Làm thế nào để website được lên Google Local?

Chúng ta quay trở lại phần cơ bản, Google Local là gì? Google Local là một dịch vụ miễn phí do Google cung cấp, cho phép doanh nghiệp kết nối tốt hơn với các khách hàng tiềm năng trong khu vực địa lý gần với doanh nghiệp. Nó cũng cho phép các cư dân địa phương tìm hiểu về các doanh nghiệp ở vùng lân cận, cũng như là đánh giá, xếp hạng dịch vụ của họ. Ví dụ như, tìm từ khóa “ Italian restaurant in Richmond”, thì bạn sẽ thấy ảnh chụp màn hình bên dưới đưa ra 3 nhà hàng Ý trong khu vực Richmond.

Mục lục

Làm thế nào để website được lên Google Local?

Các danh sách này đi theo một định dạng thiết lập với các review rõ ràng, dễ nhìn. Nếu bạn click vào một trong các nhà hàng thì nó sẽ hiển thị thông tin bổ sung về doanh nghiệp đó.

Tại sao Google Local lại quan trọng với doanh nghiệp?

Google Local không những giàu lợi ích cho doanh nghiệp nhỏ - đó còn là một nơi doanh nghiệp trong vùng lân cận được xuất hiện. Các tập đoàn toàn cầu như McDonalds vẫn sẽ giành được ưu thế từ việc có một chi nhánh nằm trong khu vực được xuất hiện trên Google Local. Lợi ích từ việc có thông tin doanh nghiệp liệt kê trong Google Local bao gồm:

  • +Google Local thường thì được liệt kê trong top kết quả tìm kiếm, cho nên sẽ là cái đầu tiên mà người ta nhìn thấy. Traffic đến website của bạn sẽ gia tăng một cách vượt bậc.
  • +Google Local trên mobile thường giúp người truy cập thấy dễ gọi cho doanh nghiệp bạn hoặc lấy hướng dẫn điều hướng.
  • +Rating giúp người dùng tin tưởng hơn vào doanh nghiệp bạn. Sự tin tưởng sẽ lớn hơn, cơ hội biến họ thành khách hàng nhiều hơn.
  • +Người dùng thường sẽ trung thành với doanh nghiệp của bạn, cho bạn lợi thế cạnh tranh khác biệt so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Tổng hợp tất cả các lợi ích trên thì giúp tăng độ tiếp cận và traffic đến website của bạn.

Henry Hoang, Web & SEO Director, Nang Xanh Group đưa ra một số gợi ý giúp cho Google Local của bạn sau đây:

  • +Đảm bảo phần thông tin bạn submit lên Google là chính xác, có liên quan đến doanh nghiệp. Bạn có thể xác minh vị trí của doanh nghiệp trên Google Places.
  • + Đảm bảo các từ khóa bạn sử dụng phù hợp với các tìm kiếm local.
  • + Đảm bảo là không có danh sách trùng lặp nào gây hại đến SEO.
  • +Khuyến khích review, gợi ý khách hàng hoàn tất các review trên Google, gửi email có link đến các khách hàng cũ, mới của doanh nghiệp.
  • +Luôn cập nhật danh sách của bạn.

Google Local về tự nhiên thì vốn có liên kết với website của bạn, và thông tin Google thu thập là từ đó. Google đặt tầm quan trọng đáng kể trong khả năng hiển thị chính xác của trang web của bạn trên các thiết bị di động. Kể từ tháng 4/2015 nếu như trang web của bạn không thân thiện với di động (responsive) thì nó sẽ có ít khả năng được xuất hiện trên tất cả kết quả tìm kiếm, gồm cả Google Local. DỊCH VỤ SEO NẮNG XANH có thể giúp bạn có một trang web thân thiện với mọi nền tảng thiết bị, hệ điều hành duyệt web.

Một khi người ta đến trang web của bạn, việc đáp ứng kỳ vọng của họ hết sức quan trọng trong việc tạo ấn tượng tốt về doanh nghiệp của bạn. Một trang web được thiết kế tốt, cấu trúc thích hợp, trực quan với các content có liên quan giàu tính kết nối sẽ giúp chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng tiềm năng.

Những thông tin mà DỊCH VỤ SEO NẮNG XANH nêu trên nhằm giúp bạn đạt được thành công trên Google Local. Có hàng loạt các yếu tố khác để bạn cân nhắc và bổ sung vào bí quyết trên. Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm và từng thành công trong nhiều chiến dịch DCM trọn gói giúp doanh nghiệp thành công trên online, nâng cao doanh thu. Nếu bạn cần thêm thông tin về Web, SEO, Design, Content, Marketing thì hãy liên hệ với Henry Hoang để được tư vấn trực tiếp.  

Hướng dẫn triển khai SEO Google Map

Bước 1: Cài đặt Google Map

Bạn cần đăng nhập Email và truy cập vào Google Maps. Sau khi nhập địa chỉ của doanh nghiệp thì chọn “Thêm địa điểm bị thiếu”. Trong phần này, bạn nên điền đầy đủ thông tin chính xác gồm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, danh mục hoạt động và giờ hoạt động.

Khi hoàn thành xong, bạn phải xác minh doanh nghiệp với Google ngay bằng cách: Truy cập Google My Business hoặc Click vào “Xác nhận doanh nghiệp này” => Bấm gửi.

Vậy là doanh nghiệp bạn đã được xác nhận. Tiếp tục truy cập vào Google My Business và điền các thông tin yêu cầu gồm:

  • Tên doanh nghiệp
  • Địa chỉ cụ thể
  • Lãnh thổ Quốc gia
  • Số điện thoại
  • Mã ZIP
  • Danh mục kinh doanh
  • Đường link Website
  • Khung giờ hoạt động
  • Khu vực hoạt động/cung cấp dịch vụ
  • Thông tin giới thiệu: Tóm tắt ngắn về công ty, dịch vụ / sản phẩm đang kinh doanh hoặc những điểm khác biệt của bạn so với đối thủ…

Khi hoàn tất thủ tục đăng ký, bạn sẽ nhận được 1 mã xác minh quyền sở hữu doanh nghiệp địa phương. Đó là lý do bạn cần cung cấp thông tin doanh nghiệp chính xác trên Google My Business để hiển thị cụ thể trên Google Maps.

Bước 2: Tối ưu hóa hình ảnh và Geotag

Lựa chọn hình ảnh để SEO

Bạn cần chuẩn bị tầm 20-30 ảnh về công ty, dịch vụ / sản phẩm, dự án, thành viên công ty… Điều quan trọng là bạn phải lấy những ảnh rõ nét và đẹp. Vì khi người dùng gõ tên thương hiệu của công ty bạn sẽ hiển thị những tấm ảnh này.

Lưu ý: Không nên sử dụng những tấm ảnh được Download từ trên mạng về! Vì khả năng “leo” hạng trên Google Map sẽ khó khăn hơn. Google rất thông minh và sẽ nhanh chóng biết được đó có phải là hình ảnh thật của công ty bạn hay không.

Thêm nữa, những tấm ảnh sử dụng phải có đuôi “ jpg ”(không dùng ảnh png). Trong trường hợp bạn chỉ có ảnh png thì đừng lo, Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách chuyển đổi đơn giản ở bên dưới nhé!

Tối ưu hóa hình ảnh và GeoTag

Bạn cần đặt tên cho tất cả hình ảnh bằng những từ khóa LSI, vì Googlebot không xem được ảnh mà chỉ đọc được ký tự và chữ cái thôi. Đồng thời, một bức ảnh có “tên” sẽ giúp Google hiểu rõ doanh nghiệp bạn muốn nói về chủ đề gì.

GeoTag – Geo được viết tắt từ Geography (đề cập đến kinh độ và vĩ độ). Bất kì một địa điểm nào trên trái đất đều được định vị trên bản đồ Google Maps bằng kinh độ và vĩ độ.

Việc đăng tải hình ảnh đã được GeoTag theo địa chỉ doanh nghiệp trên Internet sẽ giúp trang web của bạn được đánh giá tốt hơn và nhận được sự tin cậy từ Google.

Đơn giản: Khi Google lấy thông tin về bạn ở bất kỳ nơi đâu đều thấy duy nhất một thông tin là vị trí địa lý đã GeoTag trước đó. Điều này giúp cho Google nhận định bạn đang ở đó => giúp điểm (Point) của doanh nghiệp địa phương cũng tăng cao.

Cách dùng geotag.online định vị ảnh của bạn:

  1. Truy cập vào link: https://geotag.online/ và đăng ký tài khoản.

GeoTag

  1. Đăng nhập Email để xác nhận tài khoản. Bạn sẽ thấy có một đoạn Code => Copy => “Click Here”.
  2. Paste mã Code vào trang sau và điền đầy đủ thông tin yêu cầu => click “Create Account” để tạo tài khoản.
  3. Tại trang “Enter GeoTag Address” => Điền địa chỉ doanh nghiệp của bạn. Để thông tin chính xác hơn, bạn nên search Zip Code (của khu vực / thành phố mình sinh sống) trên Google. Trong đó, TP.HCM có Zip Code là 700000.
  4. Click “Chọn tệp” => tải hình ảnh lên => click “Proceed” để đi đến trang kế tiếp.
  5. Kiểm tra thông tin, địa chỉ đã nhập chính xác chưa. Vì geotag.online là phần mềm nước ngoài nên đôi khi truyền tải thông tin cho Google Map Việt Nam sẽ không hoàn toàn chính xác.

Lưu ý:

  • Không up quá 20 ảnh lên một lần, tổng dung lượng phải < 10MB.
  • Chỉ giúp hình ảnh đuôi jpg hoặc TIFF. Đối với hình ảnh png thì bạn cần chuyển sang đuôi jpg bằng cách: Truy cập vào https://png2jpg.com/vi/ và tải ảnh lên, chờ tầm vài giây thì có thể Download tất cả về máy.

Website hỗ trợ chuyển đổi đuôi hình ảnh từ png sang ipg

Bước 3: Up toàn bộ thông tin lên mạng xã hội

Ở bước này, chúng ta sẽ đi sâu vào phần đăng tải thông tin NAP (Name – Address – Phone)/ hình ảnh lên các trang mạng xã hội. Google thường xuyên “dạo quanh” Internet và sẽ tìm thấy doanh nghiệp bạn tại đây.

Đăng tải thông tin trên nhiều kênh mạng xã hội sẽ tăng độ uy tín cho doanh nghiệp

Khi tiến hành GeoTag sẽ khiến Google nghĩ rằng:

Nếu bạn tạo được khoảng 100 trang mạng xã hội thì nên lưu ý: Chưa phải là thời điểm thích hợp để đăng tải hình ảnh GeoTag.

Điều bạn cần chuẩn bị lúc này:

  • Tên doanh nghiệp
  • Địa chỉ
  • Số điện thoại
  • Email liên hệ
  • Phần mô tả ngắn (dưới 140 chữ), chia sẻ tổng quan về doanh nghiệp bạn
  • Phần mô tả dài (trên 200 chữ) giới thiệu doanh nghiệp bạn hoặc dịch vụ / sản phẩm, điểm nổi bật… Với những trang mạng xã hội cho viết đoạn mô tả dài thì hãy cố gắng ghi càng nhiều càng tốt, vì Google luôn thích những Content dài và dễ Index hơn.
  • Tối ưu URL trang web để lên top Google Map. Vẫn có nhiều trang mạng xã hội không cho phép điều này mà chỉ yêu cầu bạn điền trang chủ. Nhưng đừng lo lắng, điều này không ảnh hưởng gì cả.

Bước 4 : Đặt Title cho Google My Business

Google My Business viết tắt là Google Business, còn gọi là Google Doanh nghiệp là nền tảng tiện ích được cung cấp bởi Google (kèm hướng dẫn sử dụng chi tiết). Hiểu đơn giản, Google Business gồm tất cả thông tin của doanh nghiệp được hiển thị trên Google Map và SERPs (kết quả tìm kiếm).

Tuy nhiên, nếu làm theo cách này rất dễ dính án phạt từ Google và bị khóa tài khoản Google My Business vĩnh viễn. Do đó, Chúng tôi khuyên rằng bạn chỉ nên đặt tên của doanh nghiệp mình sẽ tốt hơn.

Bước 5: Điều chỉnh danh mục

Chúng tôi thấy rằng, có đến 60% doanh nghiệp Việt khi thực hiện cách SEO Google Map đều “quên” tối ưu danh mục. Và số còn lại thì làm chưa đúng!

Dựa vào kinh nghiệm của Chúng tôi, đây chính là bước quyết định bạn có thể “leo” top Google Map hay không?

Điều này cực kỳ quan trọng giống như bạn thực hiện tối ưu thẻ Title (tiêu đề) trong SEO Onpage. Nếu bạn đặt Title sơ sài thì khả năng lên top là rất thấp. Ngược lại, nếu bạn tối ưu tốt sẽ giúp tăng hạng rất nhiều.

Danh mục sẽ giúp Google định hình và đánh giá lĩnh vực kinh doanh của website bạn. Từ đó xây dựng một nền tảng vững chắc để đẩy các từ khóa ngách lên trang đầu. Đồng thời giúp bạn có thể SEO cùng lúc hàng trăm, thậm chí là ngàn từ khóa lên SEO Map.

Tối ưu danh mục Google My Business (GMB)

Bạn cần xác định danh mục website thật CHÍNH XÁC. Ví dụ bạn đang SEO bộ từ khóa về “dịch vụ SEO”, thì hãy xem đối thủ đang ở top Google Map đang “đánh” vào danh mục nào nhiều nhất.

Cần tối ưu GMB thật tốt để thu hút khách hàng click vào

Với trường hợp này, bạn sẽ thấy danh mục “dịch vụ tiếp thị trên Internet” là phổ biến nhất => tiếp đến là danh mục “dịch vụ quảng cáo”. Lúc này bạn nên chọn danh mục được sử dụng nhiều nhất làm Danh mục chính trong Google My Business.

Bạn có thể điền 4 – 5 danh mục con, nên chọn những danh mục mà đối thủ bạn lựa chọn nhiều thứ 2,3,4… Trong trường hợp bạn không biết đối thủ chọn danh mục nào, bạn hãy chọn danh mục có tính liên quan nhất.

Ghi nhớ quan trọng: Hãy điền thông tin tất cả danh mục nhé!

Bước 6: Sử dụng Backlink và Citation về Map

Sử dụng Citation (Trích dẫn) về Map

Chắc hẳn nhiều người đang thắc mắc Citation là gì đúng chứ? Citation là một bản ghi về NAP gồm: Tên doanh nghiệp – Địa chỉ – Số điện thoại và URL website.

Citation giúp Google có thể xác thực vị trí doanh nghiệp của bạn. Nói đơn giản hơn, Citation đóng vai trò giống như Backlink trong chiến lược SEO. Càng sở hữu nhiều nguồn Citation chất lượng thì trang web của bạn càng mạnh và được xếp hạng cao hơn. Do đó, Chúng tôi luôn khuyến khích các doanh nghiệp viết thật chi tiết về các Citation của mình.

Nhất quán trong các Citation

Chúng ta sẽ tìm hiểu về về tính nhất quán cũng như loại bỏ sự không nhất quán trong Citation. Bạn có thể hình dung nó giống như một thị trường cổ phiếu đang có sự biến động và giá sụt giảm mạnh. Điều này giống như thứ hạng của bạn trên Google Map (bao gồm cả kết quả tìm kiếm tự nhiên) cũng bị ảnh hưởng mạnh khi có bất kỳ sự thay đổi nào.

Các trích dẫn NAP không đồng nhất

Nếu bạn có nhiều địa điểm và thông tin khác nhau hiển thị trên website, thì bạn đang tạo ra các trích dẫn NAP không đồng nhất. Ví dụ, một doanh nghiệp có địa chỉ:

  • Suite A
  • Athens, Georgia 30605
  • Bipper Media
  • 855 Gaines School Road

Giả sử bạn có 10 trang danh bạn khác nhau đều liệt kê các thông tin như trên. Nhưng lại có đến 50 trang web / trang danh bạ khác đăng tải NAP theo các cách khác nhau.

Chẳng hạn: “Road” được viết tắt thành “Rd” hoặc “Suite A” lại viết thành “Letter A”. Dưới góc nhìn bình thường, đây chỉ một vài thay đổi nhỏ trong NAP, nhưng xét trên diện rộng thì sự thay đổi này rất lớn.

=> Điều này cũng giống như thị trường chứng khoán, chỉ cần có biến động nhẹ cũng khiến trang của bạn rớt hạng thê thảm. Cách tốt nhất để loại bỏ tình trạng này là phân tích tất cả website mà bạn đã đăng trích dẫn. Đây chính là kỹ thuật truy ngược NAP trên Google Map hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

Chúng tôi sẽ hướng dẫn cách làm cụ thể:

  • Bước 1: Truy cập vào Google.
  • Chỉ nhập địa chỉ của doanh nghiệp: In nghiêng, không gồm dấu phẩy đơn vào thanh công cụ tìm kiếm.
  • Lướt xem tất cả kết quả và xác định những nơi bạn đã thêm NAP.

Sau đó bạn sẽ vào từng trang web để xem những trang mà bạn có thể cập nhật lại. Một vài trang sẽ yêu cầu tạo tài khoản mới / khai báo doanh nghiệp mới cho phép chỉnh sửa. Và một số trang khác sẽ yêu cầu bạn liên lạc trực tiếp để yêu cầu thay đổi.

Dù quy trình có phức tạp thì bạn cũng nên dành thời gian để xử lý thật tốt để có thể đồng bộ tất cả trích dẫn NAP theo một thể thống nhất.

Có thể thời gian đầu bạn sẽ choáng ngợp vì có quá nhiều thứ phải thay đổi, nhưng sau mỗi lần cập nhật một trích dẫn thành công và loại bỏ các NAP không đồng nhất bạn sẽ thấy hài lòng vì giúp tăng độ tin cậy cho địa chỉ tìm kiếm doanh nghiệp mình.

Càng giảm thiểu sự không đồng nhất, thứ hạng của bạn sẽ được cải thiện và ổn định trên trang kết quả. Trong những lĩnh vực có mức độ cạnh tranh từ trung bình đến thấp thì yếu tố này sẽ không ảnh hưởng quá nhiều vì có ít doanh nghiệp tham gia.

Ngược lại, với những thị trường có độ cạnh tranh cao thì các NAP không đồng nhất sẽ khiến bạn thụt lùi so với đối thủ. Lúc này bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt lớn giữa top 3 so với các vị trí còn lại như thế nào.

Nếu doanh nghiệp bạn có một lượng lớn trích dẫn cần được cập nhật thì nên sử dụng các nền tảng như Yext hoặc MOZ Local – giúp điều chỉnh và hệ thống hóa hồ sơ trích dẫn tuyệt vời. Hai nền tảng này sẽ giúp bạn loại bỏ đi các trích dẫn không đồng nhất để cải thiện thứ hạng trên Google Map.

Sử dụng Schema Markup để thêm NAP vào Web

Schema Markup là một giao thức cấu trúc được các công cụ tìm kiếm, điển hình là Google sử dụng để xác định các tập dữ liệu nhất định trong các trang web dễ dàng hơn.

Khi thêm NAP vào Markup giống như bạn đã gửi một tín hiệu đáng tin cậy đến Google về thẩm quyền và mức độ liên quan của vị trí doanh nghiệp.

Anchor Text: Giúp SEO MAP trở nên khác biệt!

Đọc đến đây chắc bạn đã biết rõ cách leo top Google Map như thế nào rồi. Nhưng Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng đây là phần khó nhất trong cách SEO Google Map mà bạn cần đọc thật kỹ kẻo bỏ sót đấy nhé!

Ví dụ, nếu bạn muốn lên top từ khóa “công ty SEO”, “dịch vụ SEO” lên Google Map thì cần một số lượng Anchor Text để thúc đẩy các từ khóa đó và nhiều từ khóa liên quan xuất hiện trên Google Map nhiều hơn.

Anchor Text chất lượng sẽ tạo sự khác biệt cho Địa điểm doanh nghiệp bạn

Nói cách khác, nếu tất cả doanh nghiệp đều thực hiện theo các bước mà Chúng tôi chia sẻ và Google muốn xác định nên lựa chọn ai để xếp hạng ở top 3 thì Google sẽ xem xét và đánh giá các yếu tố Offpage của Website.

Trang web nào có độ liên quan và uy tín cao (mật độ Anchor Text cao) sẽ giúp Google dễ dàng hiểu hơn. Đồng thời, Backlink chứa các Anchor Text này phải chất lượng.

Lưu ý: Website chính ở đây là URL mà bạn đã nhập trong Google My Business (không sử dụng URL Google My Business).

Nhưng có một vấn đề “khó nhằn”: Nếu mật độ Anchor Text quá cao sẽ gây ra tình trạng SEO Google “quá liều”. Và tất nhiên mọi công sức bạn làm sẽ phản tác dụng và việc dính án phạt của Google là điều đương nhiên!

Đó cũng là lý do Chúng tôi tận dụng các liên kết Backlink PBN mạnh nhất, dành riêng cho những từ khóa chính xác. Dù cho không cần tối ưu quá nhiều Anchor Text mà vẫn đảm bảo độ uy tín và sự liên quan của website.

Ngoài ra sẽ có thêm 2 yếu tố khác cũng ảnh hưởng ít nhiều đến Google Map. Và đặc biệt, trong phần sau Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách “gỡ rối” với các lỗi thường gặp của Google Map. Đọc tiếp nhé!

2 Yếu tố ảnh hưởng tới SEO Google Map

Ngoài NAP mà Chúng tôi đã đề cập, sẽ có thêm 2 yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc SEO Google Map, đó là:

  1. Vị trí doanh nghiệp: Chắc ít ai biết rằng nếu vị trí của doanh nghiệp càng gần trung tâm thành phố thì trang web của bạn sẽ được Google ưu ái hơn.
  2. Review cho doanh nghiệp: Nếu Google My Business của bạn được Review sẽ giống như việc bạn tối ưu website và được Share rộng rãi trên các trang mạng xã hội.

Tuy nhiên, bạn không cần quá tập trung vào điều này, chỉ cần 5 Review là quá tuyệt rồi!

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12586) - LikeAction (12786) - WriteAction (900)