Google My Business

Với Google Business, bạn dễ dàng quản lý thông tin mà người dùng Google nhìn thấy khi họ tìm kiếm doanh nghiệp hoặc các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp. Các doanh nghiệp xác minh thông tin của họ với Google My Business thường có khả năng được người tiêu dùng coi là có uy tín gấp đôi (số liệu từ Google, tháng 12 năm 2014). Khi mọi người tìm thấy doanh nghiệp của bạn trên Google Maps và Google Search, hãy đảm bảo rằng họ có quyền truy cập vào thông tin như giờ, website và địa chỉ của doanh nghiệp bạn.

Mục lục

Google Business là gì?

Google Business là gì? Google Business hay còn có tên gọi đầy đủ là Google My Business. Đây là một công cụ dành cho các doanh nghiệp, tổ chức để quản lý sự hiện diện trực tuyến của họ trên Google, bao gồm cả Google Search (Google tìm kiếm) và Google Maps (Google bản đồ). Đặc biệt hơn, Google Business là một công cụ miễn phí và dễ sử dụng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tìm hiểu cách sử dụng thông qua hướng dẫn từ chính Google.
Bằng cách xác minh và chỉnh sửa thông tin doanh nghiệp trên Google Business, bạn có thể vừa giúp khách hàng tìm thấy bạn vừa kể cho họ câu chuyện về doanh nghiệp của bạn. Đồng thời sử dụng Google Business để tương tác với khách hàng mới và cũ và kể cho họ câu chuyện về doanh nghiệp của bạn.

Cách sử dụng Google My Business như thế nào?

Vậy sử dụng Google My Business như thế nào đem đến hiệu quả cao nhất? Trước hết bạn cần thiết lập cung cụ miễn phí bằng cách truy cập vào trang Google My Business. Sau đó tiến hành thiết lập bằng cách thực hiện theo đúng từng bước hướng dẫn. Bạn cần cung cấp đầy đủ tên doanh nghiệp, số điện thoại, địa chỉ, hình ảnh liên quan một cách chính xác và rõ ràng. Hoàn thành các bước trên Google sẽ gửi email xác minh đối với việc thiết lập công cụ thành công.

Vậy sau khi thiết lập xong Google My Business thì nên làm gì tiếp theo? Các bạn hãy tiếp tục thực hiện các bước như sau:

  • Đăng bài: Hãy đăng bài viết có tính khả dụng cao về doanh nghiệp của bạn lên Google My Business. Bài viết này có thể tận dụng để làm bài quảng cáo sự kiện, các chương trình ưu đãi…
  • Nhận xét và trả lời: Google sẽ dựa vào những nhận xét và đánh giá tích cực về doanh nghiệp của bạn để đánh giá thứ hạng cao. Vậy nên đừng quyên khuyến khích khách hàng để lại các nhận xét tích cực về sản phẩm của doanh nghiệp bạn trên Google My Business nhé. Và đối với bất cứ nhận xét nào các bạn cũng nên trả lời lịch sự tạo độ tin cậy cho doanh nghiệp mình.
  • Xem thông tin chi tiết: Hãy xem xét thường xuyên các thông tin chi tiết trên Google My Business như lượt tìm kiếm, lượt click vào xem trang web của bạn theo thời gian cụ thể. Vậy hãy theo dõi để kịp thời điều chỉnh hướng phát triển phù hợp với doanh nghiệp.

Google cho thử nghiệm bảng Google My Business trong kết quả tìm kiếm web

Google đang cho thử nghiệm một phương pháp để thu hút được nhiều chủ đầu tư cập nhật dữ liệu của họ trong Google My Bussiness. Đã có nhiều bài báo viết về việc Google đang thử nghiệm một cách mới để chủ đầu tư cập nhật việc tạo danh sách trong Google My Business.

Google đang cho thử nghiệm một chức năng mới cho chủ đầu tư thấy được ai đăng nhập tài khoản của họ trong dạng một bảng thu nhỏ trong Google My Business khi họ tìm kiếm tên nhãn hàng của chính mình trong Google. Tấm bảng này nổi trội với nền màu xanh, nhấn mạnh lượt xem danh sách trong những tháng qua và cho phép họ tiếp cận để điều chỉnh thông tin, thêm hình ảnh, đọc bài nhận xét và hiểu được công việc của họ. Sau đây là một hình chụp màn hình của bảng tìm kiếm Google My Business này:

Google cho thử nghiệm bảng Google My Business trong kết quả tìm kiếm web

Sau khi bạn bấm “Edit Info” thì dữ liệu trong phần bên phải sẽ chuyển sang chế độ chỉnh sửa. Phần này không có gì là mới; Google đã cung cấp khả năng chỉnh sửa thông tin cho kinh doanh của bạn từ rất lâu rồi. Sau đây là hình chụp khi đang chỉnh sửa:

Google cho thử nghiệm bảng Google My Business trong kết quả tìm kiếm web

Có thể dễ dàng nhìn thấy là Google đang tìm cách để có thêm nhiều nhà kinh doanh sử dụng Google My Business và giữ cho dữ liệu của họ lúc nào cũng mới mẻ và hiện đại.

Những lợi ích của Google My Business đối với SEO là gì?

Google My Business được đánh giá cao trong việc tác động tích cực nhiều đến kết quả SEO của bạn trên Google. Thông qua các truy vấn địa phương hay tìm kiếm trên bản đồ công cụ này góp phần giúp bạn quảng bá thương hiệu một cách tốt hơn. Vậy lợi ích của Google My Business là gì? Có thể kể đến một số những tiện ích như:

Quản lý thông tin doanh nghiệp

Mỗi khi khách hàng tìm kiếm thông tin của bạn trên Google, họ có thể thấy được thông tin cung cấp như tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, một vài hình ảnh liên quan, thậm chí là ngành, dịch vụ kinh doanh nổi bật. Rất tiện lợi đúng không? Đây là cách giúp khách hàng nắm sơ bộ thông tin về một doanh nghiệp.

Bên cạnh đó việc kiểm soát, quản lý thông tin của doanh nghiệp bạn cũng trở nên dễ dàng hơn. Sử dụng Google My Business, cung cấp thông tin đầy đủ chính xác, tiến hành xác nhận thông tin sẽ hạn chế tối đa các trường hợp mạo danh thông tin của doanh nghiệp bạn. Trường hợp thông tin bị thay đổi hay xóa đi thì việc phục hồi lại thông tin cũng đơn giản hơn nhiều.

Gây dựng độ tin cậy với khách hàng

Khi sử dụng Google My Business và cung cấp thông tin chính xác thì doanh nghiệp của bạn sẽ có một vị trí cố định trên bản đồ. Nó hiển thị như một bảng hiệu trong bản đồ điện tử, mỗi khi người dùng tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp bạn, bảng hiệu này sẽ hiển thị.

Bảng hiệu hiển thị các thông tin ngắn gọn và cần thiết nhất về doanh nghiệp bạn như địa chỉ, số điện thoại, thông tin liên hệ, hình ảnh… Điều này góp phần tạo nên sự chuyên nghiệp cùng như sự tân cậy cho doanh nghiệp. Tâm lý khách hàng sẽ lựa chọn các doanh nghiệp có thông tin ghim trên bản đồ hơn các địa chỉ khác.

Cải thiện sự uy tín thông qua các nhận xét

Như phần trên có nhắc đến, đôi với Google My Business người dùng có thể để lại nhận xét, review với doanh nghiệp của bạn. Các nhận xét, đánh giá càng tích cực thì độ uy tín của thương hiệu bạn càng tăng. Điều này cũng rất có lợi trong việc Google đánh giá thứ hạng của doanh nghiệp.

Chính vì thế hãy khuyến khích khách hàng để lại nhiều nhận xét tích cực hơn sau khi sử dụng sản phẩm. Bên cạnh đó các bạn cũng nên chủ động trong việc trả lời nhận xét, giải đáp thắc mắc của khách hàng. Điều này cũng rất có lợi trong việc tạo dựng niềm tin với khách hàng.

Tiếp cận khách hàng nhanh hơn, dễ dàng hơn

Tại sao nói sử dụng Google My Business giúp bạn tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn? Khi bạn tạo một địa chỉ cố định trên Google My Business bằng cách cung cấp thông tin, hình ảnh thì nó như một địa điểm kinh doanh online của doanh nghiệp bạn vậy.

Mỗi khi khách hàng tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp bạn nó sẽ được hiển thị đầu tiên. Nhờ đó khách hàng nắm rõ được đại khái thông tin giờ làm việc, cách thức liên hệ, loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó mới quyết định có nên sử dụng sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp bạn hay không.

Vậy nên việc đầu tư vào thông tin, hình ảnh trên Google My Business cũng rất quan trọng. Lượng khách hàng gần doanh nghiệp luôn là khách hàng tiềm năng và có nhu cầu dùng dịch vụ lâu dài.

Tương tác với khách hàng

Không chỉ giúp khách hàng tìm kiếm thông tin doanh nghiệp bạn dễ dàng nhờ dùng Google My Business. Bên cạnh đó còn giúp việc tương tác với khách hàng đơn giản hơn. Đó là việc bạn thực hiện trả lời các đánh giá, nhận xét của khách hàng trên Google. Các thống kê cũng cho thấy doanh nghiệp trả lời nhận xét của khách hàng, đăng ảnh dịch vụ sản phẩm có lượng click đường chỉ dẫn đến địa chỉ của bạn cao hơn nhiều đến 42% trên Google Maps và 35% vào trang web của các doanh nghiệp.

Khoanh vùng khách hàng hiệu quả

Sử dụng Google My Business có phần kiểm tra lượng khách hàng ghé thăm địa chỉ của bạn trên Google, người đã gọi đến doanh nghiệp bạn. Việc tìm hiểu xuất xứ của khách hàng giúp bạn khoanh vùng đối tượng tiềm năng để áp dụng các chiến dịch kinh doanh, quảng cáo tốt hơn nhiều.

Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12587) - LikeAction (12787) - WriteAction (900)