Hoạt động của Google Analytics

Để thu thập được các thông tin về người dùng, Google Analytics sử dụng một đoạn mã Java Scripts, đó là lý do vì sao khi cài đặt, chúng ta phải thêm một đoạn mã vào website của mình. Sử dụng Cookie trong trình duyệt của người dùng, công cụ này sẽ thống kê các đặc tính cơ bản như: vùng địa lý, giới tính, tuổi tác, ngôn ngữ, bạn duyệt website bằng laptop, máy tính bảng hay di động, hệ điều hành nào … Sau khi thu thập, các dữ liệu này sẽ được gửi trực tiếp lên kho dữ liệu của Google.

Mục lục

Hoạt động của Google Analytics

Chúng ta đều biết Google Analytics là một công cụ miễn phí của Google cho phép chúng ta thống kê, phân tích, đánh giá website và hiệu quả của các hoạt động marketing online. Theo những thống kê gần đây, có đến trên 90% webmaster trên thế giới lựa chọn công cụ này. Chúng ta có thể điểm qua một số tính năng cơ bản mà nó đem lại:

  • Theo dõi lượng truy cập và các thông tin tổng quan như: người dùng, số phiên, số lần xem trang, thời gian trung bình, tỷ lệ thoát… Đây là những chỉ số quan trọng đối với mỗi website.
  • Kiểm soát lượng người dùng truy cập website theo thời gian thực.
  • Phân tích người dùng dựa trên các dữ liệu nhân khẩu học: nhóm tuổi, vị trí, sở thích, giới tính … và nhiều loại dữ liệu khác.
  • Phân tích sức thu hút của website, chi tiết theo các nguồn lưu lượng truy cập khác nhau.
  • Theo dõi hành vi người dùng trên website.
  • Liên kết với các công cụ khác của Google như Webmaster Tools, Adwords, Adsence…

Có lúc nào bạn tự hỏi “Làm thế nào mà Google Analytics có thể đưa ra những thống kê chi tiết, xác thực đến vậy?” Cùng tìm hiểu cơ chế hoạt động của công cụ này, chúng ta đã tìm ra lời giải cho câu hỏi trên.

Kể từ lúc thu thập dữ liệu cho đến khi đưa ra những báo cáo và thống kê cụ thể, Google Analytics trải qua 4 công đoạn chính sau:

Xử lý

Đến bước này, bạn đã có sự tác động nhất định. Dựa vào những tùy chỉnh, cài đặt và các thao tác của webmaster, Google Analytics sẽ xử lý các dữ liệu đã thu thập và trả về kết quả trong bước tiếp theo. Vì dữ liệu đã xử lý là không thể lấy lại được nên chúng ta nên thận trọng với những thao tác, nhất là với các bộ lọc.

Thu thập dữ liệu

Để thu thập được các thông tin về người dùng, Google Analytics sử dụng một đoạn mã Java Scripts, đó là lý do vì sao khi cài đặt, chúng ta phải thêm một đoạn mã vào website của mình. Sử dụng Cookie trong trình duyệt của người dùng, công cụ này sẽ thống kê các đặc tính cơ bản như: vùng địa lý, giới tính, tuổi tác, ngôn ngữ, bạn duyệt website bằng laptop, máy tính bảng hay di động, hệ điều hành nào … Sau khi thu thập, các dữ liệu này sẽ được gửi trực tiếp lên kho dữ liệu của Google.

Báo cáo

Sau khi các dữ liệu được xử lý, bạn vẫn chưa thể đọc được chúng nếu không có bước này. Tại đây, kết quả của bước trên sẽ được xuất ra dưới dạng các Báo cáo, đó là những thứ mà chúng ta vẫn nhìn thấy thường ngày.

Hoạt động của Google Analytics

Cấu hình

Mỗi người dùng truy cập website đồng nghĩa với một đống dữ liệu liên quan. Với hàng tỷ lượt truy cập mỗi ngày, hàng triệu website trên toàn thế giới thì khối lượng dữ liệu đó thật khổng lồ. Vậy làm sao để Analytics có thể quản lý chúng? Trước khi được gửi đi, các dữ liệu được phân loại, tùy chỉnh và lọc ra những thứ cần thiết, đóng gói lại một cách cẩn thận.

Có thể nói, Google Analytics là một công cụ không thể thiếu được với việc quản trị website nói riêng và hoạt động marketing online nói chung. Để hiểu và sử dụng hiệu quả hơn công cụ này, thì việc hiểu bản chất, cơ chế hoạt động của chúng là điều cần thiết. Hy vọng, với bài viết này bạn đã làm được điều đó. Nếu còn gì chưa hiểu hay có những phản hồi, hãy cùng thảo luận bên dưới nhé.

Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12771) - LikeAction (12971) - WriteAction (900)