Marketing cho phòng khám nha khoa

Lĩnh vực digital marketing luôn là nơi có các bệnh nhân tiềm năng và những kênh truyền thông trên nền tảng số của bạn như trang web, kênh truyền thông xã hội , v.v. — là chìa khóa để kinh doanh phát triển mở rộng. Ví dụ, một báo cáo gần đây của Pew Research cho thấy 77% người tiêu dùng lên mạng để tìm nha sĩ và tìm hiểu các phương pháp điều trị nha khoa. Càng ngày, những trải nghiệm kỹ thuật số đó càng trở nên phổ biến hơn nhờ điện thoại thông minh và các tìm kiếm dựa trên vị trí. 

Mục lục

Marketing cho phòng khám nha khoa

Chiến lược kinh doanh nha khoa

Bạn có thể thu hút bệnh nhân mới một cách hiệu quả nếu bạn hiểu rõ về họ. Và nếu bạn đã xây dựng được một câu chuyện thú vị cho phòng khám nha của mình, đừng quên kể nó cho khách hàng của bạn.

Hãy sử dụng các công cụ truyền thông hiện đại để đưa được câu chuyện đó đến với nhiều khách hàng hơn.

Chiến lược kinh doanh nha khoa

Các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số có tiềm năng rất lớn. Chúng cho phép bạn tiếp cận được số lượng khách hàng “khổng lồ”. Hơn thế nữa, khả năng tự động hoá của nó có thể giúp bạn thực hiện những “chiêu trò” mà trước đây rất khó làm được.

Mục tiêu cơ bản cho một kế hoạch marketing nha khoa

Mục tiêu 1: Tăng sự nhận biết thương hiệu

Trong lĩnh vực marketing hiện nay, mọi người thường nói với nhau rằng “Content is King”. Vì vậy, hãy xuất bản những bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bệnh nhân của bạn.

Ví dụ như những lời khuyên, những dấu hiệu của các căn bệnh, thói quen có hại cho sức khoẻ răng miệng,… Nếu có thể viết những bài viết có nội dung phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu của bạn. Tuyệt vời!!!

Sau đó hãy đăng tải những bải viết này lên website và các trang mạng xã hội của bạn.

Mục tiêu 2: Tiếp cận được nhiều khách hàng hơn

Đối với ngành nha khoa, khoảng cách từ khách hàng mục tiêu và khách hàng của bạn chỉ cách nhau ở 2 chữ “lòng tin”. Chính vì thế, nơi có thể mang lại nhiều lòng tin nhất cho khách hàng và mang lại cho bạn nhiều bệnh nhân nhất – website của bạn.

Hãy đăng tải thật nhiều các bài viết về có ích cho bệnh nhân hoặc các chủ đề thú vị liên quan đến lĩnh vực nha khoa. Bạn sẽ phải bất ngờ về tính hiệu quả của website đấy.

Ngoài ra bạn có thể cung cấp dịch vụ tư vấn online, hình ảnh các ca thực hành nha khoa của bạn, mẫu đặt lịch hẹn,… Tóm lại là bất cứ thứ gì bạn nghĩ có thể “giữ chân” người xem và biến họ thành khách hàng của bạn.

Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid-19, các nha khoa cung cấp dịch vụ tư vấn online chắc chắn sẽ thu hút được sự chú ý của bệnh nhân.

Xem thêm: Khai thác sức mạnh của tiếp thị để marketing nha khoa

Mục tiêu 3: Có được nhiều bệnh nhân mới

Có những khách hàng đã “tin tưởng” phòng nha của bạn nhưng lại thiếu động lực để đến thăm khám. Số lượng ấy thậm chí chiếm tỉ lệ rất lớn.
Vậy, hãy cho họ “lý do” để đến gặp bạn.

Bằng cách nào?

Khi đã có được thông tin, dữ liệu về những khách hàng yêu thích bạn (từ website, facebook,…). Hãy gửi mail, tin nhắn đến họ và khuyến khích họ đến phòng khám của bạn bằng: voucher, chương trình ưu đãi, khuyến mãi,… cho lần đầu thăm khám.

Một cách nữa là: hãy gửi bài viết nói về ưu điểm và những dịch vụ mà nha khoa bạn cung cấp. Hoặc đánh một đòn trực tiếp bằng một mẩu tin qua mail dạng như:

“Bạn có biết rằng hơn 150 bệnh nhân từ thành phố / khu vực X (X là nơi mà khách hàng bạn sống) tin tưởng chúng tôi khi mắc phải vấn đề Y (vấn đề mà có thể khách hàng của bạn quan tâm)?”

Mục tiêu 4: Giữ chân bệnh nhân cũ

Tận dụng khả năng “tự động hoá” của các công cụ tiếp thị hiện đại. Gửi một email hoặc tin nhắn hỏi thăm bệnh nhân sau khi họ điều trị tại phòng khám của bạn.

Ví dụ: “Đã 1 tháng sau khi bạn thực hiện trám răng tại XYZ. Bạn có thể cho chúng tôi biết bạn đã cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình ăn uống chưa?”

Một mẹo nữa lần điều trị trước, bạn hãy tìm hiểu lịch sinh hoạt và làm việc của bệnh nhân. Sau đó khoảng 3-6 tháng hãy giúp họ lên một cuộc hẹn vào đúng những khoảng thời gian trống của họ và hỏi rằng họ có muốn tham gia không.

Nếu bạn không thể thực hiện những cách trên thì ít nhất bạn hãy gửi cho họ những bài viết, thông tin hữu ích. Mục đích cuối cùng là giữ mối quan hệ với những bệnh nhân cũ.

Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến “trải nghiệm khách hàng” cũng góp phần quan trọng trong việc giữ chân bệnh nhân. Các dịch vụ liên quan đến sức khoẻ như nha khoa thì “uy tín, an toàn” luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu khi khách hàng lựa chọn phòng khám.

Vấn đề tiếp cận và giữ chân bệnh nhân mới

Nếu trước đây, bạn sử dụng danh ba điện thoại để lưu trữ thông tin liên lạc của bệnh nhân nhằm giữ chân bênh nhân. Hay quảng cáo trên các trang báo là có thể tiếp cận khách hàng mới.

Hiện nay, các nền tảng công nghệ có thể làm được còn nhiều hơn thế. Facebook, Instagram, Twitter,… là những nền tảng mạng xã hội giúp bạn tự truyền thông, quảng cáo về phòng khám của bạn. Còn Google sẽ giúp đưa những bài viết, bản tin của bạn đến với bệnh nhân và giải quyết những khó khăn của họ.

Lưu ý khi bắt đầu một kế hoạch marketing cho phòng khám nha khoa

Lao vào các chiến lược quảng cáo một cách vội vàng có thể khiến cho bạn cảm thấy mơ hồ và dễ gặp thất bại.

Thay vào đó, hãy trả lời các câu hỏi sau có thể giúp bạn có một cái nhìn trực quan hơn về các chiến lược và thực hiện nó một cách có chủ đích.

1. Hãy chắc chắn là bạn hiểu rõ bệnh nhân của mình

  • “Phác hoạ” chính xác chân dung khách hàng mục tiêu của bạn. Đâu là những bệnh nhân lý tưởng cho phòng khám của bạn?
  • Những vấn đề, thách thức và có thể là “nỗi sợ” của nhóm khách hàng đó là gì?
  • Điều gì sẽ khiến họ hài lòng, thoả mãn?
  • Nơi mà họ “sinh sống”. Không chỉ là về mặt địa lý, khu vực mà còn những trang web họ thường đọc, những hội nhóm mà họ tham gia, mạng xã hội nào họ yêu thích,… Tóm lại hãy cố gắng tìm ra nơi mà họ “tập trung” không chỉ ở thế giới thực mà còn trên Internet.
  • Họ thích tiếp nhận thông tin, quảng cáo của bạn dưới hình thức nào?
  • Quan trọng nhất: bạn có thể cung cấp giải pháp, dịch vụ nào cho những khó khăn của họ? Nói cách khác là: Tại sao họ cần đến với phòng khám của bạn?

Mẹo của Chúng tôi:

  • Hãy ghi ra những câu trả lời của bạn lên một tờ giấy và nghiền ngẫm nó hằng ngày để chắc chắn rằng bạn đã nắm rõ những điều cơ bản trên.
  • Khi điều trị cho bệnh nhân,hãy tận dụng để khảo sát bằng cách đặt những câu hỏi cho họ. Từ kết quả thu được bạn có thể củng cố và phát triển thêm những câu trả lời trên.

2. Xây dựng thương hiệu và “cá tính” cho phòng nha của bạn

  • Những gì mà bạn và phòng nha của bạn làm khác (tốt hơn) so với “đối thủ”.
  • Bạn đặc biệt giỏi về lĩnh vực nào? Tại sao bệnh nhân khi gặp phải vấn đề đó đều cần phải đến gặp bạn?
  • Những giá trị hoặc lợi ích bổ sung nào bạn có thể cung cấp cho bệnh nhân của mình mà họ không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác?
  • Có một câu chuyện “ngắn gọn, súc tích” của riêng bạn để kể cho khách hàng. Thường là về lý do thành lập phòng khám, mục tiêu và ước mơ của bạn,… bất cứ ý tưởng câu chuyện nào bạn nghĩ nó sẽ thu hút và gây ấn tượng với khách hàng.
  • Chuẩn bị các bằng chứng, tài liệu tham khảo, số liệu chứng minh cho câu chuyện.
  • Tặng voucher cho đợt khám sau hoặc những dịch vụ sau khám sẽ giúp tăng khả năng họ quay lại phòng nha của bạn.

3. Kế hoạch marketing cho phòng khám nha khoa cần thực hiện có hệ thống

Việc tiếp thị cho phòng khám không thế thành công nếu chỉ dựa vào một công cụ duy nhất. Nó cần được kết hợp bởi nhiều hoạt động marketing khác nhau và mỗi bước đều cần được đầu tư (nhân lực và tài lực) đầy đủ. Bên cạnh đó, mỗi giai đoạn đều cần có mục tiêu rõ ràng để có thể theo dõi và chỉnh sửa kịp thời.

Thông thường có 4 mục tiêu mà những người làm thương hiệu quan tâm trong quá triển khai kết hoạch marketing cho phòng khám nha khoa:

  1. Tăng sự nhận biết thương hiệu
  2. Tiếp cận được nhiều khách hàng hơn
  3. Có được nhiều bệnh nhân mới
  4. Giữ chân bệnh nhân cũ

Marketing online cho phòng khám nha khoa

Tất cả cần được khởi đầu bằng những nguyên tắc căn bản. 9 nguyên tắc kể trên không thể giúp bạn trở thành số 1 trong hoạt động marketing cho phòng khám nha khoa nhưng sẽ là những phương pháp căn bản để thu hút thêm khách hàng tiềm năng và bệnh nhân bằng các kênh trực tuyến. Bạn sẽ đi trước các đối thủ cạnh tranh của mình vì hiện tại có quá nhiều nha sĩ mắc kẹt trong những lối mòn cũ kỹ.

Marketing online cho phòng khám nha khoa

1. Tăng nhận thức về thương hiệu bằng Tiktok

Sức mạnh của quảng cáo đã được Chúng tôi đề cập trong mục chạy quảng cáo Google. Để tốn ít chi phí marketing cho phòng khám nha khoa, bạn có thể sử dụng kênh tiktok kết hợp với Facebook. Nhiều phụ huynh hiện đại đã xem niềng răng là một món quà dành cho con cái, do đó khách hàng gen Z sẵn sàng chi trả tới 30-80 triệu đồng để có một nụ cười rạng rỡ. Nhóm khách hàng này đang tăng lên tới 18% hàng năm và họ thường xuyên sử dụng Tiktok, Facebook.

Khi bạn bắt tay vào tạo kênh, hãy xem xét các phương án sau: 

  • Đầu tư vào quảng cáo tốt (hình ảnh/ video đẹp, nội dung hay), nếu bạn cạn kiệt ý tưởng, hãy tham khảo các video từ tiktok Trung Quốc.
  • Sản xuất nội dung phù hợp với nền tảng di động
  • Tận dụng sức mạnh của video so sánh trước sau và video thực hiện trực tiếp.
  • Kiểm tra và điều chỉnh lại nội dung sau khi đã phân tích kết quả quảng cáo

2. Tăng tương tác với các bài viết của bạn

Hãy nhắc tới trong các bài viết của bạn những từ khóa để tăng tương tác SEO, ví dụ như – Hiệp hội nha khoa ; Danh bạ nha sĩ; Dentists.com…

Đây là một phần thiết yếu của SEO và ảnh hưởng trực tiếp tới xếp hạng của bạn trên tìm kiếm Google. Điều này giúp tăng khả năng Google sẽ recommend thông tin phòng khám hay bài đăng đến được các đối tượng có nhu cầu. Bằng cách xác lập thực thể (entity) trên nhiều trang mạng xã hội, gắn schema hỏi đáp… dịch vụ chăm sóc răng miệng của bạn có thể nổi bật trên bảng tìm kiếm và bạn sẽ tốn rất ít chi phí để marketing cho phòng khám nha của mình. 

Tương tác trên mạng xã hội không chỉ giúp xây dựng ấn tượng tốt với khách hàng, mà còn cải thiện hiệu quả SEO

Để đảm bảo rằng phòng khám đa khoa của bạn hiển thị ở đầu trang tìm kiếm của Google, bạn có thể sử dụng quảng cáo hay còn gọi là Google Ads. Việc chạy quảng cáo trên nền tảng Google sẽ giúp những từ khóa mà bạn sử dụng cho phòng khám của mình sẽ hiện lên trang đầu tìm kiếm, cùng với những lời CTA kêu gọi sử dụng dịch vụ. Những quảng cáo này sẽ tiếp cận được với đúng khách hàng mục tiêu của bạn, đúng thời điểm họ cần, đúng địa điểm gần nhất dành cho khách hàng. Việc này sẽ giúp bạn thu về doanh số nhanh hơn rất nhiều việc làm SEO. 

Loại quảng cáo trên Google Ads rất thích hợp để chạy những chương trình ưu đãi hoặc giảm giá đặc biệt. Đây là một trong những điều thu hút khách hàng tiềm năng. Nếu bạn có kế hoạch triển khai google ads thì có một lời khuyên cho bạn rằng bạn có thể tìm tới các công ty chuyên chạy quảng cáo để tư vấn hoặc làm giúp bạn điều này. Bởi có rất nhiều chiến lược và kỹ thuật trong việc chạy quảng cáo Google. Nếu bạn không có thời gian cũng như kinh nghiệm để chạy quảng cáo, bạn sẽ chỉ lãng phí tiền bạc mà không thu được kết quả tốt nhất.

Đây là 7 mẹo để chạy quảng cáo dành cho các phòng khám: 

  • Hãy xây dựng chiến lược từ khóa mạnh mẽ
  • Hãy tối ưu hóa nội dung chiến dịch của bạn: test A/B liên tục
  • Thử nghiệm các cuộc quảng cáo số hotline (thường thì phương án này sẽ có hiệu quả đối với các phòng khám)
  • Triển khai việc mở rộng chạy quảng cáo để tăng mức độ tương tác
  • Tạo các trang đích landing page để chốt lịch khám
  • Nhắm mục tiêu quảng cáo dựa theo từng vị trí địa lý cụ thể. Hãy thử dùng công cụ thả ghim của Google. 

3. Gia tăng hiệu quả bằng những tương tác trên mạng xã hội

Hiện tại có 3,5 tỷ người dùng các trang MXH, hơn 54% tìm kiếm về sản phẩm họ muốn ngay trên đó trước khi mua. Riêng Facebook chiếm hơn 1,79 tỷ người dùng, vậy nên việc gia tăng hiệu quả trên MXH là 1 giải pháp marketing cho phòng khám nha rất hiệu quả với chi phí tối ưu.

Dưới đây là một số gợi ý của Chúng tôi để khai thác triệt để những lợi ích mà các trang mạng xã hội mang lại cho hoạt động truyền thông phòng khám: 

  • Nhắc nhở mọi người về những quyền lợi mà họ đang phải trả tiền mà lại không sử dụng đến. Hơn 25% người có bảo hiểm nha khoa không biết về gói quyền lợi nha khoa đầy đủ của họ, chủ yếu là chỉ làm sạch, kiểm tra và chụp X-quang. Đây là một cách dễ dàng để thu hút nhiều bệnh nhân hơn vào ghế khám của bạn và tăng được thu nhập cho bạn. 
  • Tạo các thiết kế đồ họa chứa thông tin, giới thiệu số liệu thống kê hấp dẫn có thể liên quan đến khách hàng tiềm năng.
  • Xây dựng nội dung video làm nổi bật các quy trình nha khoa của phòng khám và những lời đánh giá tích cực về chất lượng dịch vụ. Điều này sẽ cho thấy mức độ chuyên nghiệp, kinh nghiệm, uy tín đáng tin cậy của phòng khám trong dịch vụ chăm sóc khách hàng. 
  • Tạo các ảnh, video trước khi sử dụng dịch vụ và sau khi sử dụng dịch vụ. Điều này sẽ đặc biệt hiệu quả với nha khoa thẩm mỹ và chỉnh hình răng miệng. 
  • Hãy sử dụng các bài đánh giá, ảnh feedback của khách hàng để đăng tải trên các trang mạng xã hội. 
  • Chạy quảng cáo trên trang mạng xã hội, như Facebook, hãy nhắm mục tiêu đến các đối tượng cụ thể. Trên thực tế, Facebook đã vượt qua 15,6 tỷ đô la cho doanh thu quảng cáo trên thiết bị di động vào năm 2020. 
  • Đăng kí Zalo OA. Tại Việt Nam, Zalo đã vượt qua Facebook trở thành kênh tin nhắn hiệu quả nhất năm 2020. Với Chúng tôi bạn có thể tích hợp nhắn tin và chăm sóc khách hàng qua ZaloOA. 

Nếu bạn có một nha sĩ hay một nhân viên cá tính, bạn còn có thể xây dựng kênh Tik Tok cho phòng khám của bạn. Một ví dụ có thể nghĩ đến như: đã có khách hàng cạo răng bằng dũa móng tay, thử làm một video vui nhộn về đề tài này, nói cho khách hàng biết tại sao điều đó là không nên và giải pháp của phòng khám của bạn là gì? 

4. Đầu tư vào một chiến lược SEO dài hạn

Một công cụ quan trọng trong việc hỗ trợ kết nối với bệnh nhân đang muốn tìm kiếm dịch vụ chăm sóc nha khoa là SEO. Có một thực tế là, hoạt động marketing cho phòng khám nha khoa sẽ rất thuận lợi nếu có ưu thế về địa lý. Thông thường, mọi người sẽ có xu hướng tìm và chọn các nha sĩ trực tuyến ở gần khu vực mà họ đang sinh sống. Và như chúng ta đã phân tích, có rất nhiều phòng khám nha khoa đã áp dụng thành công việc thu hút khách hàng nha khoa thông quan công cụ tìm kiếm theo khu vực địa lý này.

Đẩy mạnh SEO để tăng thứ hạng của phòng khám trên công cụ tìm kiếm như Google

Khi bạn thực hiện tốt ý 1 và ý 2 của bài viết này, tài khoản GMB của bạn được tối ưu hóa thì cũng là một điểm tích cực để bạn thực hiện một chiến lược SEO thành công. Tuy nhiên, đi sâu hơn một chút, các chủ phòng khám cần phải chú ý thêm một số điểm như sau: 

  • Sử dụng Google PageSpeed ​​Insights để phát hiện và khắc phục hết tất cả những vấn đề khiến tốc độ load trang web bị chậm. 
  • Hệ thống lại cấu trúc trang web của bạn: trang mẹ, trang con, bài đăng trên blog, v.v… Trên thực tế đã có rất nhiều trang Web mà Chúng tôi tư vấn gặp phải tình trạng sắp xếp các nội dung trang web rất lộn xộn, rất nhiều nội dung trùng lặp, sắp xếp không khoa học, hoặc các nội dung không liên quan lại được sắp xếp cạnh nhau. 
  • Tối ưu hóa URL, tiêu đề trang, mô tả meta, thẻ thay thế hình ảnh và cấu trúc trang (H1, h3, v.v.) cho mỗi trang, theo các chiến lược từ khóa của bạn. 
  • Bảo mật trang web của bạn bằng HTTPS.
  • Xây dựng các trang chính có nội dung phong phú, hình thức đẹp mắt, trình bày chi tiết về những dịch vụ chính của bạn, nên có thêm các video, giải đáp thắc mắc các câu hỏi thường gặp và bất kì thông tin liên quan nào khác. 
  • Trong các bài viết nên có sự liên kết đến các trang web mà phòng khám của bạn được phép liên kết, đừng quên có thêm các link nội bộ, dẫn tới các bài viết khác nhau trên trang web của bạn. 

Cần ghi nhớ rằng, việc làm nội dung trên các trang web rất quan trọng, đừng làm nó quá sơ sài. Thay vào đó, hãy sử dụng các kiến thức nha khoa của phòng khám của bạn để cung cấp những thông tin bổ ích cho người tiêu dùng. Nội dung ấy cần phải giải quyết được các vấn đề của bệnh nhân, những thắc mắc họ thường gặp phải, cho họ những lời khuyến, giải pháp bổ ích và phù hợp. 

Thêm nữa, các chủ phòng khám cũng đặc biệt cần quan tâm tới việc lên chiến lược từ khóa mạnh mẽ. Một nội dung tốt đi kèm với một hệ thống từ khóa là vô cùng cần thiết cho trang web. Trên thực tế một chiến lược SEO web tốn rất nhiều thời gian và công sức. Hãy kiên trì và liên hệ tới Chúng tôi nếu cần giúp đỡ. 

5. Tạo và tối ưu hóa tài khoản Google My Business (GMB)

Google My Business được hiểu là một trong những công cụ miễn phí của Google. Các phòng khám có thể sử dụng công cụ này quản lý sự hiện diện của mình trên Google, bao gồm tìm kiếm và Google Maps. 

Khi các chủ phòng khám thực hiện xác minh và chỉnh sửa các thông tin của doanh nghiệp mình, các khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy phòng khám trên Google. Nếu như bạn tối ưu được tài khoản này thì phòng khám của bạn còn được hiển thị trong tất cả các trải nghiệm của khách hàng trên Google, nhất là những bệnh nhân đang tìm kiếm phòng khám nha khoa gần địa điểm họ làm việc hay sinh sống.  

Bạn nghĩ cách thiết lập GMB cho phòng khám nha khoa của bạn thật khó? 

Hoàn toàn không! Hãy theo dõi các thao tác của Chúng tôi:

Bước 1: Tạo tài khoản Google My Business bằng tài khoản Gmail của bạn. Nếu bạn có nhiều địa điểm phòng khám thì tốt nhất hãy tạo một trang GMB riêng cho từng địa điểm!

Bước 2: Gửi xác minh vị trí tới Google, việc này có thể mất vài ngày hoặc vài tuần.

Bước 3: Sau khi được xác minh, hãy hoàn thành càng nhiều thông tin trên tài khoản Doanh nghiệp của bạn càng tốt, và càng chi tiết càng tốt. 

Sau khi tạo được tài khoản cho doanh nghiệp và điền thông tin doanh nghiệp, hãy tối ưu hóa trang GMB của bạn. Điền thông tin cần có sự chính xác và thống nhất, bởi thông tin từ trang GMB của bạn sẽ được đồng bộ hóa trên bản đồ của Google. Trên bản đồ sẽ hiện lên một danh sách các các doanh nghiệp, cửa hàng, phòng khám tương ứng theo từng vị trí đã đăng kí. Và phòng khám nào gần khách hàng nhất thì sẽ được sắp xếp để hiển thị lên đầu tiên. 

Trong trang doanh nghiệp của GMB, bạn có thể thấy có nhiều thông tin khác nhau ở các mục. Trước hết, bạn hãy đảm bảo rằng tất cả các thông tin cơ bản về doanh nghiệp của bạn là đầy đủ và chính xác, bao gồm: 

  • Tên, địa chỉ, giờ hoạt động
  • Danh mục kinh doanh, mô tả dịch vụ, thông tin liên hệ, liên kết trang web
  • Khu vực kinh doanh
  • Liên kết cuộc hẹn
  • Hình ảnh thực tế của phòng khám và đội ngũ nhân sự. 

Sau khi trang GMB của bạn được thiết lập hoặc cập nhật, bước tiếp theo bạn phải làm cũng rất quan trọng đó là: 

  • Thường xuyên đăng tải những nội dung mỗi ngày (ưu đãi mới, hay thông tin chi tiết về dịch vụ, phòng khám…)
  • Thường xuyên nhận và đăng tải những đánh giá nhận xét của khách hàng về phòng khám của bạn

6. Tạo các bài lấy ý kiến đánh giá trực tuyến từ khách hàng

  • Việc xin ý kiến đánh giá nhận xét của khách hàng là một điều rất quan trọng mà các chủ phòng khám cần xem xét thực hiện khi triển khai marketing cho phòng khám nha khoa của mình. Trong số rất nhiều các phương pháp, cách chạy quảng cáo mà bạn đã thực hiện để tương tác với khách hàng thì việc thu về các ý kiến đóng góp, đánh giá của bệnh nhân về phòng khám là một việc làm khó. 
  • Việc duy trì được thói quen tạo và yêu cầu khách hàng cho ý kiến nhận xét về dịch vụ thường chỉ được nói về mặt lý thuyết. Thông thường các phòng khám thường bỏ qua rất nhiều các cơ hội lấy ý kiến nhận xét của khách hàng. Tuy nhiên, mỗi một câu đánh giá hay nhận xét tích cực từ khách hàng lại là một cách marketing hiệu quả mà hoàn toàn miễn phí. Hơn 80% người tiêu dùng tin tưởng các bài đánh giá trực tuyến cũng như những gợi ý, đề xuất từ gia đình, bạn bè. Thậm chí, có tới 48% các bệnh nhân sẽ rời khỏi phòng khám mà họ vẫn thường lui tới để tìm một phòng khám có nhiều đánh giá tốt hơn từ cộng đồng. 

Hãy tạo đánh giá trên cơ sở nhất quán, như sau: 

  • Hãy thử đề nghị khách hàng thực hiện điều này. Hãy tạo thành thói quen cho khách hàng và cả nhân viên của bạn về việc thực hiện xin ý kiến đánh giá của bệnh nhân sau khi trải nghiệm dịch vụ ở bên bạn. 
  • Xác định hành trình khách hàng tại phòng khám để xác định xem đâu là thời điểm thích hợp nhất để xin ý kiến đánh giá từ họ
  • Gửi lại phản hồi, câu trả lời của phòng khám ngay sau khi nhận được lời đánh giá từ khách hàng, phải thực hiện nhanh, tức khắc khi những ấn tượng đso vẫn ở trong tâm trí của họ, vậy mới thực sự ý nghĩa. 
  • Hãy gửi lời đề nghị nhận xét tới từng bệnh nhân về từng dịch vụ họ đã trải qua ở phòng khám của bạn.
  • Yêu cầu đánh giá cho các dịch vụ bạn cần phải thường xuyên và hãy ưu tiên thực hiện trên các nền tảng mà khách hàng đang sử dụng nhiều. 
  • Lên sẵn trước các kịch bản, những lời phản hồi đối với những lời đánh giá tích cực và tiêu cực. 
  • Sử dụng các lời đánh giá tốt về phòng khám để đăng tải lên trang web hay fanpage của phòng khám. 

7. Biên tập và đăng tải nội dung bổ ích theo lịch cố định cho các bài viết trên trang Web 

Chuyên mục Blog hay còn gọi là thư mục bài viết ở bất kỳ trang web nào cũng cần có và rất quan trọng. Tuy nhiên, đa số các trang web đều xem nhẹ việc chăm sóc chúng và không thường xuyên đăng tải nội dung. Chưa kể đến tình trạng việc đăng tải nội dung không theo lịch cố định, hoặc sắp xếp những nội dung không liên quan ở cạnh nhau là điều thường thấy ở các trang web. Thực sự, nếu phòng khám của bạn đang gặp vấn đề này, thì bạn đã bỏ lỡ một cơ hội để làm marketing. 

Các nội dung trên blog của bạn có thể giúp bạn cung cấp những thông tin hữu ích tới cho bệnh nhân, tăng hạng tìm kiếm cho trang web, tăng hiệu quả marketing cho phòng khám nha của bạn, và từ đó, tạo lập được uy tín thương hiệu của bạn trong ngành nha khoa nói chung.

Để đạt được điều đó, bạn có thể cân nhắc viết bài cho các lĩnh vực sau: 

  • Nội dung về giải quyết các vấn đề về răng miệng phổ biến
  • Giới thiệu và giúp khách hàng khám phá các quy trình điều trị nha khoa
  • Cung cấp lời khuyên của bác sĩ về sức khỏe răng miệng
  • Giải thích các kỹ thuật được áp dụng trong nha khoa

Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu hoặc không biết làm như thế nào thì bạn có thể bắt đầu đăng tải nội dung theo hướng đi giải quyết các quan điểm sai lầm về chăm sóc răng miệng. Hầu hết các bệnh nhân bỏ qua việc tới phòng khám nha khoa cũng bởi những quan điểm sai lầm về chăm sóc răng miệng. Theo Cigna, khoảng 40% bệnh nhân khẳng định họ không cần đến nha sĩ vì họ không bị đau. Trong blog của mình, các phòng khám có thể giải thích rằng các vấn đề răng miệng không phải lúc nào cũng có biểu hiện đau và đó là lý do tại sao việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên là điều cần thiết. 

Bạn cũng có thể đăng tải các nội dung nha khoa đang thịnh hành, ví dụ như làm trắng răng tự nhiên. Nhiều người đã sử dụng than hoạt tính trên Google để làm trắng răng. Bài đăng trên blog của bạn có thể thảo luận về ưu, nhược điểm của phương pháp điều trị này và đề xuất các dịch vụ làm trắng răng mà cơ sở của bạn cung cấp.

Thói quen răng miệng lành mạnh cũng có thể là một nguồn nội dung tuyệt vời. Hầu hết mọi người đều quan tâm đến việc giữ gìn hàm răng mà họ được sinh ra. Các bài đăng trên blog của bạn có thể nói về thói quen răng miệng lành mạnh và khuyến khích bạn đi kiểm tra răng miệng thường xuyên. Bạn cũng có thể cho bệnh nhân biết rằng hầu hết các công ty bảo hiểm sẽ thanh toán 100% cho các dịch vụ này.

Viết blog không chỉ giúp trang web của bạn xếp hạng cao hơn trên SERP mà còn giúp bạn kết nối với những bệnh nhân hiện có và bệnh nhân tiềm năng. Mọi người hiện nay đều không ngừng tìm kiếm thông tin; hãy tận dụng điều này như một cơ hội để trả lời các câu hỏi thường gặp của bệnh nhân, từ đó định vị mình là một chuyên gia nha khoa hàng đầu.

MẸO DÀNH CHO BẠN: Nếu như đội ngũ nhân sự của bạn không thể đủ tiềm lực để đáp ứng việc viết bài trên blog, hãy nghĩ đến việc thuê ngoài viết nội dung cho bạn. Chúng tôi có một số biểu mẫu và infographic để bạn gửi tặng khách hàng. Hãy để lại số điện thoại tại form liên hệ và chúng tôi sẽ gửi cho bạn HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ qua Zalo nhé!

8. Tối ưu hóa trang web của phòng khám 

Phòng khám của bạn có thể có trụ sở đẹp nhất ở Hà Nội, nhưng nó sẽ không thể hoàn toàn phát huy hiệu quả nếu như không sở hữu một trang web tốt. Trang web của bạn thường là điểm tương tác đầu tiên với bệnh nhân khi đang tìm hiểu về dịch vụ phòng khám. Họ sẽ đánh giá tốt phòng khám của bạn, thậm chí đánh giá trải nghiệm dịch vụ thực tế ở bên bạn khi họ có những trải nghiệm tương tác tốt trên nền tảng web. 

Đó là lý do tại sao mà thiết kế trang web rất quan trọng và  ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả marketing cho phòng khám nha khoa. Các chủ phòng khám nếu muốn trang web của mình hoạt động tốt thì hãy lưu ý một số điểm như sau: 

  • Hãy giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm được những thông tin mà họ muốn
  • Truyền đạt những thông tin liên quan xoay quanh dịch vụ nha khoa, chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách dễ hiểu nhất, không nên dùng những từ ngữ quá chuyên môn. 
  • Thiết kế ảnh, thiết kế trên giao diện web hãy đảm bảo chúng đơn giản, nhất quán, và hãy thiết kế dựa trên góc nhìn của khách hàng, làm sao để khách hàng thấy hài lòng chứ không phải những chủ phòng khám thấy hài lòng. 
  • Cung cấp các bài viết có chứa các thông tin hữu ích giúp khách hàng có thể thực hành vệ sinh răng miệng tốt và tạo thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách. 
  • Giới thiệu cho khách hàng biết về các nha sĩ, đội ngũ nhân viên và không gian phòng khám của bạn
  • Khách hàng dễ dàng đặt lịch, nhận hỗ trợ và thanh toán online
  • Tạo nên những hình ảnh, video với nội dung thú vị và chứa đựng những thông tin hữu ích. 
  • Hiển thị nhiều hơn những bài đánh giá, nhận xét của khách hàng sau khi đã trải nghiệm dịch vụ ở phòng khám của bạn như một bằng chứng chắc chắn về dịch vụ tốt
  • Hãy tích hợp trên trang web khả năng thanh toán trực tuyến, gia hạn đơn thuốc và quản lý tài khoản của họ
  • Cung cấp những công cụ như trò chuyện trực tuyến, nhắn tin trực tuyến để khách hàng có thể liên lạc sớm nhất và nhanh nhất tới nha sĩ. 

Website là một trong những yếu tố đầu tiên gây ấn tượng với khách hàng nha khoaHơn 90% người dùng web có đánh giá tốt hay không tốt về một doanh nghiệp dựa vào thiết kế trang web, hơn 38% trong số đố sẽ rời bỏ một trang web nếu thiết kế của nó không hấp dẫn và khó khăn trong việc tìm kiếm, tương tác. Nên lưu ý rằng, trang web không chỉ cần được điều chỉnh hợp với nền tảng PC mà nó còn cần phải được sử dụng mượt trên nền tảng di động. Việc tối ưu hóa trang web trên nền tảng di động, cải thiện tốc độ load trang và bảo mật là một vấn đề quan trọng. Có một thực tế là: 

  • Hơn 70% các lượt tìm kiếm thông tin được thực hiện trên điện thoại di động, điện thoại thông minh trong 6 tháng qua. Vậy nên các chủ phòng khám nên đảm bảo trang web của mình hoạt động tốt trên nền tảng di động. Bạn có thể kiểm tra mức độ thân thiện của phiên bản mobile bằng công cụ của Google.
  • Theo Think with Google, có tới 79% người dùng nói rằng, họ sẽ thường xuyên truy cập hoặc chia sẻ link trang web đến với mọi người trên thiết bị di động nếu nó dễ sử dụng. 
  • Trang web của bạn cần phù hợp với  “Core Web Vitals” nếu như bạn muốn nó được xếp hạng tốt, đặc biệt với các kết quả tìm kiếm trên các thiết bị di động. 
  • Nếu trang web của bạn là một trang web không an toàn, các nền tảng trình duyệt và công cụ tìm kiếm sẽ cảnh báo người dùng và điều này có thể khiến những khách hàng sợ hãi và không tiếp tục truy cập vào trang web của bạn nữa. 

9. Hãy để video trở thành một phần trong các hoạt động marketing của bạn

Một trong những cách nhanh nhất để đi tới trái tim người dùng là video. Dưới đây là một số dẫn chứng chứng minh điều đó:

  • 75% người tiêu dùng sử dụng mạng xã hội để xem video
  • 6 tỷ lượt truy cập YouTube hàng ngày 
  • 56% người dùng internet xem video trên Facebook, Instagram hoặc Tiktok hàng tháng

Các loại video hoạt động hiệu quả trong tiếp thị nha khoa

  • Video chào mừng hoặc giới thiệu : Tạo video để chào đón và giới thiệu những bệnh nhân tiềm năng đến với phòng khám của bạn.
  • Video hồ sơ của nhà cung cấp . Bạn có thể tạo video về nha sĩ trưởng, bác sĩ phẫu thuật hoặc các nhân viên khác của mình thảo luận về các kiến thức đào tạo, kinh nghiệm thực hành và các lĩnh vực chuyên môn của họ. Đây là một chặng đường dài hướng tới việc tạo niềm tin, sự tự tin trong việc thực hành nha khoa của bạn. 
  • Video đánh giá, nhận xét của bệnh nhân về phòng khám. Thường thì những bệnh nhân có nhu cầu chăm sóc răng miệng thường hay tìm tới những người đã từng dùng dịch vụ tại phòng khám đó để xin ý kiến, kinh nghiệm họ đã trải nghiệm qua. 
  • Tổng quan quy trình điều trị nha khoa. Tạo các video về quy trình điều trị nha khoa của bạn, nhấn mạnh các đặc điểm trước và sau khi sử dụng dịch vụ. Điều này cung cấp cho những khách hàng những nỗi sợ hãi về chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày hoặc tăng thêm sự tin tưởng về dịch vụ của bạn. 
  • Video giáo dục. Chẳng hạn, hãy đề cập đến tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng và vệ sinh răng miệng, khuyến khích việc làm sạch răng miệng và đi kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên. 
  • Giải đáp các câu hỏi thường gặp. Nói về các thủ tục nha khoa thông thường, gây mê, bảo hiểm nha khoa mà cơ sở của bạn chấp nhận, v.v. Hỏi nhân viên của bạn về những loại câu hỏi mà họ nhận được từ bệnh nhân, từ các cuộc gọi điện thoại hoặc tại cơ sở phòng khám.

Video vô cùng quan trọng trong việc làm marketing cho phòng khám nha khoa, vì thế nên nó cũng cần sự đầu tư nghiêm túc về thời gian và tài nguyên dựng. Có một điều thuận lợi là, giờ đây bạn không phải mua sắm quá nhiều thiết bị để có được một video chất lượng cao, bởi vì chỉ cần có chân máy, micro và chiếc điện thoại thông minh thì bạn có thể hoàn toàn làm được điều đó. Về mặt chỉnh sửa video và đăng tải lên nền tảng web thì chỉ cần chỉnh sửa video đơn giản. Nếu bạn cần chỉn chu hơn, bạn cũng có thể thuê ngoài một đội ngũ làm video cho bạn. 

Và đừng quên hãy khuyến khích người dùng cũng sản xuất video cùng với bạn. Họ chính là người tạo ra được những nội dung giá trị nhất cho thương hiệu của bạn như trải nghiệm tại phòng khám, gặp gỡ bác sĩ,..Nếu như những khách hàng của bạn đã thực hiện đăng tải các video đó, có thể đề nghị họ gắn thẻ phòng khám vào bài viết của họ và đừng quên tương tác với bài viết đó. 

Cuối cùng, bạn có thể đăng tải video về phòng khám trên các nền tảng sau: 

  • Instagram
  • Facebook 
  • YouTube
  • TikTok

Content marketing nha khoa

Cùng tham khảo 5 cách viết Content Marketing thu hút khách hàng dành cho các phòng khám nha khoa mới đi vào hoạt động.

Content marketing nha khoa

Nội dung cho website

Tất cả những hình thức quảng cáo đều cần có một chiến thuật content marketing, đó là nghệ thuật dẫn dụ kết hợp với các kĩ thuật chuyên môn để lôi kéo khách hàng một cách khôn ngoan nhất. Xây dựng chiến lược content marketing cho phòng nha khoa mới mở chính là cung cấp những thông tin hữu ích cho khách hàng, những vấn đề khách hàng đang quan tâm, những lợi ích mà khách hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ tại phòng khám một cách minh bạch và đáng tin dựa trên tâm lí chung của mọi khách hàng.

Đối với content cho Website, bạn cần phân ra những danh mục chính/phụ một cách rõ ràng, dễ hiểu, mô tả chi tiết thông tin. Phân loại những dạng bài viết như:

+ Bài cốt lõi, mang sứ mệnh quảng bá dịch vụ.

+ Bài chia sẻ, hay còn gọi là các bài về kiến thức, những dạng bài viết có nội dung liên quan tới sức khỏe răng miệng, giải đáp những thắc mắc của khách hàng về vấn đề thẩm mỹ răng miệng và cung cấp cho họ những thông tin giá trị giúp cho khách hàng tin tưởng về dịch vụ hơn.

+ Bài hỗ trợ: loại bài này có tác dụng như chiến thuật dùng để tăng SEO cho website. Một webiste Nha Khoa thân thiện cần hướng đến sự trải nghiệm của khách hàng, đặc biệt là sự mong muốn và nhu cầu cơ bản của một khách hàng phải được đáp ứng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.

Nội dung cho fanpage

Tương tự như vậy, khi xây dựng Fanpage cho phòng khám nha khoa, bạn vẫn cần phân loại bài viết giống như website, lựa chọn bài viết phù hợp với nhu cầu cũng như quảng bá dịch vụ một cách chuyên nghiệp, hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Bạn có thể thêm một số dạng bài mang tính giải trí nhưng có liên quan đến sức khỏe răng miệng để tăng like + share cho fanpage, tung ra gói khuyến mãi và chiết khấu cho những khách hàng trung thành để kích thích nhu cầu sử dụng dịch vụ tại phòng Nha Khoa của bạn.

Sử dụng hình ảnh và video trong chiến lược content marketing cho phòng Nha khoa

Trong những năm vừa qua, mỗi chúng ta đều nhận biết rõ ràng về sự bùng nổ của nội dung trực quan. Chính vì thế, hình ảnh và video đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược Content Marketing của bất cứ lĩnh vực gì, không chỉ riêng nha khoa. Hiện nay, hầu hết các phòng khám Nha Khoa đều biết cách thể hiện nội dung bằng hình ảnh và video hấp dẫn, gây ấn tượng cho khách hàng mục tiêu.  

Content marketing nha khoa

Content marketing nha khoa

Bài mẫu digital marketing nha khoa

Tận dụng feedback chất lượng từ những khách hàng có sức ảnh hưởng

Chắc hẳn thời gian qua ai ai cũng biết việc diễn viên điển trai Việt Anh đã làm răng sứ thẩm mỹ tại Nacera – một phòng Nha Khoa nổi tiếng ở Hà Nội. Đây cũng chính là cơ hội để Nacera PR dịch vụ của mình trên các trang báo chí và mạng xã hội và tạo dựng lòng tin với khách hàng.

Content marketing nha khoa

Bài PR nha khoa cho kế hoạch kinh doanh của phòng khám

Từ khóa “Việt Anh làm răng ở đâu?” cho ra 421.000 kết quả tìm kiếm trên Google

Content marketing nha khoa

Tăng doanh thu phòng khám nha khoa nhờ Content thu hút

Có thể thấy Nacera đã đầu tư một khoản không hề nhỏ để xây dựng Content Marketing phong phú, hấp dẫn và để có được những feedback đáng tin nhất từ khách hàng, trong đó là những nghệ sĩ, người nổi tiếng, hot girl bán hàng online Hường Chuối,…

Content marketing nha khoa

Bài viết quảng cáo nha khoa

Book bài PR trên các trang báo điện tử uy tín

Mục tiêu của content marketing là biến độc giả trở thành khách hàng, và phương pháp đăng bài PR trên các site báo điện tử uy tín như Dân trí, Afamily, Kênh 14,…sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận thêm nhiều độc giả mục tiêu một cách nhanh chóng, tự nhiên và hiệu quả, khiến khách hàng tin tưởng dịch vụ của phòng khám hơn.

Chạy quảng cáo cho nha khoa

Làm quảng cáo cho phòng khám nha khoa vô cùng phức tạp. Không chỉ riêng Hà nội, TP Hồ Chí Minh, mà các tỉnh Phòng khám cũng rất nhiều. Đây chính là lúc ngoài chuyên môn thì cần phải lên chiến lược làm marketing, quảng cáo thật tốt để thu hút khách hàng.

Chiến lược làm quảng cáo, marketing cho phòng khám nha khoa hiệu quả.

1. Truyền hình, Radio: 

1.1 Truyền hình: Đây là hình thức quảng cáo trên các kênh truyền hình trung ương và địa phương. 

+ Ưu điểm: Cực kỳ trực quan, tiếp cận được rất nhiều khách hàng.

+ Nhược điểm: Chi phí cao, chỉ phù hợp với những chuỗi phòng khám lớn.

1.2 Radio: 

+ Ưu điểm: Quảng cáo đến được nhiêù tầng lớp khách hàng trên cả nước, Chi phí hợp lý

+ Nhược điểm: Không hiển thị được hình ảnh, sản phẩm, khách hàng khó nhớ địa chỉ, điện thoại.

2. Pano dán, treo.

- Sử dụng các loại hình pano dán tại các hãng taxi, xe buýt…

- Sử dụng pano treo tại các điểm dễ nhìn.

+ Ưu điểm: Giúp khách hàng dễ nhớ, nhận diện được thương hiệu sản phẩm

+ Nhược điểm: Cũng giống như quảng cáo trên Radio, ngoài chi phí cao thì khách hàng khó nhớ địa chỉ, điện thoại.

3. Chạy google adwords, seo từ khóa.

Để chạy được google adwords, seo từ khóa thì trước hết cần phải tìm một nhà thiết kế website nha khoa uy tín, chuẩn seo.

Thiết kế website chỉ mất chi phí một lần duy nhất, nên các phòng khám không nên tiết kiệm tiền khoản này để mua những mẫu website có sẵn trong kho giao diện. 

Tại sao lại không nên mua những mẫu website có sẵn trong khi giá thành cực rẻ hơn nhiều so với những website phải viết riêng ?

Đơn giản, mọi người hãy đặt mình vào vị trí khách hàng: Mình vừa vào 1 trang nha khoa thấy giao diện thế này, một phút sau, vào 1 trang nha khoa khác, thấy nha khoa đó cũng chọn giao diện y hệt như phòng khám trước. Lúc này thì website có đẹp đến mấy, dịch vụ có uy tín đến mấy cũng sẽ làm cho khách hàng do dự.

Đó chính là lý do, khi chạy Google adwords, seo từ khóa thì các bạn nên sử dụng một website được thiết kế cho riêng phòng khám bên mình để thể hiện sự chuyên nghiệp.

3.1 Google adwords:

“Những gì không biết thì tra gu gồ” – Đây là câu nói cửa miệng từ người lớn tuổi đến nhỏ tuổi. Việc tìm kiếm thông tin trên mạng qua công cụ tìm kiếm Google được sử dụng rộng rãi không chỉ ở những thành phố lớn mà còn phủ sóng khắp các vùng quê. 

+ Ưu điểm: 

- Lựa chọn được khách hàng mình cần giới thiệu, quảng cáo (khu vực, tuổi tác, giới tính, các lĩnh vực quan tâm…)

- Do tin ở vị trí ưu tiên nên tiếp cận được rất nhiều khách hàng.

+ Nhược điểm: 

Tùy từng từ khóa mà sẽ có giá khác nhau, nhưng những từ khóa nha khoa đa phần có giá khá cao do các Phòng khám nha khoa quảng cáo Google adword rất nhiều

3.2 Seo từ khóa:

Để seo được từ khóa lên top thì ngoài có một trang website thì cần phải có người seo từ khóa. Thông thường các Phòng khám đều thuê dịch vụ seo, còn những Phòng khám quyết đầu tư bài bản thì sẽ tuyển dụng nhân viên seo luôn.

+ Ưu điểm: Chỉ mất chi phí lúc đầu khi seo từ khóa, sau khi đã lên top thì tiền phí duy trì sẽ rẻ hơn nhiều so với chạy Google adword.

+ Nhược điểm: Từ khóa không phải lúc nào cũng ổn định ở top đầu. 

Những cách quảng cáo chi phí thấp

4. Facebook, Youtube: 

+ Ưu điểm: 

- Không mất chi phí

- FanPage, Kênh youtube này dễ tương tác với khách hàng nhất đặc biệt là Facebook.

+ Nhược điểm: Do có phần đánh giá, nên ngoài ý kiến khen thì sẽ có khách hàng không hài lòng, hoặc có những trường hợp bị chơi xấu. Lúc này điểm số đánh giá và những ý kiến chê sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến Fanpage. Nhiều trường hợp phải khóa, xóa Fanpage vì bị một lượng lớn tài khoản vào đánh giá 1*

5. Chạy quảng cáo Facebook.

+ Ưu điểm: 

- Cũng giống như chạy google adwords, thì quảng cáo Facebook cũng Lựa chọn được khách hàng mình cần giới thiệu, quảng cáo (khu vực, tuổi tác, giới tính, các lĩnh vực quan tâm…)

- Chi phí thấp hơn so với chạy adwords

- Không cần phải có Website

+ Nhược điểm: 

- Không hiệu quả bằng chạy google adwords.

- Theo cảm nhận của mình thì khách đặt niềm tin nhiều hơn ở Google so với Facebook. Có thể trên Facebook có quá nhiều trường hợp lừa đảo nên dẫn đến hiệu quả thấp hơn.

6. Phát tờ rơi:

Thiết kế mẫu tờ rơi đẹp mắt, giảm giá dịch vụ rồi vừa đặt tại phòng khám, vừa khoanh vùng phát tại những khu vực gần Phòng khám mình.

+ Ưu điểm: Giá thành rẻ

+ Nhược điểm: Tỉ lệ thành công (tiếp cận khách hàng) không cao

7. Chăm sóc khách hàng qua tin nhắn.

Những phần mềm quản lý nha khoa online chuyên nghiệp hiện nay sẽ có phần chăm sóc khách hàng qua tin nhắn.

+ Ưu điểm:

- Chi phí thấp.

- Tương tác rất tốt với khách hàng cũ. Đây chính là nguồn cực kỳ quan trọng của tất cả các Phòng khám nha khoa.

- Những tin nhắn nhắc lịch hẹn khám, chúc mừng sinh nhật, ngày lễ tết ngoài làm cho các khách hàng hài lòng còn thể hiện sự chuyên nghiệp, chu đáo của phòng khám.

+ Nhược điểm: Cần phải có một Phần mềm nha khoa chuyên nghiệp. 

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web nha khoa được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9626) - LikeAction (9826) - WriteAction (929)