Khó khăn khó giải quyết khi bán hàng online

Ông Phan Anh cho rằng nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là niềm tin vào thương mại điện tử thấp và thói quen dùng tiền mặt vẫn đang bén rễ vào hành vi người tiêu dùng. “Không phải người tiêu dùng không có công cụ để thanh toán, mà họ không có niềm tin đối với người bán và thói quen của họ chưa thể thay đổi”, chuyên gia này nhận định.

Mục lục

Khó khăn khó giải quyết khi bán hàng online

Anh Tùng, chủ một dự án website thương mại điện tử cho biết, trong bối cảnh cạnh tranh ngày một lớn, việc chốt được đơn hàng với khách không đơn giản. Không những vậy, chỉ đến khi người bán nhận được tiền về mới yên tâm rằng giao dịch đã thành công. 

“Không ít khách đặt hàng và cho biết sẽ thanh toán khi nhận sản phẩm. Tuy nhiên khi nhân viên hãng vận chuyển đến và gọi điện nhận hàng thì không nghe máy cũng như không lấy hàng. Một số trường hợp, nhân viên chuyển phát mang hàng đến nhà thì đó là địa chỉ không có thực hoặc không có người nhận", anh Tùng cho hay.  

Hình thức thanh toán tiền mặt sau khi nhận hàng (Cash on Delivery - COD), theo anh Tùng khiến người bán hàng phải đối mặt với khá nhiều rủi ro. Bởi vì, sau một tuần nếu hãng vận chuyển không liên hệ được với bên mua, sản phẩm đó bắt buộc phải trả lại cho bên gửi. Khi đó bên bán phải thanh toán toàn bộ phí chuyển phát 2 chiều, cộng với phí COD (phí ủy thác cho nhân viên của hãng vận chuyển thu tiền hộ). Tuy nhiên tại đơn vị này, hình thức COD vẫn chiếm tới gần 90% trong số các giao dịch.  

Chuyên gia thương mại điện tử thuộc Đại học Thương mại, ông Phan Anh thừa nhận hình thức trả tiền khi nhận hàng thường rất tốn kém và mang lại rủi ro lớn cho doanh nghiệp. Theo ông, các cơ sở kinh doanh trực tuyến sẽ phải chịu 5 chi phí liên quan đến quảng cáo, gọi điện, kế toán, và nặng nhất là phí vận chuyển hàng… khi người tiêu dùng lựa chọn trả tiền khi nhận sản phẩm. Bên cạnh tình trạng bị khách bỏ rơi như trong trường hợp nói trên, không ít người khi nhận hàng lại không muốn mua nữa nên khả năng bị hoàn trả là khá cao. Theo ông, tỷ lệ bị hoàn trả đối với bán hàng trực tuyến tại Việt Nam hiện vào khoảng từ 10 – 30 % tùy từng loại sản phẩm và doanh nghiệp.

Số liệu của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Vecita - Bộ Công Thương) cho thấy tại Việt Nam, phần lớn người mua sắm sau khi đặt hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt khi nhận được hàng. Cụ thể, trong năm 2014, vẫn có 64% giao dịch thương mại điện tử nhưng sử dụng tiền mặt để thanh toán, hình thức thanh toán qua ví điện tử chỉ bằng một nửa con số này.

Cũng theo thống kê của đơn vị này, vào Ngày mua sắm trực tuyến lần đầu tiên được tổ chức năm 2014, thanh toán tiền mặt khi nhận hàng vẫn là hình thức được sử dụng nhiều nhất khi chiếm tới 72%.  Trong khi đó, các phương tiện phổ biến và được xem là tương lai của thanh toán thế giới như thẻ thanh toán và ví điện tử chiếm lần lượt là 2% và 3%. 

Vecita cho rằng, nếu đa số giao dịch thương mại điện tử theo hình thức COD rủi ro lại về phía doanh nghiệp là khá lớn khi bị hạn chế bởi các yếu tố chậm thu hồi vốn, chi phí vận chuyển cao…

Đồng tình với quan điểm này, ông Luyện Ngọc Huy, Tổng giám đốc đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán 1Pay, thuộc Công ty MOG Việt Nam cho rằng, rủi ro lớn nhất của các doanh nghiệp nằm ở 2 vấn đề chính là chi phí vận hành và quản trị dòng tiền.

"Khi chưa điện tử hóa được khâu thu tiền thì điều đó đồng nghĩa với việc chi phí vận hành của doanh nghiệp thương mại điện tử đó sẽ lớn và làm cho cấu trúc chi phí giảm lành mạnh. Điều đó cũng ảnh hưởng một cách gián tiếp đến việc mở rộng kinh doanh. Việc thanh khoản và quản trị rủi ro của dòng tiền cũng gặp vấn đề lớn, đặc biệt với những doanh nghiệp nội địa nhỏ, ít vốn. Mọi việc thu tiền qua COD sẽ làm cho dòng tiền bị chậm lại, rủi ro lớn hơn nên việc quản trị dòng tiền của doanh nghiệp sẽ tốn thời gian", ông Huy nhận định. 

Ông Phan Anh cho rằng nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là niềm tin vào thương mại điện tử thấp và thói quen dùng tiền mặt vẫn đang bén rễ vào hành vi người tiêu dùng. “Không phải người tiêu dùng không có công cụ để thanh toán, mà họ không có niềm tin đối với người bán và thói quen của họ chưa thể thay đổi”, chuyên gia này nhận định. 

Trong khi đó, theo đại diện Vecita, bên cạnh yếu tố niềm tin, còn một yếu tố khá quan trọng khác cũng gân cản trở đối với thanh toán điện tử khi mua sắm online, đó là doanh nghiệp chưa hiểu hết tầm quan trọng của thanh toán điện tử.

"Hiện chỉ có khoảng hơn 60% tổng số các doanh nghiệp trong nước là có website đang hoạt động, và chỉ hơn 50% trong số những website này là có tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến", đại diện đơn vị này cho biết. Do đó, vị này đề xuất một số giải pháp đồng bộ như xây dựng hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia để sử dụng rộng rãi cho các mô hình, đặc biệt loại hình B2C giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng…

Những khó khăn khi bán hàng online trên Facebook Zalo Tiktok Web

Với việc bán hàng online ồ ạt như hiện nay, đâu là những khó khăn mà các đơn vị bán hàng qua mạng gặp phải? Ở Việt Nam, bán hàng online đã thực sự bước vào thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ. Theo ghi nhận, có đến 49,8 triệu người mua hàng trên các kênh thương mại điện tử vào tháng 10/2018, tăng 2,6 % so với cùng kỳ năm 2017. Ngành hàng này đang cực hot, hàng nghìn các đơn vị bán hàng lớn nhỏ cũng dần tập trung sang thị trường kinh doanh “màu mỡ” này! Tuy nhiên, thị trường này cũng có những góc khuất. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về những khó khăn khi bán hàng online mà các chủ shop thường xuyên gặp phải.

Vấn đề về vốn

Vốn chính là một trong những khó khăn khi kinh doanh online. Nếu vốn ít thì chắc chắn việc kinh doanh online sẽ không suôn sẻ chút nào. Khi nhập hàng với số lượng lớn thì bạn sẽ được nhập hàng với giá sỉ, tiết kiệm được chi phí hơn so với giá lẻ. Nếu có vốn thì khả năng cạnh tranh, tiếp cận khách hàng sẽ cao hơn. Bạn có thể quảng cáo sản phẩm, bài viết để cung cấp nhiều thông tin đến khách hàng hơn.

Thu hút và giữ chân khách hàng

Xu thế kinh doanh online ngày càng phát triển mạnh mẽ, vì thế mà khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn và am hiểu, khó tính hơn trong việc lựa chọn dịch vụ sản phẩm. Do đó, khi bán hàng online cần phải có một quá trình trước, trong và sau khi bán hàng để thu hút và giữ chân khách hàng.

Vấn đề này khiến cho bất kỳ shop online nào cũng phải đau đầu. Làm sao để tạo được nét độc đáo riêng, chọn được sản phẩm riêng, từ khâu tư vấn sản phẩm đến khâu giao hàng và chăm sóc khách. Tất cả các yếu tố đều phải tạo được ấn tượng tốt thì mới có thể giữ chân được khách hàng.

Áp lực cạnh tranh về giá

Các tập đoàn Trung Quốc đã và đang đầu tư mạnh vào các sàn thương mại điện tử (TMĐT) hàng đầu Việt Nam. Cũng chính vì thế, dễ dàng nhận ra sự chênh lệch mức giá của các sàn, thậm chí là các shop khác nhau cho cùng một sản phẩm. Mặc khác, hầu hết trên các sàn hiện nay đều bổ sung danh mục “Hàng quốc tế” để cung cấp những sản phẩm từ người bán hàng của Trung Quốc là chính.

Các nhà bán hàng Việt Nam vừa cạnh tranh với nhau, vừa cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc làm gia tăng áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận. Đây là một trong những khó khăn khi bán hàng online bạn cần tính toán để có phương án đối phó phù hợp. 

Tình trạng hủy đơn hàng vẫn luôn tiếp diễn

Đây có lẽ là tình trạng chung mà hầu hết các đơn vị bán hàng đều gặp phải!

Vấn đề “nhức nhối” khó giải quyết nhất của hầu hết các đơn vị bán hàng online chính là việc xả hàng, boom hàng, hoàn hàng về vẫn tiếp diễn. Việc này chủ yếu là do thái độ và hành vi của người mua hàng, khiến nhiều chủ shop mất thời gian và chi phí.

Để hạn chế việc này, chủ shop nên tư vấn nhiệt tình, trung thực, chốt đơn hàng cẩn thận. Việc chốt đơn hàng với khách sẽ giúp bạn xác thực lại thông tin khách hàng, xác thực mua hàng để giảm thiểu khả năng trả hàng, không nhận hàng của khách. Mặc khác, chủ cửa hàng cũng nên gói hàng một cách cẩn thận, đúng quy cách, tránh để hàng hóa bị móp méo, hư hỏng cũng khiến người mua hàng không nhận hoặc trả về.

Xây dựng lòng tin với khách hàng là khó khăn khi bán hàng online

Một trong những khó khăn khi bán hàng online mà các chủ shop cần biết chính là mất nhiều công sức để xây dựng lòng tin với người tiêu dùng. Bạn cần phải biết rằng để khách hàng mua hàng của bạn thì họ cần phải có niềm tin, cảm thấy bạn là một shop uy tín. Lý do là bởi khi mua sắm online, họ không thể trực tiếp cầm nắm sản phẩm, vì vậy, những người này sẽ cần một yếu tố để dựa vào. 

Chúng ta cũng đã chứng kiến không ít câu chuyện dở khóc dở cười khi mua hàng, chẳng hạn như mua cái áo lại ra cái khăn tay, mua một cái quần jeans lại ra một chiếc quần đùi đá banh,... Cho nên mọi người đã cảnh giác rất nhiều, tìm hiểu rất kỹ trước khi đưa ra quyết định. 

Lúc này, đối với các shop mới, bạn cần có chiến lược xây dựng lòng tin với khách hàng thì mới có thể tồn tại lâu dài. 

Chưa tạo được dấu ấn thương hiệu

Một số bạn có quan điểm rằng, bán hàng trên mạng khác với kinh doanh truyền thống, chỉ cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm thì có thể thành công. Tuy nhiên, đây là một sai lầm mà các chủ shop bán hàng online nên tránh. Hãy cố gắng xây dựng bộ nhận diện thương hiệu riêng ngay từ khi bắt đầu kinh doanh, càng sớm càng tốt. Tại sao lại như vậy?

Hãy nhớ một điều rằng không chỉ có bạn kinh doanh sản phẩm đó, mà có rất nhiều người khác cùng cạnh tranh với bạn. Khi không có bộ nhận diện thương hiệu, người tiêu dùng không thể phân biệt được bạn với những shop khác. Lúc đó mọi người sẽ vô tình “ghé thăm” đối thủ mà không mua hàng của bạn. Để giải quyết khó khăn khi bán hàng online này, hãy cố gắng xây dựng bộ nhận diện thương hiệu ngay từ đầu, thiết kế logo, đặt tên ấn tượng để tạo dấu ấn sâu sắc trong tâm trí người tiêu dùng. 

Khó khăn trong việc quản lý đa kênh

Để hội nhập tốt nhất thì người bán hàng cần phân phối hàng hóa ở nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, quản lý đơn hàng, quản lý hàng tồn kho, dữ liệu khách hàng là việc khó khăn đối với chủ shop online. Các kênh bán hàng online cũng tạo nhiều điều kiện để nhà bán hàng tiếp cận khách hàng. Các shop online cũng tích cực mở rộng phạm vi tiếp cận khách bằng cách bán hàng ở nhiều kênh khác nhau, nhưng vấn đề là hầu hết họ đều thiếu kinh nghiệm quản lý đa kênh.

Giải pháp là người bán hàng cần sử dụng hệ thống quản lý hàng hóa, nguyên vật liệu, được đồng bộ với tất cả các kênh bán hàng. Nếu thiếu kinh nghiệm, đây chính là cách giúp người bán nhanh chóng quản lý toàn bộ hàng hóa, nguyên vật liệu và đơn hàng chặt chẽ nhất!

Thực tế, những đơn vị bán hàng online hiện nay, dù lớn hay nhỏ cũng rất băn khoăn về việc tìm cho cửa hàng mình một giải pháp bán hàng hiệu quả nhất. Tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức. Bên cạnh đó, việc quản lý nhân viên, quản lý thu chi, doanh thu và báo cáo hàng tháng cũng chính là vấn đề mà hầu hết các đơn vị bán hàng lo lắng. Để giải quyết tất cả những vấn đề trên, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh chính là một giải pháp quản lý mọi hoạt động kinh doanh đơn giản, nhanh chóng và chính xác nhất.

Môi trường cạnh tranh khốc liệt

Một khó khăn khi bán hàng online khiến cho rất nhiều người phải bỏ cuộc chính là mức độ cạnh tranh cực kỳ cao. Có nhiều bạn đã đầu từ rất nhiều công sức tiền bạc để xây dựng thương hiệu, chạy quảng cáo,... nhưng cuối cùng lại không mang lại lợi ích nào. Lý do một phần là bởi đã có quá nhiều “ông lớn” trong ngành nên không cạnh trạnh lại, một phần là sức ép của vô số những nhà đầu tư mới xuất hiện. Những ai không có chiến lược đúng đắn, không biết thích nghi cho hợp thời thế thì sẽ nhanh chóng bị đào thải. Vì vậy, để tồn tại lâu dài trong thị trường này, bạn cần thực hiện kinh doanh một cách bài bản, chuẩn bị kế hoạch để đối phó với những sự cố không may xảy ra. Việc này sẽ giúp gia tăng tỷ lệ kinh doanh trực tuyến thành công. 

Khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng online

Trong môi trường trực tuyến, việc tiếp cận người mua không phải là chuyện đơn giản. Có rất nhiều chủ shop cố gắng sử dụng nhiều hình thức khác nhau nhưng cũng không thể tiếp cận người dùng hiệu quả. Nếu không làm tốt việc này thì công việc của bạn chắc chắn không bao giờ thuận lợi. Vì vậy, hãy tìm cho bản thân những hướng đi riêng, học hỏi kinh nghiệm để có kế hoạch quảng cáo hiệu quả. 

Trên đây là những khó khăn khí bán hàng online bạn cần phải biết. Hy vọng ra những chia sẻ vừa rồi, mọi người đã nhận ra những vấn đề trong lĩnh vực kinh doanh trên mạng, từ đó có phương án cải thiện để công việc bán hàng trở nên thuận lợi hơn. Chúc bạn thành công!

Quảng cáo bán hàng online không ra đơn

Nguyên nhân quảng cáo không hiệu quả

Theo thống kê từ Facebook F8 Developer Conference 2021: "Trung bình mỗi nhà quảng cáo Việt Nam tiêu tốn khoảng 327,2$ (7,8 triệu đồng) cho một chiến dịch, trong đó chi phí để tạo các nhóm quảng cáo chạy thử lên tới 49,5% (tương đương 3,8 triệu đồng)". Nói cách khác, cứ 100 triệu đồng trả cho Facebook thì hết gần 50 triệu đồng quảng cáo phải tắt đi vì không mang lại đơn hàng.

Mặt khác, người tiêu dùng càng thông thái hơn khi đưa ra quyết định mua sắm. Theo khảo sát của PwC, 85% người mua sắm chủ động tìm kiếm giá cả tốt nhất, và 71% quyết định mua hàng từ những thương hiệu đáp ứng được kỳ vọng của họ. Thị trường tiêu dùng dần có tính trưởng thành khi người tiêu dùng bắt đầu mặc kệ những lời thúc giục "cơ hội duy nhất trong năm" "xả hàng" vì biết rằng họ luôn có nhiều dịp khác để chọn mua những món hời.

Quảng cáo bán hàng online không ra đơn

Với xu hướng hành vi thay đổi không ngừng của tệp khách hàng tiềm năng, nhà bán hàng cần có một chiến lược tiếp cận đúng đắn và dài hạn nhằm tối ưu hóa đầu tư tiếp thị và bán hàng, thúc đẩy doanh số. Trong đó, công thức mấu chốt của kịch bản "3 đúng" (đúng thông điệp - đúng lúc - đúng kênh) nằm ở hai điểm cốt lõi là hiểu đúng và hành động đúng. Xem thêm bài viết hướng dẫn Xây dựng quy trình bán hàng online.

Giải pháp quảng cáo hiệu quả ra đơn

Nếu hiểu đúng, thay vì chạy quảng cáo không mục tiêu rõ ràng, chủ doanh nghiệp sẽ chú trọng tiếp thị trên tệp khách hàng từng ghé thăm website doanh nghiệp hơn 5 lần trong tháng 4, hoặc đã mua sản phẩm vào mùa hè năm trước. CRM cho phép doanh nghiệp nắm bắt toàn bộ lịch sử tương tác của khách hàng thông qua việc đồng bộ dữ liệu từ website, chatbot, email, call center. Dựa vào dữ liệu khách hàng đã được thu thập và tích lũy, doanh nghiệp có thể gửi thông điệp đúng lúc khách hàng quan tâm (search, view, đăng ký nhận email marketing), có ý định mua (chat).

Bộ phận Marketing tránh việc target tập khách hàng lớn một cách dàn trải để dồn chi phí quảng cáo cho các tệp khách hàng có tiềm năng cao, từ đó tăng tỉ lệ chuyển đổi mua hàng và đồng thời rút ngắn thời gian để chuyển khách hàng tiềm năng thành khách hàng hiện hữu. Xem đầy đủ bài viết Quảng cáo bán hàng online không ra đơn.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9626) - LikeAction (9826) - WriteAction (929)