Hướng dẫn biên tập nội dung web nhiều sản phẩm

Có được khung sản phẩm như ví dụ trên các bạn có thể tiến hành viết bài. Lời khuyên giúp tránh tình trạng trùng lặp nội dung đó là: mỗi bài bạn vẫn liệt kê hết các nội dung như khung trên, nhưng chỉ tập chung viết cho 1 đặc điểm hoặc 1 lợi ích hoặc 1 chính sách… Độ dài một bài viết khoảng 500-700 từ và tối ưu theo các tiêu chí onpage

Mục lục

Vấn đề trùng lặp nội dung là điều dễ dàng bắt gặp trên các website bán hàng có cả ngàn sản phẩm. Đó là điều không SEOer nào muốn và Google cũng đã đưa ra những cảnh báo sẽ xử phạt những website như thế này. Vậy đâu là cách viết nội dung cho website hàng ngàn sản phẩm?

Sau đây mình xin chia sẻ kinh nghiệm tổ chức nội dung cho các website dạng trên và một vài lưu ý đê tránh tình trạng trùng lặp nội dung.

Hướng dẫn biên tập nội dung web nhiều sản phẩm

Cách tổ chức nội dung

Lời khuyên đầu tiên, với những site bán hàng kiểu nhiều sản phẩm bạn nên seo theo chuyên mục chính, không nên tập trung nhiều quá vào từng sản phẩm. Tối ưu 1 bài viết chuẩn SEO cho chuyên mục chính, sau đó cập nhật sản phẩm. Tiếp theo, đi viết bài cho các sản phẩm con theo hướng tổ chức nội dung sau đây.

Đối với website trên 10.000 sản phẩm (vd: siêu thị tổng hợp)

Đặc thù của những website như này là có rất nhiều sản phẩm và các mặt hàng thường xuyên thay đổi. Chính vì vậy bạn không nên tập trung đầu tư vào viết nội dung cho từng sản phẩm. Hãy dùng các thông tin của nhà cung cấp và viết thêm mô tả ngắn khoảng 50-100 từ. Điểm tạo nên sự khác biệt giữa nội dung của các sản phẩm cùng loại trên site đó là: Tin khuyến mãi, chính sách bán hàng, lấy thông tin, chủ đề…

Đối với website vài trăm đến vài nghìn sản phẩm (điện máy, Shop thời trang,..)

Đầu tiên bạn cần phân loại sản phẩm theo các chủng loại chuyên biệt, ví dụ như:

  • Site điện máy sẽ có: tủ lạnh, điều hòa, máy giặt…
  • Site thời trang sẽ có: quần, áo, váy, giày dép, phụ kiện…

Tiếp theo, hãy xây dựng khung nội dung cho từng loại sản phẩm trên website.

Có được khung sản phẩm như ví dụ trên các bạn có thể tiến hành viết bài. Lời khuyên giúp tránh tình trạng trùng lặp nội dung đó là: mỗi bài bạn vẫn liệt kê hết các nội dung như khung trên, nhưng chỉ tập chung viết cho 1 đặc điểm hoặc 1 lợi ích hoặc 1 chính sách… Độ dài một bài viết khoảng 500-700 từ và tối ưu theo các tiêu chí onpage.

Một số lưu ý

  1. Với một sản phẩm cụ thể, chỉ khác nhau về các thuộc tính như kích cỡ, màu sắc…thì không nên viết thành nhiều bài khác nhau. Bạn hãy sử dụng các bộ lọc cho những sản phẩm này để tránh viết nhiều bài và trùng lặp nội dung.
  2. Có thể sử dụng thêm tính năng comment để tạo nội dung thụ động cho bài viết. Với cách này bạn sẽ có nhiều hướng phát triển nội dung hơn.
  3. Hãy kết sử dụng thêm các nội dung dạng tin tức, tư vấn…vào bài sản phẩm cũng giúp bạn có nhiều “đất diễn” nội dung hơn và biết đâu đó cũng là kiến thức có giá trị với khách hàng.

Cách viết bài chuẩn SEO

Bây giờ đã đến lúc đi vào chi tiết để viết bài chuẩn SEO. Trong phần này, Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tối ưu hóa từ khóa trong bài viết (và mọi trang trên website của bạn)

1. Sử dụng từ khóa trong 100 ký tự đầu tiên

Đây là một mẹo cũ như vẫn hiệu quả.

Triết lý của Google là:

“Cung cấp kết quả phù hợp nhất cho người dùng”

Chính vì thế, Google không muốn bạn vòng vo tam quốc rồi mới đi vào vấn đề chính.

Hãy:

“Rõ ràng ngay từ đầu”

Và:

“Đi thẳng vào vấn đề chính”

Thế nên, đặt từ khóa chính đâu đó trong khoảng 100 ký tự (hoặc càng gần về phía bên trái càng tốt)

Như trong bài viết Kế hoạch SEO, Chúng tôi đã đặt từ khóa “Kế hoạch SEO” ngay trong 100 ký tự đầu. (Không tính tiêu đề)

Bạn có thể tìm thấy đây đó trên mạng rằng người ta khuyên nên đặt trong 150 ký tự đầu tiên.

Tuy nhiên, Chúng tôi khuyên bạn nên đặt vấn đề an toàn lên trên hết. Bởi đôi khi Google có thể lấy bất kỳ đoạn nào phù hợp để làm mô tả và cắt ngắn đi trước khi đủ 150 ký tự.

Do đó, từ khóa chính đặt ở 100 ký tự đầu tiên là an toàn nhất.

2. Sử dụng H1 cho tiêu đề

H1 giống như một tiêu đề nhỏ cho bài viết.

Tiêu đề đã được cấu hình trong thẻ

nhưng phần này người dùng không nhìn thấy.

H1 mới là tiêu đề mà người dùng nhìn thấy.

Và thực tế, John Muler (chuyên gia của Google) đã nói rằng:

“Sử dụng thẻ H1 giúp Google hiểu cấu trúc của trang”

Đối với hầu hết các website sử dụng nền tảng WordPress thì nó đã tự động gói tiêu đề trong thẻ H1.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thế.

Bạn cần kiểm tra lại cho chắc chắn:

  • Vào bài viết
  • Nhấn F12
  • Trong Tab Element tìm đến thẻ H1

3. Sử dụng thẻ H2 cho các tiêu đề phụ

Sử dụng thêm các thẻ H2 để phân chia bài viết như đã lên dàn ý ở bước #5 trong Quy trình viết bài chuẩn SEO.

Các tiêu đề phụ này nên có chứa từ khóa (trong bộ từ khóa).

Và từ khóa chính phải xuất hiện ít nhất 1 lần trong thẻ H2.

Từ khóa chính ở trên là “Kế hoạch SEO” đã xuất hiện trong thẻ H2 ít nhất 1 lần.

Mật độ từ khóa

Mật độ từ khóa là số tỷ lệ từ khóa trong nội dung của bạn.

Nhưng điều quan trọng là nên đặt tỷ lệ là bao nhiêu?

Hãy thử nghĩ thế này…

Nếu từ khóa chỉ suất hiện 1 lần trong bài viết thì làm thế nào để Google biết bạn đang cố gắng nói về từ khóa đó.

Nhưng nếu từ khóa xuất hiện nhiều lần hơn có thể Google sẽ tự tin hơn nhận định bài viết đang được viết cho từ khóa nào.

Ok, đồng ý là từ khóa cần xuất hiện nhiều hơn…

Một lần nữa: Bao nhiêu là đủ?

Trong bài viết này, từ khóa “Kế hoạch SEO” xuất hiện 52 lần trong tổng số 8.470 từ.

% Mật độ từ khóa = Số lần xuất hiện / Tổng số từ trong bài viết

Thì ta được kết quả là 0.6%.

Tuy nhiên, có những bài viết đạt TOP bạn có thể tìm thấy các mật độ khác nhau 1%, 2% hay cao hơn.

Hoặc cũng có những bài viết mà mật độ từ khóa chỉ là 0,2%.

Tất cả đều xếp TOP như thường.

Bí mật ở đây một lần nữa lại là:

“Sự phù hợp”

Cho dù tỷ lệ có như thế nào đi chăng nữa. Nếu phù hợp thì vẫn có giá trị.

Bạn không cần nhồi nhét từ khóa cứng nhắc, chỉ cần bạn viết bài viết cho thật tự nhiên là được.

Bạn cần nhấn mạnh từ khóa vài lần (đầu nội dung, giữa nội dung, cuối nội dung) bằng cách sử dụng thẻ 

5. Có External Links

Google không thích đi vào ngõ cụt.

Cốt lõi việc thu thập thông tin trên internet của Google đều là thông qua các đường link nối liền từ trang này sang trang khác, từ website này sang website khác.

External Links là liên kết dẫn sang trang web khác

Vì thế, đảm bảo bạn cung cấp cho Google một lối mở trong bài viết của bạn.

Nhưng đặt link out ra trang nào?

Bí quyết nằm ở chỗ:

“Nói có sách, mách có chứng”

Hãy đặt link out ra các trang web uy tín, có nội dung tốt, không cạnh tranh với bạn và bổ sung cho nội dung của bạn, trang Wiki, báo lớn, trang nước ngoài…

Đặt link ra các bài viết nghiên cứu, dẫn chứng cho nội dung của bạn.

Đó là cách để xây dựng bằng chứng tin cậy với Google, với người đọc.

Ví dụ, ở đoạn này khi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tối ưu trên di động, Chúng tôi đã tham khảo báo cáo của SEMRush và đặt External link để người đọc có thể kiểm chứng.

Và đây không chỉ là lý thuyết, nếu bạn kiểm tra các bài viết được xếp hạng trên đầu, chúng thường có External links.

Vậy đặt bao nhiêu External links là đủ?

Câu trả lời vẫn là:

“Sự phù hợp”

Số lượng External links là bao nhiêu không quan trọng, mà quan trọng là liên kết ra bên ngoài đó có giá trị, liên quan và đáng để tham khảo.

Đặt thuộc tính “nofollow” cho các External links để không truyền sức mạnh ra ngoài. Và đừng nên đặt quá 100 External links trên một bài viết (trừ trang web cung cấp tính năng đó)

Nếu bạn để ý, bài viết này mình đặt rất nhiều external links (mình cũng không đếm hay cố gắng căn ke gì). Có điều các liên kết ra ngoài đều là liên kết uy tín, nội dung đích góp phần chứng thực cho những điều mình viết. Hãy thử cách này để tăng chất lượng cho bài viết của bạn.

6. Có Internal links

Một bài viết chuẩn SEO cần có liên kết nội bộ (Internal links).

Liên kết nội bộ này được sử dụng để dẫn tới bài viết liên quan hoặc bài viết bán hàng.

Thông thường hiện tại các bài viết được tổ chức theo kiểu Topic Cluster.

Trước đây, nhiều trang web và cả Hubspot thường tổ chức internal link trong bài viết một cách tùy hứng. Nhưng hiện tại Hubspot tổ chức bài viết theo kiểu Topic Clusters bởi khả năng ranking cao.

Topic Cluster là gì?

Topic Cluster là một cụm chủ đề trong đó có các bài viết con gọi là Cluster content. Các bài viết này sẽ đặt internal link về bài Pillar Content và sau đó đặt internal links về trang chủ.

Các bài Pillar content này có thể là bài viết Big content hoặc bài viết sản phẩm, dịch vụ.

Điều này dẫn tới việc đặt internal link hiện tại là đặt làm sao để tạo thành cụm chủ đề liên quan chặt chẽ với nhau.

Và chúng ta sử dụng anchor text để đặt internal link.

Ở đây, “Usability là gì” được gọi là anchor text.

Khi click vào đó sẽ dẫn tới một bài viết nói rõ hơn về “Usability là gì”.

Đối với việc gắn link về Pillar content thì Chúng tôi thường sử dụng CTA để thúc đẩy hành động (nói rõ hơn ở mục 5)

7. URL thân thiện

URL là một yếu tố quan trọng được trong SEO.

Bản chất của điều này là do Google sử dụng URL để truy cập vào các trang, bài viết là định danh cho trang web, bài viết đó.

Gần đây, Google cũng sử dụng cấu URL khác trong kết quả tìm kiếm:

Tuy nhiên, trong một số bài viết khác thì vẫn thấy có xuất hiện các thuật ngữ sử dụng trong URL.

Và gần đây, Google còn có ý định bỏ đi URL đầy đủ, chỉ để xuất hiện domain.

Có thể thấy rằng, Google đang tiến hành thử nghiệm, cải tiến URL bằng rất nhiều cách nhằm mang lại kết quả tốt hơn.

Mặc dù Google thay đổi cách hiển thị kết quả trên tìm kiếm nhưng bản chất của Google là không thay đổi.

Google sử dụng các liên kết để thu thập thông tin và các website trên thế giới cũng đều sử dụng liên kết.

Cả World Wide Web đều hình thành dựa trên liên kết.

Do đó, liên kết là một yếu tố quan trọng hàng đầu, tối ưu URL thân thiện là quan trọng. Chỉ là hiện tại thực hiện sẽ khó hơn trước đây.

URL bài viết chuẩn SEO tốt cần:

  • Ngắn gọn tốt hơn
  • Có chứa từ khóa chính trong URL

Một số quy tắc chung khác của URL thân thiện:

  • Link index chính thức không chứa tham số, VD: ?id=, ?page=… (Chỉ khi truy vấn theo hành vi thì có thể, ví dụ chuyển trang 1, 2, 3 trên website)
  • Sử dụng dấu gạch ngang để phân tách các từ (Không sử dụng dấu gạch dưới)
  • URL tối đa 2 cấp

> Tham khảo thêm hướng dẫn thiết kế URL thân thiện của Google tại đây.

8. Tối ưu tiêu đề

Tiêu đề của bài viết yếu tố quan trọng nhất đối với bài viết chuẩn SEO hay các trang khác.

Đó là bởi vì thẻ tiêu đề cung cấp nội dung tổng quát nhất của bài viết cho công cụ tìm kiếm.

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia SEO hàng đầu, từ khóa càng xuất hiện gần đầu tiêu đề thì càng có cơ hội xếp hạng cao hơn.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng các con số trong tiêu đề để tăng khả năng đọc.

Và các từ khóa “Tốt nhất”, TOP”, “Mới”, “Miễn phí”, “Danh sách”, “Hướng dẫn”, “Nhanh”, “Tải ngay” … để điều chỉnh tiêu đề hấp dẫn hơn, tăng tỷ lệ CTR.

Thêm nữa, tiêu đề nên ngắn trong khoảng 50-60 ký tự.

Trong các Blog nổi tiếng về SEO trên thế giới cũng đã nói về độ dài ký tự của tiêu đề:

  • Moz và Ahrefs nói tiêu đề tốt nên trong khoảng 50-60 ký tự
  • SEMRush thì nói nên trong khoảng 10-70 ký tự

Mặc dù Google không nói độ dài ký tự là một yếu tố xếp hạng hay giới hạn độ dài tiêu đề là bao nhiêu nhưng tối đa 70 ký tự là độ dài hiển thị trên các thiết bị (PC, Mobile)

Do đó, tốt nhất là bạn nên tránh tiêu đề dài dòng không cần thiết như Google đã nói trong bài viết Create good titles and snippets in Search results

9. Tối ưu thẻ Meta Description

Trong hướng dẫn Seo Starter Guide của Google cũng hướng dẫn rõ ràng cách thêm thẻ meta description.

Và nó nên được đặt giữa thẻ head.

Đây “thường” là nội dung mô tả bạn sẽ thấy trong kết quả tìm kiếm.

Tuy nhiên, không phải lúc nào Google cũng sử dụng nội dung mà bạn cấu hình mà chỉ nói là “có thể lấy” khi Google không tìm thấy đoạn trích nào phù hợp hơn.

Như bài viết này, mặc dù đã được cấu hình khác trong thẻ Meta Description, nhưng Google cho rằng đoạn trích bên dưới là phù hợp hơn.

Vậy cuối cùng là nên viết 1 cái Meta Description riêng hay là không?

Về vấn đề này, John Muler cũng đã xác nhận là bạn nên tự thêm nội dung vào thẻ Meta Description.

Mẹo:

  • Từ khóa chính nên xuất hiện ít nhất 1 lần trong thẻ Meta Description. Nếu có thể thì nên thêm 1 từ khóa liên quan nữa.
  • Sử dụng thẻ Meta Description độc nhất cho mỗi bài viết
  • Tóm tắt chính xác nội dung của bài viết
  • Độ dài của Meta Description nên nằm trong khoảng 130 ký tự và tối đa là 150 ký tự.

Thẻ Meta Description tốt cũng góp phần làm tăng tỷ lệ CTR và từ đó thúc đẩy tăng trưởng thứ hạng.

10. Bài viết độc đáo

Google không thích những bài viết trùng lặp.

Google thích bài viết độc đáo.

Hãy thử tưởng tượng thế này: Người dùng tìm kiếm 1 từ khóa “Kế hoạch SEO” và xem bài viết đầu tiên. Tuy nhiên, kết quả này không thỏa mãn họ. Sau đó quay trở lại Google và nhấn xem kết quả thứ 2.

Vậy điều gì xảy ra nếu bài viết này lại có nội dung giống bài số 1?

Chắc chắn người dùng sẽ không hài lòng về kết quả tìm kiếm thậm chí còn thầm chửi rủa.

Google không muốn bị mất uy tín như thế.

Do đó, Google luôn ưu tiên các bài viết có nội dung độc đáo.

Cho dù ý tưởng là giống nhau, nhưng quan điểm, cách trình bày phải là khác nhau.

Bạn có thể kiểm tra trùng lặp tại trang web Copyscape. Hoặc copy một đoạn văn bản và tìm kiếm trên Google xem có bị trùng lặp hay không.

Khi bắt đầu viết bài “Kế hoạch SEO”, Chúng tôi đã đánh giá các đối thủ TOP 10 và thấy các kết quả khác có nội dung gần gần giống nhau.

Đứng trước tình huống này, Chúng tôi đã thực hiện nội dung theo một cách khác và kết quả là nhanh chóng đạt TOP 2 mặc dù không triển khai gì ngoài viết nội dung.

Đó chính là lý do vì sao thực hiện viết bài theo Quy trình viết bài chuẩn SEO lại quan trọng

11. Tăng giá trị nội dung

Viết một bài viết độc đáo là một cách làm tốt.

Nhưng thế là chưa đủ.

Bởi vì có rất nhiều kỹ thuật làm cho bài viết trở nên độc đáo. Nhưng giá trị thấp.

Mà Google ngày càng thông minh hơn, nên việc chỉ tạo ra nội dung độc đáo là chưa đủ để có thứ hạng tốt.

Nội dung của bạn phải có giá trị đủ cao để Google cho rằng đáng để giới thiệu đến khách hàng của họ và để người đọc tin tưởng vào chính bạn.

Đây là một số cách để tăng giá trị cho bài viết:

  • Thêm nội dung phong phú: Hình ảnh, video, biểu đồ, các bước hướng dẫn chi tiết để làm phong phú nội dung.
  • Lời văn sắc sảo: Google không chỉ tính giá trị dựa trên nội dung, Google còn tính đến khả năng lôi kéo hành động của người dùng khi đọc nội dung đó. Do đó, hành văn sắc sảo, thuyết phục mới tạo được sức mạnh, giá trị cho nội dung.
  • Cập nhật: Nội dung cần phải chứa các dữ liệu cập nhật để có thể mang giá trị tại thời điểm hiện tại và tương lai.
  • Tác giả là chuyên gia: Được xuất bản bởi tác giả, thương hiệu có danh tiếng bằng cách liên kết với Social Profile của tác giả, mô tả thông tin về tác giả…

12. Tối ưu hình ảnh

Hình ảnh là một phần nội dung quan trọng trong bất kỳ bài viết nào.

Tạo hình ảnh tốt cho bài viết thậm chí còn có tác dụng thúc đẩy thứ hạng SEO mạnh mẽ.

Ví dụ: Đây là một bài viết được xếp hạng hình ảnh trước. Sau khi xếp hạng hình ảnh thì thứ hạng của bài viết mới dần cải thiện trên trang #1. (Chứng tỏ Google hiểu về ảnh rất nhanh)

Ngoài ra, mục tìm kiếm hành ảnh này còn mang lại traffic cho những người thích tìm kiếm hình ảnh (hoặc các loại nội dung thiên về hình ảnh) – Đây có thể là mục đích tìm kiếm của khách hàng.

Để tối ưu hình ảnh chuẩn SEO bạn cần lưu ý:

  • Đặt tiêu đề ảnh theo định dạng chữ thường, không dấu, chứa từ khóa và sử dụng dấu gạch ngang trước khi tải lên, ví dụ: tu-hoc-lap-trinh-java
  • Link ảnh phải thân thiện (giống như URL thân thiện)
  • Link ảnh phải chứa từ khóa
  • Thẻ ALT mô tả ảnh và chứa từ khóa (có dấu)
  • Hình ảnh lớn (VD: 1200 x 628 px), sắc nét, có chiều rộng bằng nhau và căn giữa
  • Ảnh độc đáo, không copy, có bản quyền
  • Ảnh có cấu hình thông tin author, từ khóa… (sử dụng công cụ Geosetter)
  • Có từ khóa chính trong ảnh (khuyến khích)

Google và các công cụ khác chưa thông minh đến độ hiểu rõ ý nghĩa của hình ảnh, nhất là các hình ảnh minh học thứ gì đó trừu tượng. Thế nên Google vẫn đọc text được gắn trên ảnh như là một gợi ý cho ý nghĩa của hình ảnh.

13. Độ dài của bài viết

Theo một nghiên cứu mà Backlinko đã hợp tác với BuzzSumo để phân tích hơn 912 triệu bài blog đã cho kết quả là: “Bài viết dài hơn 3000 từ nhận được trung bình nhiều hơn 77.2% backlink so với bài viết ít hơn 1000 từ”.

Và “Bài viết nằm trong khoảng 1000 – 2000 từ nhận được nhiều share trên mạng xã hội nhất”

Điều này kéo theo sự nổi tiếng của bài viết.

Đây là một dấu hiệu rõ ràng để nhận được xếp hạng cao hơn.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu 50 bài viết được đọc nhiều nhất của Hubspot, họ nhận thấy rằng độ dài bài viết trung bình là khoảng 2100 từ đến 2400 từ.

Tuy nhiên, bài viết nhiều từ chưa chắc đã được xếp hạng tốt hơn bài viết ít từ.

Nó chỉ là “Có xu hướng” tốt hơn.

Vẫn còn nhiều cách để bạn đạt được thứ hạng tốt với bài viết ít từ (như các tiêu chuẩn trong bài viết này đang hướng dẫn bạn).

Một minh chứng các trang có ít từ vẫn đạt top tốt là các trang xổ số. Các trang này không có nội dung dài mà vẫn lên TOP. Đó là vì traffic, brand, đáp ứng đúng mục đích tìm kiếm.

14. Nội dung đáp ứng mục đích tìm kiếm

Nội dung có giá trị, đủ dài chưa đủ để được xếp thứ hạng tốt cho tìm kiếm của người dùng.

Như đã nói, mục đích của Google là:

“Đưa cho người dùng kết quả phù hợp nhất”

Do đó, tôi và bạn tìm kiếm cùng một từ khóa có thể cho ra kết quả khác nhau.

Ở tại Hà Nội tìm kiếm “dịch vụ thiết kế website” có thể nhận được kết quả khác với khi tìm kiếm ở TP.HCM.

Trẻ con tìm kiếm cùng một từ khóa có thể cho ra kết quả khác với người trưởng thành.

Dĩ nhiên tỷ lệ khác nhau là nhỏ.

Nhưng điều này nói lên rằng: Google đang cố gắng phục vụ mục đích tìm kiếm của người dùng.

Do đó, để đạt được thứ hạng tốt bạn cần phải viết nội dung đáp ứng mục đích tìm kiếm của người dùng.

Như đã nói qua ở 2 và #3 trong quy trình viết bài chuẩn SEO. Mục đích của người dùng khi tìm kiếm một từ khóa có thể khác nhau. Dẫn tới, mẹo để nhận được nhiều lượt hiển thị hơn là nội dung đáp ứng mục đích lớn, phổ biến.

Hoặc nếu bạn nhắm đến thị trường ngách, bạn cũng có thể khai thác các mục đích tìm kiếm nhỏ hơn.

Ví dụ, Khi người dùng tìm kiếm từ khóa “thiết kế logo”, mục đích phổ biến của người dùng (hoặc Google cho rằng) là tìm kiếm công cụ thiết kế logo, nền tảng thiết kế…..

Do đó, trong trang 1 có rất nhiều kết quả là các nền tảng hỗ trợ thiết kế.

Nhưng bên cạnh đó cũng có một mục đích nhỏ là tìm kiếm “dịch vụ” thiết kế logo nên trang của Chúng tôi đã được xếp hạng.

15. Chia nhỏ nội dung bài viết

Không ai thích đọc một bài viết chi chít chữ đến mức “ngộp thở”.

Đó là lý do tại sao Chúng tôi luôn xuống dòng, chia thành các đoạn dễ đọc như thế này.

Điều này khiến người dùng đọc bài viết dễ hơn.

Từ đó dễ dàng đọc qua nhiều đoạn hơn, đọc lâu hơn.

Kéo theo tỷ lệ thoát thấp, Dwell-time tốt.

Đây là một yếu tố chính để được xếp hạng tốt hơn trên Google.

Dwell-time là thời gian khách hàng xem trang và nhấn quay trở lại trang tìm kiếm. Lý do có thể là họ chưa hài lòng và muốn tìm kết quả khác phù hợp hơn.

16. Chủ đề đã trình bày đủ sâu chưa?

Chủ đề trình bày sâu hay chưa không liên quan nhiều đến đến bài viết dài hay ngắn.

Việc bạn cố gắng trình bày lan man chủ đề không có nghĩa là đủ sâu.

Giống như bài viết này, Chúng tôi có thể trình bày theo kiểu “10 Quy tắc viết bài chuẩn SEO”.

Nhưng thay vì thế, Chúng tôi lại chọn trình bày đầy đủ các yếu tố và giải thích khá kỹ càng vì sao các yếu tố đó giúp tăng trưởng thứ hạng.

Ngoài ra còn kèm theo một Checklist Onpage với hơn 200 điểm cho phép bạn tải về ở bên dưới.

Chúng tôi đang cố gắng cho người đọc và Google rằng bài viết này là ĐÚNG và ĐỦ.

Từ đó kỳ vọng Google sẽ xếp hạng bài viết cao hơn trên SERPs.

17. Triển khai Schema Markup

Schema Markup công việc thiên về kỹ thuật khá nhiều. Đó là việc đánh dấu dữ liệu thuộc loại gì, của ai, … để Google có thể hiểu ngay (bằng các mô hình dữ liệu phổ biến) mà không tốn nhiều thời gian phân tích.

Triển khai Schema Markup khá phức tạp.

Có thể rất khó khăn nếu bạn không hiểu về kỹ thuật.

Do đó, hãy nhờ ai đó giúp đỡ bạn làm việc này. Hoặc tìm hiểu kỹ tại:

  • Google Structure Data testing Tool
  • và Schema.org

Hoặc sử dụng các Plugin hỗ trợ như Rank Math, Schema Pro (trong WordPress)

Nó sẽ giúp bạn đánh dấu dữ liệu dễ dàng hơn rất nhiều.

18. Loại nội dung có thu hút?

Một tin vui cho bạn là có những định dạng nội dung tốt được nhiều người yêu thích.

Chỉ cần bạn xuất bản các nội dung như vậy bạn sẽ có cơ hội nhận được backlink tự nhiên, các chia sẻ trên MXH nhiều hơn.

Mẹo này cũng gần giống như độ dài của bài viết. Nếu bạn kết hợp viết loại nội dung phổ biến và trong độ dài vừa đủ thì quá tuyệt vời. Ví dụ: Bài viết “Danh sách 10 bước ABC”, khoảng 2000 từ.

Mục đích của việc tạo các loại nội dung được người dùng yêu thích là để khiến cho bài viết dễ dàng có các lượt tương tác tự nhiên, viral.

Từ đó Google sẽ đánh giá bài viết có giá trị hơn. Xem thêm Cách tối ưu nội dung cho seo.

Quy trình viết bài chuẩn SEO của Chúng tôi

Dưới đây là Quy trình viết bài chuẩn SEO của Chúng tôi với 10 bước được phân tác rõ ràng giúp bạn dễ dàng thực hiện theo.

Quan trọng, quy trình viết bài chuẩn SEO này được tối ưu để cạnh tranh top #10 trở lên trên Google.

Viết bài SEO thì ai cũng mong muốn sau khi xuất bản sẽ có thứ hạng tốt, nhiều lượt ghé thăm.

Nhưng đi ngay vào viết bài chi tiết chưa bao giờ là giải pháp đúng.

Mà để thành công bạn cần một Quy trình viết bài chuẩn SEO phù hợp, đáp ứng mục tiêu cạnh tranh trên SERPs (tối thiểu là từ TOP #10 trở lên)

Và công tác viết bài chi tiết chỉ là 1 bước trong quy trình mà thôi.

Lợi ích của việc áp dụng quy trình viết bài chuẩn SEO này là đảm bảo bạn đang viết bài có mục đích, nhắm mục tiêu rõ ràng.

Nhân viên dễ dàng thực hiện từng bước

Quản lý dễ dàng phân chia công việc, kiểm tra, đánh giá chất lượng và ĐẢM BẢO TỶ LỆ THÀNH CÔNG

Và nếu bạn giao cho nhân viên của bạn viết bài SEO thì họ cũng được có hướng dẫn step-by-step giúp họ hoàn thành công việc tốt hơn.

SERPs – là trang kết quả tìm kiếm được trả về khi bạn gõ tìm kiếm cụm từ khóa nào đó trên các công cụ tìm kiếm. Bao gồm cả kết quả tìm kiếm tự nhiên, trả phí và các định dạng nội dung khác (Video, Ảnh, Đoạn trích nổi bật, …)

1: Lựa chọn từ khóa viết bài

Đầu tiên, bạn cần phải biết bạn dự định viết cho từ khóa, nhóm từ khóa hoặc chủ đề nào?

Bạn có thể sử dụng rất nhiều công cụ hỗ trợ, trong đó như:

  • Google Keyword Planner
  • Ahrefs Keyword Explorer

Thông qua các gợi ý trên để tìm ra từ khóa có lượng tìm kiếm phù hợp để bắt đầu quá trình viết bài.

Dĩ nhiên, bạn có thể không chỉ viết cho 1 từ khóa, bạn có thể viết cho nhiều từ khóa trong cùng một bài viết.

Quan trọng là bạn sắp xếp nội dung như thế nào để thật sự liên kết, có ý nghĩa đối với người dùng.

Tiếp theo Chúng tôi sẽ sử dụng một bài viết mẫu để phân tích quy trình viết bài chuẩn SEO.

MẸO QUAN TRỌNG: Sử dụng chính Google Search để lựa chọn thêm các từ khóa LSI (từ khóa liên quan về mặt ngữ nghĩa) phù hợp mà Google gợi ý.

Bạn sẽ tìm thấy nó ở cuối trang SERPs, ví dụ như thế này:

Lựa chọn từ khoá phù hợp và có lượng tìm kiếm (kiểm tra lại bằng các công cụ ở trên) để tạo thành bộ từ khóa cho bài viết.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng trang web lsigrahp.com để tìm thêm các từ khóa LSI:

2: Tìm hiểu mục đích tìm kiếm

Bây giờ, bạn đã có bộ từ khóa để viết bài.

Vậy, bạn hiểu khách hàng sử dụng các từ khóa đó cho mục đích tìm kiếm (Search intent) gì không?

Trong trường hợp từ khóa ngắn, chung chung sẽ có rất nhiều mục đích khi khách hàng sử dụng từ khóa nào đó để tìm kiếm, ví dụ:

  • Tải bản tài liệu nào dó
  • Tìm hiểu cách làm từng bước chi tiết
  • Xem đơn vị làm đang làm tốt
  • Xem hình ảnh
  • Xem video

Mục đích của khách hàng rất đa dạng, do đó bạn cần phải liệt kê ra các mục đích tìm kiếm này để lựa chọn.

Viết bài đáp ứng mục đích tìm kiếm (Search intent) rất quan trọng để được xếp hạng tốt. Nếu người dùng muốn xem album ảnh – Đừng đưa cho họ một bài viết hàng nghìn từ.

3: Đánh giá đối thủ TOP 10

Bước “Đánh giá đối thủ Top 10” này thực sự quan trọng.

Liệt kê ra được các mục đích tìm kiếm là chưa đủ, bạn cần phải quyết định xem bạn sẽ viết nội dung phụ vụ cho mục đích gì?

Nhưng bạn không nên lựa chọn một cách cảm tính.

Hãy sử dụng từ khóa đó và tìm kiếm trên Google.

Bạn thấy các đối thủ trong TOP 10 đang viết về những mục đích nào?

Chất lượng nội dung của họ ra sao?

Điểm khác biệt duy nhất mà họ cung cấp cho người dùng là gì?

Bởi vì bạn muốn cạnh tranh TOP 10 nên hãy xem xét 10 đối thủ đầu tiên.

Sau đó, đối chiếu lại các mục đích tìm kiếm bạn đã liệt kê ra trong bước 2 và chọn ra một mục đích:

  • Độc đáo: Chưa có ai viết
  • Đủ lớn: Mục đích phải là phổ biến, có lượng quan tâm cao
  • Đầy đủ: Đã có người viết thì phải đầy đủ hơn
  • Độ sâu: Cùng một mục đích nhưng viết sâu sắc hơn, giá trị hơn

Google cố gắng đưa ra các kết quả phục vụ mục đích tìm kiếm khác nhau, cung cấp giá trị khác nhau để phục vụ người dùng. Vậy nên, hãy cố gắng tạo nội dung khác biệt trong TOP 10, bắt đầu từ tiêu đề, mô tả …

4: Viết tiêu đề

Sau khi đã chọn được mục đích đằng sau hành vi tìm kiếm, hãy bắt đầu viết tiêu đề cho bài viết.

Tiêu đề phải thể hiện đúng và đủ ý nghĩa khiến người tìm kiếm hiểu ngay đây là thứ phù hợp nhất với mong muốn của họ.

Note: Các bước tối ưu tiêu đề tốt sẽ được hướng dẫn ở phía bên dưới sau

5: Lên dàn ý bài viết

Đối với nhóm từ khóa, mục đích tìm kiếm và tiêu đề như đã chọn bạn dự tính viết nội dung như thế nào?

Ở bước này, hãy liệt kê ra các đầu mục bạn sẽ viết, các luận điểm bổ sung cho tiêu đề (H1). Đây cũng sẽ là các thẻ heading 2 (H2).

Mục đích ở đây là định hướng nội dung sẽ viết, giúp cho bạn không bị sa lầy và quên đi mục tiêu ban đầu.

Nếu bạn không trực tiếp làm mà thuê viết bài chuẩn SEO ở bên ngoài thì đây cũng là phần bạn sẽ chuyển giao cho đối tác tiếp tục thực hiện.

Nếu chi tiết, bạn có thể liệt kê đầy đủ các Heading 3, Heading 4 (nếu có)

6: Viết bài

Đây là bước bạn viết nội dung chi tiết cho bài viết chuẩn SEO.

Tại bước này, bạn cần dựa theo dàn ý của bài viết để viết nội dung, làm rõ các vấn đề nhằm để vừa phục vụ nhu cầu tìm kiếm của khách hàng vừa đạt mục đích riêng của bạn.

Mục đích này có thể là:

  • Lôi kéo người dùng đọc bài viết liên quan
  • Lôi kéo người dùng điền thông tin vào form
  • Lôi kéo người dùng tải tài liệu/ ứng dụng
  • Lôi kéo người dùng ở lại trang lâu hơn

Nội dung này có thể bao gồm các đoạn văn bản, hình ảnh, video và cả HTML…

7: Cấu hình SEO

Sau khi đã có nội dung, bước tiếp theo là cấu hình SEO theo các tiêu chí bài viết chuẩn SEO (sẽ được mô tả ở mục 4 bên dưới)

Nếu bạn không hiểu rõ về SEO, đơn giản nhất là bạn dựa theo các gợi ý của các công cụ hỗ trợ viết bài chuẩn SEO phổ biến để thực hiện.

Ví dụ: Trong WordPress, bạn có thể cài đặt Rank Math hoặc Yoat SEO để hỗ trợ bạn cấu hình SEO cho bài viết.

8: Xuất bản

Sau khi mọi thứ đã sẵn sàng, bạn cần bấm xuất bản bài viết trên Internet.

Nhưng chưa kết thúc, tại thời điểm này có thể bài viết của bạn chưa được Google lập chỉ mục (công nhận và xếp hạng)

Do đó, bạn cần sử dụng Google Search Console để thông báo cho Google lập chỉ mục bài viết.

Ngoài ra, để tránh bài viết bị đối thủ copy, hãy đăng ký bảo vệ bản quyền kỹ thuật số với DMCA:

Và đừng quên thông báo với cốc cốc, đây cũng là một công cụ tìm kiếm có khá nhiều người sử dụng tại Việt Nam.

Ngoài ra, sau khi xuất bản hãy chia sẻ ngay lên các MXH, Group để tìm kiếm tín hiệu tương tác từ MXH, tìm kiếm traffic tự nhiên đầu tiên.

Đây cũng là cách để kéo Google bot vào thu thập bài viết nhanh hơn (Vì Google sẽ theo chân người dùng)

9: Tối ưu bài viết

Xuất bản bài viết xong là chưa đủ.

Trong hầu hết trường hợp, dù bạn có viết bài tốt đến đâu thì khả năng đạt TOP #1 là rất khó.

Và đối với các từ khóa khó thì lại càng khó hơn.

Do đó, xuất bản và được google lập chỉ mục chỉ là bước đầu.

Để bài viết đạt được thứ hạng cao hơn bạn cần phải tối ưu bài viết sau khi đã được google đánh giá sơ bộ và có dữ liệu tương tác thực từ người dùng. (Chi tiết sẽ giới thiệu trong mục 10)

10: Tiếp tục tối ưu

Và một khi đã xuất bản một bài viết tâm huyết và có được thứ hạng tốt, đừng bỏ quên nó.

Không chỉ là việc tránh bị đối thủ cạnh tranh đẩy xuống bằng bài viết họ vừa xuất bản.

Mà quan trọng là:

  • Đây là bài viết có thứ hạng tốt, có traffic mà bạn có thể khai thác.
  • Bạn có thể sử dụng bài viết đó để giới thiệu các bài viết trọng điểm mới.
  • Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi, cơ hội nhận thêm nhiều lead hơn hàng ngày, hàng tuần trong nhiều năm.

Vì thế, tối ưu bài viết là công việc hàng ngày mà SEOer phải làm. Không bao giờ nghỉ.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Biên tập viên
Biên tập viên
Biên tập viên Nắng Xanh. Chuyên biên tập cập nhật nội dung mới nhất về công nghệ, công ty... Xem thêm
FollowAction (17406) - LikeAction (17606) - WriteAction (325)