Làm sao để hiểu nhân viên và tạo động lực cho họ

"Pink tin rằng chính sách 20% thời gian dành cho cá nhân của công ty Google, theo đó  nhân viên có thể dành một ngày trong tuần để làm bất cứ việc gì họ muốn là một ví dụ cho thấy việc khuyến khích những động lực bên trong của nhân viên (cảm giác về sự hoàn thành hoặc mục đích) có thể đem lại thành công như thế nào. Những nỗ lực của cá nhân từ “20% thời gian” đã đem lại kết quả là các sản phẩm tuyệt vời như Gmail, Google News, Orkut, và AdSense. Trước Google rất lâu- khoảng năm 1948-chính sách "15% giải pháp" hoặc"thời gian mơ mộng" của công ty 3M đã tạo ra các sản phẩm như Scotch Tape và Post-It Notes."

Nếu hiểu về các loại tính cách và trí tuệ độc đáo của nhân viên, bạn sẽ giúp họ luôn giữ được hứng thú trong công việc. Bạn sẽ thấy những kết quả tuyệt vời.

Làm sao để hiểu nhân viên và tạo động lực cho họ

Mọi người thường thể hiện tốt nhất khi họ được trao quyền tự chủ, cơ hội làm chủ và niềm tin rằng nhiệm vụ của họ rất có ý nghĩa

Mọi người thường hỏi tôi làm thế nào mà tôi có thể khiến nhân viên của mình luôn có cảm hứng và đạt được hiệu suất công việc cao như vậy. Đây là một câu hỏi cần thiết vì nhiều công ty hiện nay cần phải đạt được nhiều hơn với ít nhân lực hơn. Những công ty mới thành công phải học hỏi, nhanh nhẹn và nhiệt huyết.

Tóm lại, bạn cần tuyển được những nhân viên sáng tạo, tràn đầy năng lượng và thông minh. Sau đó hãy cho họ những khoản khuyến khích hợp lý (những thứ có ảnh hưởng tới trí tuệ cá nhân và loại tính cách của họ) để họ tiếp tục dành cảm xúc và tinh thần để phát huy bản thân một cách tốt nhất.

Khi nói tới động lực, không thể không nhắc đến Drive, một cuốn sách thuộc hàng bán chạy nhất của tác giả đắt khách Daniel Pink. (Bài giảng TED của ông đã được chuyển thành một băng video hoành tráng). Pink nhận thấy rằng mọi người thường thể hiện tốt nhất khi họ được trao quyền tự chủ, cơ hội làm chủ và niềm tin rằng nhiệm vụ của họ rất có ý nghĩa. Ông cho biết tiền bạc không phải là thứ tạo động lực tốt nhất, và nhân viên muốn là một “người chơi” chứ không phải là “con tốt” trong tay sếp.

Pink tin rằng chính sách 20% thời gian dành cho cá nhân của công ty Google, theo đó  nhân viên có thể dành một ngày trong tuần để làm bất cứ việc gì họ muốn là một ví dụ cho thấy việc khuyến khích những động lực bên trong của nhân viên (cảm giác về sự hoàn thành hoặc mục đích) có thể đem lại thành công như thế nào. Những nỗ lực của cá nhân từ “20% thời gian” đã đem lại kết quả là các sản phẩm tuyệt vời như Gmail, Google News, Orkut, và AdSense. Trước Google rất lâu- khoảng năm 1948-chính sách "15% giải pháp" hoặc"thời gian mơ mộng" của công ty 3M đã tạo ra các sản phẩm như Scotch Tape và Post-It Notes.

Không còn nghi ngờ gì tính quan trọng của động lực bên trong nữa. Tuy nhiên, tôi không đồng ý với Pink rằng tất cả động lực (sự nâng đỡ, tiền thưởng, hoa hồng, phần thưởng, tước hiệu, thời gian linh hoạt và những thứ khác) đều có hại. Một doanh nhân tài giỏi sẽ biết cách tạo động lực cho các nhân viên bằng tất cả những thứ trên cộng lại.

Điều đó có nghĩa là không có một cách duy nhất để tạo động lực cho nhân viên của bạn. Cách khiến người này bừng bừng hứng khởi có khi lại khiến người khác dửng dưng. Khi bạn hiểu suy nghĩ và hành vi ưa thích của một nhân viên, bạn sẽ có thể tối đa hóa sự nhiệt tình của anh/chị ta. Điều này sẽ giúp bạn tạo sự gắn kết  và cùng tiến về một hướng trong đội ngũ nhân sự, và bạn sẽ thấy những gì thu lại được thật khó tin.

1.   Những người thuộc kiểu phân tích muốn biết rằng dự án có giá trị và rằng công việc của họ sẽ tạo ra sự khác biệt đối với thành công của dự án đó. Họ cần một nhà lãnh đạo vượt trội trong một lĩnh vực cụ thể nào đó và họ tin rằng chuyên môn của vị lãnh đạo đó sẽ đem lại lợi ích cho tập thể. Họ thích một sự đền bù tương xứng với sự đóng góp của họ. Nếu họ đã làm xong một khối lượng công việc lớn của chính họ, thì đừng mong đợi họ vui khi bạn thưởng cho cả nhóm.

2.   Những người thuộc kiểu “thích xây dựng” bẩm sinh sẽ muốn biết công việc của họ có thể hỗ trợ cho sự tiến bộ của công ty. Họ thích một người lãnh đạo có tài tổ chức, có năng lực và giỏi trong từng chi tiết. Họ thích được nhận bằng khen, giấy khen, thư khen một cách kịp thời và cụ thể vào từng nhiệm vụ. Chia sẻ với họ một email khích lệ là rất thích hợp.

3.   Những người trọng mối quan hệ giữa người và người muốn cảm thấy bản thân mình có giá trị, và những gì họ đang làm có ảnh hưởng tới một dự án cụ thể. Họ sẵn sàng xả thân vì một người lãnh đạo tin cậy năng lực của họ. Họ thích được thưởng riêng với cử chỉ thật chân thành, xuất phát từ trái tim người trao. Nếu bạn có sở trường về viết lách, hãy gửi cho họ một lá thư viết tay cho nhân viên trọng mối quan hệ giữa người và người.

4.   Những nhân viên giàu sáng kiến sẽ thích một động cơ cụ thể. Đối với họ, bức tranh lớn có giá trị hơn là cá nhân chịu trách nhiệm chính. Họ thích được thưởng theo cách độc đáo và sáng tạo, và sẽ thấy sự coi trọng của bạn rất có ý nghĩa với họ.

5.   Những nhân viên trầm lặng không thích sự khoa trương, nhưng họ rất cảm kích sự động viên riêng, giữa họ và sếp.

6.   Những nhân viên thích bộc lộ cảm thấy có động lực hơn khi các nhiệm vụ được thảo luận cởi mở và công khai. Họ thích được công chúng ghi nhận một cách long trọng và kiểu cách.

7.   Những người thích hòa bình hi vọng mọi người cùng tiến về một hướng. Họ sẽ không bao giờ đòi hỏi một phần thưởng hay ghi nhận, nên bạn trao thưởng cho họ theo cách nào là tùy bạn.

8.   Những người khó bị chỉ đạo là những người có suy nghĩ độc lập. Nếu họ đồng ý với bạn, động lực của họ sẽ lên rất cao. Họ sẽ cho bạn biết họ thích một khoản thưởng công khai theo kiểu gì và việc trao thưởng phải được thực hiện ngay lập tức.

9.   Những người có tinh thần đội nhóm phải có sự tin tưởng vào người lãnh đạo và vào dự án, nếu không động lực của họ sẽ dễ bị dao động. Họ muốn biết trước họ có thể nhận được phần thưởng gì. Hãy chắc chắn là bạn luôn nhớ rõ những điều mình đã hứa hẹn với họ.

10.  Những người linh hoạt sẽ sát cánh với tập thể chừng nào dự án không mâu thuẫn với niềm tin và đạo đức của họ. Họ cũng vui vẻ với bất kỳ sự ghi nhận nào.

Hãy theo dõi mối liên kết yếu nhất giữa các nhân viên của bạn. Nếu bạn có một nhân viên làm ăn phất phơ, thường làm ít hơn tất cả mọi người nhưng lại sống tốt với cách làm việc đó thì điều này sẽ làm tất cả những nhân viên còn lại mất hứng.

Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9500) - LikeAction (9700) - WriteAction (929)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nên tự làm hay để chuyên gia SEO? Thuê công ty SEO Uy Tín
Nên tự làm hay để chuyên gia SEO? Thuê công ty SEO Uy Tín
Trong việc thực hiện dự án SEO, có rất nhiều công đoạn thiên về kỹ thuật, sáng tạo nội dung, quảng bá v.v. Trong đó, việc xây dựng nội dung, biên tập và...