HTML5 và SEO

HTML5 vẫn là một yếu tố quan trọng cho bất kỳ chuyên gia SEO nào. Rõ ràng là những sự thay đổi và những concept mới trong HTML 5 sẽ ảnh hưởng đến các nhà lập trình, thiết kế web nhiều hơn là so với các chuyên gia SEO. Tuy nhiên sẽ là không đúng nếu như nói rằng HTML5 không có ý nghĩa gì đối với sự thay đổi trong chính sách SEO hữu cơ.

Mục lục

HTML 5 và SEO

Có gì mới trong HTML5?

HTML5 theo các cách thức mà Net phát triển trong những năm qua và gồm nhiều thẻ, tính năng hữu ích. Ấn tượng đầu tiên có vẻ như là HTML5 đi theo định hướng của ngôn ngữ lập trình (ví dụ: PHP). Nhưng thực sự không phải là như vậy – nó vẫn là một ngôn ngữ hiển thị dựa trên XML. Những thẻ và yếu tố mới có thể khiến cho HTML5 trông phức tạp hơn nhưng thực sự chỉ chỉ như lúc ban đầu.

HTML5 không khác gì nhiều so với HTML4. Một trong những ý tưởng cơ bản trong sự phát triển HTML5 đó là đảm bảo sự tương thích ngược và bởi vì điều này, HTML5 không phải là một sự cải tiến hoàn hảo các tính năng kỹ thuật của HTML. Cho nên, nếu như bạn lo lắng rằng bạn sẽ cần phải học lại từ đầu, thì nỗi lo lắng này hoàn toàn vô ích.

HTML5 sẽ ảnh hưởng đến SEO như thế nào?

Với tư cách là một chuyên gia SEO gần 10 năm kinh nghiệm, Henry Hoang, Web & SEO Director, Nắng Xanh Group chia sẻ cùng chúng ta mối liên quan giữa SEO và HTML.

Dưới đây là một số ảnh hưởng quan trọng từ HTML đến SEO:

  • Cải thiện phân khúc page: Các công cụ tìm kiếm ngày càng thông minh hơn và có nhiều lý do để tin rằng hiện nay chúng đang áp dụng phân khúc page. Về cơ bản, phân khúc page nghĩa là một page được chia thành các phần riêng biệt ( ví dụ: nội dung chính, menu, header, footer, link, v.v) và những phần khúc được xem như là các entry riêng lẻ. Hiện nay, không có cách nào cho một chuyên gia về web cho các công cụ tìm kiếm cách thức phân đoạn page. Nhưng đây là một giới hạn trong thay đổi ở HTML5.
  • Thẻ article mới: Thẻ article mới có lẽ là phần tốt nhất, dưới góc nhìn SEO. Thẻ article mới cho phép đánh đấu các entry riêng lẻ trong phần đăng tải online, như là blog hoặc magazine. Người ta kỳ vọng rằng khi article được đánh dấu với thẻ article thì nó sẽ khiến cho code HTML rõ ràng hơn, bởi vì nó sẽ giảm việc sử dụng thẻ

    . Bên cạnh đó, có lẽ các công cụ tìm kiếm sẽ đặt nhiều weight vào text bên trong thẻ article để so sánh với content trong các phần khác của page.

  • Thẻ section mới: Thẻ section mới có thể được sử dụng để nhận diện các phần riêng trên một page, chapter, sách. Lợi ích ở đây là mỗi phần có thẻ có tiêu đề HTML riêng biệt. Với thẻ section, nó có thể khiến cho các công cụ tìm kiếm dành nhiều sự quan tâm đến content trên các phần riêng. Ví dụ như, nếu như từ ngữ của một chuỗi tìm kiếm được tìm thấy trong phần này, nó thể hiện sự liên quan cao hơn khi so sánh với những từ ngữ được tìm thấy xuyên suốt page hoặc các phần riêng lẻ.
  • Thẻ header mới: Thẻ header mới (khác với yếu tố head) là một sự may mắn dành cho các chuyên gia SEO bởi vì nó mang đến nhiều tính năng linh hoạt. Thẻ header mới rất giống với thẻ H1, nhưng sự khác biệt là nó có thể chứa nhiều yếu tố khác như là H1, H2, H3, gồm các đoạn văn bản, các link được mã hóa mạnh (và điều này thực sự có ích cho SEO), và bất kỳ kiểu thông tin nào mà bạn thấy cần để đi kèm.
  • Thẻ footer mới: Thẻ footer có thể không hữu ích như thẻ header nhưng nó vẫn cho phép đính kèm các thông tin quan trọng ở đây và có thể được dùng cho SEO. Thẻ header và footer có thể được dùng nhiều lần trên một page-ví dụ, bạn có thể có một header/footer riêng lẻ cho mỗi phần và điều này thực sự mang lại nhiều tính năng linh hoạt.
  • Thẻ nav mới: Sự chuyển hướng là một trong những yếu tố quan trọng cho SEO và bất kỳ điều gì giảm bớt chuyển hướng đều được hoan nghênh. Thẻ nav có thể được sử dụng để nhận diện một nhóm các link tới các page khác.

Như bạn có thể thấy, các thẻ mới tuân theo cấu trúc thông thường của một page tiêu chuẩn và mỗi phần ( như là header, footer, phần chính) đều có một  thẻ riêng. Những thẻ được miêu tả ở đây, và chỉ một số (nhưng chắc chắn không phải tất cả) các thẻ mới trong HTML5 sẽ ảnh hưởng đến SEO theo cách thức khác nhau. Ví dụ như, các thẻ  , , hoặc cũng là thành phần trong HTML5 tiêu chuẩn và chúng sẽ cho phép phân tách sâu content thành cách danh mục đầy đủ. Cũng còn có các thẻ khác, nhưng chúng ít quan trọng hơn, nên không được nêu ra ở đây.

HTML5 thì vẫn còn mới mẻ trong hiện tại và tương lai. Khi mà có nhiều page trở nên thân thiện với HTML5, thì các công cụ tìm kiếm sẽ dành nhiều sự chú ý hơn đến HTML5. Chỉ khi đó mới có thể biết một cách chính xác các công cụ tìm kiếm sẽ xem xét các page HTML5 ra sao. Sự phổ biến rộng lớn của HTML5 sẽ không diễn ra sớm và sẽ là một sự đánh cược an toàn để nói rằng hiện nay bạn vẫn có thể giữ HTML4 mà không cần phải lo lắng gì cả. Thêm vào đó, sẽ mất thêm ít thời gian để các trình duyệt điều chỉnh HTML5, nên sẽ mất thêm thời gian trì hoãn cho đến khi HTML5 phổ biến khắp mọi nơi.

Tuy nhiên, chỉ khi HTML5 được chấp nhận và đưa vào sử dụng, thì nó sẽ trở thành các tiêu chuẩn trong thời đại mới. Và đó là lý do tại sao bạn cần quan tâm đến các webmaster khác đang làm gì, chỉ để đảm bào là bạn sẽ không bỏ lỡ thời điểm HTML5 trở thành tiêu chuẩn mới.

Các mã thẻ HTML5 được dùng trong SEO

Các mã thẻ HTML5 sẽ luôn được thực hiện cùng với SEO Onpage trong quá trình tối ưu hóa website.

Trong SEO website cũng như SEO Onpage sẽ có các thẻ quan trọng và mang ý nghĩa riêng, vì vậy các bạn hãy cẩn trọng trong việc sử dụng nhé.

Một số thẻ thường gặp trong SEO Onpage:

  1. Title tag (tiêu đề trang):là phần nội dung ngắn gọn có nội dung liên quan với nội dung chính trong trang. Tiêu đề trang có nhiệm vụ thu hút người dùng truy cập vào website của bạn, nếu một tiêu đề hay thì mới có khả năng kích thích người dùng truy cập vào trang web bạn để tiếp tục sử dụng. Bên cạnh đó tiêu đề trang phải chứa keyword chính nhằm giúp cho Google hiểu được nội dung bạn muốn tải như vậy Google mới xử lý và đề xuất cao website của bạn nhanh hơn.
  2. Meta Description Tag (thẻ miêu tả): là một thẻ trong HTML, mục đích sử dụng thẻ này nhằm lựa chọn và tóm tắt nội dung hay nhất mà bạn muốn nhấn mạnh khi lựa chọn hiển thị trong kết quả tìm kiếm trên Google. Tối ưu tốt thẻ miêu tả này sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng và thành công trong việc thu hút người dùng.
  3. Heading Tag: mục đích cho việc sử dụng Heading Tags trong bài viết nhằm phân chia các mục chính có trong bài để người dùng dễ dàng hình dung cấu trúc và bao quát nội dung.
  4. Thuộc tính Alt text trong hình ảnh: là dòng chữ miêu tả ngắn gọn cho hình ảnh khi không hiển thị được trên các công cụ tìm kiếm
  5. Thẻ meta robots: khai báo với Google về hành vi của trang web như thế nào, trong thẻ này bao gồm: Thuộc tính No-archive Tags điều hướng hoạt động của Google bot; Thuộc tính Noindex Tags: ngăn chặn các Googlebot xâm nhập thu thập dữ liệu trong trang; Thuộc tính No-follow Tags: là hướng dẫn công việc cho Googlebot tránh theo dõi các link có chứa thẻ no-follow; và còn một số thuộc tính cần thiết khác như: no-snippet, no-translate,...
  6. Thẻ canonical: khai báo với Google về sự duy nhất của đường dẫn.
  7. Thẻ Social: khai báo nội dung khi đăng bài lên các trang mạng xã hội

Tầm quan trọng của SEO Onpage và tại sao phải SEO Onpage ?

SEO Onpage được thiết lập nên một phần là để gắn kết với Googlebot.

Googlebot được hiểu là một cỗ máy online được con người lập trình với chức năng đi quét tất cả các website và thu thập dữ liệu dưới dạng text (văn bản), nó không thể hiểu được tấ cả nội dung có trên website và cần người thiết kế web phải thực hiện một số thao tác khai báo nhất định.

Google thông qua các tiêu chí sau để đánh giá chủ đề bài viết: Mật độ từ khóa, Tiêu đề, mô tả Meta, từ khóa Meta, các đoạn văn bản thay thế và URL.

Vì vậy, nếu như bạn không làm rõ chủ đề cần hướng tới ở các mục trên, Google Bot có thế hiểu sai về mục đích, chủ đề cần hướng đến của website và cũng đồng nghĩa với việc SEO Onpage bị mất hiệu quả. Hoặc hiểu rằng các bài viết trên trang không thực sự tập trung vào chủ đề mà từ khóa mục tiêu đang nhắm đến. Dẫn đến từ khóa và nôi dung của bài viết bị đánh giá thấp và không lên được top cao.

Những công việc bạn cần biết trong SEO Onpage

Để hoàn thành tốt công việc trong SEO Onpage chúng ta cần thực hiện đủ các bước như sau:

Tối ưu các thẻ Meta

  1. Meta title: cần viết ngắn gọn nhưng phải thể hiện đúng giá trị của nội dung bài viết (khoảng 60-70 ký tự) và phải có chứa Keyword chính.
  2. Meta Description: dẫn ý cùng với một đoạn mô tả ngắn gọn và có đầy đủ nội dung chính của bài viết, phần này nên có chứa từ khoá ( khoảng 150 ký tự là vừa phải )
  3. Meta keywords: đưa ra từ khóa chính có liên quan đến bài viết, trang web cho Googlebot và điều chỉnh các từ khóa chính, từ khóa thay thế sao cho phù hợp để bài viết không bị nhàm chán.

Phân bổ lại lượng keyword trên trang và bài viết

Cân bằng hợp lý mật độ từ khóa Keyword Density phù hợp (khoảng 2% - 5% tùy vào mức độ mà các SEOer đưa ra cho website của mình). Không nên cho quá nhiều từ khóa vào phần bài viết vì như vậy sẽ làm cho người đọc cảm thấy không được tự nhiên gây ra hiệu ứng khó chịu và sẽ bị Google đánh giá thấp.

Lên cấu trúc các thẻ Heading (H1-H6)

 một bài viết phải được sắp xếp theo thứ tự từ H1-H6 để dễ hình dung được bố cục nội dung, đây là bước cần lưu ý trong quá trình SEO Onpage.

Tối ưu thẻ Alt

thẻ Alt có thể có dấu hoặc không dấu, nhìn chung nên sử dụng có dấu giúp bạn chuẩn SEO (Google đánh tìm kiếm và xác định hình ảnh qua các thẻ này), hỗ trợ cho trường hợp nếu hình ảnh bị lỗi không hiển thị được thì dòng chữ trong thẻ này sẽ giúp người dùng hiểu được nội dung cơ bản của hình ảnh này.

Xây dựng URL chuẩn SEO

Đây là việc hạn chế sự trùng lặp nội dung trong các URL, gắn các thẻ canonical là điều cần làm để khai báo với Google rằng địa chỉ của trang hiện tại là duy nhất, tránh được tình trạng dính lỗi duplicate content. Ngoài ra, cấu trúc link được thiết kế cũng cần thân thiện, đầy đủ các thành phần và chuẩn SEO, ví dụ sau đây là một liên kết chuẩn: 

Tối ưu CSS

Giúp giảm độ nặng của trang cho trang web chạy mượt mà và tải nhanh hơn khi có người dùng truy vấn, lúc này, các kỹ thuật tối ưu các chỉ số thiết yếu về trang cần được thực hiện đúng cách, nếu bạn làm tốt bước này đồng nghĩa với việc SEO Onpage của bạn đang thực hiện có hiệu quả.

Xây dựng liên kết nội bộ (internal Link)

Liên kết một hoặc nhiều internal link (tùy vào số ký tự có trong bài viết để thêm số liên kết hợp lý) có liên quan hoặc cần thiết trong nội dung bài viết. Tối ưu các Anchor Text trỏ về Landing Page: bạn có thể xây dựng hệ thống link của mình theocấu trúc silo

Sử dụng Sitemap cho website

Sitemap là biểu đồ hiển thị hướng dẫn Google Bot vào xem và kiểm tra toàn bộ dữ liệu có trong trang.

Sử dụng file Robots.txt

Đây là file thể hiện những trang nào Google được phép vào quét dữ liệu và những trang nào mà bạn không cho phép thu thập dữ liệu. Website của bạn cần file robots.txt này để kiểm soát và bảo mật tốt hơn.

Tối ưu cấu trúc dữ liệu

Đây là những thuộc tính bắt buộc phải có trong website để khai báo với Google Bot. Các cấu trúc dữ liệu này có thể là Breadcrum, FAQ, Organization Schema Markup, Rich Results,...

AMP

Đây là một thuộc tính mới được Google phát triển. Những trang web tích hợp AMP sẽ có tốc độ tải trang gần như tức thì khi được xem trên điện thoại di động.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Tuấn Graphic designer
Tuấn Graphic designer
Tuấn Graphic designer (Thiết kế đồ họa) sáng tạo, phác thảo cho các sản phẩm như: website, logo, banner, bao bì sản phẩm và tất cả những thứ liên quan đến giao diện. Mục tiêu là truyền tải thông điệp của doanh nghiệp và sản phẩm của mình đến với khách hàng. Sản phẩm có hấp dẫn, bắt mắt thì mới thu hút được nhiều người quan tâm. Xem thêm
FollowAction (13548) - LikeAction (13748) - WriteAction (479)