Làm sao để blog được lan truyền rộng rãi

Người đọc muốn theo dõi một blogger tương đồng về quan điểm và thấu hiểu những vấn đề của họ. Khi bạn làm được điều này, những ý tưởng xây dựng trong blog sẽ dễ dàng thâm nhập tới khách hàng mục tiêu và được chia sẻ mạnh mẽ. Hãy nghĩ về cách mà ý tưởng sẽ được đón nhận bởi khách hàng dựa trên sự tương tác và dữ liệu chuyển đổi để lên lịch đăng bài một cách phù hợp.

Mục lục

Làm sao để blog được lan truyền rộng rãi

Ý tưởng có thể đến từ bất kỳ đâu: sách, tạp chí hay một sự kiện đang được nhiều người quan tâm khiến cho độc giả cảm thấy hứng thú với thương hiệu. Tuy nhiên, khi muốn lan truyền mạnh mẽ, ý tưởng của bạn không chỉ dừng lại ở “tốt” mà phải trở nên “hoàn hảo” với đối tượng khách hàng mục tiêu.

“Hoàn hảo” ở đây có nghĩa: cả tâm trí lẫn trái tim người đọc đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nội dung blog đến mức họ phải quyết định rằng: “Tôi sẽ chia sẻ chúng NGAY BÂY GIỜ. Nó là thứ đem đến cho tôi sự thay đổi tôi tìm kiếm suốt thời gian qua!”

Đó được coi là “sự thay đổi” bởi trước khi người đọc tìm được bài blog của bạn, họ hoàn toàn không có được câu trả lời cho những vấn đề họ gặp phải. Đây là lúc bài blog sẽ được lan tỏa mạnh mẽ – khi nó làm nên sự khác biệt.

1. Bạn có thể mở rộng ý tưởng bằng các cuộc phỏng vấn với chuyên gia không?

Các nghiên cứu và quan điểm có thể không đủ cho “cơn khát” thông tin của độc giả. Họ muốn nghe từ nhiều nguồn khác nhau và phải đảm bảo tin cậy. Đây là lúc bạn sẽ cần tới cuộc phỏng vấn với các chuyên gia trong lĩnh vực bạn đang làm.

Trích dẫn lời chuyên gia trong các bài blog sẽ tăng khả năng bài viết được người đọc đón nhận và tin tưởng một cách có chứng cứ. Khi bạn phỏng vấn ai đó, tất cả người thân và bạn bè của họ đều sẽ đón nhận tích cực bài viết của bạn. Lúc này, bạn không những đứng trước khán giả riêng mình mà còn đứng trước khán giả của nhân vật được phỏng vấn, tăng gấp nhiều lần tính lan tỏa của bài viết.

Tip: Đôi khi tất cả những “chuyên gia” bạn cần tìm chỉ đơn giản là những người bình luận vào những bài mà bạn “Thích” trước cả bạn. Hãy nhấn và tên của họ, ghé thăm website của họ và liên lạc. Đây là một cách tốt để xây dựng các mối quan hệ.

2. Ý tưởng của bạn đã bao phủ được toàn bộ khía cạnh của chủ đề chưa?

Ý tưởng nên trả lời một câu hỏi, giải quyết một vấn đề hay đưa ra lời hướng dẫn. Nó sẽ tốt hơn nếu nằm trong chuỗi bài hoặc bạn đang xây dựng một cộng đồng và những bài đăng nằm trong chuỗi thảo luận. Chú ý không phá hủy những kỳ vọng của người đọc. Nếu bạn hứa hẹn sẽ có một hướng dẫn chi tiết để tăng lượt đăng ký từ 0 lên 1000 trong vòng 10 ngày, bạn nên cung cấp tất cả các bước người đọc cần để có được hơn một ngàn lượt đăng ký theo dõi trong 1 tuần/ Nếu bạn bỏ qua bất cứ bước nào, bạn sẽ khiến cho người đọc cảm thấy thất vọng và nhanh chóng thoát khỏi bài báo.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo ra các chủ điểm mở để người đọc có thể tranh luận và đưa ra ý kiến cá nhân. Hãy đặt các câu hỏi phù hợp ở cuối mỗi đoạn hay cuối bài viết để độc giả bình luận và tương tác với tác giả.

3. Ý tưởng đã phù hợp với khách hàng chưa?

Đây là khía cạnh đầu tiên bạn nên cân nhắc sau khi nảy ra ý tưởng bất kỳ. Nói cách khác, liệu ý tưởng này có phải là thứ mà khán giả sẽ muốn đọc hay không? Nó có khơi gợi được sự tò mò không? Liệu nó có trả lời được phần lớn những câu hỏi của khách hàng?

Dữ liệu marketing có thể giúp bạn quyết định rằng đây là ý tưởng khả thi và gây hứng thú cho khán giả hay không.

Theo Adam Connell, “cha đẻ” của Blogging Wizard, viết một bài đăng xung quanh những chủ đề mà khán giả biết từ những ấn phẩm khác là một cách tốt để tăng tính lan truyền: “Cách đơn giản nhất để tìm kiếm chủ đề có khả năng lan tỏa là tìm những thứ cộng hưởng tốt với khán giả của bạn. Hãy đăng tải một bài blog về chủ đề tương thích với phần lớn những ấn phẩm truyền thông thu hút hiện tại. Nếu bạn đăng vào đúng thời điểm, hiệu quả có thể sẽ còn tăng lên gấp nhiều lần”.

Người đọc muốn theo dõi một blogger tương đồng về quan điểm và thấu hiểu những vấn đề của họ. Khi bạn làm được điều này, những ý tưởng xây dựng trong blog sẽ dễ dàng thâm nhập tới khách hàng mục tiêu và được chia sẻ mạnh mẽ. Hãy nghĩ về cách mà ý tưởng sẽ được đón nhận bởi khách hàng dựa trên sự tương tác và dữ liệu chuyển đổi để lên lịch đăng bài một cách phù hợp.

Ý tưởng đã phù hợp với khách hàng chưa?

Yếu tố đầu tiên để bài blog có khả năng lan truyền là phải phù hợp với khách hàng

4. Bạn đã có học thuyết và số liệu để củng cố ý tưởng chưa?

Ý tưởng của bạn chỉ là quan điểm cá nhân hay có thể hỗ trợ với những học thuyết và báo cáo Khi bạn nảy ra ý tưởng này, bạn có đào sâu bằng các nghiên cứu chuyên ngành hay chỉ dựa trên cảm giác “Bạn nhất định phải nói về nó”?

Ý tưởng dựa trên nghiên cứu có thể hiệu quả cho một trang blog kinh doanh hay thị trường ngách trong khi ý tưởng dựa trên quan điểm và cảm xúc vẫn có thể thu hút nếu được hỗ trợ bằng các nghiên cứu. Một quan điểm đơn giản vẫn có thể đem lại hiệu quả nhưng rất khó để lan truyền bởi nó giống như một bài blog cá nhân: thú vị, dễ đọc nhưng không có giá trị trong việc chia sẻ. Người đọc trong thị trường ngách đến vì thông tin: họ vẫn sẽ hứng thú với quan điểm của bạn nhưng họ muốn biết liệu rằng quan điểm đó có tác dụng gì hay không. Do đó, nếu bạn muốn phát triển bài blog dựa trên ý kiến cá nhân, hãy thêm vào các ví dụ, case study và những nghiên cứu có cơ sở làm nền tảng cho ý kiến đó.

Độc giả luôn muốn tìm kiếm giá trị khi đến với thương hiệu. Họ mong học hỏi được điều gì đó ở bạn và tạo dựng niềm tin. Bạn càng củng cố vững chắc chủ đề bài viết bằng các số liệu và nghiên cứu xác đáng, người đọc càng tin tưởng bạn, hứng thú với nội dung và sẵn sàng chia sẻ.

5. Ý tưởng có giải quyết được vấn đề của người đọc?

ý tưởng liệu có cung cấp giải pháp cho vấn đề mà khách hàng đang đối mặt? Hay thậm chí nó còn giúp giải đáp tới từng câu hỏi của họ?

Điều này rất quan trọng bới bài blog có lan truyền mạnh mẽ hay không phụ thuộc vào mức độ khách hàng hài lòng với câu trả lời cho vấn đề họ quan tâm trong bài blog nhiều hay ít. Bài đăng của bạn phải là những thứ mà khách hàng sẽ không thể biết và không thể làm được nếu không có nó. Nói cách khác, nó là “liều thuốc” giúp cho cuộc sống của họ trở nên tốt hơn. Bạn có thể hỏi khách hàng về những mối quan tâm chủ yếu của họ ở hiện tại và sau đó viết bài blog để giải đáp chúng theo dạng Q&A (Hỏi – Đáp). Ví dụ, hãy theo dõi bài đăng dưới đây của Carol Tice, cô đã trả lời những thắc mắc của người đọc và đừng quên xem số lượng bình luận cũng như chia sẻ cho bài đăng này. Cô đã xây dựng được một mối liên kết mạnh mẽ tới khách hàng.

Even Neil Patel đã viết bài blog “Tại sao các Websites có thể có thứ hạng cao trên Google trong khi chúng không được tối ưu hóa?”. Dưới đây là phần mở đầu:

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một vài địa chỉ web đạt thứ hạng cao trên Google mặc dù chúng không được tối ưu hóa trên các công cụ tìm kiếm? Hay tệ hơn, chúng thậm chí còn không có bất cứ một backlink nào?Tôi đã hỏi câu này hàng tháng trởi trở lại đây, và tôi nghĩ tôi nên viết bài blog này để giải đáp về “bí mật” ẩn chứa đằng sau những thắc mắc này.

Blogger kiêm digital marketer Aurora Afable luôn theo dõi sát sao khán giả của cô và tạo ra nội dung xoay quanh vấn đề của họ:

Trước khi tôi viết một bài blog, tôi phải chắc chắn rằng chủ đề là thứ mà mọi người đang nói nhiều đến nó. Bạn cần phải thấu hiểu đối tượng khách hàng. Cân nhắc xem khách hàng sẽ đi đâu bất cứ khi nào họ có câu hỏi liên quan tới lĩnh vực bạn kinh doanh. Bạn sẽ thấy được vấn đề họ đang gặp phải. Hãy nghiên cứu các ý tưởng nhằm giải quyết những vấn đề này và tích hợp giải pháp của riêng abnj. Khi bạn đăng tải bài blog, tất cả những gì bạn cần làm chỉ là đặt bài blog vào đúng những nơi khách hàng hay ghé tới.

Một lần nữa, bí mặt nằm ở việc thấu hiểu khách hàng từ bên trong. Bạn càng biết rõ về họ qua bảng hỏi, khảo sát, Q&A, webinars, bạn càng có được những phúc đáp chính xác tới nhu cầu của họ thông qua bài blog. Hãy coi bản thân bạn như một cố vấn và khán giả là khách hàng. Họ tìm đến với bạn nhằm có được câu trả lời cho vấn đề họ gặp phải.

Ý tưởng có giải quyết được vấn đề của người đọc?

Hãy đem cho khách hàng đúng “chiếc chìa khóa” họ cần để mở “ổ khóa” chứa vấn đề

6. Bạn có thích đọc về ý tưởng này không?

Đặt địa vị bạn là một người đi ngang qua và vô tình ghé thăm trang blog, liệu ý tưởng có đủ hấp dẫn để giữ chân bạn ở lại? Nếu bạn là người đọc, bạn mong muốn đọc được điều gì? Bạn sẽ muốn học hỏi điều gì nhất hay tập trung tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề nào nhất khi tìm tới trang blog?

Đưa bản thân vào vị trí người đọc sẽ giúp bạn có một cái nhìn khách quan hơn với ý tưởng và hình dung chính xác những gì cần thay đổi để khiến bài blog trở nên giá trị và đáng nhớ hơn. Đồng thời, hãy tránh những ý tưởng khiến người đọc cảm thấy phiền toái và không cần thiết. Độc giả khi đến với bạn cần phải:

  • Nhìn nhận blog công ty bạn như một nguồn thông tin nhất định phải tới khi có nhu cầu tìm kiếm
  • Tìm được thông tin họ có thể sử dụng thay vì dừng lại ở việc giúp họ thư giãn lúc rảnh rỗi
  • Cảm thấy tin tưởng vào thông tin bạn đưa ra
  • Đánh giá bạn như một người bạn thấu hiểu những vấn đề của họ.

Một bài viết tốt có khả năng lan truyền cao sẽ bao gồm cả 4 yếu tố trên, thêm vào đó là cảm giác: “Tôi đã tìm kiếm điều này quá lâu rồi, phải chia sẻ ngay thôi!”.

3 câu hỏi đánh giá bài viết trước khi đăng

Bài viết có gợi được cảm xúc đối với người đọc?

Trong bước này, bạn không thể biết được người đọc cảm thấy thế nào về bài viết hay ý tưởng, nhưng bạn có thể lựa chọn một nhóm bạn hay những tác giá khác để trở thành những độc giả đầu tiên và hỏi ý kiến họ về bài viết. Nếu họ thấy bài blog đáng thuyết phục, hãy nhấn nút “Đăng tải”. Độc giả thử nghiệm sẽ là những người đầu tiên tiếp xúc với bài viết, do đó khi bạn lựa chọn độc giả thử nghiệm, hãy đảm bảo rằng đó là những người rất gần với đối tượng khách hàng mục tiêu mà blog đang hướng tới dựa trên sở thích, nhân khẩu học, kinh nghiệm sống.

Bạn sẽ muốn biết liệu bài blog có khơi gợi được cảm xúc đặc biệt gì trong họ hay không. Để tiếp tục với ví dụ từ câu hỏi số #5, nếu bạn viết bài hướng dẫn cách tăng 1000 người theo dõi trong vòng 10 ngày, bạn cần xác định xem bài viết đã đủ lôi cuốn người đọc bắt tay ngay vào thực hiện, khiến họ hứng thú làm theo từng bước trong hướng dẫn, phản ứng tích cực với CTA và đem lại cho họ lợi ích trong dài hạn (ví dụ ở đây là 10 ngày).

 Bài viết có gợi cảm xúc đối với bạn – tác giả?

Sau khi bạn hoàn thành việc viết lách, hãy dừng lại một chút và đọc lại bài viết. Nó có đem đến cho bạn cảm xúc gì hay không? Bài viết có phải là thứ bạn muốn đọc trên trang blog này không (xem #6 trong danh sách trên)?

Viết xong, bạn hãy để một khoảng thời gian ít nhất là vài tiếng trước khi đọc lại và đặt địa vị là người đọc. Bài viết này có đủ gây cảm hứng để thực hiện hành động? Nó có thúc đẩy bạn làm gì đó để hưởng ứng chủ đề đã đọc? Nó có khiến bạn cảm thấy có động lực hay được khích lệ không?

Nếu ý tưởng của bạn có hiệu quả, bài viết sẽ đem lại tác dụng và chính bạn cũng là người được hưởng lợi.

Nếu bạn thấy hứng thú khi đọc lại bài mình viết, bạn đã thành công!

Nếu bạn thấy hứng thú khi đọc lại bài mình viết, bạn đã thành công!

Những nguồn đã nói ở trên có tiềm năng không?

Liệu bạn có thể tiếp cận những chuyên gia mà bạn trích lời và những nguồn được dẫn chứng trong bài viết? Họ có thể kết nối được qua email hay mạng xã hội hay không?

Nếu bạn có cách để khiến họ biết tới bài viết sau khi đăng tải, hãy làm ngay lập tức. Họ không những sẽ đánh giá cao hành động này mà còn có thể chia sẻ bài viết tới cộng đồng riêng hay nhắc đến trên website của họ (lưu ý: không bắt buộc họ phải làm những điều này, đặc biệt khi họ là những người bận rộn).

Nếu ý tưởng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn để lan truyền?

Giả sử, bạn đã thực hiện những điều trên rất chuẩn xác nhưng kết quả vẫn không khả quan, bạn sẽ có 2 lựa chọn:

  • Nghĩ ra 1 ý tưởng khác và bắt đầu lại từ đầu
  • Cải thiện ý tưởng cho đến khi đáp ứng đủ các yêu cầu cần thiết

Lựa chọn số 2 sẽ phù hợp hơn trong hoàn cảnh này bởi bất cứ ý tưởng nào cũng có thể đạt được độ bao phủ mạnh:

  • Mở rộng ý tưởng nếu nó đang quá hẹp
  • Thu hẹp ý tưởng nếu nó đang quá rộng
  • Biến thành trải nghiệm nếu nó đang quá chung chung
  • Tập trung vào 1 chủ đề nhất định nếu nó đang lan man

Cách tốt nhất để cải thiện ý tưởng là biến nó thành một tiêu đề và tìm cách làm cho tiêu đề này trở nên hay nhất có thể.

Tóm tắt

Một bài viết trên blog sẽ có tiềm năng lan truyền khi:

  • Đồng điệu với người đọc
  • Trả lời được phần lớn vấn đề của độc giả
  • Có thể được củng cố bằng nghiên cứu
  • Có thể được mở rộng với sự đóng góp từ chuyên gia
  • Gây được sự tin tưởng
  • Bao phủ tất cả các cách để truyền tải thông điệp
  • Là thứ bạn tự mình đọc lại và cảm thấy yêu thích
  • Tạo nên sự thay đổi đối với người đọc
Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9626) - LikeAction (9826) - WriteAction (929)
Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12771) - LikeAction (12971) - WriteAction (900)