Nhân viên kinh doanh đối mặt với câu trả lời “không” dường như mỗi ngày. Điều khác biệt ở chỗ họ đối diện với nó ra sao. Lời cự tuyệt có thể khuyến khích bạn nên kiên trì và tiếp tục vững bước. Có thể bạn không đạt được những gì mình muốn ngay bây giờ, nhưng nếu tiếp tục nhẫn nại và cần mẫn, cuối cùng bạn sẽ đạt đến những gì mình muốn.
Ngạn ngữ phương Tây nói rằng con cá mạnh mẽ nhất chính là con cá có thể bơi ngược dòng. Mỗi khi bị khách hàng nói “Không!”, đó không phải là sự chấm hết. Việc bị từ chối buộc người làm kinh doanh phải thay đổi, là cơ hội để trở nên mạnh mẽ hơn trong bối cảnh mọi thứ đều chống đối lại mình.
Nếu là một nhân viên kinh doanh, bạn buộc phải đối mặt với rất nhiều tình huống ngoài mong đợi và không lấy gì làm thích thú. Sự cự tuyệt của khách hàng mang đến cho bạn sự linh hoạt, cho phép bạn bền bỉ, kiên trì hơn và vươn đến những thành công trong tương lai.
Để làm được như vậy, MARKETING NẮNG XANH khuyên bạn, trước hết, hãy xem “không” là sự đồng ý theo cách khác.
Điều duy nhất họ không vừa ý là cách chào hàng của bạn, chứ không phải là chính bạn. Do đó, đừng vội gạch bỏ tên họ ra danh sách khách hàng tiềm năng. Đôi khi, những gì khiến bạn chưa thành công trong buổi bán hàng chính là nội dung trình bày nên được thay đổi hay trau chuốt hơn đôi chút.
Hãy xem cái lắc đầu của người mua hàng chính là một lời phản hồi, đóng góp ý kiến và nhiệm vụ của bạn chính là trở lại bàn làm việc, thực hiện những sửa đổi để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường, từ đó cải thiện nội dung trình bày cho lần chào hàng tiếp theo.
Lời nói “không” chính là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải chuyển hướng hành động vì những gì bạn đang làm thực sự không hiệu quả. Hãy tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra giải pháp và đó chính là cách đưa bạn hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn và đón nhận ít câu từ chối hơn.
Ngoài ra, hành động cự tuyệt của khách hàng cũng nên xem là một cơ hội để bạn tái đánh giá bản thân, xét xem có điều gì nên thay đổi để tập trung hơn vào mục đích trong công việc, gắn kết hơn với những thói quen tốt hay đón nhận những mục tiêu mới có ý nghĩa hơn cho bản thân và cả khách hàng.
Đôi khi việc từ chối của khách hàng có nguyên nhân liên quan đến thời gian. Khi một khách hàng được tiếp cận vào thời điểm không thích hợp, họ dễ dàng nói “không” hơn bởi nói “vâng” đồng nghĩa với việc họ phải dành thời gian để suy nghĩ về những gì bạn trao đổi cùng họ, trong khi họ đang rất bận rộn. Do đó, hãy ghi nhận lại và tiếp cận họ trong lần tới.
Nhận được câu trả lời “không” giúp bạn có nhiều không gian, thời gian hơn để tiến gần đến với những cơ hội lớn sắp tới. Hãy xem câu trả lời “không” là một hướng đi tốt giúp bạn rẽ sang một cơ hội tươi sáng hơn.
Cụ thể, có lẽ con đường bạn đang đi không phải là con đường chính xác nhất để chinh phục khách hàng ấy. Hoặc có thể có một hướng đi mới tốt đẹp hơn để tiếp cận họ mà bạn chưa kịp nhận ra.
Bị từ chối là một trải nghiệm tích cực nếu bạn sẵn sàng tìm kiếm một phương pháp mới để làm việc hoặc chủ động thử nghiệm một lối đi mới.
Ai cũng đều là ngôi sao trong công việc mình đang làm và do đó chúng ta nên đánh giá cao cái tôi của mình. Những cái lắc đầu của khách hàng, vì vậy, sẽ không khiến bạn trở nên kém giá trị.
Việc bị từ chối nhắc chúng ta rằng ai cũng là con người, bất kể sự phi thường của họ có lớn đến đâu chăng nữa. Và bạn chỉ thật sự trở nên phi thường khi luôn luôn nỗ lực, không ngại bị một khách hàng từ chối hàng chục lần trước khi họ “chào thua” và để bạn chinh phục họ.
Đôi lúc sự cự tuyệt của khách hàng là một nỗi đau không hề nhỏ, đặc biệt nếu bạn đã dành ra hàng tháng trời để theo đuổi một khách hàng để rồi họ quay lưng với bạn. Điều này có có thể dẫn đến một sự tuyệt vọng khó chịu, nhưng nó tác động lên bạn như thế nào là tùy ở bạn.
Nhân viên kinh doanh đối mặt với câu trả lời “không” dường như mỗi ngày. Điều khác biệt ở chỗ họ đối diện với nó ra sao. Lời cự tuyệt có thể khuyến khích bạn nên kiên trì và tiếp tục vững bước. Có thể bạn không đạt được những gì mình muốn ngay bây giờ, nhưng nếu tiếp tục nhẫn nại và cần mẫn, cuối cùng bạn sẽ đạt đến những gì mình muốn.
Nên biết rằng Margaret Mitchell từng bị từ chối 38 lần trước khi cuốn sách Cuốn theo chiều gió của bà được phát hành và trở thành một huyền thoại văn chương của nhân loại.„