Kinh doanh thời trang

Khi các cửa hàng kinh doanh thời trang mọc lên ngày càng nhiều thì cuộc chạy đua tăng sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ. Để kinh doanh thời trang hiệu quả, ngoài việc am hiểu, tìm hiểu thị trường và đối thủ cạnh tranh, xây dựng kế hoạch marketing cho shop thời trang là bước tiếp theo giúp bạn từng bước hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh thời trang của mình. Vậy xây dựng kế hoạch marketing cho shop thời trang như nào là hiệu quả nhất?

Mục lục

Thông qua kế hoạch marketing, bạn có thể hiểu hơn về công việc kinh doanh sắp tới, về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, các hoạt động quảng cáo shop quần áo của mình. Dù bạn kinh doanh trực tuyến, hay cửa hàng, với kế hoạch marketing cho shop thời trang mà bạn vạch ra, bạn sẽ xây dựng được chiến lược marketing cho shop thời trang của mình, dự toán được ngân sách của các hoạt động marketing và có cách phân bố hợp lý cùng nhiều lợi ích khác.

Kinh doanh thời trang

4 bước cần chú ý khi kinh doanh thời trang

Theo anh Cường, có 4 điều quan trọng mà người kinh doanh cần lưu ý khi bắt đầu lấn sân sang ngành thời trang: 

  • Thiết kế và phát triển sản phẩm: Bao gồm thiết kế, phát triển mẫu hoặc tìm kiếm trên các nền tảng 1688, taobao. Ngoài ra bạn cũng cần học kiến thức về vải và chất liệu liên quan.
  • Sản xuất và chuỗi cung ứng: Kinh nghiệm là ở giai đoạn đầu có thể tự sản xuất số lượng mẫu thấp (phù hợp với khả năng) hoặc nhập trực tiếp từ 1688, taobao. Sau đó tìm các xưởng đối tác sản xuất số lượng tại VN. Toàn bộ chuỗi cung ứng, hậu cần, giao hàng và kiểm soát chất lượng đều quan trọng để phát triển công việc kinh doanh.
  • Tiếp thị và quảng cáo: Bạn sẽ không thể bán sản phẩm của mình trừ khi mọi người biết về nó. Bởi vậy, bạn có thể sử dụng đa nền tảng Facebook, Youtube, Zalo, Tiktok để tăng lượng khách hàng nhận diện thương hiệu.
  • Bán hàng và phân phối: Việc bán hàng sẽ liên quan đến bán lẻ, sỉ. Bạn có thể xây dựng cửa hàng bán lẻ qua web thương mại điện tử, fanpage thương hiệu và shop mặt bằng.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết

Để xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết, rõ ràng, sát với tình hình thực tiễn và đem đến hiệu quả cao, người kinh doanh cần chú ý đưa ra ý tưởng ngắn gọn và súc tích.

Với ngành thời trang, nên xác định từng mục sản phẩm, kênh truyền thông, sản phẩm mới, doanh số hàng tháng, sau đó chia cho mỗi cá nhân ở từng bộ phận nhận trách nhiệm.

Bên cạnh đó, vạch ra kế hoạch kinh doanh hiểu được nhu cầu của thị trường mà bạn đang theo đuổi và những gì bạn cung cấp độc đáo và khác biệt thế nào.

Ngoài ra, bạn phải nắm rõ quy mô của thị trường và đối thủ cạnh tranh để tìm ra được ra cho mình những yếu tố khác biệt để khẳng định vị trí đường đua.

Cuối cùng, xác định kế hoạch, hành động rõ ràng, có thể là 3 năm liên tiếp về cách doanh nghiệp của bạn phát triển, hệ thống nhân sự, office, chuyên môn về tiếp thị, truyền thông hoặc PR.

Bạn cũng cần phải lên kế hoạch tài chính rõ ràng. Bước này cho biết doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển như thế nào về lợi nhuận, doanh thu và cần nguồn tài chính nào để biến điều đó thành hiện thực bao gồm báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển.

Đừng quên xây dựng thương hiệu

“Tập trung khoản lợi nhuận trước mắt” mà bỏ qua những yếu tố nhận thức về thương hiệu trong những năm đầu kinh doanh chính là việc bạn đang bỏ lỡ một yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển bền vững.

Khách hàng mục tiêu chủ yếu là phụ nữ nên việc xây dựng thương hiệu dễ nhưng cũng có khó khăn nhất định. Bắt đầu từ câu câu chuyện thương hiệu là cách để chạm tới trái tim, tạo niềm tin với khách hàng hiệu quả, nhưng cũng cần lồng ghép thông điệp một cách khéo léo và xử lý tình tiết hợp lý.

Câu chuyện thương hiệu là cách để chạm tới trái tim, tạo niềm tin với khách hàng hiệu quả. Bạn cần lồng ghép thông điệp một cách khéo léo và xử lý tình tiết hợp lý. Hãy lưu ý rằng, câu chuyện của bạn nên là những điều đơn giản nhất, dựa trên tính cách thương hiệu, giải thích được sứ mệnh, cho khách hàng một phần lý do để chọn bạn cũng như kết nối được với mọi người.

Tiếp đến là việc triển khai Marketing Mix 4P để truyền tải thông điệp, tạo dấu ấn về thương hiệu với khách hàng, cụ thể qua 4 yếu tố Product - Price - Place - Promotion. Sau đó là quan hệ công chúng, bước đệm giúp xây dựng giá trị thương hiệu giúp gia tăng độ tin cậy.

Bên cạnh đó là truyền thông xã hội, một phương thức truyền tải để đẩy mạnh việc xây dựng và nâng cao nhận diện thương hiệu. Hãy tận dụng các mạng xã hội để tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả.

Kinh nghiệm bán quần áo thiết kế hiệu quả

Nếu bạn đang muốn đi trên con đường kinh doanh thời trang tự thiết kế bằng cách thành lập riêng một thương hiệu của riêng mình thay vì chỉ là một nhà bán lẻ của các thương hiệu khác, thì có rất nhiều điều bạn cần phải xem xét cẩn thận trước khi bắt đầu. Dưới đây là một số những kinh nghiệm bán quần áo thiết kế mà Blog Sapo muốn chia sẻ tới bạn với hy vọng sẽ giúp đỡ bạn có thêm những tích lũy khi bước trên con đường này.

1. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là điều quan trọng đầu tiên khi bắt đầu kinh doanh quần áo tự thiết kế. Ngành công nghiệp thời trang thường thay đổi rất nhanh chóng về các kiểu dáng, mẫu mã, các xu hướng đến và đi cũng giống như mặt trời mọc và lặn vậy đó. Và để thành công trên con đường kinh doanh quần áo tự thiết kế này, bạn hoàn toàn phải hiểu khách hàng của bạn và sở thích, thói quen của họ. Bạn phải có khả năng nhìn thấy xu hướng để kịp thời tung ra thị trường và quan trọng nhất bạn cần phải sáng tạo, linh hoạt chiến thuật của riêng mình.

Bạn cũng sẽ cần phải tiến hành một số nghiên cứu về thị trường kinh doanh thời trang tự thiết kế để biết được các đối thủ của mình là ai, hiểu được thị hiếu khách hàng tiềm năng của mình là gì, sở thích và mong đợi của họ ra sao. Bởi vì ngành công nghiệp thời trang theo mùa sẽ luôn thay đổi. Bạn không muốn tạo ra mẫu mùa hè khi nó đã vào mùa thu? Vì vậy, bạn cần phải đi trước thời trang và theo kịp xu hướng để biết những gì khách hàng mong muốn cũng như là những nhà thiết kế khác đang làm.

2. Lựa chọn dòng quần áo thiết kế thích hợp

Sau khi thấu hiểu được thị trường kinh doanh thời trang tự thiết kế rồi, việc tiếp theo bạn cần xác định được loại quần áo mà bạn muốn bắt đầu làm. Kinh doanh quần áo nói chung rất rộng bao gốm quần áo nữ, quần áo nam, quần áo trẻ em, quần áo thể thao, quần áo bà bầu,… Hoặc bạn có thể thu hẹp lại ví dụ như trong quần áo nữ, bạn có thể chuyên váy đầm hay đồ bò,… Trước khi bắt đầu vào thiết kế, bạn cần lên sẵn ý tưởng trong đầu về loại quần áo mà bạn sẽ tiến hành thiết kế và kinh doanh.

3. Xác định số vốn cần có để kinh doanh quần áo tự thiết kế

Vấn đề tài chính luôn khá đau đầu đối với một startup, kinh doanh quần áo tự thiết kế cũng vậy. Kinh phí sẽ là bao nhiêu để bạn bắt đầu một shop bán quần áo tự thiết kế với thương hiệu của riêng mình? Có rất nhiều việc cần nguồn vốn như chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân viên, chi phí mua sắm trang thiết bị, vải vóc, chi phí quảng cáo cửa hàng,... Ngoài những chi phí cố định chắc chắn phải chi, bạn nên chuẩn bị cả vốn dự phòng cho mình, phòng những rủi ro có thể xảy ra. Nếu không có đủ kinh phí làm được, bạn cần chắc chắn là sẽ có kế hoạch để có được nó ví dụ tìm kiếm, thu hút nhà đầu tư, gom góp vốn,…

4. Ý tưởng về tên thương hiệu của riêng bạn

Tên thương hiệu không chỉ đơn thuần là tên gọi cửa hàng kinh doanh quần áo tự thiết kế của bạn, mà nó còn mang theo dấu ấn, phong cách cá nhân của bạn để mỗi khi gọi tên, khách hàng sẽ nhớ ngay đến cửa hàng và những thiết kế của bạn. Hãy chắc chắn rằng tên thương hiệu của bạn là sáng tạo, độc đáo và hấp dẫn. Ngày nay, nhiều shop quần áo thường chuộng đặt tên cửa hàng của mình theo các tên nước ngoài như: Daisy, Fume, May Boutique, Red Shop,... hoặc những cái tên độc đáo chỉ có một từ duy nhất như: Mộc, Xinh, Hương,... Bạn cũng cần phải tạo ra một logo, hãy chắc chắn nó sẽ phản ánh được bản chất của thương hiệu. Cuối cùng bạn nên xem xét việc đăng ký bản quyền để tránh những đối thủ khác “ăn cắp” thương hiệu, ý tưởng.

5. Thiết kế quần áo của bạn

Phần thú vị nhất khi kinh doanh thời trang tự thiết kế đó chính là thiết kế các mẫu quần áo mang thương hiệu của riêng bạn. Hãy phác thảo các mẫu quần áo và chọn lựa vào bộ sưu tập của bạn. Hãy chắc chắn những bộ quần áo đó hợp thời trang và đúng thời điểm mùa vụ để phát hành. Nếu bạn không có kỹ năng thiết kế hãy tìm kiếm những thiết kế chuyên nghiệp cho riêng mình.

Tiếp theo, bạn nên kiểm tra các tiềm năng của các thiết kế đó bằng cách xin ý kiến của bạn bè và gia đình. Đối với những lời chỉ trích mà thực sự có tính xây dựng, bạn nên xem xét về thực tế, đừng viển vông hay quá tự tin vào chính kiến bởi bạn thiết kế cho công chúng.

6. Tìm nơi sản xuất sản xuất

Việc tiếp theo bạn cần làm trong quá trình kinh doanh thời trang tự thiết kế là phải quyết định cách bạn sẽ sản xuất quần áo của mình. Bạn có thể thuê doanh nghiệp ngoài may hoặc bạn sẽ mở xưởng thuê thợ may trực tiếp. Bạn cần tìm ra một xưởng sản xuất, nơi có tất cả những điều kiện bạn cần có để làm ra các bộ quần áo thiết kế. Cung cấp tất cả các chi tiết cần thiết để đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được kết quả mong muốn, bạn có thể tự đi chọn đặt vải, nguyên vật liệu và chuyển tới xưởng chịu trách nhiệm sản xuất hoặc đặt luôn từ A-Z. Đặt vải thì bạn có thể tham khảo ở một số chợ vải nổi tiếng trong nước như chợ vải Ninh Hiệp, Chợ Kim Biên, Chợ vải Soái Kình Lâm…

7. Thiết kế cửa hàng

Mặt bằng:

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng khi bạn muốn mở một shop bán quần áo tự thiết kế bởi vì cửa hàng sẽ là nơi đầu tiên thu hút khách hàng. Bạn nên chọn mặt bằng cửa hàng ở những nơi đông đúc như trung tâm thương mại, hay những khu phố mua sắm tập trung nhiều cửa hàng san sát nhau. Chọn được một mặt bằng đẹp cũng là một hình thức marketing rất tốt cho cửa hàng bán quần áo tự thiết kế của bạn, bởi vì mọi người thường có xu hướng mua sắm ở những nơi đông đúc và thường bị thu hút bởi những thứ đẹp đẽ.

Thiết kế cửa hàng:

Một cửa hàng đẹp sẽ càng làm tôn lên những bộ quần áo đẹp, chính vì vậy, thiết kế cửa hàng kinh doanh thời trang tự thiết kế làm sao cho đẹp và ấn tượng là điều rất quan trọng.

Màu sắc là yếu tố đầu tiên bạn nên chú ý đến khi thiết kế cửa hàng, bởi vì nó không chỉ tạo nên tính thẩm mĩ cho không gian cửa hàng mà còn tác động rất lớn đến tinh thần và tâm lý của khách hàng. Các shop hiện nay thường chọn những tông màu sáng là chủ đạo như trắng, hồng, vàng, xanh pastel,.. mang lại cảm giác dễ chịu và thông thoáng cho cửa hàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo ra nét khác biệt cho cửa hàng của mình bằng việc kết hợp những màu sắc khác nhau. Ví dụ, bạn chuyên thiết kế những đồ mang phong cách unisex, bạn có thể chọn 2 tông màu đỏ và đen cho cửa hàng của mình để tạo sự thu hút và khác biệt.

Bên cạnh màu sắc thì ánh sáng cũng được xem là một trong những yếu tố tuyệt vời có thể giúp cho những bộ trang phục trong cửa hàng bạn trở nên lung linh và lộng lẫy hơn. Chính vì vậy, bạn cần đặc biệt chú ý khi lựa chọn những nguồn sáng sao cho thật phù hợp khi thiết kế cửa hàng. Nên kết hợp hài hòa cả ánh sáng tự nhiên và nhân tạo để mang lại sự dễ chịu và thông thoáng cho shop của bạn.

8. Nói chuyện với các nhà bán lẻ

Khi kinh doanh thời trang tự thiết kế, ngoài việc xác định hách hàng của bạn là ai, thì bạn cũng nên xem ai sẽ là những người mà bạn sẽ bán sản phẩm của bạn? Nếu bạn có kế hoạch bắt đầu cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ, bạn sẽ phải chú ý tới điều này. Bạn cần phải lập một chiến lược cẩn thận để “đột nhập” vào thị trường.

Các nhà bán lẻ sẽ giúp các thiết kế của bạn đến tay người tiêu dùng nhanh hơn vì vậy, bạn nên tìm kiếm những nhà bán lẻ tiềm năng để nói chuyện, đề xuất với họ để trưng bày và bán sản phẩm của bạn trong cửa hàng của họ.

9. Xây dựng các chương trình liên kết và mạng lưới quan hệ

Theo những người có kinh nghiệm kinh doanh thời trang thiết kế nhiều năm cho biết, chương trình liên kết sẽ giúp bạn tăng doanh số bán hàng nhanh. Một bài viết trên blog đơn giản từ 1 blogger thời trang có thể bán hết thiết kế của bạn chỉ trong vài giờ đồng hồ. Bạn tạo nên một chương trình liên kết để mọi người có thể kiếm được chiết khấu hơi từ việc tiếp thị hàng hóa cho bạn, bạn sẽ phải bất ngờ về hiệu quả của nó.

Ngoài ra, bạn nên xem xét việc tham dự các sự kiện trong ngành, trình diễn thời trang và các cuộc họp có nhiều người như bạn trong lĩnh vực. Những người có kinh nghiệm bán quần áo thiết kế hơn bạn có thể sẽ cung cấp cho bạn một số lời khuyên và thủ thuật giúp bạn tồn tại và phát triển trong ngành này.

10. Đăng ký 1 website bán hàng

Bạn không thể làm mà không có internet ở bất kỳ lĩnh vực nào trong thời đại này. Có nghĩa là bạn sẽ cần một sự hiện diện trên mạng bằng cách tạo website thương hiệu cho việc kinh doanh thời trang tự thiết kế của mình.

Một cách tốt để bắt đầu một thương hiệu quần áo là tạo ra một website thời trang và bán quần áo trực tuyến. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp bán trên các sàn TMĐT, trang rao vặt, mạng xã hội, diễn đàn… Tốt nhất là bạn nên lựa chọn 1 nền tảng website mang lại cho bạn nhiều cơ hội tích hợp với các kênh bán hàng đa dạng để 1 công đôi việc, đăng bán sản phẩm lên các kênh dễ dàng, nhanh chóng, quản lý bán hàng cũng không phải vất vả ngược xuôi. Xem thêm các bước Thiết kế website bán hàng thời trang.

Chiến lược marketing kinh doanh thời trang

1. Phân tích SWOT

Phân tích SWOT là bước quan trọng đầu tiên khi xây dựng kế hoạch marketing cho shop thời trang của bạn. Phân tích SWOT với S (Streangths): những điểm mạnh mà công việc kinh doanh dự định của bạn sẽ phát huy được. Điểm mạnh có thể xuất phát từ nguồn hàng chất lượng như hàng VNXK, hàng nhập khẩu hay sản phẩm handmade; giá bán cạnh tranh, kiểu dáng phong phú phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên, cùng với điểm mạnh từ bản thân công việc kinh doanh quần áo mà bạn có được, vẫn tồn tại những hạn chế, điểm yếu – W /(Weakness) như thiếu kinh nghiệm quản lý cửa hàng, chưa sử dụng phương tiện truyền thông và chưa có khả năng thuyết phục khách hàng tin tưởng vào ý tưởng kinh doanh cũng như sản phẩm này.

Thị trường thời trang trực tuyến rất phát triển với nhu cầu mua sắm sản phẩm của đối tượng nữ giới cao và nam giới cũng có nhu cầu mua các sản phẩm thời trang. Đây chính là một trong những cơ hội – O (Opportunites) mà bạn có thể tận dụng để phát triển. Bên cạnh đó, thị trường thương mại điện tử ngày càng phát triển, công nghệ thiết kế website bán hàng, truyền thông, vận chuyển ngày một tiến bộ…là những cơ hội rất tốt để bạn quảng cáo shop quần áo và phát triển công việc kinh doanh sau này.

Đối với những mối đe dọa – T (Threats) mà bạn sẽ gặp phải có thể xuất phát từ các đối thủ cạnh tranh – những thương hiệu thời trang nổi tiếng như Ivy Moda, Nem,… cho đến những cửa hàng thời trang online…. Cùng với đó, sự phát triển của công nghệ và thương mại điện tử cũng tạo ra những mối lo nếu bạn không hiểu rõ và làm chủ công nghệ mới.

Từ những thông tin có được từ việc phân tích SWOT, bạn sẽ hiểu hơn về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà mình sẽ gặp phải khi bắt tay vào lĩnh vực kinh doanh thời trang. Từ đó quyết định đến chiến lược marketing cho shop thời trang của bạn.

2. Kế hoạch 5P

Kế hoạch marketing cho shop thời trang bao gồm 5P: sản phẩm (Product), giá bán (Price), quảng cáo - xúc tiến (Promotion), phân phối (Place) và con người (People). Bạn có thể dựa theo nhu cầu của mình để điều chỉnh các mục và chi tiết trong kế hoạch này.

2.1 Sản phẩm

Mặt hàng thời trang rất đa dạng, bao gồm từ quần áo, váy vóc, túi xách, giày dép... đến các phụ kiện đi kèm như mũ, thắt lưng,... Bạn cần xác định rõ mặt hàng chủ yếu bạn muốn kinh doanh là gì và đối tượng khách hàng mục tiêu bạn muốn hướng tới là ai để có thể xây dựng những chiến lược marketing hiệu quả nhất.

Sản phẩm mà bạn kinh doanh không chỉ bao gồm những sản phẩm quần áo hữu hình mà còn gồm cả thông tin thương hiệu, cách đóng gói và dịch vụ đổi trả sản phẩm. Nếu bạn muốn kinh doanh mặt hàng thời trang công sở nữ, với nguồn hàng là xưởng may có uy tín và tay nghề cao. Các mặt hàng của bạn sẽ bao gồm: sơ mi, chân váy, váy công sở, vest nữ….với thương hiệu của bạn. Các sản phẩm này sẽ được đựng trong những chiếc túi giấy hay túi vải, túi nilong với thiết kế bắt mắt cùng với đó là chính sách đổi trả sản phẩm cụ thể và chi tiết.

2.2 Giá bán

Shop mới bắt đầu kinh doanh nên lựa chọn chiến lược định giá thâm nhập thị trường. Nếu bạn chủ yếu kinh doanh sản phẩm của mình trên Internet, shop của bạn sẽ có khả năng cạnh tranh rất lớn so với cửa hàng truyền thống nhất về giá bán sản phẩm. Bạn sẽ cần tính toán dựa trên chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá bán của đối thủ và đưa ra mức giá bán sản phẩm phù hợp, không được quá cao so với thị trường nhưng cũng phải đảm bảo đem lại lợi nhuận cao nhất có thể cho shop.

Nếu chọn chiến lược giá bán thấp, cung cấp sản phẩm chất lượng ổn định, bạn sẽ thu hút được lượng khách lớn trong thời gian đầu. Nhưng trong trường hợp bạn muốn tăng giá bán để gia tăng doanh thu, bạn sẽ gặp khó khăn về phía khách hàng. Tuy nhiên, nếu lựa chọn giá bán cao để phù hợp với giá trị của sản phẩm mang lại, trong thời gian mới kinh doanh, khả năng thu hút khách hàng và bán được hàng sẽ không cao. Vì vậy, bạn cần cân nhắc giá bán phù hợp, vừa đảm bảo tính cạnh tranh vừa đảm bảo doanh thu cho cửa hàng.

Ngoài ra, nếu bạn kinh doanh các sản phẩm may đo theo yêu cầu khách hàng thay vì bán các sản phẩm quần áo sẵn có, thì liệu các sản phẩm may đo của bạn có thể cạnh tranh với sản phẩm thời trang giá rẻ không? Câu trả lời là có. Các sản phẩm may đo thường được may với số lượng ít nên giá thành chắc chắn sẽ đắt hơn so với hàng gia công hàng loạt với số lượng lớn.

Tuy nhiên đổi lại, chất lượng của các sản phẩm may đo thường cao, đường may tinh tế cũng như kiểu dáng, mẫu mã phong phú, phù hợp với đối tượng khách hàng mà bạn đã xác định là dân công sở. Nếu đáp ứng được các tiêu chí đó cộng với việc quảng bá thương hiệu như đã nói ở trên thì Blog Sapo tin chắc rằng sản phẩm của bạn sẽ chiếm được niềm tin của khách hàng và việc kinh doanh của bạn sẽ thành công. Ngoài ra, bạn có thể theo dõi cẩm nang kinh doanh quần áo của Blog Sapo để có thêm những kinh nghiệm kinh doanh bổ ích.

2.3 Quảng cáo

- Quảng cáo truyền thống

Quảng cáo shop quần áo qua hình thức cửa hàng là một loại hình quảng cáo khá hiệu quả khi kinh doanh thời trang. Khi bán tại cửa hàng, bạn nên chăm chút cho diện mạo cửa hàng của mình để thu hút khách hàng đến mua sắm. Đầu tiên, bạn cần trang trí cửa hàng thật đẹp mắt, mua sắm thêm mắc áo, ma-nơ-canh, gương lớn, giá kệ… để trang bị cho cửa hàng.

Để quảng cáo thương hiệu, bạn cần làm biển hiệu cửa hàng thật ấn tượng, bên cạnh đó kết hợp với các hình thức quảng cáo truyền thống như in tờ rơi, catalog (để tiết kiệm chi phí chị có thể in màu các cuốn catalog kích thước nhỏ và chất liệu giấy thường) phát tại các nơi tập trung đông người hoặc các khu văn phòng. Đặc biệt, một kênh tiếp cận khách hàng vô cùng hiệu quả, thậm chí có thể nói là hiệu quả nhất trong các kênh đó là quảng cáo truyền miệng thông qua người thân, bạn bè.

Quảng cáo truyền miệng là hình thức quảng bá sản phẩm hoàn toàn miễn phí nhưng mang đến hiệu quả bất ngờ. Bạn có thể tận dụng các mối quan hệ như gia đình, bạn bè hoặc đề nghị các khách hàng hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của bạn đưa ra những đánh giá, nhận xét và giới thiệu sản phẩm của bạn đến những người xung quanh. 

Theo thống kê cho thấy, quyết định tiêu dùng của khách hàng thường chịu ảnh hưởng đến 80% từ tư vấn tiêu dùng của bạn bè, người thân. Chính vì thế quảng cáo truyền miệng luôn là hình thức quảng cáo shop quần áo khá hiệu quả từ trước đến nay.

- Quảng cáo trên Internet

Quảng cáo qua mạng xã hội

Bằng cách nào đó, mạng xã hội đang mang lại nhiều hiệu quả cho kinh doanh thời trang trực tuyến. Trong thời đại mà công nghệ là vua, tầm quan trọng của mạng xã hội sẽ ngày càng gia tăng. Số lượng người dùng mạng xã hội hiện nay là một con số khổng lồ, vì thế, không có lý do gì mà bạn bỏ qua tập khách hàng tiềm năng này.

Mạng xã hội cho phép kinh doanh thời trang giới thiệu sản phẩm của mình 1 cách hấp dẫn thông qua hình ảnh, video ngắn hay những dòng cập nhật ngắn. Những tương tác cho phép bạn xác định các thông tin của khách hàng. Nhiều thương hiệu còn tận dụng để thu hút và quảng bá sản phẩm với mức chi phí bỏ ra không nhỏ.

Mạng xã hội cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến nhu cầu tiêu dùng thời trang của khách hàng. Trên thực tế, 71% người tiêu dùng được hỏi nói rằng, họ có nhiều cơ hội mua sản phẩm giới thiệu trên các phương tiện truyền thông xã hội. Đối với 1 người kinh doanh thời trang thì đây là con số vô cùng quan trọng để họ quyết định với kênh kinh doanh này.

Top những mạng xã hội làm nền tảng tốt cho kinh doanh thời trang:

Facebook: Các công cụ marketing trực tuyến đang phát triển và hỗ trợ người dùng rất nhiều tiện ích. Quảng cáo trên Facebook thông qua các hình thức quảng cáo trả tiền với click, quảng cáo hiển thị, quảng cáo bài viết,... nhanh chóng giúp bạn thu hút khách hàng. Bạn có thể tìm hiểu thêm các bước để tiến hành quảng cáo Facebook để có thể tối ưu chi phí và đem lại hiệu quả. Quảng cáo trên Facebook là một kênh có chi phí khá hợp lý và có thể tiếp cận chính xác đối tượng khách hàng mà bạn muốn nhắm đến.

Zalo, Instargram, Pinterest,...: Ngoài facebook, bạn có thể đăng hình ảnh sản phẩm trên các trang mạng xã hội khác như Zalo Page, Instagram, Pinterest… để thu hút thêm sự chú ý của khách hàng. Với các kênh này, bạn nên sử dụng hình ảnh sản phẩm được chau truốt và đầu tư chuyên nghiệp để tạo sức hút và ấn tượng.

Diễn đàn: Mặc dù các diễn đàn không còn hoạt động mạnh như trước nhưng đây vẫn là kênh quảng cáo trực tuyến phù hợp cho cửa hàng quần áo trực tuyến. Bạn có thể đăng ký quảng cáo dạng bài viết hoặc hình ảnh sản phẩm trên các diễn đàn có nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng. Hoặc có thể đăng thông tin, bài viết giới thiệu cửa hàng, sản phẩm. Và hãy trở thành thành viên năng động của các diễn đàn để gây dựng hình ảnh đáng tin cậy cho cửa hàng của mình. Ngoài ra, seeding trên những hội nhóm hay forum lớn bằng cách tạo ra những câu chuyện hay lạ, đánh vào tâm lý tò mò của người dùng cũng dễ gây ấn tượng và làm cho khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn.

Cách quảng cáo trên mạng xã hội hiệu quả nhất:

+ Trả lời các nhận xét và yêu cầu 1 cách kịp thời.

+ Điều chỉnh thông điệp đến từng đối tượng cụ thể của bạn.

+ Hình ảnh là quan trọng. Tạo đồ họa tùy chỉnh làm nổi bật cá tính trong kinh doanh thời trang của bạn.

+ Đưa ra các khía cạnh đằng sau hậu trường của kinh doanh thời trang. Một cách để cho khách hàng thấy những nỗ lực và sự quan tâm tới nhu cầu của họ từ phía bạn, cách như vậy cũng làm gia tăng uy tín tới khách hàng.

+ Tiến hành các cuộc thi, quà tặng độc đáo. Sử dụng ngày nghỉ và chu kỳ bán hàng để gây ảnh hưởng tới khách hàng.

+ Đẩy mạnh giảm giá và quà tặng trong các quảng cáo social media.

+ Đừng cố sao chép, những nội dung trùng lặp không chỉ có hại cho SEO mà còn gây lãng phí, không hiệu quả.

+ Gửi đến những thông điệp hấp dẫn cho thị trường mục tiêu.

+ Lắng nghe phản hồi của khách hàng và nỗ lực để hiểu điều đó.

+ Sử dụng hiệu quả mạng xã hội: tiết kiệm thời gian bằng cách lên lịch gửi tự động.

+ Sử dụng hastags trên Pinterest, Instargram hay Tumblr, nhưng đừng lạm dụng, nó sẽ có tác động tiêu cực.

Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm (Google, Cốc Cốc...)

Quảng cáo trả tiền với Google Adwords là hình thức thông qua việc sử dụng các từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ để thực hiện quảng cáo. Tuy nhiên trước hết, bạn cần xây dựng một website thời trang chuyên nghiệp để có thể thực hiện các chiến dịch quảng cáo này.

Tuy nhiên, thị trường thời trang rất cạnh tranh, với hình thức quảng cáo trả tiền này bạn cần lựa chọn từ khóa cụ thể và liên quan đến website của  mình. Nếu bạn kinh doanh thời trang nữ, bạn có thể lựa chọn các từ khóa liên quan như “thời trang công sở nữ đẹp”, “thời trang công sở nữ Hà Nội”…. Từ các công cụ như Google Adwords, Google Analytics, Google Trends bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn từ khóa phù hợp với khả năng tài chính và nhu cầu quảng cáo shop quần áo của mình.

2.4 Khuyến mại

- Giảm giá tại các cửa hàng kinh doanh thời trang

Đây là chương trình khuyến mại đầu tiên không thể bỏ qua, nhưng có lẽ các cửa hàng kinh doanh thời trang lợi dụng chương trình này quá nhiều để câu kéo khách. Thay vì đưa ra theo mùa vụ hay một thời gian nào đó, thì các biển giảm giá tràn lan trên phố vào treo cả năm.

Các chương trình khuyến mại nên đưa ra vào từng thời điểm nhất định của năm, và nên chú trọng vào khoảng thời gian giao mùa. Vì khách hàng thường có nhu cầu sắm cho mùa mới và bạn cần phải “giải quyết” hàng tồn của mùa trường. Tuy nhiên, giảm giá nên có giới hạn hơn là những tấm biển giảm đến tận 50% hay 70%. Điều đó không tốt cho uy tín của cửa hàng. Thay vào đó là các câu gây sự tò mò như: Giảm giá sực sốc, giảm giá duy nhất có 1 0 2 tại Việt Nam… gây kích thích tới người tiêu dùng.

- Hàng tặng kèm

Cửa hàng kinh doanh thời trang áp dụng điều sẽ khá hiệu quả vì phụ kiện xung quanh các bộ quần áo là điều cần thiết. Thay vì khách hàng phải lựa chọn phụ kiện đi kèm cho phù hợp với trang phục họ mua bạn có thể đưa ra chương trình tặng kèm đồ với mỗi sản phẩm, hoặc khi khách hàng với số lượng nhất định.

Theo tâm lý người tiêu dùng, giảm giá sẽ khiến họ có cảm giác thích thú khi mua hàng nhưng nếu vô tình họ thấy cửa hàng khác cùng sản phẩm đó với giá thấp hơn họ sẽ ko đến cửa hàng bạn lần 2, vì bạn bán quá đắt tuy đã giảm giá. Nhưng tại các cửa hàng kinh doanh thời trang với hàng tặng kèm bạn sẽ cho họ cảm giác được lời, một giá mua được 2 món hàng. Tạo tâm lý tốt là điều quan trọng khi bán hàng.

- Khuyến mại khi cửa hàng kinh doanh quần áo có sản phẩm mới

Chúng ta luôn phải tìm một lý do hợp lý để đưa ra các chương trình khuyến mại, và khi ra mắt sản phẩm mới là một lý do tốt. Vừa thông báo cho khách hàng về một sản phẩm độc đáo bạn đang có, vừa kích thích tiêu dùng vì đợt giảm giá, hơn nữa điều đó tiết kiệm chi phí hơn để quảng bá sản phẩm đến khách hàng.

Cách này áp dụng hiệu quả cho các cửa hàng kinh doanh thời trang tự thiết kế hoặc các cửa hàng phân phối của công ty sản xuất và kinh doanh thời trang.

- Các chương trình chăm sóc khách hàng

Là một cách tạo uy tín từ doanh nghiệp, cửa hàng của bạn đối với lượng khách hàng hiện có. Chương trình này nhắm vào đối tượng khách hàng là người đã và đang tiêu dùng sản phẩm thời trang của bạn.

Có thể là các chương trình giảm giá cho các khách hàng lâu năm, các chương trình bốc thăm chỉ dùng cho họ, hay tặng sản phẩm cho mỗi đơn hàng…. Điều này không chỉ kích cầu tốt với nhóm khách hàng cũ mà còn kích thích thêm đối tượng khách hàng mới. Hơn thế còn giúp tăng doanh thu, tìm hiểu kỹ hơn về khách hàng, nhu cầu của họ và để khách hàng đến gần hơn về cửa hàng, doanh nghiệp của bạn.

- Một chương trình tri ân theo một ngày cụ thể

Một trong những cách mà nhiều người kinh doanh thời trang đang sử dụng. Thay vì kéo dài thời gian khuyến mại. Họ sẽ lựa chọn một ngày cố định trong tuần hay 1 ngày trong tháng để đưa ra các chương trình khuyến mại hay chiết khấu, như một cách tri ân tới khách hàng. Điều này sẽ khiến khách hàng nhớ đến bạn trong một ngày nào đó: “ À hôm nay Shop A có khuyến mại”. Trí nhớ một cách vô thức này khá hiệu quả. Đây là một chương trình marketing mà các rạp chiếu phim, cửa hàng ăn hay sử dụng và tăng doanh thu rất tốt. Và bạn cũng nên áp dụng nó trong kế hoạch marketing cho shop thời trang của bạn.

- Khuyến mại cho các cửa hàng kinh doanh thời trang online

Đây là một trong những cách thức hiệu quả của các cửa hàng kinh doanh online là các chương trình quay số may mắn. Trên các trang mạng xã hội hay web riêng của mình bạn có thể đưa ra các chương trình con số may mắn với khách hàng, với người may mắn có được con số đó sẽ được một phần quà hấp dẫn nhất định.

Chiến lược này kích cầu, gia tăng sự tiếp xúc của khách hàng online và đôi khi tiết kiệm chi phí hơn là các lần giảm giá hay triết khấu.

Trên đây là những cách thức đưa ra các chương trình khuyến mại hiệu quả nhất. Với từng thời gian nhất định và tính chất kinh doanh bạn nên lựa chọn những chương trình khuyến mại phù hợp với cửa hàng kinh doanh thời trang của mình.

Chương trình khuyến mãi đóng vai trò quan trọng với các cửa hàng kinh doanh, trong thời gian mới khai trương, bạn có thể thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến mại như giảm giá 10%, 20% trong tuần đầu khai trương hoặc mua 1 tặng 1. Tuy nhiên, các chương trình khuyến mãi cần được lên kế hoạch dài hạn, kết hợp giữa chương trình giảm giá và hình thức quảng cáo phù hợp. Bạn hãy chuẩn bị lịch trình và nội dung khuyến mãi phù hợp cho cửa hàng của mình. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng những hình thức tạo khuyến mãi như Mua nhiều giá tốt, Giảm giá giờ vàng, Coupon….từ Kho Ứng dụng của Sapo Web để tạo chương trình khuyến mãi đặc sắc cho website của mình.

2.5 Phân phối

Có 2 hình thức phân phối phổ biến hiện nay cho các shop kinh doanh thời trang đó là: phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua việc bán hàng trực tiếp và giao hàng tận nơi cho khách hàng thông qua các đơn vị vận chuyển khi khách hàng ở xa. Về cách giao hàng, ở trong các gian hàng ảo của mình, shop sẽ đăng thông tin về cách thức giao, nhận hàng. Với những địa điểm gần nơi shop trữ hàng, shop sẽ miễn phí vận chuyển. Còn những nơi có khoảng cách xa hơn, shop sẽ tính phí ship tùy vào khoảng cách. Shop sẽ mở một tài khoản ngân hàng để những khách hàng ở các tỉnh thành khác có thể thanh toán bằng chuyển khoản.

2.6 Con người

Đây là những người liên quan đến công việc kinh doanh của bạn: nhân viên và khách hàng. Đối với nhân viên, thời gian đầu khi mới kinh doanh, bạn có thể tự mình thực hiện các công việc từ tư vấn cho đến giao hàng. Nhưng về lâu dài, khi muốn mở rộng công việc kinh doanh và khi lượng khách hàng ngày càng nhiều hơn, bạn sẽ cần sự giúp sức từ các nhân viên. Vì vậy, ngay từ khi lập kế hoạch marketing cho shop thời trang, bạn cần cân nhắc đến chiến lược dành cho nhân viên của mình như các đào tạo quản lý website, trao đổi với khách hàng, chăm sóc khách hàng, bán hàng….cũng như chế độ tiền lương, thưởng, nghỉ việc đối với nhân viên.

Đối với khách hàng, những người trực tiếp ảnh hưởng đến công việc kinh doanh thời trang này, bạn cần có kế hoạch lâu dài đối với họ. Từ cách tiếp cận thông qua các công cụ quảng cáo, tương tác trên website, fanpage… đến chăm sóc khách hàng đều cần được lưu ý phát triển. Bạn sẽ bán hàng trực tuyến, khách hàng khó có thể xem trực tiếp được sản phẩm, bạn cần sử dụng website và fanpage như những kênh tương tác và chăm sóc khách hàng hiệu quả.

3. Ngân sách và theo dõi kế hoạch marketing cho shop thời trang

Ngân sách dành cho kế hoạch marketing cho shop thời trang trực tuyến của bạn có thể có nhiều hạn chế, việc lựa chọn hình thức phù hợp để tối ưu chi phí là điều rất quan trọng. Bạn có thể sử dụng và phát triển fanpage thông qua việc mời bạn bè hoặc thực hiện quảng cáo với chi phí phù hợp. Lập dự toán cho các chiến dịch marketing, các sản phẩm hỗ trợ và theo dõi hiệu quả để chọn cho mình hình thức quảng cáo phù hợp. Ví dụ, trong năm đầu tiên kinh doanh, ngân sách marketing cho mỗi tháng là 5,000,000 vnđ. Các năm tiếp theo, ngân sách marketing sẽ chiếm 3%/ doanh thu.

Việc xây dựng kế hoạch marketing cho shop thời trang là một phần quan trọng trong kế hoạch kinh doanh tổng thể cho cửa hàng của bạn, không chỉ giúp bạn vạch ra những bước đi và công cụ cần thiết để quảng cáo shop quần áo của mình mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển sau này. Cùng với việc lập ra kế hoạch cho ý tưởng kinh doanh thời trang, bạn cần theo dõi và điều chỉnh kế hoạch marketing cho shop thời trang sao cho phù hợp từ những hoạt động thực tế tại cửa hàng của mình. Hy vọng những bí quyết mà Blog Sapo chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn xây dựng được một kế hoạch marketing tuyệt vời cho shop thời trang của mình và giúp công việc quảng cáo shop quần áo của bạn sẽ thật hiệu quả nhé!

Ý tưởng kinh doanh thời trang tự thiết kế

1. Kinh doanh quần áo trẻ em thiết kế

Bạn có thể bắt đầu kinh doanh thời trang cho trẻ em. Hiện nay, các bậc phụ huynh đặc biệt là những người nổi tiếng luôn muốn xây dựng phong cách thời trang cá tính cho con yêu của mình. Họ luôn sẵn sàng đầu tư mua những bộ trang phục tự thiết kế đẹp, độc và chất lượng tốt cho con. Bạn hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội này để phát triển những mẫu quần áo tự may theo đơn đặt hàng của khách. Đọc ngay bài viết Kinh nghiệm mở shop kinh doanh quần áo trẻ em nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu sâu về lĩnh vực thời trang trẻ em.

2. Mở shop bán quần áo tự may cho người trung tuổi

Không chỉ có những người trẻ mới muốn làm đẹp mà cả những người cao tuổi cũng luôn muốn làm đẹp mọi lúc mọi nơi. Mọi người thường tập trung thiết kế cho trẻ em và người trẻ tuổi mà quên mất thị trường tiềm năng này. Bạn hoàn toàn có thể thành công nếu nhắm vào thị trường mục tiêu là người trung tuổi và cao tuổi.

3. Dịch vụ in và thêu

Các công ty may mặc hoặc các nhà thiết kế thời trang luôn cần tăng cường vẻ đẹp của những mẫu thiết kế với các chi tiết thêu trang trí, đính in họa tiết,… Nếu xác định theo đuổi con đường kinh doanh thời trang tự thiết kế bạn có thể phát triển theo hướng mở dịch vụ in và thêu đáp ứng nhu cầu thị trường.

4. Sản xuất và thiết kế hàng đồng phục

Bạn có thể lựa chọn kinh doanh thời trang với những sản phẩm đồng phục cho các công ty, tổ chức xã hội, các đội thể thao hay đồng phục học sinh, sinh viên,… Đồng phục luôn được thay mới thường xuyên nên nếu bạn biết nắm bắt cơ hội và tìm được đầu ra thì bạn hoàn toàn có thể có được lượng khách hàng lớn mỗi năm. Điều quan trọng nhất vẫn là sản phẩm phải có thiết kế tốt, chất liệu vải đảm bảo, logo đẹp và giá cả phải chăng.

5. Cho thuê quần áo

Cho thuê quần áo là một hình thức kinh doanh mới và chưa phổ biến nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, hình thức chủ yếu được áp dụng rộng rãi ở nước ngoài và hiệu quả kinh doanh rất tốt. Đối với những người nổi tiếng, những trang phục đi dự sự kiện họ chỉ mặc một lần mà ít khi sử dụng lại lần hai.

Bạn có thể tận dụng ý tưởng thời trang này để bắt đầu hình thức kinh doanh cửa hàng cho thuê quần áo cũ. Những mẫu trang phục cao cấp tự thiết kế sẽ được người nổi tiếng thuê để đi tham gia các buổi họp báo, các sự kiện. Ý tưởng kinh doanh này sẽ vô cùng tuyệt vời đấy!

6. Kinh doanh quần áo Vintage

Bên cạnh việc kinh doanh thời trang tự thiết kế theo hơi hướng hiện đại thì việc mở shop bán quần áo tự may theo hướng cổ điển cũng là ý tưởng kinh doanh được ưa chuộng.

Bạn chắc chắn sẽ kiếm được tiền từ việc kinh doanh quần áo Vintage bởi những bộ trang phục này sẽ được cung cấp cho những nhà sản xuất phim hoặc những tín đồ thời trang có tình yêu đặc biệt đối với quần áo theo phong cách cổ điển.

7. Bán quần áo cũ

Ngày nay, khách hàng mua quần áo chủ yếu quan tâm đến yếu tố đẹp, độc, bền và rẻ mà không còn quan tâm quá nhiều đến việc cũ hay mới. Và đây cũng là ý tưởng dành cho những ai đang muốn kinh doanh thời trang. Một số khách hàng quan niệm rằng họ thích mua quần áo cũ hơn vì với cùng một mức giá, quần áo cũ thường có chất liệu xịn và bền hơn so với các loại quần áo mới. Nếu bạn biết cách chọn lọc những mẫu quần áo cũ chất lượng tốt và biết thiết kế, cách tân quần áo cũ sao cho phù hợp nhất thì chắc chắn cửa hàng của bạn sẽ buôn may, bán đắt.

8. Dịch vụ sửa chữa quần áo cũ

Để công việc kinh doanh quần áo tự thiết kế chuyên nghiệp hơn, bạn nên thêm các dịch vụ ưu đãi cho khách hàng thân thiết hoặc dịch vụ sửa chữa quần áo miễn phí. Đối với những bộ quần áo mà khách hàng ưa thích thì việc sửa chữa và phục hồi quần áo là rất cần thiết.

9. Thiết kế và in áo thun

Những mẫu áo thun có thiết kế đặc biệt, có họa tiết in ấn mới lạ, luôn là điểm nhấn và được thị trường giới trẻ đón nhận. Bạn có thể tận dụng ý tưởng này để lên các bản thiết kế sáng tạo và hấp dẫn và bán lại mẫu cho các công ty sản xuất, hoặc tự tay gia công, biến mẫu thiết kế của mình thành sản phẩm đời thực.

10. Thời trang stylist

Trở thành một nhà tạo mẫu thời trang cho những người nổi tiếng trong các buổi chụp ảnh và trong các sự kiện cũng là một ý tưởng bạn nên cân nhắc.

11. Tìm nguồn cung ứng sản phẩm cho công ty

Ý tưởng tìm dòng quần áo, nguyên liệu sản xuất hàng may mặc cho các công ty cũng là một ý tưởng hay giúp bạn bắt đầu hiện thực hóa ước mơ của mình.

12. Kinh doanh đồ lót tự thiết kế

Đồ lót là trang phục vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ người phụ nữ nào. Những mẫu đồ lót tự thiết kế sang trọng, quyến rũ mang đến sự thoải mái cho người sử dụng là một ý tưởng kinh doanh vô cùng mới mẻ và hấp dẫn.

13. Kinh doanh kết hợp cung cấp vải

Bất cứ nhà thiết kế thời trang nào cũng cần đến vải để tạo nên những bộ trang phục ấn tượng. Bạn có thể kết hợp kinh doanh quần áo tự thiết kế cùng với việc cung cấp vải phục vụ cho các nhà may. Điều này, vừa giúp bạn có lợi nhuận đồng thời đảm bảo nguồn vải phục vụ cho nhu cầu thiết kế của bạn luôn dồi dào.

14. Mở lớp dạy thiết kế thời trang

Việc mở trường thiết kế thời trang để đào tạo và tìm kiếm tài năng của các nhà thiết kế trẻ là một ý tưởng kinh doanh vô cùng táo bạo. Mặc dù, ban đầu bạn sẽ mất rất nhiều tiền đầu tư, nhưng chắc chắn trường học thiết kế của bạn sẽ đem lại doanh thu lớn. Học phí cho trường thời trang thường rất cao nên chắc chắc bạn sẽ sớm thu hồi lại được vốn đầu tư và kiếm lời lớn khi trường hoạt động.

15. Làm đại lý phân phối vải thiết kế

Ngoài việc cung cấp vải cho các nhà thiết kế thì bạn có thể trở thành đại lý phân phối vải của các nhà sản xuất vải, là người trung gian giữa các cửa hàng bán lẻ và nhà sản xuất vải.

16. Thiết kế các vật dụng mới từ đồ cũ

Quần áo cũ thường được mọi người dọn dẹp sau mỗi mùa. Đây là thời điểm thích hợp để bạn kiếm tiền từ công việc thu mua quần áo cũ. Việc kiếm tiền này nghe có vẻ vô lý đúng không? Tuy nhiên, bạn có thể thu được số tiền lớn nếu biết cách xử lý, thiết kế thành những đồ dùng khác như chăn, thảm trải sàn hoặc bán như quần áo cũ.

17. Tư vấn mua sắm cá nhân

Người có tiền nhiều chưa chắc đã biết cách ăn mặc đẹp. Vậy họ sẽ cần tìm những người có hiểu biết về lĩnh vực thời trang, có óc thẩm mỹ tinh tế tư vấn chọn đồ cho họ.  Nếu bạn nắm bắt được thị hiếu và sở thích của khách hàng, biết về các mùa, các xu hướng mới nhất, biết nơi nhận được giao dịch tốt nhất? Bạn hoàn toàn có cơ hội trong ngành công nghiệp thời trang khi trở thành một người tư vấn mua sắm cá nhân kiếm bạc triệu đơn giản.

18. Mở shop kinh doanh quần áo

Nếu yêu thích thời trang mua sắm và quan tâm đến những bộ quần áo có thiết kế đẹp, tại sao bạn không mở ngay một shop thời trang để kinh doanh nhỉ? Nhưng cũng đừng vì thế mà vội vã thực hiện. Bạn hãy đi khảo sát thị trường xung quanh và tìm ra một thị trường ngách có tiềm năng nhất và bám theo nó.

Trên đây là 18 ý tưởng kinh doanh quần áo tự thiết kế vô cùng tiềm năng và đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Nếu bạn biết tiếp thu những ý tưởng trên và xác định được mục tiêu rõ ràng thì bạn hoàn toàn có thể khởi nghiệp kinh doanh thời trang của mình một cách dễ dàng. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao để khảo sát thị trường quần áo hiệu quả, và đâu là thị trường ngách phù hợp với bạn?

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế website bán hàng được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9626) - LikeAction (9826) - WriteAction (929)