Một ví dụ sử dụng chiến lược bán hàng đa kênh thành công đó chính là công viên Disney. Nhờ công cụ “My Disney Experience” trên website chính thức của họ, khách hàng có thể thu thập được hầu hết mọi thông tin cần thiết như giá cả, vị trí, không gian… của từng khu vực khi vui chơi. Từ đó, du khách có thể chọn được khu vui chơi phù hợp với mình một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Bán hàng đa kênh đồng nghĩa với việc, giao tiếp giữa khách hàng với công ty sẽ có nhiều lựa chọn hơn như qua facebook, điện thoại, twitter, zalo, hay email… Kể cả các cửa hàng quy mô nhỏ cũng đều phải có sự bao quát hết vì mỗi khách hàng trong mỗi thời điểm, mỗi sản phẩm sẽ có nhu cầu sử dụng kênh mua hàng khác nhau.
Mỗi kênh bán hàng cũng sẽ có thời gian phản hồi khác nhau. Chẳng hạn như khi gửi mail, khách có thể đợi 1- 2 ngày, nhưng nếu qua Facebook, Zalo… thì họ sẽ chỉ đợi bạn một vài phút mà thôi! Khách hàng sẽ luôn có kỳ vọng bạn biết họ là ai khi gửi email, bình luận trên facebook. Đồng thời, cũng nhờ đó bạn có thể nhận định được đâu là vị khách mình cần chăm sóc nhiều hơn.
Cố gắng trả lời khách hàng trong các kênh bán hàng một cách nhanh chóng.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi một người thích mua sắm online họ sẽ có nhu cầu mua hàng nhiều hơn 20- 40% so với dự định ban đầu. Do đó, hãy cố gắng đem lại cho khách hàng những dịch vụ chăm sóc tốt nhất, sự đầu tư của bạn sẽ chẳng phí chút nào đâu!
Bí quyết đầu tiên để tạo một chiến lược bán hàng đa kênh, đó chính là chỉ dùng một thương hiệu ở khắp các kênh bán hàng của bạn. Nghĩa là slogan, thiết kế, câu chuyện, thông tin sản phẩm…của thương hiệu ở website hay Facebook hay Instagram, Zalo… đều phải có sự thống nhất với nhau.
Cần chú ý xây dựng thương hiệu nhất quán ở các kênh bán hàng.
Chẳng hạn như đối tượng khách hàng tiềm năng bạn muốn nhắm tới là những ai? Các sản phẩm của bạn sẽ đem lại lợi ích gì cho khách hàng? Sau khi ghé thăm cửa hàng của bạn khách có để lại phàn nàn gì không? Người ngoài có ý kiến nhận xét gì về cửa hàng của bạn?…
Bí quyết cuối cùng để tạo nên chiến lược bán hàng đa kênh, đó chính là bạn phải cho khách hàng biết lý do vì sao nên mua sản phẩm của bạn. Một trong những xu thế phát triển hiện nay đang được nhiều đơn vị lựa chọn, đó là trưng bày sản phẩm. Khách hàng chỉ cần lên mạng, khảo sát một vòng xem cửa hàng nào bán giá thấp hơn thì chọn mua. Để cạnh tranh thành công, bạn cần phải biết những mẹo dưới đây:
Bạn cũng nên chắc chắn rằng, thông tin luôn được cập nhật đều đặn tại tất cả các kênh bán hàng của mình. Chẳng hạn như, khi cần tìm hiểu một sản phẩm nào đó, khách hàng thường thích tham khảo trên web trước về mức giá, màu sắc, số lượng… rồi mới đến cửa hàng để trải nghiệm.
Hãy đảm bảo thông tin luôn có ở mọi nơi để khách hàng dễ tìm kiếm.
Một ví dụ sử dụng chiến lược bán hàng đa kênh thành công đó chính là công viên Disney. Nhờ công cụ “My Disney Experience” trên website chính thức của họ, khách hàng có thể thu thập được hầu hết mọi thông tin cần thiết như giá cả, vị trí, không gian… của từng khu vực khi vui chơi. Từ đó, du khách có thể chọn được khu vui chơi phù hợp với mình một cách dễ dàng, nhanh chóng.