• Hotline: 093.784.1299
  • HCM: 243 Huỳnh Văn Bánh, 12, Phú Nhuận
  • Hà Nội: VINACONEX 7, Cầu Diễn, Từ Liêm

Cần phải làm sao nếu mất khách hàng? Mất khách hàng bạn cần phải làm gì?

Khảo sát chỉ số thiện cảm khách hàng NPS cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu sắc về sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp và từ đó, cung cấp thêm cho bạn những căn cứ trước khi đưa ra quyết định mang tính chiến lược của mình. Nó cũng giải quyết những vấn đề tiềm ẩn, giúp bạn cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cơ hội giữ chân khách hàng. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để đảm bảo bạn có được những khách hàng trọn đời. Nếu bạn thấy mình trong một tình huống khách hàng quyết định ra đi, hãy cứ để họ đi.

Mất khách hàng là điều mà mỗi công ty đều phải đối mặt ít nhất một lần. Trong một số trường hợp, vấn đề này có thể gây khó khăn cho chủ doanh nghiệp.

Mất khách hàng bạn cần phải làm gì?

Sở hữu một doanh nghiệp, bạn rất dễ rơi vào tình huống đổ lỗi cho mình về điều này, đôi khi còn cảm thấy thất vọng, thậm chí lo lắng về tương lai. Những suy nghĩ đầu tiên như: “Thật tồi tệ! Tại sao họ có thể bỏ tôi được chứ?” có thể ngay lập tức lướt qua đầu của bạn.

Sau đó, bạn tiếp tục suy nghĩ về những khó khăn sau khi khách hàng bỏ đi. Nhưng chắc chắn điều đó chẳng đi đến đâu và cũng không giúp bạn nhiều trong công việc kinh doanh của mình. THIẾT KẾ WEB NẮNG XANH khuyên bạn rằng: Hãy suy nghĩ tích cực hơn nhé!

Thái độ của bạn mới là yếu tố quan trọng

Hãy đối xử với nhóm khách hàng này bằng sự quan tâm và tôn trọng giống như đối với tất cả những nhóm khách hàng khác.

Một khách hàng chia sẻ về trải nghiệm tuyệt vời khi cô muốn hủy đăng ký dịch vụ tại Digital Plus: “Tôi đã không mong đợi gì nhiều lắm. Khi tôi gọi, tất cả hotline đều bận, sau đó họ đã gọi lại chăm sóc tôi, mặc dù đã biết rằng tôi muốn hủy dịch vụ. Câu chuyện này xảy ra từ bảy năm trước, nhưng đến thời điểm hiện tại, tôi vẫn không quên.”

Nhân viên Digital Plus mặc dù biết khách hàng của mình muốn hủy dịch vụ, nhưng họ lại xử lý nó một cách chuyên nghiệp. Vài năm sau đó, những câu chuyện tương tự về trải nghiệm đáng nhớ với doanh nghiệp vẫn được khách hàng cũ chia sẻ.

Vấn đề là, hiện tại, bạn có thể mất một khách hàng, nhưng thái độ của bạn trong quá trình này có thể ảnh hưởng đến việc những khách hàng trong tương lai sẽ đặt cảm tình và niềm tin vào bạn. Đừng làm cho mọi chuyện trở nên khó khăn khi khách hàng bỏ đi, bởi, điều này sẽ mang lại cho bạn sự tin tưởng từ họ. Hãy mở rộng cánh cửa đón họ quay trở lại. Ngay cả nếu họ không trở lại, họ vẫn có thể chia sẻ những ý kiến tốt đẹp về công ty của bạn hay về chính bạn trong việc kinh doanh mới của mình.

Đôi khi mất đi một khách hàng có thể là một cơ hội tuyệt vời để có thêm nhiều khách hàng mới khác. Như Bill Gates từng nói: “Những khách hàng không hài lòng nhất chính là nguồn kiến thức lớn nhất cho bạn để học tập”. Hãy tận dụng giá trị của nó.

Học từ những khách hàng của mình

Để giảm số lượng khách hàng rời đi bạn cần phải rút ngắn khoảng cách giữa mong đợi của khách hàng và khả năng công ty có thể cung cấp. Cách tốt nhất để làm điều đó chính là phân tích phản hồi của khách hàng.

Học từ những khách hàng của mình

  • Có thể thiết kế sản phẩm của bạn làm cho khách hàng rối mắt, khó sử dụng?
  • Có thể khách hàng cần thêm một tính năng nâng cao?
  • Có thể dịch vụ khách hàng của bạn chưa làm tròn trách nhiệm?

Bạn luôn có thể tốt hơn từ những phản hồi của khách hàng. Hãy cầu thị!

Làm thế nào để có được thông tin phản hồi đáng tin cậy?

Hãy bỏ qua cuộc điều tra bao gồm hàng tấn câu hỏi về dịch vụ của bạn bởi không ai có thời gian hay kiên nhẫn để trả lời những câu hỏi đó theo cách bạn muốn. Tất nhiên, nếu khách hàng dành thời gian trả lời từng câu hỏi một cách thấu đáo và trung thực, công việc của bạn đã dễ dàng hơn rất nhiều.

Bạn nên nhớ, số lượng câu hỏi sẽ tỉ lệ thuận với số lượng câu trả lời bất cẩn bạn nhận được. Ngoài ra, hãy cân nhắc tới lượng thời gian bạn sẽ dùng để tìm ra những thay đổi, cải tiến từ tất cả những cuộc điều tra đó. Tất nhiên, muộn vẫn hơn không nhưng đúng thời điểm luôn là quan trọng nhất.

Để có được phản hồi nhanh chóng và đáng tin cậy, rất đơn giản, hãy hỏi một câu hỏi cơ bản: “Bạn thường làm thế nào để giới thiệu công ty của chúng tôi với bạn bè hay đồng nghiệp của mình?”. Kèm theo mỗi tùy chọn khách hàng có thể thêm một bình luận ngắn. Bằng cách này bạn có thể xua tan những nghi ngờ về dịch vụ của mình.

Cách mà hệ thống doanh nghiệp đang làm hiện nay khá đơn giản. Để trả lời câu hỏi, khách hàng chỉ việc chọn một số từ 1-10. Điều này cho thấy khả năng họ giới thiệu công ty của bạn. Câu trả lời từ 0 đến 6 có nghĩa là khách hàng rất ít khi chia sẻ về bạn. Thậm chí, cho dù sáu nghe có vẻ giống là một tỷ lệ khá cao, bạn nên coi đây như một tín hiệu cảnh báo. Nhóm đối tượng này có nguy cơ rời đi cao nhất, vì vậy, hãy chú ý gần gũi họ hơn.

Phần bình luận ngắn để làm rõ hơn về đánh giá của họ, chẳng hạn như “dễ sử dụng”, “đắt”, “giao diện đẹp” v.v. Những ý kiến này rất trung thực và đáng kể. Bạn có thể nhóm chúng lại, dành thời gian phân tích và rút ​​ra kết luận.

Một khi bạn thực hiện những cải tiến phù hợp trong kinh doanh trực tuyến, hãy nhớ thông báo đến những khách hàng chưa hài lòng về điều này trước đây. Đôi khi một sự thay đổi nhỏ trong sản phẩm của bạn có thể đem đến sự khác biệt lớn cho khách hàng, chẳng hạn: tăng sự hài lòng và thuyết phục họ ở lại.

Cơ hội để phát triển

Khảo sát chỉ số thiện cảm khách hàng NPS cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu sắc về sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp và từ đó, cung cấp thêm cho bạn những căn cứ trước khi đưa ra quyết định mang tính chiến lược của mình. Nó cũng giải quyết những vấn đề tiềm ẩn, giúp bạn cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cơ hội giữ chân khách hàng. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để đảm bảo bạn có được những khách hàng trọn đời. Nếu bạn thấy mình trong một tình huống khách hàng quyết định ra đi, hãy cứ để họ đi.

Sau đó, dành thời gian phân tích những lý do mà khách hàng bỏ bạn để giảm thiểu các rủi ro từ khách hàng khác cũng như tối ưu hóa trải nghiệm tốt từ những sản phẩm, dịch vụ mình đang sở hữu.

Hãy coi mỗi khách hàng bỏ đi là một dấu hiệu cảnh báo. Điều này không phải lúc nào cũng biểu hiện một bất ổn, nhưng nếu thường xuyên, bạn cần phải tìm hiểu. Điều quan trọng ở đây: mất đi một khách hàng không phải là một thất bại. Đây là cơ hội để phát triển. Và bạn chỉ thực sự thất bại nếu như không nhận ra cơ hội đó.

4.55 sao của 1383 phiếu bầu
Cần phải làm sao nếu mất khách hàng?
Cần phải làm sao nếu mất khách hàng?
Dịch vụ khách hàng 090.696.7056 093.784.1299 243 Huỳnh Văn Bánh, Phường 12, Q. Phú Nhuận, HCM
Xem thêm
Bạn muốn===>Tìm hiểu thêm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tận dụng Feedback và giới thiệu của khách hàng cho sự phát triển kinh doanh
Tận dụng Feedback và giới thiệu của khách hàng cho sự phát triển kinh doanh
Điều hành một doanh nghiệp nhỏ không phải chuyện dễ dàng. Thường thì có nhiều việc phải quản lý, mà nguồn lực lại có hạn. Một người phải đóng nhiều vai trò, làm việc đa nhiệm, thời gian thì vô cùng có giá trị, nhưng rất hạn...
Bí quyết xây dựng khách hàng trung thành của Amazon hiệu quả
Bí quyết xây dựng khách hàng trung thành của Amazon hiệu quả
Giải pháp hiệu quả nhất trong tình huống này là xác định khách hàng thực- sự- trung- thành và đem lại hiệu quả cho kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, không phải khách hàng trung thành nào cũng đem lại lợi nhuận (trung bình chỉ...
Bí quyết khiến khách hàng quay trở lại sau lần mua hàng đầu tiên
Bí quyết khiến khách hàng quay trở lại sau lần mua hàng đầu tiên
Để có thể tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất qua email thương mại điện tử, hãy cố gắng tìm hiểu và phân tích để biết được khách hàng của bạn đang thực sự cần gì. Đừng chỉ đơn giản là mời khách hàng trở lại mua hàng của...
345 kỹ năng thiết yếu trong dịch vụ khách hàng hiệu quả nhất
345 kỹ năng thiết yếu trong dịch vụ khách hàng hiệu quả nhất
Kiên nhẫn không chỉ giúp bạn cung cấp dịch vụ tốt hơn, mà một nghiên cứu của Đại học Toronto đã chỉ ra rằng mất kiên nhẫn không chỉ ngăn cản khả năng hưởng thụ cuộc sống của ta, mà còn khiến ta không thể giải quyết được những vấn đề khó khăn (như cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng).
Làm gì để khuyến khích khách hàng viết nhận xét về bạn
Làm gì để khuyến khích khách hàng viết nhận xét về bạn
Khi khách hàng nhận được yêu cầu để lại nhận xét, họ thường không muốn phải bấm vào nhiều liên kết để làm điều đó. Cho phép khách hàng của bạn viết và gửi bài đánh giá từ email yêu cầu. Bạn có thể tìm kiếm một giải pháp để tự động hóa quá trình này.
Hãy kiểm soát người xem khi họ tìm kiếm bạn trên Google
Hãy kiểm soát người xem khi họ tìm kiếm bạn trên Google
Nhận được đánh giá xấu là hầu như không thể tránh khỏi và sẽ xảy ra với hầu hết các doanh nghiệp. Nguyên tắc đầu tiên cần nhớ là đừng hoảng sợ. Đáp ứng bốc đồng theo tình cảm là một công thức cho thảm họa. Phản hồi...
Bí quyết giải quyết khiếu nại của khách hàng hiệu quả nhất
Bí quyết giải quyết khiếu nại của khách hàng hiệu quả nhất
Bạn nói rằng bạn sẽ giải quyết vấn đề là một chuyện, còn bạn có thực sự làm việc đó là chuyện khác. Bạn phải tôn trọng cam kết của mình về việc khiếu nại của khách hàng. Nếu bạn không thể khắc phục sự cố, cung cấp...
Ba lời khuyên để cải thiện dịch vụ khách hàng của bạn hiệu quả hơn
Ba lời khuyên để cải thiện dịch vụ khách hàng của bạn hiệu quả hơn
Các dịch vụ ngày nay đã được nâng lên, trung bình là không còn đủ tốt - đó là lãng quên. Hãy hỏi khách hàng những câu hỏi cụ thể về trải nghiệm của họ, lắng nghe và sau đó hỏi ý kiến của họ những gì bạn có thể làm để chăm sóc họ tốt hơn vào những lần tiếp theo.
Kỹ năng nói chuyện với khách hàng qua điện thoại hiệu quả nhất
Kỹ năng nói chuyện với khách hàng qua điện thoại hiệu quả nhất
Khi bạn nói chuyện với ai đó, đặc biệt là ở nơi đông người hay khu vực ồn ào, hãy chỉ dành hết chú ý đến họ. Nếu bạn cảm thấy bị phân tán hay không thể nghe họ nói rõ, nhắc họ chuyển đến một khu vực yên tĩnh hơn. Hãy tập...
093.784.1299
Mục lục