Hướng dẫn tối ưu hóa thẻ meta Meta là gì?

Google hỗ trợ cả thẻ meta ở cấp độ trang cũng như các lệnh nội dòng nhằm giúp bạn kiểm soát cách các trang thuộc trang web của bạn xuất hiện trên Tìm kiếm. Thẻ meta cấp độ trang là một công cụ hữu ích để chủ sở hữu trang web cung cấp thông tin về trang web cho công cụ tìm kiếm. Có thể dùng thẻ meta để cung cấp thông tin cho tất cả các loại máy khách. Đồng thời, mỗi hệ thống chỉ xử lý những thẻ meta mà hệ thống đó hiểu được và bỏ qua các thẻ meta còn lại.

SEO- Tối ưu hóa thẻ meta

Có hai loại thẻ meta quan trọng trong SEO Web:

+Thẻ mô tả meta ( Meta description tags) +Thẻ từ khóa meta ( Meta keyword tags)

Một số công cụ tìm kiếm có thể hiển thị thẻ mô tả meta như là một phần của các kết quả tìm kiếm. Nhưng thẻ mô tả từ khóa meta thì không nên hiển thị trên các kết quả tìm kiếm.

Hướng dẫn tối ưu hóa thẻ meta

Phải nói thêm một điều rằng, khó có thể thấy sự đồng thuận trong quan điểm của các chuyên gia SEO về thẻ meta. Nhưng dù vậy, vẫn có nhiều chuyên gia SEO tiếp tục quan tâm và sử dụng thẻ meta cho website của họ.

Đối với Google, việc bổ sung thẻ mô tả meta không có kết quả trong việc thúc đẩy trên Search Engine Results Pages ( SERPs)- các trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Nhưng phần mô tả thì có thể có ích cho việc mô tả trang web trên danh sách SERP ở Google.

Yahoo cho biết rằng họ sử dụng thẻ từ khóa meta khi họ xếp hạng một trang. Do đó, việc bổ sung thẻ meta trên Yahoo vẫn có ý nghĩa và cho bất kỳ công cụ tìm kiếm nào vẫn sử dụng thẻ từ khóa meta để xếp hạng trang web. Thẻ meta trông như thế nào?

Bạn có thể thêm những đoạn dưới đây vào phần đầu của một web page:

name="keywords" content="KEYWORD1 KEYWORD2 KEYPHRASE1 etc. about 30 to 40 unique words"> name="description" content="An accurate, keyword-rich description about 150 characters">

Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12771) - LikeAction (12971) - WriteAction (900)