cuộc tranh đấu chiếm chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng.

1. Mô hình marketing swot

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái trước tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình được nhiều người biết đến trong đo đạt kinh doanh của công ty.

Đây là mô hình được cài đặt

Để có thể giúp những người làm marketing đánh giá lại mặt hàng và thị trường của mình. Đa phần những người làm truyền thông đều phải chiết suất và đưa nó vào kế hoạch truyền thông của doanh nghiệp mình. Các bạn phải chiết suất, nghiên cứu và trả lời các câu hỏi liên quan đến điểm mạnh, nhược điểm, cơ hội và thách thức của mặt hàng bạn khi tung ra thị trường. Để biết lên một mô hình SWOT và hành động nó như thế nào các nàng đọc bài viết sau : đo đạt SWOT và làm sao để ứng dụng mô hình SWOT đạt kết quả tốt

2. Mô hình marketing 4C

Khi nói đến marketing, người ta bắt buộc nói đến marketing Mix (một số nơi thì để nguyên bản tiếng Anh, một số nơi quen gọi là truyền thông Hỗn hợp). Và khi nhắc đến marketing Mix, người ta hay nhắc đến 4P truyền thống. Tuy nhiên theo người có chuyên môn marketing hiện nay đã đưa rõ ra khái niệm 4C và gắn các C này với các P theo từng cặp để chú ý những người làm truyền thông luôn nhớ xem khách hàng là trọng điểm khi hoạch định các chiến lược tiếp thị. Các cặp P-C được “phối ngẫu” một cách có dụng ý này được biểu hiện trong hình vẽ dưới đây:

Chữ C đầu tiên – Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng)

Được gắn với chữ P – Product (sản phẩm) thể hiện quan điểm mỗi mặt hàng đưa rõ ra thị trường phải thực sự là một cách cho người tiêu dùng, nghĩa là nhằm giải quyết một nhu cầu thiết thực nào đó của người sử dụng chứ không phải chỉ là “giải pháp kiếm lời” của công ty.

Chữ C thứ 2 – Customer Cost (tiền của của khách hàng)

Được gắn với chữ P – Price (giá) biểu hiện quan điểm cho rằng giá của mặt hàng cần được nhìn nhận như là tiền bạc mà người mua sẽ bỏ ra.

Chữ C thứ ba – Convenience (thuận tiện)

Được gắn với chữ P – Place (phân phối) đòi hỏi cách thức cung cấp mặt hàng của doanh nghiệp phải tạo sự thuận tiện cho người tiêu dùng.

Chữ C cuối cùng – Communication (giao tiếp)

Được gắn với chữ P – Promotion (khuyến mãi, truyền thông) đòi hỏi công tác marketing phải là sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.

3. Mô hình marketing 4p

Mô hình 4p trong marketing là mô hình nghiên cứu marketing truyền thống kinh điển, thân quen nhất với dân marketer.

Đa phần toàn bộ các kế hoạch truyền thông được thiết lập đều bắt đầu với mô hình này. Với bốn thành tố chính:

Product (sản phẩm),

Price (Giá cả),

Mỗi người làm truyền thông cần nghiên cứu và thay đổi linh hoạt cho phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng và thị trường.

Product: mặt hàng

Mọi mô hình kinh doanh đều khởi nguồn từ một sản phẩm/dịch vụ thỏa mãn một mong muốn nào đấy của người tiêu dùng. Vì thế, việc bào chế insight của đối tượng mục tiêu để tạo ra sản phẩm đó là việc quan trọng cần làm khi lên chiến lược về mặt hàng.

Bên cạnh đó, việc chiết suất và tăng trưởng, cải tiến sản phẩm và dịch vụ liên tục cũng là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của công ty. Vì nhu cầu của người sử dụng luôn biến động theo thời gian và hoàn cảnh, đơn vị nào nhạy bén và có mặt hàng thỏa mãn được nhanh chóng thì sẽ thắng lợi.

Price: Giá cả

Chiến lược về giá rất quan trọng trong mô hình marketing mix. Đây cũng là một thách thức với công ty trong một thị trường cạnh tranh như hiện tại.

Nghiên cứu giá bán của đối thủ và khả năng chấp thuận của người tiêu dùng là một trong những công việc cần làm. Việc định giá chuẩn xác sẽ giúp thúc đẩy doanh số cũng giống như đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.

4. Mô hình 5p trong marketing

Đây chính là một mô hình truyền thông mới được phát triển dựa trên lý thuyết động lực tâm lý học tháp nhu cầu của Maslow. Một khảo sát đầu năm 2018 đã thu về một kết quả bất ngờ, đấy là đến 71% người tiêu dùng cho biết các chương trình khuyến mãi hay truyền thông ads không làm họ có ý định gắn bó với thương hiệu lâu dài. Họ thực sự mong muốn trung thành với một thương hiệu có sự kết hợp hài hòa, mang lại sự thỏa mãn mong muốn cho họ ở từng thời điểm.

Mô hình 4p trong truyền thông là nền tảng rất tuyệt vời để lên một chiến lược bán hàng không tỳ vết. Nhưng một điểm bất lợi cho các nhà làm marketing, đó là bí quyết tiếp cận người sử dụng theo mô hình này thường quan sát người sử dụng ở tình trạng tĩnh. Ví dụ: nhóm người tiêu dùng yêu thích giá tốt, nhóm khách hàng thích động vật…

Tuy nhiên

Mong muốn của chúng ta là một ý thức thay đổi cực kì đa dạng và khó đoán. Theo tháp nhu cầu Maslow, chúng ta có 5 group nhu cầu căn bản đó là: sinh lý, an toàn, xã hội, được tôn trọng và được biểu hiện mình.

Purpose: mục đích

Người tiêu dùng cảm thấy thỏa mãn khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ vì nó đã giúp họ đạt cho được một mục đích nào đấy hoặc nâng cấp giá trị bản thân. việc làm này nhằm thỏa mãn mong muốn thực sự của người tiêu dùng khi tìm đến sản phẩm.

Ví dụ: một anh chàng vào nhà hàng ăn có khả năng để thỏa mãn chiếc bụng đói (nhu cầu sinh lý), nhưng một cô gái khác đến đây chỉ để chụp ảnh đẹp đăng lên Facebook (nhu cầu được tôn trọng)…

Việc của các nhà làm marketing là khai thác tối ưu nhu cầu người sử dụng, chiết suất họ, nghiên cứu xem họ tìm kiếm điều gì khi đến với sản phẩm/dịch vụ. Khi đó công ty sẽ đưa ra những chiến lược khả thi để đáp ứng những mong muốn và nguyện vọng đó của khách hàng. Xem thêm Marketing cho công ty mới thành lậpHãy theo dõi những thông tin, kiến thức cập nhật về SEOMarketing tại MARKETING NẮNG XANH nhé!

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9626) - LikeAction (9826) - WriteAction (929)