Tùy từng ngành nghề/đối tượng khách hàng mà chọn cách đặt title cho phù hợp. Content bán hàng cho dân tri thức thì cần sự tinh tế, thâm sâu, lịch sự, không nên giật tít. Hàng bán cho dân lao động thì có thể giật tít.
Khi đề cập tới từ “tít” thì có một số nghĩa mà chúng ta cần phải biết để tránh gây hiểu nhầm. Tùy vào tình huống mà từ “tít” cho những ý nghĩa khác nhau. Tiêu đề (tít) hay, hấp dẫn nhằm để tạo sự tò mò, thú vị, cũng như mới lạ trong thuật ngữ để cuốn hút người đọc và tránh gây nhàm chán, nên các nhà viết báo đã “sáng tạo” ra từ này.
Ngoài ra, “tít” còn có một số nghĩa khác nếu xét về ngữ cảnh trong câu như thế nào. Ví dụ: “Ngủ tít mắt” hoặc “nhắm tít mắt” hoặc “cười tít mắt” nghĩa là mắt nhắm híp, kín lại; “tíu ta tíu tít” thể hiện sự vui sướng, hành động vội vàng kèm cảm xúc vui vẻ.Vậy, “tít” ở tình huống này là sự “khép kín mắt”.
Hiện nay, có một số thuật ngữ mới, mà nguồn gốc xuất phát từ tiếng việt xuất hiện khá nhiều trên các trang mạng, đặc biệt là các trang báo. “Tít” hay “giật tít” thường xuất hiện thường xuyên và được nhắc đến khá nhiều trên báo điện tử. Vậy ý nghĩa của thuật ngữ này như thế nào?
Viết title hay giật tít là một trong những kỹ năng quan trọng trong marketing online. Title vừa phải chứa từ khóa của bài viết, vừa phải gây tò mò, lôi cuốn người đọc click ngay vào bài viết trong khi số lượng từ thì hạn hẹp chỉ 60 ký tự 11 từ là một thử thách với bất kỳ một content marketing nào.
Một số từ ngữ tạo sự tò mò cho độc giả như khám phá ngay…, Sự thật trần trụi về…, những điều cần lưu ý…,Toàn bộ…, Tổng hợp…, Bí mật về…, Cách lựa chọn…
Những câu phủ định và nghi vấn luôn khiến người đọc tò mò với nội dung mà họ quan tâm. Điều này đã được khẳng định với các chuyên gia tâm lý học.
Thành ngữ, tục ngữ dân gian là những câu nói thường ngày mà cha ông hay sử dụng trong cuộc sống bình thường. Sử dụng từ ngữ tục ngữ tạo sự quen thuộc với người đọc.
Hãy dùng các con số ở phía trước title của bạn để nhấn mạnh về nội dung bạn mang lại cho độc giả. Con số còn giúp độc giả hình dung họ đang được cầm tay chỉ việc, những hướng dẫn từ A-Z.
Thường thì những phát ngôn gây shock sẽ gây hiệu ứng tức tối, khó tin. Nhưng những nghiên cứu tâm lý học thì những phát ngôn như vậy lại khiến người ta tò mò, muốn xem thực hư câu chuyện nó thế nào.
Còn rất nhiều cách để đặt title cho bài viết, các bạn có thể tham khảo trên internet, tuy nhiên xu hướng gần đây thì những tiêu đề gần gũi, mộc mạc lại đang chiếm được cảm tình của bạn đọc nhiều hơn.
Tiêu đề bài viết cần chứa từ khóa mà bạn muốn SEO, vì dù bạn có đặt tiêu đề hay đến mấy nhưng không target đúng đối tượng và câu lệnh truy vấn của khách hàng thì cũng không có tác dụng.
Không nên giật tít một kiểu nội dung một kiểu, những việc làm như vậy sẽ khiến uy tín trang của bạn với độc giả giảm sút, và một ngày nào đó họ sẽ bỏ bạn mà đi.
Tiêu đề bài viết chỉ nên viết trong 60 ký tự - 11 từ, vì dù có viết dài thì cũng bị google lược bỏ đi phần sau. Những câu mà bị cắt gọt không có chủ đích thường không gây được ấn tượng. Hơn nữa bài viết đó cũng bị coi là không chuẩn hóa cho công cụ tìm kiếm.
1. Cho con số vào tiêu đề
Ví dụ: 9 cách làm link hiệu quả nhất hiện nay
2. Tính từ và Trạng từ
Ví dụ: Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung DỄ DÀNG với kỹ thuật dao Leep
3. Thời gian và Tiền bạc
Ví dụ: Kiếm 28 triệu 1 tháng nhờ đi học SEO
4. Cho câu hỏi 5W và 1H (Who, What, Where, When, Why, How)
Ví dụ: Liệu có thể SEO 1 tháng lên top 3 từ khóa hot?
5. Thuật ngữ và từ mới mẻ
Ví dụ: Tiếp thị vòng lặp khép kín là gì?
6. Nhắm vào mục tiêu cụ thể
Ví dụ: Dành cho SEOPRO : Chiến lược SEO địa điểm nhanh
7. Người nổi tiếng
Ví dụ: Ngọc Trinh đi học SEO!
8. Cảnh báo, Negative tone
Ví dụ: Coi chừng tiêu với làm SEO bằng phần mềm bắn link
9. Tips, Trick, Bí mật
Ví dụ: 12 Bí mật về SEO năm 2013 sẽ làm web bạn lên top vù vù
10. Cường điệu hóa vấn đề
Ví dụ: 5 năm nữa một là kinh doanh online và 2 là đừng kinh doanh nữa
11. Phép so sánh
Ví dụ: Bán nước chè thu nhập cao hơn cả Tổng giám đốc
12. Promotion / khuyến mãi
Ví dụ: Mã giảm giá 80% của Godaddy
13. Câu chuyện bản thân/ Trải nghiệm
Ví dụ: Tôi đã leo lên top 1 như thế nào
14. Treo đầu dê bán thịt chó (hay làm với title viral)
Ví dụ: Thật dã man khi đọc cái này
15. Giới hạn độ tuổi (hay làm với title viral)
Ví dụ: Bộ ảnh bị tung lên mạng (18++)
16. Giật tít với tính từ và trạng từ nóng
Ví dụ: Phát kinh với Video clip của Starbucks
17. Báo cáo thống kê, nguồn tin cậy
Ví dụ: Báo cáo của Nielson về top 10 website truy cập lớn nhất VN
18. Đúc kết, tổng quan
Ví dụ: Ngành Seo Việt nam năm 2012
19. Tạo ra sự bất ngờ liên tưởng
Ví dụ: Đến Ngọc Trinh cũng gọi bằng cụ!
20. Ăn theo chủ đề HOT hiện tại
Ví dụ: Cuộc thi SEO IDOLS việt nam 2013
21. Sử dụng kỹ thuật che dấu
Ví dụ: Sự thật về thơ ấu của Ngọc Trinh
22. Sử dụng các từ thúc giục
Ví dụ: Hãy xem ngay trước khi bị xóa
23. Tạo chuyển động thời gian sống
Ví dụ: Trực tiếp các diễn biến của cuộc thi Seo đang diễn ra
24. Sử dụng các xử lý sự kiện bên lề
Ví dụ: Tây Du ký – Mối tình ngoại truyện
25. Gây tranh cãi ức chế đám đông
Ví dụ: Dân Việt nam và những tính cách rác rưởi
26. Dùng các biện pháp ủng hộ đám đông
Ví dụ: Lê Văn Luyện phải chết
27. Sử dụng những cách phát hiện
Ví dụ : Liệu đã có cách chữa AIDS?
Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web bán hàng online được thiết kế logo bán hàng miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.