• Hotline: 093.784.1299
  • HCM: 243 Huỳnh Văn Bánh, 12, Phú Nhuận
  • Hà Nội: VINACONEX 7, Cầu Diễn, Từ Liêm

Khách hàng trung thành đem lại cho bạn điều gì

Khách hàng trung thành là người đem lại nguồn lợi nhuận lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp vì có giá trị vòng đời cao (Customer Lifetime Value). Chẳng hạn, một khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn trung bình 1 tháng với mức 4 triệu đồng/tháng, giá trị vòng đời (hay doanh thu trung bình người này mang lại) sẽ là 4 triệu. Vẫn mức 4 triệu đồng/tháng, nhưng nếu khách hàng này sử dụng trong 12 tháng, giá trị vòng đời của họ sẽ là 48 triệu.

Khách hàng trung thành đem lại cho bạn điều gì

Đã bao giờ bạn thử đo đếm khối lượng công việc phải thực hiện và nguồn lực phải bỏ ra để có được một khách hàng mới? Liệu đầu tư cho việc giữ khách hàng hiện tại thông qua chiến lược khách hàng trung thành có hiệu quả hơn? Rất nhiều khách hàng hiện tại muốn bỏ đi nhưng chỉ cần quan tâm hơn một chút họ sẽ quyết định ở lại.

Hãy cân nhắc tới việc cắt giảm một chút nguồn lực để mở rộng danh sách khách hàng mới vào việc giữ chân khách hàng hiện có, bạn sẽ làm tăng lợi nhuận đáng kể.

Làm thế nào để giữ chân khách hàng?

Dưới đây là một vài phương pháp giữ chân khách hàng, hãy cùng thử và chia sẻ trải nghiệm với THIẾT KẾ WEBSITE CHUẨN SEO

1. Xác định “điểm đau” của khách hàng và giải quyết vấn đề

Khi khách hàng đã có sự gắn kết với các sản phẩm/dịch vụ, chắc chắn sẽ có rất nhiều vấn đề sẽ thường xuyên phát sinh. Nếu những khó khăn tồn tại mà chưa được giải quyết triệt để, nó có thể thôi thúc khách hàng bỏ đi nhanh chóng.

Bạn cần phải xác định chính xác “điểm đau” của khách hàng để giải quyết dứt điểm trước khi họ bắt đầu nghĩ tới việc lựa chọn đối thủ của mình. Bạn có thể thực hiện các cuộc điều tra hay giám sát khách hàng trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ để tìm ra những vướng mắc mà khách hàng gặp phải.

Rất hiếm khi khách hàng đột ngột bỏ đi. Chính vì thế, bạn cần phải tìm kiếm các tín hiệu thường xuyên để có cơ hội để giải quyết vấn đề trước khi đã quá muộn.

2. Tăng mức độ gắn kết với sản phẩm/dịch vụ

Một trong những giải pháp giữ chân khách hàng đầu tiên đó là đảm bảo rằng họ đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn, sau đó tăng dần mức độ phụ thuộc và mở rộng nhu cầu. Hãy để khách hàng thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn là không thể thiếu hoặc thực sự khác biệt và khó quên.

Tăng mức độ gắn kết với sản phẩm/dịch vụ

Hãy đảm bảo rằng khách đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn, sau đó tăng dần mức độ phụ thuộc và mở rộng nhu cầu

Ví dụ, một ứng dụng di động liên tục gửi những thông báo thu hút để “dụ dỗ” bạn sử dụng thêm dịch vụ. Hay như Zalo liên tục cho bạn biết những người bạn của bạn đang chia sẻ những bức ảnh rất thú vị, và chắc chắn bạn không thể không truy cập để theo dõi những hoạt động này.

Riêng với Subiz, chúng tôi khuyến khích khách hàng cài đặt các ứng dụng trên PC. Nhờ đó, họ sẽ được trải nghiệm một cảm giác rất khác biệt khi công cụ chat trực tuyến của chúng tôi sẽ bắt đầu hoạt động, sẵn sàng nhận cuộc trò chuyện từ khách hàng ngay khi bật máy tính.

3. Khởi động chương trình khách hàng trung thành ngay từ đầu

Hãy xác định thời điểm khách hàng bắt đầu kết nối với doanh nghiệp của bạn và kêu gọi họ gia nhập chương trình tri ân ngay từ những giao dịch đầu tiên. Bằng cách này, khách hàng sẽ ý thức tốt hơn về việc tích lũy điểm ngay từ đầu. Hơn nữa, nếu khách hàng có ý định rời bỏ doanh nghiệp của bạn, mức ưu đãi/điểm tích lũy được cũng là yếu tố “giữ chân” họ.

Các chương trình ưu đãi, tri ân sau mua cũng cần phải được duy trì. Những hành động nhỏ như gửi thư, quà chúc mừng nhân dịp sinh nhật, ngày lễ đặc biệt… cần phải được thực hiện thường xuyên như một sự gợi nhắc thương hiệu, thay vì chỉ ở một thời điểm ngay sau khi mua hàng.

4. Sử dụng NPS để đánh giá mức độ hài lòng

Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng bằng chỉ số NPS

Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng bằng chỉ số NPS

Net Promoter Score – NPS là chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng. Để tính toán được chỉ số này, doanh nghiệp sẽ dựa vào bản khảo sát khách hàng với 2 câu hỏi rất quan trọng:

  • Bạn sẵn sàng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi tới bạn bè và đồng nghiệp với số điểm bao nhiêu trên thang từ 0 – 10?
  • Lý do tại sao?

Tùy vào số điểm, khách hàng sẽ được xác định ở các nhóm:

  • Promoters (9 – 10 điểm): Là những khách hàng rất hạnh phúc với sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn. Họ sẽ là nguồn khách hàng trung thành và giúp doanh nghiệp bạn mở rộng danh sách khách hàng chính là bạn bè / người thân của họ.
  • Passives (7 – 8 điểm): Là những khách hàng hài lòng tương đối do còn tồn tại những điểm chưa thoả mãn. Họ có thể dễ dàng chuyển đổi sang sản phẩm / dịch vụ của đối thủ.
  • Detractors (dưới 6 điểm): Luôn là những khách hàng dễ dàng bỏ đi và không ngần ngại lan truyền những bình luận làm ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn.

Đo lường kết quả: Chỉ số NPS = %Promoters – %Detractors. Ví dụ: Khảo sát 20 khách hàng, trong đó có 10 promoters (50%) , 5 passives (25%) và 5 detractors (25%), chỉ số NPS = 50% – 25% = 25%

Một khi bạn xác định vị trí từng nhóm đối tượng, bạn cũng nên kiểm tra những lý do khiến họ lựa chọn như vậy. Nếu biết tận dụng, đây chính là “mỏ vàng” những ý tưởng cho bạn để cải thiện mối quan hệ khách hàng.

5. Tiếp cận khách hàng đã bỏ đi

Ngay cả khi một khách hàng đã rời đi, bạn nên cố gắng tìm hiểu sai lầm của mình là gì để giữ chân khách hàng ở tình huống tương tự trong tương lai. Họ có thể không trả tiền cho bạn nữa, nhưng họ vẫn đem lại giá trị cho công ty của bạn nếu như bạn bổ sung những hình thức kinh doanh thông minh khác.

Cũng giống như điều tra NPS, bạn cần phải tìm hiểu lý do gì đã khiến khách hàng bỏ đi. Một email ngắn gọn có thể đã hiệu quả, nhưng nếu có thể liên hệ trực tiếp khi khách hàng sẵn sàng, sự khác biệt là chắc chắn. Bạn nên tìm hiểu lý do tại sao bỏ đi, kiểm tra những tình huống tương tự và sửa chữa càng sớm càng tốt.

Tại sao chiến lược khách hàng trung thành lại quan trọng?

Khách hàng trung thành là người đem lại nguồn lợi nhuận lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp vì có giá trị vòng đời cao (Customer Lifetime Value). Chẳng hạn, một khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn trung bình 1 tháng với mức 4 triệu đồng/tháng, giá trị vòng đời (hay doanh thu trung bình người này mang lại) sẽ là 4 triệu. Vẫn mức 4 triệu đồng/tháng, nhưng nếu khách hàng này sử dụng trong 12 tháng, giá trị vòng đời của họ sẽ là 48 triệu.

Chiến lược khách hàng trung thành sẽ đảm bảo những khách hàng hiện tại của bạn sẽ tiếp tục tin tưởng và sử dụng sản phẩm/dịch vụ trong nhiều năm tới.

Xét về mặt chi phí, thu hút 1 khách hàng mới tốn gấp 5-6 lần việc duy trì 1 khách hàng cũ. Chưa kể, khi đã thu hút được khách hàng mới này rồi, nếu không tiếp tục giữ chân họ bằng những chiến lược linh hoạt, bạn sẽ mất thêm một khoản lợi không nhỏ do giá trị vòng đời họ đem lại không cao.

Đừng để mất bò mới lo làm chuồng

Quá tập trung vào việc thu hút khách hàng mới có thể khiến bạn rơi vào cảm giác nghi ngờ khi mà danh sách khách hàng vẫn được bổ sung hàng trăm người mới mỗi tháng nhưng dường như doanh thu không tăng đáng kể.

Bạn có thể hi sinh một chút thời gian và nguồn lực của mình vào việc duy trì khách hàng hiện tại. Đồng thời hãy cân nhắc tới kết quả nghiên cứu của Garner: 80% thu nhập của doanh nghiệp lại đến từ 20% khách hàng hiện tại.

4.65 sao của 1069 phiếu bầu
Khách hàng trung thành đem lại cho bạn điều gì
Khách hàng trung thành đem lại cho bạn điều gì
Dịch vụ khách hàng 090.696.7056 093.784.1299 243 Huỳnh Văn Bánh, Phường 12, Q. Phú Nhuận, HCM
Xem thêm
Bạn muốn===>Tìm hiểu thêm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tận dụng Feedback và giới thiệu của khách hàng cho sự phát triển kinh doanh
Tận dụng Feedback và giới thiệu của khách hàng cho sự phát triển kinh doanh
Điều hành một doanh nghiệp nhỏ không phải chuyện dễ dàng. Thường thì có nhiều việc phải quản lý, mà nguồn lực lại có hạn. Một người phải đóng nhiều vai trò, làm việc đa nhiệm, thời gian thì vô cùng có giá trị, nhưng rất hạn...
Bí quyết xây dựng khách hàng trung thành của Amazon hiệu quả
Bí quyết xây dựng khách hàng trung thành của Amazon hiệu quả
Giải pháp hiệu quả nhất trong tình huống này là xác định khách hàng thực- sự- trung- thành và đem lại hiệu quả cho kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, không phải khách hàng trung thành nào cũng đem lại lợi nhuận (trung bình chỉ...
Bí quyết khiến khách hàng quay trở lại sau lần mua hàng đầu tiên
Bí quyết khiến khách hàng quay trở lại sau lần mua hàng đầu tiên
Để có thể tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất qua email thương mại điện tử, hãy cố gắng tìm hiểu và phân tích để biết được khách hàng của bạn đang thực sự cần gì. Đừng chỉ đơn giản là mời khách hàng trở lại mua hàng của...
345 kỹ năng thiết yếu trong dịch vụ khách hàng hiệu quả nhất
345 kỹ năng thiết yếu trong dịch vụ khách hàng hiệu quả nhất
Kiên nhẫn không chỉ giúp bạn cung cấp dịch vụ tốt hơn, mà một nghiên cứu của Đại học Toronto đã chỉ ra rằng mất kiên nhẫn không chỉ ngăn cản khả năng hưởng thụ cuộc sống của ta, mà còn khiến ta không thể giải quyết được những vấn đề khó khăn (như cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng).
Làm gì để khuyến khích khách hàng viết nhận xét về bạn
Làm gì để khuyến khích khách hàng viết nhận xét về bạn
Khi khách hàng nhận được yêu cầu để lại nhận xét, họ thường không muốn phải bấm vào nhiều liên kết để làm điều đó. Cho phép khách hàng của bạn viết và gửi bài đánh giá từ email yêu cầu. Bạn có thể tìm kiếm một giải pháp để tự động hóa quá trình này.
Hãy kiểm soát người xem khi họ tìm kiếm bạn trên Google
Hãy kiểm soát người xem khi họ tìm kiếm bạn trên Google
Nhận được đánh giá xấu là hầu như không thể tránh khỏi và sẽ xảy ra với hầu hết các doanh nghiệp. Nguyên tắc đầu tiên cần nhớ là đừng hoảng sợ. Đáp ứng bốc đồng theo tình cảm là một công thức cho thảm họa. Phản hồi...
Bí quyết giải quyết khiếu nại của khách hàng hiệu quả nhất
Bí quyết giải quyết khiếu nại của khách hàng hiệu quả nhất
Bạn nói rằng bạn sẽ giải quyết vấn đề là một chuyện, còn bạn có thực sự làm việc đó là chuyện khác. Bạn phải tôn trọng cam kết của mình về việc khiếu nại của khách hàng. Nếu bạn không thể khắc phục sự cố, cung cấp...
Ba lời khuyên để cải thiện dịch vụ khách hàng của bạn hiệu quả hơn
Ba lời khuyên để cải thiện dịch vụ khách hàng của bạn hiệu quả hơn
Các dịch vụ ngày nay đã được nâng lên, trung bình là không còn đủ tốt - đó là lãng quên. Hãy hỏi khách hàng những câu hỏi cụ thể về trải nghiệm của họ, lắng nghe và sau đó hỏi ý kiến của họ những gì bạn có thể làm để chăm sóc họ tốt hơn vào những lần tiếp theo.
Kỹ năng nói chuyện với khách hàng qua điện thoại hiệu quả nhất
Kỹ năng nói chuyện với khách hàng qua điện thoại hiệu quả nhất
Khi bạn nói chuyện với ai đó, đặc biệt là ở nơi đông người hay khu vực ồn ào, hãy chỉ dành hết chú ý đến họ. Nếu bạn cảm thấy bị phân tán hay không thể nghe họ nói rõ, nhắc họ chuyển đến một khu vực yên tĩnh hơn. Hãy tập...
093.784.1299
Mục lục